UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang19/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   43

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17/4/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) giai đoạn 2006-2010, phụ cấp cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ được thực hiện chi trả như sau:

a) Chi hỗ trợ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã:

Chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã (ngoài chế độ phụ cấp được hưởng hàng tháng từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn có liên quan), mức chi:

- Đối với các xã thuộc vùng đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn: 200.000 đồng/người/tháng.

- Đối với các xã còn lại :150.000đồng/người/tháng.

b) Chi thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ:

Chi thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ ở các thôn, xóm, ấp, bản, làng và cụm dân cư : mức chi 50.000 đồng/người/tháng.

Ngoài các mức phụ cấp của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ theo hướng dẫn tại Thông tư 32/2008/TT-BTC-BYT ngày 17/4/2008 như trên, nhiều tỉnh, thành phố đã bổ sung ngân sách địa phương chi phụ cấp, thù lao cho cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở. Theo báo cáo của tỉnh Vĩnh Long, mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và kinh phí bổ sung của địa phương cho cán bộ cơ sở xã là 794.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ và 185.000 đồng/người/tháng đối với cộng tác viên Dân số. Mặc dù đã được hỗ trợ, nhưng mức chi như trên là thấp. Hiện nay nhiều tỉnh đã tuyển dụng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức, những người này hưởng chế độ chính sách như một viên chức. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục bổ sung ngân sách của địa phương hỗ trợ cho cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở để họ an tâm, gắn bó hơn với công tác DS-KHHGĐ.

22. Cử tri tỉnh Ninh Thuận, Bắc Kạn kiến nghị:

"Kiến nghị Bộ Y tế cần nghiên cứu và có quy định cho cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các nguồn dịch bệnh, các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm cao được uống và tiêm vacxin phòng bệnh miễn phí".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, trong đó có một số Điều đề cập đến việc sử dụng vắc-xin cho cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các nguồn dịch bệnh, các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:

- Khoản 3, Điều 28 đã nêu rõ: “Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm, người làm việc trong phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm được sử dụng miễn phí vắc-xin, sinh phẩm y tế”.

- Mục b, Khoản 4, Điều 29 cũng nêu: “Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch” thuộc đối tượng được miễn phí sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Thực tế trong thời gian vừa qua, một số đơn vị y tế trực tiếp tham gia chống dịch đã cung cấp vắc-xin miễn phí cho các cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các nguồn dịch bệnh; ví dụ trong năm 2008 và đầu năm 2009, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện các Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã cung cấp vắc-xin Tả, vắc-xin Sởi cho cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, khám điều trị bệnh nhân; nhờ đó đã đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế. Đến nay, chưa ghi nhận cán bộ y tế của hai đơn vị này bị mắc bệnh trong quá trình phòng, chống dịch.

23. Cử tri các tỉnh Quảng Bình, Hoà Bình, Quảng Nam, Bắc Giang kiến nghị:

"Đề nghị qui định lại việc chữa bệnh nội trú bằng thuốc kháng sinh tuyến xã, tăng định mức mỗi lần cấp thuốc từ 7.000 đ lên 30.000đ".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Theo các qui định hiện hành về khám, chữa bệnh BHYT (Nghị định số 63/2005/NĐ - CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT, Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005...), người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh được sử dụng thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh, tùy theo tình trạng bệnh tật, phù hợp với khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú hay ngoại trú tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh, đường dùng của từng loại thuốc theo quy định chuyên môn. Danh mục thuốc được Quỹ BHYT chi trả do Bộ Y tế quy định (Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ban hành danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh).

Về định mức kê đơn thuốc điều trị tại Trạm y tế xã: Bộ Y tế không có qui định về định mức (số tiền) kê đơn thuốc điều trị trong mỗi lần khám tại các Trạm y tế. Chi phí của một đơn thuốc phụ thuộc vào loại thuốc được kê trên cơ sở danh mục đã được phê duyệt và thời gian kê đơn, năng lực chuyên môn của Trạm y tế và phân tuyến kỹ thuật. Tuy vậy, trong thời gian qua, do chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng Quỹ Khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở tuyến xã, nên có tình trạng một số Trạm y tế đã khống chế mức kê đơn. Để khắc phục tình trạng này, liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn xác định tỷ lệ chi phí Khám chữa bệnh BHYT được sử dụng tại Trạm y tế xã để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của nhân dân và phù hợp với khả năng chuyên môn của Trạm y tế.

24. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị:

"Cử tri phản ánh tình trạng nhiễm bệnh HIV/AIDS tăng nhanh, nhất là ở đối tượng người trẻ tuổi có chiều hướng gia tăng, đề nghị có nguồn kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

a. Về tình hình dịch HIV:

- Tình hình dịch HIV trên toàn quốc:

Về xu hướng dịch, kết quả giám sát phát hiện qua các năm cho thấy, dịch HIV có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây. So sánh với năm 2007, số nhiễm HIV/AIDS/tử vong được phát hiện trong năm 2008 đều giảm, cụ thể: số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện giảm 26,6% (giảm 7.368 trường hợp), số bệnh nhân AIDS được phát hiện giảm 14,35% (giảm 1.249 trường hợp) và số các trường hợp chết do AIDS được phát hiện giảm 18,75% (giảm 804 trường hợp).

Về độ tuổi của người nhiềm HIV, kết quả giám sát qua các năm cho thấy nhiễm HIV vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ từ 20-39 tuổi, năm 2008 tỷ lệ này là 83%, cao nhất là nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm 52,11%, tiếp theo là số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 30-39 tuổi chiếm 31,37%. Tỷ lệ nhiễm HIV là trẻ em (từ 0-13 tuổi) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 1,8% phần lớn đối tượng này nhiễm HIV là do mẹ truyền. Như vậy có thể thấy những người nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi 20-29 và ít thay đổi trong những năm gần đây.

- Về tình hình dịch HIV tại tỉnh Lào Cai:

Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 1.114 trường hợp (Số luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV toàn tỉnh là 1.437), số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 111 ( luỹ tích bệnh nhân AIDS toàn tỉnh là 434 trường hợp) và đã có 323 trường hợp tử vong. Trong đó, nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ 12,67 %, những người nhiễm HIV có sử dụng ma tuý chiếm tỷ lệ 70,63 %. Phần lớn những người nhiễm HIV là ở lứa tuổi trẻ từ 15 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ 85,72 % trong tổng số người nhiễm HIV.

b. Về đầu tư kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Lào Cai:

- Nguồn kinh phí Trung ương và các tổ chức quốc tế:

+ Kinh phí từ Dự án Phòng, chống HIV/AIDS thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS: Việc phân bổ kinh phí từ nguồn này căn cứ theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành, kiểm soát chi ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia. Năm 2009, tỉnh Lào Cai được phân bổ là 895 triệu đồng. Việc phân bổ nguồn kinh phí này cho từng Chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm Chương trình hành động về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

Theo báo cáo, trong tổng số kinh phí Trung ương cấp uỷ quyền là 895 triệu đồng, tỉnh Lào Cai đã chi cho công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS là 492.124.000 đồng, chiếm tới 54%, chiếm một tỷ lệ lớn so với 8 chương trình hành động còn lại.

+ Kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, trong năm 2008 tỉnh Lào Cai được cấp 3 tỷ đồng và năm 2009 được cấp tiếp 1 tỷ đồng thuộc nguồn vốn đầu tư và phát triển. Nguồn kinh phí trên được sử dụng cho việc xây dựng Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai, nguồn kinh phí này đã và đang được sử dụng. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai đang ở giai đoạn hoàn thiện xây dựng và sẽ sớm đưa vào sử dụng.

+ Kinh phí từ các dự án quốc tế: Hiện tại Lào Cai hầu như không có dự án viện trợ của tổ chức quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Bộ Y tế đang vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ các dự án phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh không có dự án trong đó có Lào Cai. Cho đến nay Kế hoạch khẩn cấp cứu trợ HIV/AIDS của Tổng thống Mỹ (Quỹ PEPFAR) đã đồng ý hỗ trợ triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS cho tỉnh Lào Cai thông qua Tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI).

- Nguồn kinh phí của tỉnh dành cho công tác phòng, chống HIV/AIDS: Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai trong năm 2009, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Lào Cai được cấp 64 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Lào Cai.

Qua theo dõi công tác phòng chống HIV/AIDS của toàn quốc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, có thể kết luận rằng dịch HIV đang tấn công chủ yếu vào đối tượng trẻ, mặc dù trong những năm gần đây dịch có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước, nhưng về cơ bản chưa khống chế được dịch HIV ở Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa có thuốc điều trị triệt để cũng như chưa có vắc-xin dự phòng, do vậy các giải pháp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vẫn được coi là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm và tăng cường đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên mức đầu tư còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu, do vậy nguồn lực dành cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đặc biệt ở những tỉnh không có dự án tài trợ từ nước ngoài như Lào Cai là hết sức khó khăn. Bộ Y tế đã và đang tìm kiếm và kêu gọi các nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, trong đó có các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên.

Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ tách chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS thành chương một chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS riêng, từ đó tăng kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói chung và hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên nói riêng. Bộ Y tế cũng đề nghị tỉnh Lào Cai bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh; đề nghị các đại biểu quốc hội và cử tri tăng cường công tác giám sát việc thực thi Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.

25. Cử tri các tỉnh Kiên Giang, Yên Bái, Đồng Tháp, Bình Định kiến nghị:

"Mức thu viện phí theo Thông tư số 14 ngày 30/9/1995 cuả Bộ Y tế đến nay không còn phù hợp. Cử tri đề nghị Bộ Y tế điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 14 khắc phục tính cào bằng trong việc qui định mức thu viện phí, có ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc có mức thu nhập thấp hơn khu vực đô thị, thành phố, thị xã, khu vực du lịch hoặc thay thế bằng thông tư khác cho phù hợp hơn".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Chính sách viện phí hiện nay là thu một phần viện phí, được quy định tại Thông tư số 14/TTLB ngày 30/9/1995 với khoảng 300 loại dịch vụ. Chính sách này đã được thực hiện trong 14 năm qua; thực tế đã không còn phù hợp với tình hình giá cả hiện nay. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính sách viện phí mới, liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB& XH ngày 26/01/2006 bổ sung mức thu của một số dịch vụ kỹ thuật y tế mới.

Ngày 01 tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 42-KL/TW về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Triển khai Kết luận này của Bộ Chính trị, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có việc sửa đổi chính sách viện phí theo hướng giá dịch vụ y tế được tính đủ chi phí, trừ phần đã được ngân sách nhà nước đảm bảo, giá dịch vụ phải tương xứng và phù hợp với chất lượng dịch vụ, phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Khi Nghị định này được ban hành sẽ khắc phục những hạn chế của chính sách thu một phần viện phí như hiện nay.

26. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

"Thực tế mức thu viện phí hiện nay quá cao, gây khó khăn cho dân nghèo khi điều trị bệnh đã không có tiền mua thuốc mà lại phải chịu một khoản tiền tạm ứng trước. Đề nghị ngành y tế xem xét lại việc thu tạm ứng viện phí".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009 của Bộ Y tế)

Mức thu viện phí hiện nay vẫn là thu một phần chi phí theo Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ. Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã được Nhà nước đảm bảo kinh phí để mua thẻ BHYT. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai việc hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí để người thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHYT. Người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho các bệnh viện theo quy định, kể cả tiền thuốc trong danh mục thuốc do Bộ Y tế quy định.

Đối với người không có thẻ BHYT, khi đi khám chữa bệnh phải nộp viện phí theo mức thu được cơ quan có thẩm quyền ban hành (Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập tuyến trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh địa phương). Việc quy định người bệnh phải tạm ứng trước một khoản tiền khi vào viện là cần thiết, giúp cho các cơ sở y tế có nguồn kinh phí để mua thuốc, vật tư, tiêu hao ... kịp thời phục vụ cho người bệnh. Khoản kinh phí này, sau khi ra viện sẽ được hoàn trả lại cho người bệnh nếu không sử dụng hết hoặc người bệnh sẽ phải đóng thêm nếu sử dụng quá số đã nộp. Mức tạm ứng nộp viện phí do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo từng loại bệnh khi nhập viện

27. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Nam kiến nghị:

"Hiện nay, công tác quản lý giá cả thị trường rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt là quản lý giá dược phẩm. Mặc dù các cơ quan chức năng của địa phương đã triển khai nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra việc niêm yết và bán theo giá niêm yết, đẩy nhanh việc thực hiện mô hình nhà thuốc GPP (thực hành tốt nhà thuốc), và các Công ty kinh doanh dược tiêu chuẩn GDP (thực hành tốt phân phối thuốc), nhưng thực tế còn nhiều bất cập vì địa phương không có thông tin về các loại dược phẩm đã được xét duyệt điều chỉnh giá bán. Do vậy, kiến nghị Bộ Y tế cung cấp thông tin cho các địa phương; thông báo kịp thời về giá bán các loại dược phẩm đã được Cục quản lý Dược xét duyệt điều chỉnh giá nhằm giúp địa phương làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý giá cả thị trường dược phẩm".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Hiện nay Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) đã định kỳ cập nhật lên Trang tin điện tử của Cục (địa chỉ truy cập: http://www.dav.gov.vn) giá bán buôn kê khai lại (đã được xem xét điều chỉnh giá) của các mặt hàng thuốc nhập khẩu đã được Tổ công tác liên ngành ở trung ương (Bộ Y tế và Bộ Tài chính) xem xét việc kê khai, kê khai lại giá thuốc và giá thuốc kê khai lại các mặt hàng thuốc sản xuất trong nước đã được Tổ công tác liên ngành tại địa phương (Sở Y tế và Sở Tài chính) xem xét việc kê khai lại giá thuốc về tính hợp lý.

Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) cũng đã có công văn số 5462/QLD- GT ngày 26/5/2009 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc công khai và định kỳ cập nhật giá thuốc kê khai lại trên Trang tin điện tử của Cục Quản lý Dược để hỗ trợ cơ quan y tế địa phương trong việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý giá thuốc. Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập vào Trang tin điện tử trên để biết về giá các loại thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường.

28. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

"Đề nghị ngành Y tế có chương trình khám chữa bệnh về mắt, thay đục thuỷ tinh thể miễn phí cho nhân dân".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009 của Bộ Y tế)

Hiện nay, đục thể thuỷ tinh vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta (66%), số tồn đọng ng­ười mù 2 mắt  do đục thể thuỷ tinh lên đến trên 251.700 người, chưa kể số mắc mới hàng năm gây mù 2 mắt và mù 1 mắt khoảng 160.000 ca nữa. Đây là một thách thức lớn đối với ngành y tế cả nư­ớc. Vì vậy, việc giải phóng mù loà do đục thể thủy tinh đư­ợc đặt lên hàng trọng tâm trong phòng chống mù lòa ở Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, ngành Mắt Việt Nam đã nỗ lực góp phần giảm đáng kể tỷ lệ mù lòa trên phạm vi toàn quốc (từ 0,63% năm 2002 xuống còn 0,43% năm 2007). Mục tiêu của ngành y tế là hạ thấp tối đa tỷ lệ mù trong dân số, giải quyết bệnh đục thủy tinh thể, kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng tránh được.

Để thực hiện mục tiêu trên, ngày  28  tháng 11 năm 2007, Bộ trưởng Bộ y tế đã ký Quyết định số 4824 /QĐ-BYT về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù loà do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo đã xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Phòng chống mù loà đến năm 2020, đồng thời hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống mù loà cho các địa phương.

Hàng năm, hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới Bệnh viện Mắt Trung ương thường tổ chức hoạt động khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 150 người bệnh. Những người có nhu cầu khám mắt có thể xin đăng ký trước qua số điện thoại 043 8225527 trong giờ hành chính, hoặc đăng ký trực tiếp tại Phòng Chỉ đạo tuyến – nhà A tầng 3 – phòng 305- Bệnh viện mắt Trung ương – 85 Bà Triệu - Hà Nội.

Bệnh viện Mắt Trung ương cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho bác sỹ nhãn khoa tuyến dưới nhằm chuyển giao kỹ thuật mổ phaco. Đào tạo và hoàn thiện trình độ phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco của các bác sỹ nhãn khoa trên toàn quốc là mục tiêu chiến lược của ngành Mắt Việt Nam và là một trong những giải pháp then chốt trong công tác Phòng chống mù lòa từ nay đến năm 2020.



29. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị:

"Quy định mức phạt đối với các điểm bán thuốc tây còn bất hợp lý. Theo qui định nếu bán thuốc quá hạn sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 15 triệu đồng là không phù hợp, ví dụ một chai dầu gió quá hạn mà bị phạt như vậy là quá cao, nên qui định theo giá trị phần trăm sản phẩm vi phạm".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Việc bán thuốc quá hạn dùng sẻ ảnh hưởng trực tiếp tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng và là một trong các hành vi bị nghiêm cấm (theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Dược 2005). Việc quy định mức xử phạt tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 đối với hành vi bán thuốc quá hạn sử dụng cao gấp nhiều lần giá trị sản phẩm nhằm mục đích răn đe ngăn ngừa hành vi vi phạm này và để cảnh báo các cơ sở kinh doanh cần phải cân nhắc giữa lợi nhuận thu được từ việc bán thuốc quá hạn dùng với mức xử phạt nếu vi phạm.



30. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị:

"Hiện nay tình trạng thanh thiếu niên sử dụng nhiều các loại thuốc tân dược có tác dụng gây nghiện (như một loại ma tuý) ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý, chưa có chế tài xử phạt vì hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào qui định việc quản lý và sử dụng các loại thuốc tân dược có tác dụng gây nghiện này".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Hiện nay, các quy định về việc quản lý và sử dụng các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc đã được qui định tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật phòng chống ma túy số 23/2000/QH10;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng chống ma túy số 16/2008/QH12;

- Luật Dược 2005;

- Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất;

- Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước;

- Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/05/2003 của Chính phủ qui định kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần;

- Quy chế quản lý thuốc gây nghiện ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần ban hành kèm theo quyết định số 3047/2001/QĐ-BYT ngày 12/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Với các văn bản quy phạm pháp luật trên, có thể nói là đã đầy đủ cơ sở pháp luật để xử lý và hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng các loại thuốc tân dược có tác dụng gây nghiện.



31. Cử tri các tỉnh Thái Bình, Hà Nam kiến nghị:

"Hiện nay tổ chức bộ máy y tế cơ sở chưa hợp lý, ở cấp huyện có tới 3 đầu mối: Phòng Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa huyện. Đề nghị nghiên cứu thu gọn lại đầu mối (Bệnh viện đa khoa và Phòng y tế) như trước đây, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo hiểm sức khoẻ nhân dân trên địa bàn (theo Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám chữa bệnh (Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của liên Bộ Y tế, Nội vụ). Tuy nhiên, theo phân cấp quản lý việc quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp y tế của địa phương thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập khi thực hiện Thông tư 11, nhằm hạn chế sự phân tán các nguồn lực, ngày 25/4/2008 liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, trong đó quy định đơn vị sự nghiệp y tế ở cấp huyện là “Trung tâm Y tế huyện", được tổ chức thống nhất trên địa bàn cấp huyện; Bệnh viện đa khoa huyện được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí do cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 03 và giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Y tế tiến hành tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm theo một thời gian thực hiện. Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến đề nghị trên của cử tri tỉnh Thái Bình và Hà Nam để nghiên cứu và phục vụ việc đánh giá tổng kết mô hình hiện nay.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương