UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


- Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị



tải về 3.4 Mb.
trang43/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43

2- Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri phản ánh thời hạn bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ làm công tác Viện kiểm sát trên thực tế có nhiều bất cập, do thời hạn bổ nhiệm và thời hạn luân chuyển không đồng nhất. Ví dụ: Kiểm sát viên cấp tỉnh được luân chuyển xuống cấp huyện giữ vị trí lãnh đạo thì đồng thời vừa nhận quyết định luân chuyển vừa nhận quyết định bổ nhiệm, trong khi thời gian bổ nhiệm là 5 năm còn thời gian luân chuyển chỉ là 3 năm.

Trả lời: (tại Công văn số 277/VKSTC-V9 ngày 26/8/2009)

Thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý và thời giạn luân chuyển theo quiy định của Đảng và Nhà nước như sau:

Điều 5 của Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo ban hành theo Quyết định số 27/2003/QDD-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Thời gian mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm”.

Tiết 2, điểm III, mục B, Phần thứ hai của Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn thực hiện Quy định vè phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử quy định: “Thời gian luân chuyển cán bộ nói chung là từ 3 năm trở lên. Trường hợp thực sự cần thiết, do nhu cầu đặc biệt của việc sắp xếp, bố trí cán bộ thì mới điều động sớm hơn thời hạn trên”.

Do nhu cầu thực hiện Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tăng thẩm quyền xét xử vụ án hình sự quy định tại khoản 1 điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, năm 2006, 2008 Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định điều động và bổ nhiệm các ông, bà Ngô Thị Tuyết Hồng, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hữu Quyết Thắng giữ chức vụ lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, nhiệm kỳ là 5 năm theo quy định.

Ngoài ra không có Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nào vừa nhận quyết định luân chuyển vừa nhận quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp quận.



TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Chế độ phụ cấp của Chủ tịch công đoàn cơ sở trường học”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1240/TLĐ ngày 27/7/2009).

Căn cứ Quyết định 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Hướng dẫn số 55-HD/BTCTW ngày 31/12/2005 của Ban tổ chức Trung ương, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007 và Công văn số 374/TLĐ ngày 5/3/2008, quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với Chủ tịch công đoàn cơ sở.

Quyết định số 1262/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn căn cứ vào số lượng đoàn viên để quy định phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nghiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở. Trong đó, phụ cấp kiêm nghiệm, trách nhiệm Chủ tịch Công đoàn các cấp, hoạt động không chuyên trách hàng tháng được tính bằng hệ số 0,1 đến hệ số 0,5 so với mực lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Cụ thể gồm 05 mức như sau:

1- Dưới 100 đoàn viên công đoàn của một đơn vị: 0,1,

2- Từ 100 đến dưới 500 đoàn viên: 0,2,

3- Từ 500 đến dưới 2000 đoàn viên: 0,3,

4- Từ 2000 đến dưới 5.000 đoàn viên: 0,4,

5- Từ 5.000 đoàn viên trở lên: 0,5,

Về nguồn kinh phí để chi lương và phụ cấp: các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn và phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở không vượt quá 30% tổng nguồn kinh phí và đoàn phí công đoàn mà công đoàn cơ sở được sử dụng.

Trong trường hợp nguồn kinh phí của công đoàn cơ sở có khó khăn hoặc nguồn kinh phí được phân bổ cho khoản mục lương, phụ cấp cán bộ chuyên trách, phụ cấp cán bộ công đoàn sử dụng không hết, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để quyết định đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm; mức phụ cấp kiêm nghiệm, phụ cấp trách nhiệm. Nhưng mức phụ cấp kiêm nghiệm hàng tháng tối đa không vượt quá hệ số 0,5 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định, phụ cấp trách nhiệm tối đa không quá hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Công đoàn cơ sở được sử dụng nguồn thu khác để chi phụ cấp kiêm nghiệm, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở. Đối tượng, mức chi phụ cấp kiêm nghiệm, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở sử dụng từ nguồn thu khác, do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

Chủ tịch công đoàn cơ sở trường học hiện nay là cán bộ công đoàn bán chuyên trách, không hưởng lương từ ngân sách công đoàn, vì vậy ý kiến của cử tri tỉnh Lai Châu phản ánh Chủ tịch Công đoàn cơ sở ở trường học hiện được hưởng chế độ kiêm nghiệm, mức hưởng bằng 0,11 so với mức lương tối thiểu là phù hợp với quy định trên của Tổng Liên đoàn và đúng với quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Quyết định 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 và Hướng dẫn số 55-HD/BTNTW ngày 31/12/2005.



UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần công khai, minh bạch Quỹ “Vì người nghèo”, được biết quỹ này vận động với số tiền rất lớn, tuy nhiên, số thu thì thấy công khai nhưng số chi bao nhiêu thì không có số liệu cụ thể”.

Trả lời: (Tại Công văn số 02/MTTW-BTT ngày 01/10/2009).

Theo quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” thì Quỹ “Vì người nghèo” được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà áp dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước công bồ từng thời kỳ.

Quỹ này được thành lập ở 4 cấp. Ở Trung ương , Ban vận động xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ “Vì người nghèo” do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng ban; thành viên của Ban vận động gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Lao dộng – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài. Thành phần ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp ở địa phương bao gồm các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống của từng cấp.

Theo quy định của quy chế, Quỹ được sử dụng theo nguyên tắc dân chủ, công khai và hỗ trợ đúng đối tượng. Việc hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí của Quỹ thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành; nghiêm cấm việc để ngoài sổ sách kế toán bất kì khoản thu, chi một loại tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của các đơn vị, tổ chức, cá nhân; thực hiện công khai mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước. Hàng quý, hàng năm Quỹ “Vì người nghèo” các cấp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và quyết toán thu, chi. Định kỳ và đột xuất, Ủy ban MTTQ và cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ.

Trong những năm qua, thực hiện quy định của Quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành, công tác quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” các cấp về cơ bản thực hiện theo đúng quy định. Nội dung chi được tiến hành trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và hỗ trợ đúng đối tượng.

Chính vì thế, hoạt động của Quỹ luôn nhận được sự quan tâm phối hợp của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước và của bạn bè quốc tế, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Tính từ khi phát động (tháng 10/2000) đến tháng 6/2009, Quỹ 4 cấp đã vận động được 2.800 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này, với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư đã xây dựng và sửa chữa 833.693 căn nhà đại đoàn kết; đã có 18 tỉnh, thành phố (kể cả tỉnh Hà Tây trước đây); 292 huyện, quận, thị xã; 5.638 xã, phường, thị trấn được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp: “Bằng ghi công” chứng nhận là địa phương hoàn thành chương trình xóa nhà dột nát cho người nghèo.

Cũng theo quy định của Quy chế và quy định của Chính phủ, các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ (Bao gồm chi cho công tác tuyên truyền, vận động, huy dộng nguồn lực cho Quỹ; chi cho công tác thi đua, khen thưởng; Chi cho Hội nghi sơ kết, tổng kết…) không vượt quá 5% tổng số tiền thu hàng năm của Quỹ ở từng cấp. Tuy nhiên, trên tinh thần tiết kiệm, tất cả vì người nghèo nên từ ngày 17/10/2000 đến 31/12/2008, Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương thực chi cho công tác quản lý Quỹ chỉ xấp xỉ khoảng 2%.



Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số địa phương. Kết luận của Kiểm toán Nhà nước (Số 98/KTNN-Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/6/2008) đã nhận định: “Công tác quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban MTTQ các tỉnh đã thực hiện theo quy định hiện hành; các nội dung chi Quỹ về cơ bản tuân thủ theo Quy chế và theo thỏa thuận của nhà tài trợ”. Trong năm 2009, thực hiện chương trình kiểm tra số 97-CTr/TW ngày 23/12/2008 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã tiến hành kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tiếp nhận, quản lý, phân bổ nguồn tiền ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, người nghèo và các hoạt động từ thiện khác đối với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2008. Qua kiểm tra đoàn không phát hiện có vi phạm, lợi dụng đối với các Quỹ (trong đó có Quỹ “Vì người nghèo”)./.


1 Tính đến ngày 03/9/2009, đã có 27/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra Quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng nhận các giao dịch, hợp đồng từ Ủy ban nhân dân sang các tổ chức hành nghề công chứng; 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển giao.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương