UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


Cử tri tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hòa Bình, Lào Cai kiến nghị



tải về 3.4 Mb.
trang15/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43

23. Cử tri tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hòa Bình, Lào Cai kiến nghị:

Cử tri phản ánh, hiện nay tình trạng bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thiếu đồng độ, chồng chéo về chức năng, nhiều đơn vị quản lý quá nhiều lĩnh vực dẫn đến hiệu quả kém. Việc tách nhập một số cơ quan gây xáo trộn nhiều gây lãng phí thời gian, tài chính, tiêu cực, thất thoát tài sản như cơ quan dân số, Trung tâm y tế dự phòng, Phòng y tế huyện.Việc Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em vừa giải thể và chuyển chức năng về 3 ngành quản lý Y tế, Lao động thương binh và xã hội và văn hoá du lịch thể thao thế nhưng hiện nay lại thành lập Cục Dân số với bộ máy phình to hơn”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Do mô hình quản lý tổ chức về dân số là cơ quan phối hợp liên ngành nên hoạt động ít hiệu quả. Cơ chế phối hợp rất khó thực hiện và không rõ trách nhiệm thuộc về cá nhân nào cụ thể. Trước yêu cầu tổ chức hành chính bộ máy nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, cần thiết phải điều chỉnh lại mô hình cơ quan quản lý nhà nước về dân số. Việc thành lập Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế và Chi cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế ở địa phương nhằm gắn kết giữa công tác quản lý nhà nước về dân số với sự hỗ trợ các phương tiện, biện pháp về chuyên môn kỹ thuật y tế trong công tác kế hoạch hóa gia đình.

Việc thành lập Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế và các Chi cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế được thực hiện trên nguyên tắc bàn giao nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương đến địa phương, do vậy, không có việc gây xáo trộn, lãng phí tài chính, thất thoát tài sản hoặc phình to bộ máy. Hiện nay, không có mô hình tổ chức là Cục Dân số như nội dung cử tri phản ánh.

Việc thành lập Trung tâm Y tế dự phòng và Phòng Y tế huyện riêng ở cấp cơ sở là để tách chức năng quản lý nhà nước về y tế và các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công trong lĩnh vực y tế. Phòng Y tế huyện là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn; còn Trung tâm Y tế dự phòng là đơn vị sự nghiệp thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng. Do vậy không có việc chồng chéo về chức năng, nhiều đơn vị quản lý một lĩnh vực dẫn đến hiệu quả kém như ý kiến cử tri phản ánh.



24. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:

Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế nên căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và có tiêu chí cụ thể như: số lượng đơn vị hành chính, vùng miền, dân số ... dựa trên cơ sở phân loại đơn vị hành chính cấp huyện để phân bổ chỉ tiêu biên chế cho phù hợp. Đề nghị Chính phủ cho áp dụng phương thức giao chỉ tiêu biên chế cấp huyện như đã quy định với xã, phường, thị trấn”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Để bảo đảm việc quản lý biên chế công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong Quý III/2009, dự thảo Nghị định này có quy định các căn cứ để xác định biên chế công chức trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức..., trong đó đối với địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) thì việc xác định biên chế ngoài các căn cứ trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo Điều 61 Luật Cán bộ, công chức, việc xác định số lượng cán bộ, công chức xã phường, thị trấn căn cứ vào chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã và điều kiện kinh tế xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương. Như vậy, căn cứ xác định biên chế địa phương (cấp tỉnh, huyện) cũng có căn cứ điểm giống việc xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

25. Cử tri thành phố Hà Nội, Quảng Bình, kiến nghị:

Nhiều cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung về định biên cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn làm công tác môi trường, công tác dân tộc, tôn giáo, lao động xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đề nghị Chính phủ bổ sung một cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã về nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông, thuỷ lợi ở xã thuần nông”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Thực hiện Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

Điều 61, Luật Cán bộ, Công chức đã quy định 11 chức danh bầu cử và 07 công chức chuyên môn trong đó có công chức địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với nông thôn). Chính phủ được hướng dẫn số lượng cán bộ, công chức cấp xã bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

- Cấp xã loại I: không quá 25 người;

- Cấp xã loại II: không quá 23 người;

- Cấp xã loại III: không quá 21 người.

Từ cơ sở khung số lượng trên, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ, ngành liên quan, thống nhất đề xuất với Chính phủ để hướng dẫn: trong chức danh địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với nông thôn) có từ 02 đến 03 công chức đảm nhiệm, trong đó có 01 công chức chuyên về nông nghiệp để đảm bảo thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khoá X.

26. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Việc bố trí cán bộ làm chuyên trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cấp xã, phường, thị trấn (hiện nay 100% cán bộ) làm công tác này là kiêm nhiệm, không có phụ cấp nên hiệu quả không cao”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Khoản 3, điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, quy định: Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã gồm 19 chức danh trong đó có Cán bộ dân số – gia đình và trẻ em.

Điều 7, Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ, quy định: “Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng”.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng cán bộ không chuyên trách cho từng xã, phường, thị trấn và mức phụ cấp cụ thể cho từng chức danh cán bộ không chuyên trách.

Như vậy, Chính phủ đã có quy định ở cấp xã có Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Cán bộ dân số- gia đình và trẻ em ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

27. Cử tri tỉnh Bắc Kạn, Hưng Yên, Lâm Đồng kiến nghị:

Đề nghị quan tâm thường xuyên đến việc mở lớp đào tạo cán bộ cấp xã, phường để nâng cao trình độ cán bộ trước yêu cầu hội nhập của đất nước và thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu công việc là vấn đề luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn thường xuyên (kết quả năm 2008 kèm theo) Bộ Nội vụ đã triển khai thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao thông qua việc thực hiện các Quyết định sau:

1. Thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 – 2010.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn của các tỉnh đã triển khai cơ bản theo kế hoạch, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung đã đạt được kết quả bước đầu, nâng cao được số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng tập trung chủ yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, từng bước đáp ứng yêu cầu trong công tác.

Số liệu cụ thể kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn (theo số liệu thống kê của 35 tỉnh báo cáo ) như sau:

Tổng số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số là: 37.929 người.



- Cán bộ chuyên trách cấp xã:

+ Trình độ văn hoá: Tiểu học: 882 chiếm 2,3%; Trung học cơ sở: 6455 chiếm 17%; Trung học phổ thông: 6586 chiếm 17,3%.

+ Chuyên môn: Đại học, Cao đẳng: 456 chiếm 1,2%; Trung cấp: 2049 chiếm 5,4%; Sơ cấp: 992 chiếm 2,6%; Bồi dưỡng: 2644 chiếm 6,97%.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp: 118 chiếm 0,3%; Trung cấp: 6090 chiếm 16%; Sơ cấp: 2446 chiếm 6,4%; Bồi dưỡng: 484 chiếm 1,3%.

+ Quản lý nhà nước: 5295 chiếm 13,9%.

+ Tin học: 606 chiếm 1,59%



- 7 chức danh chuyên môn:

+ Trình độ văn hoá: Tiểu học: 311 chiếm 0,82%; Trung học cơ sở: 2985 chiếm 7,87%; Trung học phổ thông: 6522 chiếm 17,2%.

+ Chuyên môn: Đại học, Cao đẳng: 586 chiếm 1,5%; Trung cấp: 4497 11,86%; Sơ cấp: 878 chiếm 2,3%; Bồi dưỡng: 1618 chiếm 4,3%.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp: 4 chiếm 0,01%; Trung cấp: 2108 chiếm 5,6% ; Sơ cấp: 1621chiếm 4,3%; Bồi dưỡng: 337 chiếm 0,9%.

+ Quản lý nhà nước: 2642 chiếm 7%.

+ Tin học: 1773 chiếm 4,7%.

- Cán bộ công chức nguồn:

+ Trình độ văn hoá: Tiểu học: 60 chiếm 0,16%; Trung học cơ sở: 597 chiếm 1,6%; Trung học phổ thông:1945 chiếm 5,1%.

+ Chuyên môn: Đại học, Cao đẳng: 371 chiếm 0,97%;Trung cấp:1061 chiếm 2,8%; Sơ cấp: 390 chiếm 1%; Bồi dưỡng:767 chiếm 2%.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp: 3 ; Trung cấp: 613 chiếm 1,6%; Sơ cấp: 394 chiếm 1%; Bồi dưỡng: 70 chiếm 0,19%.

+ Quản lý nhà nước: 336 chiếm 0,9%.

+ Tin học: 348 chiếm 0,9%.

2. Thực hiện Quyết định 31/2006/QĐ-TTg ngày 6/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010.

Bộ Nội vụ đã tổ chức biên soạn, thẩm định, ban hành 6 Bộ chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 cho 3 vùng miền kèm theo Quyết định số 1223/QĐ-BNV ngày 15/9/2008 đã chuyển giao cho các tỉnh cuối năm 2008 (chưa có báo cáo tổng hợp).

3. Thực hiện Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2007-2010

Bộ Nội vụ đã đôn đốc hướng dẫn các Bộ ngành biên tập, chỉnh sửa nội dung các tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước đã biên soạn cho công chức chuyên môn cấp xã ở Tây nguyên theo Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 5/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với đặc điểm quản lý và trình độ cán bộ, công chức các tỉnh miền núi phía Bắc, hiện nay các Bộ, ngành cũng đã chuyển giao giáo trình cho các tỉnh.

Đến nay đã có 30 lớp đào tạo cho trưởng công an xã: 2677 (chương trình trung cấp chuyên nghiệp 21 lớp cho 1903 học viên; Đào tạo sơ cấp 9 lớp cho 774 học viên)

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức tin học: 19.798 lượt học viên

Chương trình bổ túc Trung học cơ sở: 5077 học viên

Bồi dưỡng nghiệp vụ về tài nguyên môi trường : 29 khoá cho 2050 học viên

Bồi dưỡng kiến thức quản lý xây dựng: 9 lớp cho 769 học viên

Về kinh phí mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được sử dụng từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách.

Việc tổ chức mở lớp đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Trong những năm qua, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, trình độ văn hoá, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, cập nhật thông tin ... cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập của đất nước đã được các địa phương quan tâm.



28. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường ở một số tỉnh đã được triển khai thực hiện trong đó có Hải Phòng. Tuy nhiên, cử tri còn băn khoăn về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc phản ánh, giám sát thực hiện pháp luật của chính quyền địa phương...”



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

Để triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở một số địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thí điểm. Khi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, thì cơ chế giám sát thực hiện pháp luật của chính quyền địa phương được thực hiện thông qua hoạt động giám sát của đại biểu và Đoàn đại biểu Quốc hội, của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND cấp tỉnh, của UBND cấp tỉnh, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân và sự giám sát trực tiếp của nhân dân. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật ở địa phương, tiếp nhận những phản ánh, nguyện vọng của nhân dân báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Bộ Nội vụ thường xuyên phối hợp với Ban Dân vận Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn, đảm bảo quyền được biết, được cung cấp thông tin, được thảo luận, được quyết định, được kiểm tra, giám sát của nhân dân theo quy định của pháp luật về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

29. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ cho phép tách xã Ka Lăng – xã biên giới của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thành 2 xã”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2020 đã quy định đối với các xã biên giới có địa giới hành chính bất hợp lý cần phải điều chỉnh để tạo sự phù hợp với năng lực quản lý địa bàn lãnh thổ của chính quyền các cấp. Do vậy, khi nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách xã Ka lăng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Bộ Nội vụ sẽ thẩm định hồ sơ để trình Chính phủ xem xét quyết định theo thẩm quyền.



30. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị:

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã xây dựng hoàn thành Đề án tái lập lại các thị xã Phước Long, Bình Long và đã thống nhất với các Bộ, ngành Trung ương về vấn đề này. Đề nghị Chính phủ tạo điều kiện cho tỉnh Bình Phước sớm hoàn thành tái lập hai thị xã nói trên”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Ngày 11/8/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thanh, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.



31. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Đề nghị xác định địa giới hành chính giữa các xã của các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai của Hà Nội với một số địa phương của tỉnh Hoà Bình”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV-VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), toàn tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây (cũ) với các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam và thành phố Hà Nội (cũ) đã được phân định cụ thể. Riêng tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây (cũ) với tỉnh Hoà Bình chưa phân định được cụ thể do còn tồn tại 9 khu vực liên quan đến 16 xã thuộc 5 huyện của tỉnh Hà Tây giáp ranh với 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hoà Bình. Trong nhiều cuộc tổng kiểm kê diện tích tự nhiên từng đơn vị hành chính trước đây, do tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình còn 9 khu vực chưa khép kín trên đây nên chưa có cơ sở để tính toán chính xác số liệu về diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII đã quy định “Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên 219.341,11 ha của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội” nên theo quy định này thì đường giới hạn địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây (cũ) tại các khu vực giáp ranh với tỉnh Hoà Bình đã được xác định cụ thể và đó chính là đường địa giới hành chính giữa Thành phố Hà Nội (mở rộng) và tỉnh Hoà Bình.

Trong thời gian tới, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xác định đường giới hạn địa giới hành chính tỉnh Hà Tây (cũ) tại các khu vực giáp ranh với tỉnh Hoà Bình ở thực địa theo Nghị quyết nêu trên của Quốc hội.

32. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị:

Về địa giới hành chính vùng giáp ranh giữa Hà Nội và Hoà Bình nói riêng và một số điểm giữa Hoà Bình với các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, đề nghị Chính phủ sớm xem xét, có giải pháp giải quyết dứt điểm”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009 của Bộ Nội vụ)

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), toàn tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hoà Bình với các tỉnh giáp ranh còn tồn tại 13 khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh, trong đó: giữa tỉnh Hoà Bình với tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) có 09 khu vực; giữa tỉnh Hoà Bình với tỉnh Ninh Bình có 02 khu vực; giữa tỉnh Hoà Bình với tỉnh Thanh Hoá có 01 khu vực; giữa tỉnh Hoà Bình với tỉnh Hà Nam có 01 khu vực.

Tại Công văn số 1385/BNV-CQĐP ngày 14/5/2009 của Bộ Nội vụ về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh chủ trì phối hợp với các địa phương có liên quan đề xuất phương án giải quyết báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Do vậy, trong thời gian tới, sau khi nhận được báo cáo nêu trên của Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nam và thành phố Hà Nội, Bộ Nội vụ sẽ cùng với các Bộ, ngành trung ương có liên quan nghiên cứu, thống nhất phương án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xác định tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hoà Bình với các tỉnh giáp ranh.

Riêng tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Hoà Bình với thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), tại Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII đã quy định “Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên 219.341,11 ha của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội” nên theo quy định này thì đường giới hạn địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây (cũ) tại các khu vực giáp ranh với tỉnh Hoà Bình đã được xác định cụ thể và đó chính là đường địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội (mở rộng) và tỉnh Hoà Bình.

Trong thời gian tới, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xác định đường giới hạn địa giới hành chính tỉnh Hà Tây (cũ) tại các khu vực giáp ranh với tỉnh Hoà Bình ở thực địa theo Nghị quyết nêu trên của Quốc hội.

33. Cử tri tỉnh Bắc Giang, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Thái Bình kiến nghị:

Ban đại diện Hội Người cao tuổi nên tổ chức ở cả 4 cấp, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi ở tỉnh, huyện cần được bầu theo đại hội thay cho việc như hiện nay là do đại diện của UBMTTQ cử sang. Tăng kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Người cao tuổi”.



Trả lời: (tại Công văn số 2789/BNV–VP ngày 28/8/2009)

  1. Về tổ chức của Hội Người cao tuổi.

Hiện nay, theo Điều lệ Hội Người cao tuổi được phê duyệt tại Quyết định số 348/QĐ-BNV ngày 16/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hội Người cao tuổi Việt Nam chỉ có tổ chức hội ở Trung ương và ở xã, phường, thị trấn; ở tỉnh, thành phố, huyện, quận không có tổ chức hội mà chỉ có Ban đại diện của hội người cao tuổi.

Cũng về vấn đề tổ chức của Hội Người cao tuổi Việt nam, Thông báo số 12-TB/TW ngày 13/6/2001 của Ban Bí thư về Đại hội II Hội người cao tuổi Việt Nam: “mô hình hệ thống tổ chức 2 cấp như hiện nay của Hội Người cao tuổi là phù hợp”; Thông báo số 45-TB/TW ngày 13/11/2006 của Ban Bí thư về Đại hội III Hội người cao tuổi Việt Nam “trong nhiệm kỳ khóa III, ở cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, tổ chức Hội vẫn là Ban đại diện người cao tuổi như hiện nay”. Công văn số 109/CP-PL ngày 17/6/2009 của Chính phủ gửi Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với dự án Luật Người cao tuổi, ghi: “Chính phủ thống nhất cho rằng dự thảo Luật Người cao tuổi chỉ nên quy định Hội Người cao tuổi Việt Nam là một tổ chức xã hội và không nên quy định cụ thể về hệ thống tổ chức các cấp của Hội Người cao tuổi Việt Nam trong dự thảo Luật”. Báo cáo số 1463/BC-UBXH12 ngày 09/7/2009 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Người cao tuổi ghi: “nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không nên tổ chức hội 4 cấp, chỉ nên tổ chức 2 cấp” và Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Người cao tuổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Dự thảo 09/7/2009) cho rằng “hệ thống tổ chức các cấp của Hội Người cao tuổi, vấn đề này đã được ghi trong Điều lệ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Đối với việc bầu Ban Đại diện Hội Người cao tuổi ở tỉnh, huyện: hiện nay, Hội người cao tuổi được thành lập ở Trung ương và cơ sở còn ở cấp tỉnh, huyện là Ban Đại diện, vì vậy, Ban Đại diện Hội người cao tuổi ở tỉnh, huyện không thực hiện cơ chế bầu theo đại hội.

2. Về việc tăng kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Người cao tuổi.

Hiện nay, nhu cầu tăng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các hội nói chung là rất lớn. Đối với Hội Người cao tuổi, hàng năm kinh phí hoạt động được Nhà nước cấp một phần, ngoài ra, Hội còn được nhận tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, kinh phí thu được từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ và kinh phí có được từ những hoạt động của Hội gắn với nhiệm vụ của Nhà nước, được Nhà nước hỗ trợ theo Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước (Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg) và Quyết định số 247/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg. Việc tăng kinh phí hỗ trợ liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ có gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao do Hội thực hiện.

34. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

"Việc thực hiện kê khai tài sản đối với các đối tượng cán bộ nhà nước hiện nay còn hình thức, thực tế không thể quản lý được, cần phải có giải pháp thiết thực hơn. Cử tri kiến nghị cũng cần phải bổ sung thêm một số đối tượng phải thực hiện kê khai tài sản như Kiểm lâm, Cảnh sát giao thông..."


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương