UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang16/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43

Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 về minh bạch tài sản, thu nhập với mục tiêu là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch, tài sản của người đó; phục vụ công tác quản lý cán bộ, công chức, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 ban hành danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP nêu trên, trong đó có đối tượng phải thực hiện kê khai tài sản như kiểm lâm, cảnh sát giao thông.

35. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13 ngày 06/12/2002 của Bộ Nội vụ theo hướng giảm số hộ trong tiêu chí thành lập bản mới đối với các tỉnh miền núi trong đó có tỉnh Lai Châu vì ở các tỉnh miền núi địa hình chia cắt, dân cư sống rải rác nhưng chưa đủ điều kiện thành lập bản nên rất khó khăn trong công tác quản lý và triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Tổng thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, trong đó có nội dung xây dựng Thông tư thay thế Quyết định số 13/2002/QĐ- BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.

Kiến nghị của cử tri tỉnh Lai Châu, Bộ Nội vụ xin ghi nhận để nghiên cứu. Khi xây dựng Thông tư thay thế Quyết định số 13/2002/QĐ- BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sẽ tổ chức lấy ý kiến góp ý của các địa phương.

36. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri băn khoăn về việc xét tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước. Qua các phương tiện thông tin đại chúng nhận thấy, có nhiều trường hợp như trường hợp Nông trường Sông Hậu… vừa mới được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Anh hùng lao động nhưng không lâu sau đó vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Nhà nước. Cử tri đề nghị Nhà nước cần ban hành quy trình xét duyệt chặt chẽ, xử lý nghiêm đối tượng để thu lợi bất chính”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Hiện nay, quy trình xét duyệt các hình thức khen thưởng và danh hiệu vinh dự Nhà nước đã được quy định rõ trong Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ. Trong đó có quy định chi tiết về tiêu chuẩn, đối tượng và quy trình xét duyệt, hồ sơ thủ tục từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, ngành; cấp tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng; các đối tượng tặng thưởng đã được các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn thông qua Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số trường hợp không phát hiện sớm hoặc sau khi khen thưởng không phát huy thành tích đã đạt được, vi phạm pháp luật.

Để chặt chẽ hơn nữa trong quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cũng như quy trình xét duyệt các hình thức khen thưởng và danh hiệu vinh dự Nhà nước; Bộ Nội vụ đang tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng.



37. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thống nhất về cơ cấu tổ chức, biên chế, bộ máy của liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Căn cứ Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010), trong các nội dung về một số giải pháp chủ yếu không đặt ra yêu cầu giao Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất về cơ cấu tổ chức, biên chế, bộ máy của Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc quy định về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh do Thường trực Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền được xác định trong Điều lệ của liên minh hợp tác xã cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận. (Điều 45 Luật hợp tác xã năm 2003; Điều 19 và Điều 28 Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày 11/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam).

Tuy nhiên, để tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, tại Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ có đưa ra giải pháp sau:

"Thành lập và kiện toàn bộ máy quản lý, bố trí cán bộ chuyên trách thích hợp ở các Bộ, ngành, sở có chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể: ở các Bộ có vụ, sở có phòng, huyện có cán bộ chuyên trách và ở xã có cán bộ không chuyên trách để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách nghiệp vụ đối với khu vực kinh tế này".

Để thực hiện nội dung này, trong quá trình kiện toàn tổ chức và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về việc kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể

a) Ở Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Hợp tác xã) là tổ chức chuyên trách tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.

b) Ở địa phương: Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể.

- Ở cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn .

2. Đối với cơ quan quản lý kinh tế tập thể thuộc các ngành, lĩnh vực

a) Ở Trung ương:

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực nào được giao cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đó thực hiện và quy định tại các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ).

Để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này, trong nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI đã xác định 07 Bộ quản lý nhiều loại hình tổ chức kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; theo đó, các Bộ này được thành lập tổ chức chuyên trách thực hiện. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác còn lại không cần thành lập tổ chức chuyên trách mà giao cho một tổ chức hoặc đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ đảm nhiệm.

Đến nay, sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức các Bộ theo Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ khoá XII, các tổ chức, đơn vị này đã kiện toàn tương đối đồng bộ và được quy định cụ thể trong cơ cấu tổ chức của các Bộ như sau:

- Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Bộ Công nghiệp có Cục Công nghiệp địa phương (Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ) và Bộ Thương mại có Vụ Hợp tác xã (Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 của Chính phủ).

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ) và Bộ Thuỷ sản có Vụ Kinh tế tập thể và Kinh tế tư nhân (Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ).

- Bộ Giao thông vận tải có Vụ Vận tải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Bộ Giao thông vận tải có Vụ Hợp tác xã (thành lập theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 24/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

- Bộ Xây dựng có Vụ Quản lý hoạt động xây dựng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Bộ Xây dựng có Vụ Xây lắp (Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ).

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Cơ quan Thanh tra – Giám sát ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác (Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ).

Ngoài các Bộ, cơ quan ngang Bộ có các tổ chức chuyên trách quản lý kinh tế tập thể thuộc các ngành, lĩnh vực nêu trên, để bảo đảm bao quát quản lý kinh tế tập thể thuộc các ngành, lĩnh vực khác (nếu có), theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007, Chính phủ đã quy định các nhiệm vụ chung của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể thuộc ngành, lĩnh vực.

Nhiệm kỳ Chính phủ khoá XI: Nhiệm vụ này đã được quy định tại Điều 10 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ.

b) Ở địa phương:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành theo phân công của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; trong đó, đã hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý kinh tế tập thể theo ngành, lĩnh vực.

Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức làm công tác quản lý kinh tế tập thể thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền.

Tổng hợp các nội dung nêu trên, về cơ bản, trong thời gian từ năm 2002 đến nay, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng đã được kiện toàn tương đối hoàn chỉnh. Theo đó, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và quản lý kinh tế tập thể thuộc các ngành, lĩnh vực được các Bộ, ngành và địa phương quản lý thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.



38. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

"Chính phủ nên quy định cụ thể những người tham gia dân quân tự vệ được hưởng mọi quyền lợi như cán bộ, công chức Nhà nước".



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ tư thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/ 2010 thì đối tượng tham gia dân quân tự vệ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức.

Việc quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng này được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ Nội vụ xin ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri để nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.



39. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức do Bác Hồ sáng lập và đã ra đời cách đây 60 năm, có nhiều hội viên, đóng hội phí đầy đủ theo quy định ... nhưng hiện tại Hội không có quyền lợi gì cả, trong khi trách nhiệm lúc nào cũng phải hoàn thành. Đây là một nghịch lý mong được Chính phủ xem xét lại”.



Trả lời: (tại công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sửa đổi) được phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-BNV ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, quy định: mục đích của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, hoạt động theo điều lệ hội và 7 nguyên tắc của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhân đạo, vô tư, độc lập, trung lập, tự nguyện, thống nhất và toàn cầu. Hội phí hiện nay của hội viên Hội Chữ thập đỏ là 1000đ/tháng/người (Thông báo số 06/TB-TƯHCTĐ ngày 07/01/2009 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ). Số tiền đóng góp từ hội phí và từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ của Hội Chữ thập đỏ chỉ chiếm khoảng trên dưới 15% trong tổng số nguồn vận động được (Báo cáo chuyên đề số 05/BC-TƯHCTĐ ngày 06/01/2009 của Hội Chữ thập đỏ). Ngoài việc ủng hộ tiền, vật chất từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ra thì Hội Chữ thập đỏ còn được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cấp, hỗ trợ kinh phí, biên chế, trụ sở và phương tiện làm việc để triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Như vậy, không phải Hội không có quyền lợi gì cả. Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật hoạt động Chữ thập đỏ cũng quy định việc “Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ và các nhiệm vụ khác do nhà nước giao”.



40. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

Đề nghị có chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế cho lực lượng công an, quân sự cấp xã, thị trấn và dân quân tự vệ”.



Trả lời: (tại công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội XII thì lực lượng công an, quân sự cấp xã, thị trấn và dân quân tự vệ không thuộc đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã, do đó không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo khoản 4 điều 84 Luật Cán bộ, công chức, "Chính phủ quy định khung số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã". Dự thảo Nghị định của Chính phủ về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn lần này quy định số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể là: Cấp xã loại 1: không quá 23 người; cấp xã loại 2: không quá 21 người; cấp xã loại 3: không quá 19 người; mức phụ cấp mỗi người không quá 1,0 hệ số mức lương tối thiểu chung (trong đó ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 2/3 hệ số 1,0 mức lương tối thiểu); Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chức danh, mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách và thực hiện khoán phụ cấp, hoạt động phí. Theo đó, lực lượng công an, quân sự cấp xã, thị trấn và dân quân tự vệ là những người hoạt động không chuyên trách do địa phương xem xét, quyết định.



41. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo để sớm nâng cấp thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ thành thị xã Xuân Mai”.



Trả lời: (tại công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Từ trước tới nay, UBND tỉnh Hà Tây cũ và UBND thành phố Hà Nội chưa tiến hành các quy trình, thủ tục để nâng cấp thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ lên thị xã Xuân Mai, đồng thời cũng chưa có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện.

Để nâng cấp thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ thành thị xã Xuân Mai, UBND thành phố Hà Nội cần thực hiện qua hai quy trình. Trước hết, UBND thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch và chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ xây dựng đề án công nhận thị trấn Xuân Mai là đô thị loại IV trình lên Bộ Xây dựng. Sau khi thị trấn Xuân Mai được phân loại là đô thị loại IV, UBND thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ cần có thời gian để hoàn thiện, khắc phục những hạn chế được nêu ra trong Hội Nghị Liên ngành phân loại đô thị do Bộ Xây dựng chủ trì. Trong khoảng thời gian này, UBND thành phố tiếp tục giao cho UBND huyện Chương Mỹ trình duyệt đề án thành lập thị xã, hoàn thiện các quy trình thủ tục trình Bộ Nội vụ thẩm định trình Chính phủ xem xét, quyết định.

42. Cử tri tỉnh Bạc Liên kiến nghị:

Số cán bộ cơ sở tham gia công tác sau năm 1975 có nhiều cống hiến trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phục vụ liên tục 20 – 30 năm nhưng do trình độ hạn chế, sức khỏe kém, nay về nghỉ nhưng không được hưởng chế độ đãi ngộ nào. Kiến nghị nhà nước có chính sách đối với số cán bộ này.”



Trả lời: (tại Công văn số 1739/BNV–CQĐP ngày 11/6/2009)

Cán bộ cơ sở mà kiến cử tri nêu bao gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở nước ta đã quy định rất cụ thể đối với từng loại cán bộ và có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ cách mạng.

1. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến năm 2002: Đảng ta chủ trương cán bộ cơ sở làm việc bán chuyên trách và hưởng sinh hoạt phí. Mức sinh hoạt phí được quy định bằng mức tiền cố định, nguồn kinh phí do ngân sách địa phương chi trả. Khi nghỉ việc, nếu có đủ điều kiện (đúng chức danh cán bộ, đủ tuổi đời theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, nếu không đủ điều kiện thì hưởng trợ cấp một lần.

2. Từ khi Nghị quyết Trung ương khóa 5, khóa X (năm 2002) về “ Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” Nghị quyết nêu rõ:

“Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động, làm việc công để thực hiện chức trách được giao. Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước.

Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia công việc trong một phần thời gian lao động, được hưởng phụ cấp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Nghị quyết Trung ương 6, khóa X (năm 2008) “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” nêu: “Cán bộ không chuyên trách thì thực hiện theo hướng khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ quy định khung số lượng và khung mức phụ cấp để các địa phương thực hiện phù hợp với tình hình cụ thể.

Như vậy, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã , phương, thị trấn phải căn cứ vào các quy định cụ thể của Đảng và Nhà nước ở từng thời kỳ và căn cứ vào đối tượng là cán bộ chuyên trách hay cán bộ hoạt động không chuyên trách, cán bộ ở cấp xã hay cán bộ ỏ thôn, tổ dân phố.

Kiến nghị của đại biểu Quốc hội về chính sách đối với cán bộ cơ sở tham gia công tác sau năm 1975 có nhiều cống hiến trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa về nghỉ không được hưởng chế độ đãi ngộ là quá rộng. Vấn đề này cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể mới có cơ sở giải quyết.



BỘ Y TẾ
1. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Đăk Nông, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Nam, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Thuận, Bến Tre, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Lai Châu, Hà Tĩnh, Nam Định, Yên Bái và thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ , Hải Phòng kiến nghị:

Hiện nay việc triển khai chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở y tế huyện, tỉnh (từ năm 2008) còn chậm ở các địa phương ngay cả về khâu xây dựng cơ bản và giải ngân. Đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư, tăng kinh phí, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến dưới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên (bệnh viện khu vực, tuyến tỉnh, huyện). Đầu tư thêm một số trang thiết bị y tế, tăng số thuốc và lượng thuốc cho các trạm y tế xã từ 5% như hiện nay lên 12-15%. Tăng cường bác sỹ tuyến trên xuống tuyến dưới, nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho cơ sở y tế tuyến dưới. Tăng biên chế và cơ số thuốc phục vụ công tác dân số cơ sở”.



Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

a. Về triển khai chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh:

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, kinh phí đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh được lấy từ nguồn ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong những năm qua, hầu hết các tỉnh đều có khó khăn, nên ngân sách địa phương đầu tư cho y tế còn rất thấp, cơ sở vật chất của một số bệnh viện đã bị xuống cấp. Để giải quyết tình trạng này, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có nội dung: “Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng khó khăn”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 phê duyệt đề án đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, u bướu, nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013.

Năm 2008 và 2009, Chính phủ đã bố trí 8.750 tỷ đồng (năm 2008 là 3.750 triệu đồng, năm 2009 là 5.000 tỷ đồng) từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh theo các Quyết định trên, đồng thời dành 1.650 tỷ đồng từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên cho các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, các trạm y tế xã... Các đề án trên đang được khẩn trương triển khai để nâng cấp hạ tầng, bổ sung trang thiết bị cho 621 bệnh viện huyện khó khăn. Năm 2008, đã hoàn thành việc phân bổ 3.750 tỷ đồng vốn cho 425 bệnh viện/Trung tâm y tế huyện và một số Phòng khám đa khoa khu vực.

Về công tác triển khai vốn kế hoạch năm 2009, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ 3.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đợt I năm 2009 cho tuyến huyện và cho 16 bệnh viện đa khoa tỉnh theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội. Bộ Y tế cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục cho phép 28 địa phương được mua tiếp 171 xe ô tô cứu thương trang bị cho các dự án tuyến huyện, bổ sung vốn năm 2009.

Ngày 30/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009 - 2013" (theo Quyết định số 930/QĐ-TTg) với tổng số vốn đầu tư (từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, ngân sách hàng năm của địa phương và từ nguồn vốn ODA) để thực hiện Đề án vào khoảng 45.280 tỷ đồng. Bộ Y tế là cơ quan quản lý, thường trực Đề án này.

Việc phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí này do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số địa phương triển khai còn chậm chủ trương này, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân: (i) Triển khai trong giai đoạn giá vật tư, nhân công có nhiều biến động (cuối 2007 đến giữa 2008), hầu hết các dự án phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; (ii) Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc chỉ đạo thực hiện, chưa có sự thống nhất trong phối hợp hoạt động của các sở, ban ngành, năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu của một số tỉnh còn hạn chế; (iii) Công tác thẩm định phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu cũng mất nhiều thời gian (khoảng 3-6 tháng/gói thầu).

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tổ chức nhiều cuộc giao ban trực tuyến với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Tỉnh để chỉ đạo các Bộ thực hiện nhiều giải pháp như (i) Cải tiến công tác phân bổ và thông báo vốn, (ii) Cho phép chỉ định thầu đối với các dự án có quy mô dưới 5 tỷ đồng, ở vùng miền núi, khó khăn, (ii) Trình Quốc hội sửa một số điều luật liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các dự án được triển khai theo đúng quy định của pháp luật, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

b. Về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở (tuyến xã, tuyến huyện), vùng sâu, vùng xa đang là vấn đề cấp bách hiện được đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, Bộ Y tế đã chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế cơ sở để có thể cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân.

Nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, thu hút cán bộ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi về làm việc tại vùng sâu vùng xa, ngày 30/7/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo Nghị định này, các đối tượng trên được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Ngoài ra, được hỗ trợ 100% số tiền học phí và tiền phụ cấp đi lại, tiền thuê nhà ở; được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập khi được cử đi học. Đối với những vùng thiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa, được giải quyết trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương...

Bộ trưởng Bộ y tế cũng đã ban hành Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 phê duyệt Đề án Luân phiên cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới. Bước đầu việc triển khai luân phiên cán bộ từ tuyến trung ương về tuyến tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong năm 2009 và những năm tiếp theo Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh triển khai chính sách luân phiên cử cán bộ tuyến tỉnh về hỗ trợ tuyến huyện, và đưa cán bộ tuyến huyện về hỗ trợ y tế tuyến xã.

Tuy nhiên việc giải quyết triệt để vấn đề chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở cần phải được tiến hành một cách đồng bộ thông qua nhiều giải pháp như thay đổi các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tăng tỷ trọng đầu tư cho y tế trong ngân sách Nhà nước.

c. Vấn đề đào tạo nhân lực:

Trong những năm qua, việc đào tạo nhân lực y tế luôn được Bộ Y tế đặc biệt coi trọng. Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể để tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp y tế một cách hiệu quả, tạo bước đột phá như:

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo:

+ Nâng cao năng lực của các trường Đại học Y - Dược, nhờ đó số sinh viên được tuyển vào học tăng lên, ví dụ số sinh viên được tuyển để đào tạo thành Bác sỹ tăng từ 3.300 năm 2001 lên 6.390 năm 2008.

+ Xây dựng chương trình và triển khai các hình thức đào tạo phù hợp như đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp.

+ Chú trọng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ bằng các hình thức phù hợp, như đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo cử tuyển.

+ Chỉ đạo các trường Đại học Y - Dược trong cả nước hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các khu vực, tuyến y tế cơ sở còn thiếu nhiều cán bộ.

+ Xây dựng các dự án đặc thù để đào tạo cán bộ y tế cho các khu vực còn thiếu nhiều Bác sỹ, Dược sỹ, như: "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển" được phê duyệt bởi Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007. Đề án này được thực hiện từ năm 2007 - 2018.

- Xây dựng chế độ, chính sách thu hút, sử dụng đội ngũ cán bộ y tế:

Hiện nay, Bộ Y tế đang hoàn chỉnh để trình Chính phủ dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ, chính sách thu hút cán bộ y tế về công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng chế độ, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ y tế, trước hết là Bác sỹ, Dược sỹ về công tác tại những nơi còn thiếu nhiều, đặc biệt tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Cử cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới: Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.

Đảm bảo nhân lực cho sự nghiệp y tế đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Ngoài sự cố gắng của Bộ Y tế, cần sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực của các trường, tăng số lượng tuyển sinh hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, đặc biệt là sự quan tâm, chủ động phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Bên cạnh việc tích cực tuyển chọn nhân lực tham gia các loại hình đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, các Tỉnh cũng cần có chế độ thu hút, đãi ngộ thoả đáng để tuyển dụng số cán bộ mới ra trường.



d. Về tăng biên chế và cơ số thuốc phục vụ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:

- Về biên chế cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở:

Tại điểm b, Khoản 3, Mục III, phần I, Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa phương đã nêu rõ “Số lượng biên chế cụ thể của Chi cục do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của địa phương, nhưng phải có ít nhất 20 biên chế hành chính (không kể lái xe, bảo vệ, tạp vụ theo hợp đồng...) và Khoản 4, Mục III, Phần II nêu rõBiên chế của Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện nằm trong tổng số biên chế sự nghiệp của địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nhưng ít nhất phải có 6 người (không kể bảo vệ, lái xe và tạp vụ làm việc theo hợp đồng...) .

Như vậy, Bộ Y tế đã có hướng dẫn để địa phương bố trí biên chế đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao hiện nay. Việc thực hiện các nội dung hướng dẫn trên tại địa phương là do địa phương quyết định dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng tại địa phương.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh Sóc Trăng đựơc giao 20 biên chế, mỗi Trung tâm được giao 06 chỉ tiêu biên chế, mỗi xã được giao 01 chỉ tiêu biên chế làm công tác DS-KHHGĐ, đã phù hợp với hướng dẫn của Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Chi cục DS-KHHGĐ Tiền Giang được giao 12 chỉ tiêu biên chế hành chính; mỗi trung tâm được giao 5 biên chế; như vậy Tiền Giang hiện đang giao thấp hơn so với hướng dẫn của Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Bộ Y tế đề nghị cử tri giám sát việc phân bổ chỉ tiêu biên chế và tổ chức tuyển dụng đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn quy định của địa phương.

- Về thuốc thiết yếu phục vụ công tác DS-KHHGĐ cơ sở:

+ Thuốc phục vụ các dịch vụ tránh thai lâm sàng:

- Ngân sách chi cho thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao phục vụ dịch vụ tránh thai lâm sàng hàng năm được Bộ Tài chính chuyển thẳng về các địa phương. Các địa phương căn cứ vào Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về định mức thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao và chỉ tiêu giao thực hiện từng loại biện pháp tránh thai và các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước để thực hiện. Địa phương nào thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đều được đáp ứng. Mặc dù vậy, cũng có xã không thực hiện hết chỉ tiêu đặt vòng tránh thai và triệt sản.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 06/2009/TT-BYT ngày 23/6/2009 về định mức thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình. Đề nghị các địa phương nghiên cứu áp dụng.

- Các phương tiện tránh thai phi lâm sàng:

+ Bao cao su miễn phí được cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu cho đối tượng nghèo, vùng khó khăn. Bao cao su tiếp thị xã hội phục vụ cho các đối tượng không thuộc diện miễn phí.

+ Thuốc viên tránh thai được phân phối và đáp ứng đủ cho các đối tượng từ nguồn miễn phí và tiếp thị xã hội theo lộ trình giảm dần cấp miễn phí, tăng dần đối tượng dùng thuốc viên tiếp thị xã hội. Đảm bảo đến 2010 miễn phí còn 55%; tiếp thị xã hội và thị trường còn 45%.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương