UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang20/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43

32. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

"Về thực hiện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cử tri kiến nghị ngành y tế thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người dân nông thôn".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Trạm y tế xã được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân nói chung và cho nông dân nói riêng. Thực tế, chưa tổ chức được định kỳ khám sức khỏe cho người dân nông thôn. Nhưng hàng năm có các đoàn bác sỹ tình nguyện của các trường đại học y dược về vùng nông thôn khám sức khỏe cho người dân địa phương; một số tổ chức từ thiện trong nước cũng tài trợ cho hoạt động này. Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ trao đổi với Hội Nông dân Việt Nam để đề ra các phương thức thích hợp về khám sức khỏe định kỳ cho người dân nông thôn.



33. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị:

"Ngành chuyên môn xem xét lại chế độ lưu giữ xác bệnh nhân ở các bệnh viện để thân nhân của người chết đựơc nhận xác về an táng thuận lợi, vì qui định như hiện nay nếu người nhà đến nhận xác trễ thời gian phải làm nhiều thủ tục và đóng một khoản phí cao, có thể phát sinh tiêu cực".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến này và chỉ đạo đơn vị chức năng xem xét, điều chỉnh. Ngày 26/5/2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Cử tri có thể tham khảo Thông tư này về quy định các nội dung cụ thể liên quan.



34. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

"Trước thể trạng chiều cao, cân nặng và sức khoẻ của người Việt Nam còn hạn chế so với các nước. Cử tri đề nghị ngành y tế có chương trình, kế hoạch để nâng cao sức khoẻ, tầm vóc cũng như thể trạng của người Việt Nam, vì hiện nay tỷ lệ phát triển chiều cao, cân nặng trung bình của nước ta so với một số nước trong khu vực vẫn còn thấp, về lâu dài sẽ hạn chế trong thi đấu thể thao cũng như các hoạt động xã hội khác".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Những năm qua, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nâng cao thể lực, sức khỏe của người dân cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Với những nỗ lực trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, so với năm 1975 tầm vóc, thể lực của trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, sau 25 năm chiều cao trung bình của nam thanh niên 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ thanh niên tăng 4 cm. Một số chỉ tiêu về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em đạt kết quả khá tốt. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4‰ năm 1989 xuống còn 15‰ năm 2008; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5% năm 1990 xuống còn 21,2% năm 2008. Tỷ lệ tử vong mẹ đã được hạ xuống còn 75/100.000 trẻ sinh ra sống (năm 2008).

Tuy vậy, chiều cao của thanh niên Việt Nam 18 tuổi còn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn quốc tế; so với các nước trong khu vực, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam cũng thấp hơn 6-7 cm so với thanh niên Singapore, 2 cm so với thanh niên Thái Lan và 2-3 cm so với thanh niên Quảng Tây, Trung Quốc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam, Bộ Y tế đã và đang triển khai Dự án Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam như: Mô hình can thiệp về sàng lọc trước sinh, sơ sinh để phát hiện và điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh, dị tật sơ sinh và các khuyết tật về gen; nghiên cứu thử nghiệm một số mô hình can thiệp về xã hội nhằm loại bỏ hoặc thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu làm suy thoái chất lượng giống nòi; Mô hình nâng cao chất lượng dân số của một số dân tộc có nguy cơ suy giảm chất lượng.

Vừa qua, Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ Dự thảo “Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2011-2020” với mục tiêu "Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển bền vững của đất nước và các mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần là một quốc sách quan trọng, đòi hỏi phải có sự can thiệp lâu dài qua nhiều thế hệ và kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ của các Bộ, ban ngành cũng như của các đoàn thể chính trị xã hội trên cơ sở xác định tổng thể toàn diện các yếu tố tác động lên chất lượng dân số".

35. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị:

"Đề nghị khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cần chú ý, tránh tạo sự hiểu nhầm gây thiệt hại cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ví dụ như tuyên truyền dịch cúm lợn H1N1 vừa qua, làm cho người tiêu dùng hoang mang không dám ăn thịt lợn, dẫn đến giá thịt lợn giảm, gây thiệt hại cho người chăn nuôi".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Trong các nội dung tuyên truyền thời gian qua về các biện pháp phòng chống dịch, Bộ Y tế đều dựa trên cơ sở đặc điểm dịch tễ học và tình hình dịch bệnh thực tế tại địa phương của mỗi bệnh. Đối với một số dịch bệnh mới nổi, chưa có đầy đủ thông tin về đặc điểm dịch tễ học thì Bộ Y tế cũng căn cứ vào những hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới để đưa ra những biện pháp chống dịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, dịch cúm A(H1N1) mới xuất hiện trên thế giới và mau chóng lây lan trên phạm vi toàn cầu. Ngày 25/4/2009, Tổ chức Y tế thế giới có thông báo đầu tiên về việc xuất hiện dịch cúm lợn A(H1N1), thuật ngữ cúm lợn A(H1N1) được sử dụng vì các nhà khoa học trên thế giới ban đầu cho rằng vi rút này được tái tổ hợp trên lợn và lây sang người; tuy nhiên ngay từ thông báo đầu tiên Tổ chức Y tế thế giới cũng không có khuyến cáo tiêu hủy lợn và thịt lợn vẫn được phép sử dụng nếu được chế biến đúng cách. Tại Việt Nam, trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người ngày 28/4/2009 với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã thông báo với báo chí việc không áp dụng biện pháp tiêu hủy lợn và khuyến cáo người dân nên chế biến thịt lợn đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đến ngày 30/4/2009, Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất sử dụng thuật ngữ cúm A(H1N1) để thay thế cho thuật ngữ cúm lợn A(H1N1). Từ đó đến nay, Bộ Y tế đã sử dụng thuật ngữ cúm A(H1N1) để mô tả về dịch mới nổi này.

Trên Thông báo người phát ngôn của Bộ Y tế số 661/TB-DPMT ngày 01/5/2009 về tình hình dịch cúm A(H1N1) đã nêu rõ khuyến cáo về việc sử dụng thịt lợn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới: “Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông lương thế giới và Tổ chức động vật quốc tế cùng ra thông báo thịt lợn đã được nấu chín ở nhiệt độ trên 70oC không là nguồn truyền bệnh. Tuy nhiên, lợn bị ốm hoặc chết không được chế biến sử dụng làm thức ăn cho người với bất kỳ lý do nào”.



36. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:

"Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/QĐ-BYT cho sát với thực tế và phù hợp hơn về việc Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý, sửa đổi Thông tư số 13 ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế ban hành "Giấy chứng nhận sức khỏe" cho hai đối tượng học sinh, sinh viên và người lao động với 3 loại hình khám sức khỏe, gồm 34 bệnh cần được khám, quy định cụ thể hơn".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung ngày 02 tháng 4 năm 2002, căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ Luật lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động, Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 hướng dẫn việc khám sức khỏe. Thông tư này hướng dẫn việc khám sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu.

Về đề nghị quy định cụ thể hơn đối với 34 bệnh cần được khám, tại Phụ lục số 2 “Mẫu giấy chứng nhận sức khỏe” ban hành kèm theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007, trong phần “Tiền sử của đối tượng khám sức khỏe” có đề nghị đối tượng tự xác nhận: từ lúc đi khám sức khỏe trở về trước, bản thân đã mắc hoặc đang mắc bệnh hoặc tình trạng nào trong số 34 bệnh/tình trạng được liệt kê sẵn hay không. Nếu đối tượng chưa hề bị mắc hoặc không đang bị mắc một trong các bệnh/tình trạng nêu trong phần tiền sử bệnh thì đánh dấu vào cột “không”, nếu có mắc hoặc đang mắc thì đánh đấu vào cột “có”. Việc làm này chỉ để bác sĩ khám sức khỏe tham khảo, chứ không hề ảnh hưởng tới kết quả khám sức khỏe chung của đối tượng. Thông tư số 13/2007/TT-BYT không quy định 34 bệnh cần được khám.

37. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

"Cử tri kiến nghị Bộ Y tế quan tâm phát triển mô hình bác sỹ cộng đồng, đưa thầy thuốc điều trị đến tận hộ gia đình".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Mô hình "Bác sỹ gia đình" đã được triển khai ứng dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt ở các quốc gia có thực hiện BHYT toàn dân.

Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số cơ sở triển khai mô hình này như thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai đào tạo, xây dựng mang lưới cung cấp dịch vụ bác sỹ gia đình; Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nông Nghiệp (với sự giúp đỡ của Đại học Liege – Vương quốc Bỉ), Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cũng đang triển khai thí điểm mô hình này, bước đầu cho kết quả khả quan. Tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững và phát huy hiệu quả cao, cần phải có sự tham gia của hệ thống BHYT, cho nên cần có thời gian để nghiên cứu việc bổ sung sửa đổi chính sách. Trong thời gian tới, Bộ sẽ đánh giá hiệu quả mô hình từ các đơn vị trên, nếu thực sự hiệu quả và phù hợp điều kiện của Việt Nam sẽ nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình này.

38. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị:

"Đề nghị quan tâm chăm sóc người cao tuổi trong việc khám, chữa bệnh. Ở các bệnh viện thành lập khoa Lão khoa để người cao tuổi yên tâm điều trị".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Theo quy định hiện hành, các cơ sở y tế từ tuyến Trung ương đến địa phương đều có nhiệm vụ tiếp nhận và khám, chữa bệnh cho mọi đối tượng người bệnh, bao gồm cả người già, theo chức năng chuyên môn phù hợp với tuyến điều trị và khả năng về chuyên khoa. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được hoàn thiện. Ở tuyến Trung ương, có Viện Lão khoa Quốc gia là tuyến chuyên sâu về khám, chữa bệnh lão khoa và thực hiện chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc cũng như nghiên cứu các vấn đề bệnh tật của người cao tuổi. Bên cạnh đó còn có 03 bệnh viện là bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện C Đà Nẵng và bệnh viện Thống Nhất với khoảng 1.200 giường bệnh và bệnh viện Nguyễn Trãi (thành phố Hồ Chí Minh) phục vụ đối tượng cán bộ trung cao cấp với đa số bệnh nhân là người cao tuổi.

Ngoài ra, 28 bệnh viện tuyến tỉnh đã thành lập khoa Lão khoa hoặc phục vụ riêng cho người cao tuổi hoặc có một số giường điều trị dành cho người cao tuổi nằm trong khoa Nội. Một số tỉnh đã xây dựng các Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng và 41 Bệnh viện Y học cổ truyền trong đó có phục vụ đối tượng là người cao tuổi. Hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đều có các giường điều trị giành cho người cao tuổi nằm trong khoa Nội.

Ở tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu: bao gồm các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã phường, các Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ ở các tỉnh, thành phố với các phòng khám bệnh riêng hay gắn với bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố để chăm sóc sức khoẻ cho nhóm đối tượng là cán bộ trong tỉnh.



39. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

"Hiện nay, viện phí rất thấp nên hoạt động của các cơ sở y tế gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ sớm nghiên cứu, xây dựng Đề án viện phí mới để trình Chính phủ ban hành, nhằm bảo đảm cơ chế tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Thực hiện Kết luận số 42/KL-TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Nghị định về đổi mới cơ chế họat động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có việc sửa đổi chính sách viện phí theo hướng giá dịch vụ y tế được tính đủ chi phí, trừ phần đã được ngân sách nhà nước đảm bảo, giá dịch vụ phải tương xứng và phù hợp với chất lượng dịch vụ, phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Khi Nghị định này được ban hành, các cơ sở y tế sẽ cân đối được thu chi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.



40. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

"Đề nghị Bộ hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại của bệnh nhân nội trú (được điều trị ở bệnh viện huyện trở lên) theo quy định của Khoản 3 Điều 2 của Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ "về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010". Đối tượng hỗ trợ là bệnh nhân thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Thời gian hỗ trợ bắt đầu từ ngày 01/10/2009, sau khi dự án của ADB hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân là người nghèo điều trị tại các cơ sở y tế kết thúc vào ngày 30/9/2009".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Hiện nay, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã được nhà nước mua thẻ BHYT, được Quỹ BHYT thanh toán tiền vận chuyển; trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế cũng đã và đang triển khai một số dự án như Dự án hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên vay vốn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do Cộng đồng châu Âu (EC) tài trợ, trong các dự án này có bố trí kinh phí để hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn để giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ y tế. Riêng tiền ngày giường bệnh (chỗ ở) đã được BHYT thanh toán.

Luật BHYT được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2009 đã quy định Quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh thuộc hộ nghèo, cận nghèo từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật để điều trị. Riêng đối với tiền ăn, để thực hiện chính sách này một cách đồng bộ, lâu dài, Bộ Y tế đã và đang nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tiền ăn đối với các đối tượng này.

41. Cử tri các tỉnh Bắc Ninh, Yên Bái, Vĩnh Long kiến nghị:

"Trong thời gian qua tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng gia tăng. Đề nghị Chính phủ có chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm. Nâng mức phụ cấp cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

- Về chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm tăng tỷ lệ dân số tự nhiên:

Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện một chủ trương nhất quán là: “Công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn”. Vì vậy tại Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27/12/2008 cũng đã nêu rõ “ Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản”.

Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm chính sách DS-KHHGĐ, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú”.

Đảng viên thực hiện theo Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24/3/2008 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Tại các văn bản nêu trên đã quy định: Đảng viên nếu sinh con thứ ba thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), nếu sinh con thứ tư trở lên thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Hiện nay, Bộ Y tế đang trình Chính phủ ban hành Nghị định xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Bộ Y tế cũng đang xây dựng dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về dân số (thay thế các quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số tại Nghị định số 114/2006/NĐ-CP).

- Về Nâng mức phụ cấp đối với cán bộ làm công tác dân số cơ sở:

Theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17/4/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010, phụ cấp cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ được thực hiện chi trả như sau:

a) Chi hỗ trợ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã.

Chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã (ngoài chế độ phụ cấp được hưởng hàng tháng từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn có liên quan), mức chi:

- Đối với các xã thuộc vùng đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn: 200.000đồng/người/tháng.

- Đối với các xã còn lại :150.000đồng/người/tháng.

b) Chi thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ

Chi thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ ở các thôn, xóm, ấp, bản, làng và cụm dân cư : mức chi 50.000 đồng/người/tháng.

Ngoài các mức phụ cấp của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 32/2008/TT-BTC-BYT ngày 17/4/2008 như trên, nhiều tỉnh, thành phố đã bổ sung ngân sách địa phương chi phụ cấp, thù lao cho cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở. Theo báo cáo của tỉnh Vĩnh Long, Bắc Ninh, Yên Bái, mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và kinh phí bổ sung của địa phương cho cán bộ cơ sở xã là:

- Tỉnh Vĩnh Long: cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ hiện hưởng 794.000 đồng/người/tháng, cộng tác viên Dân số 185.000 đồng/người/tháng.

- Tỉnh Yên Bái: cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ hiện hưởng 380.000 đồng/người/tháng, cộng tác viên Dân số 100.000 đồng/người/tháng.

- Tỉnh Bắc Ninh: cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ hiện hưởng 526.000 đồng/người/tháng, cộng tác viên Dân số 60.000 đồng/người/tháng.

So với những địa phương khác, mức hỗ trợ cho cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở ở Vĩnh Long, Bắc Ninh, Yên Bái, mặc dù đã được bổ sung ngân sách từ địa phương nhưng vẫn còn thấp. Hiện nay các tỉnh đã tuyển dụng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức thì những người này hưởng chế độ chính sách như một viên chức. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục bổ sung ngân sách của địa phương hỗ trợ cho cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở để họ an tâm, gắn bó công tác hơn./.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị:

Đề nghị sớm cho xây dựng đường ven biển từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đi Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng.

Trả lời: ( tại công văn số 6059/BGTVT-KHĐT )

Về việc kết nối giao thông giữa các tỉnh từ Thanh Hóa qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đến TP Hải Phòng được thực hiện thông qua QL10, hiện nay đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong kkhu vực.

Tuyến đường giao thông ven biển Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đã được Bộ GTVT đưa vào quy hoạch chi tiết quyến đường bộ ven biển, đang trình Chính phủ xem xét. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, sẽ giao cho tỉnh chủ trì triển khai đầu tư dự án phù hợp với nhu cầu và nguồn vốn có thể huy động.

2. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị sớm triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh từ Kon tum đến thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm ổn định nơi ở của nhân dân trong vùng dự án: (1) lưu lượng xe trên tuyến Quốc lộ 14 ở đoạn đường này rất lớn, nhưng đường xuống cấp, hư hỏng nhiều đoạn không bảo đảm an toàn giao thông ; (2) nhiều năm qua, nhân dân có nhà ở trong phạm vi quy hoạch của tuyến đường không được sửa chữa nhà hoặc xây nhà mới, nhân dân chờ đợi và bức xúc.

Đề nghị Bộ đầu tư mở rộng đường tránh qua thị xã An Khê, vì hiện nay đường hẹp nhưng lưu lượng xe trên Quốc lộ 19 qua thị xã An Khê rất lớn, thường xảy ra tai nạn giao thông.

Trả lời: ( tại công văn số 5721/BGTVT-CQLXD )

Dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Kon Tum - Pleiku (Km487+310 - Km523+00) qua hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai là dự án thành phần thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1481/QĐ-BGTVT ngày 28/5/2009, với TMĐT là 485,051 tỷ đồng ( trong đó chi phí GPMB là 59 tỷ đồng, chi phí xây lắp là 356 tỷ đồng ). Tuyến có chiều dài khoảng 35km với quy mô đường cấp 3 đồng bằng, bề rộng mặt đường là 11m. Riêng đoạn thị trấn Phú Hòa bề rộng mặt đường là 14m. Công trình trên tuyến bao gồm có 7 cầu nhỏ và cầu trung, 2 nút giao lớn với các công trình phụ trợ được đầu tư đầy đủ.

Ngày 29/6/2009, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1875/Q Đ-BGTVT phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với dự án thành phần này. Hiện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đang chỉ đạo Tư vấn thiết kế triển khai thiết kế kỹ thuật. Dự kiến dự án sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010.

3. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:

Đề nghị cho tái đầu tư, nâng cấp công trình giao thông từ Quốc lộ 20 đi qua Lộc An-Lộc Ngãi-Thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm, dài 14km, (từ năm 2002 Bộ GTVT đã đầu tư theo dự án WB, dự kiến tổng vốn đầu tư đã xuống cấp nghiêm trọng, ngân sách tỉnh không có khả năng đầu tư tiếp).

Đề nghị có kế hoạch đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho hệ thống đường giao thông nông thôn ở khu vực khó khăn, vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở tỉnh Lâm Đồng.

Trả lời: (tại Công văn số 6035/BGTVT-KHĐT)

Tuyến đường nối từ quốc lộ 20 đi qua Lộc An - Lộc Ngãi - thị trấn Lộc Thắng từ năm 2002 Bộ GTVT đã hỗ trợ đầu tư cho tỉnh bằng nguồn vốn của WB (Vốn vay của Ngân hàng thế giới ), công trình đã hoàn thành bàn giao cho địa phương quản lý và khai thác. Đến nay bị xuống cấp, theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý đây là tuyến của địa phương. Đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng làm việc với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh để thực hiện việc đầu tư nâng cấp tuyến đường này.



4. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:

a) Do yêu cầu phát triển hệ thống bệnh viện, trường học của tỉnh sau khi lắp đặt dải phân cách dọc Quốc lộ 1 nên người dân, học sinh qua lại không được thuận lợi, đa số cử tri tiếp tục đề nghị Bộ kết hợp với tỉnh Tiền Giang tổ chức khảo sát về những bất cập trong thực tế hiện nay để tạo những điểm mở của dải phân cách phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh của người dân và đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi lại.

b) Rất nhiều cử tri vui mừng, phấn khởi và ủng hộ việc thực hiện công trình nâng, cấp mở rộng QL 50 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhưng đề nghị Bộ chỉ đạo quyết liệt để đơn vị thi công triển khai nhanh tiến độ thực hiện công trình, góp phần phát triển giao thông thủy – bộ và giúp nhân dân trên tuyến sớm ổn định cuộc sống.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương