UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang18/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   43

8. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

"Đề nghị Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể khoản a, e, d, g điểm 5 Điều 15; điểm b khoản 3 Điều 29, điểm b khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều 34 quy định mức xử phạt không sát thực tế, rất khó áp dụng thực thi. Đề nghị nghiên cứu các quy định khung xử phạt phù hợp với giá trị hàng hóa vi phạm hành chính và quy mô hoạt động của đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Theo chương trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ cho phép tách phần xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và xây dựng Nghị định riêng để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này. Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế. Hiện nay Bộ đang tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định này, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào Quý III năm 2010. Bộ Y tế xin ghi nhận đề xuất, kiến nghị của cử tri về vấn đề này và sẽ nghiên cứu để có thể đưa vào dự thảo Nghị định.



9. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

"Đầu tư, xây dựng, nâng cấp Phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc-Mỹ phẩm-Thực phẩm tỉnh thành phòng xét nghiệm chuẩn. Sớm điều chỉnh, bổ sung, ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc-Mỹ phẩm- Thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh về nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế. Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho Trung tâm y tế cấp huyện".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009 của Bộ Y tế)

a) Về Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc-Mỹ phẩm-Thực phẩm:

Theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế và Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, thì Trung tâm Kiểm nghiệm và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế. Việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thuộc thẩm quyền của địa phương để thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên ngành theo lĩnh vực và đáp ứng việc cung cấp thông tin, bằng chứng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Căn cứ vào điều kiện đặc thù của từng địa phương, Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập tổ chức và quy định nhiệm vụ cụ thể cho Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm hoặc Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30/12/2008 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Theo đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế.

10. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

"Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chương trình về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên thực tế Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các hoạt động liên quan bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cũng thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị làm tốt công tác này. Đặc biệt sau khi hệ thống thanh tra chuyên ngành được thành lập và đi vào hoạt động công tác này sẽ ngày càng được tăng cường, góp phần làm tốt công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cũng là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.



11. Cử tri Phú Thọ kiến nghị:

"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động đối với thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cho các Trung tâm y tế dự phòng các tuyến; quan tâm về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chế độ của đội ngũ làm công tác kiểm nghiệm thú y cơ sở, thực tế hiện nay phụ cấp đối tượng này quá thấp (300.000 đồng/tháng)".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Bộ Y tế xin trả lời về nội dung xây dựng quy chế hoạt động đối với thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm như sau (nội dung liên quan đến kiểm nghiệm thú y, Bộ Y tế đã đề nghị chuyển cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời):

Theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Trung tâm Y tế dự phòng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, không phải là cơ quan quản lý nhà nước nên Trung tâm không có chức năng thanh tra. Việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương đảm nhiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng các văn bản hướng dẫn xây dựng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm và sẽ ban hành trong năm 2009 để thống nhất các hoạt động thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc.

12. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

"Đề nghị Bộ quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm, thông tin tuyên truyền của Chi cục an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý, báo cáo.. .từ Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế đến các tỉnh qua mạng Internet. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra chuyên ngành VSATTP; ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác VSATTP ở địa phương".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Năm 2008 là năm đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức, quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày 30/12/2008, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 12/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tính đến hết ngày 09/7/2009 đã có 44 tỉnh/thành phố thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 25 Chi cục đã quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đi vào hoạt động, 19 Chi cục còn lại mới có Quyết định thành lập nhưng chưa quy định chức năng nhiệm vụ và chưa đi vào hoạt động. Các Chi cục mới thành lập gặp nhiều khó khăn như: 90% các Chi cục đã đi vào hoạt động nhưng chưa có trụ sở riêng, tạm thời đặt tại một số phòng của các đơn vị y tế khác như Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế, Trung tâm Dân số - KHHGĐ; Trang thiết bị thiết yếu của các phòng ban trong Chi cục đều rất thiếu, phương tiện đi lại hầu như không có hoặc sử dụng xe đã qua sử dụng trên 10 năm; trung bình mỗi Chi cục có khoảng 8 – 15 người (riêng Hà Nội có 20 biên chế), được tuyển từ các trung tâm, bệnh viện, Sở Y tế..., phần lớn các cán bộ chưa được đào tạo chuyên khoa. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn (có Chi cục chỉ có 01 bác sĩ). Đội ngũ thanh tra còn thiếu, trong 25 Chi cục đã đi vào hoạt động có 07 Chi cục chưa có Thanh tra chi cục. Một số cán bộ Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm y tế dự phòng tỉnh không muốn chuyển sang chi cục vì nhiệm vụ không thay đổi mà lại không được hưởng 35% phụ cấp đặc thù (hệ y tế dự phòng) nên càng khó khăn hơn.

Để khắc phục những khó khăn trên, Bộ y tế đã triển khai các hoạt động sau:

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng đề án củng cố năng lực Chi cục, cụ thể là: phối hợp với trường cán bộ Thanh tra mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản cho Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm với sự hỗ trợ của Thanh tra Chính phủ, mở 02 lớp Thanh tra chuyên ngành tại miền Bắc và miền Nam (186 học viên). Trong thời gian tới tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Tổ chức lớp tập huấn về công tác thanh tra chuyên ngành và hậu kiểm về chất lượng VSATTP. Đối tượng là Thanh tra Sở y tế, Trung tâm y tế dự phòng (các tỉnh/thành phố chưa thành lập Chi cục), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Mục đích của đợt tập huấn này phổ biến kế hoạch triển khai công tác thanh tra, hậu kiểm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009; hướng dẫn và thống nhất nội dung thanh tra, hậu kiểm giữa các đoàn của Trung ương và địa phương trong việc thực hiện thanh tra, hậu kiểm và xử lý các trường hợp vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ngoài ra, Bộ Y tế còn tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác lập kế hoạch, phân tích nguy cơ và giám sát ngộ độc thực phẩm, công tác truyền thông... góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước.

- Bộ Y tế hiện đang xây dựng “Đề án tăng cường năng lực hệ thống Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm” trình Chính phủ, để từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ Chi cục. Ngày 06/7/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 2425/QĐ-BYT về việc thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án tăng cường năng lực Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Đề án bao gồm một số nội dung chủ yếu: Nâng cấp cơ sở làm việc cho hệ thống chi cục tuyến tỉnh, phương tiện kiểm nghiệm, thông tin tuyên truyền; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, Thanh tra chuyên ngành. Bộ y tế đã gửi công văn đến các Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo về nhu cầu kinh phí đầu tư cho Chi cục và hướng dẫn địa phương xây dựng Đề án tăng cường năng lực cho các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.



13. Cử tri các tỉnh An Giang, Nghệ An, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bình Thuận, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lăk, Đắk Nông, Bến Tre kiến nghị:

"Cử tri đề nghị xem xét định mức khám, chữa bệnh theo BHYT, vì hiện nay tình trạng chung là bác sĩ dựa vào định mức thẻ bảo hiểm để cấp thuốc, kê thuốc không đủ liều, lượng, thuốc chất lượng thấp... Bên cạnh đó, do các bệnh viện muốn giữ bệnh nhân để được hưởng chế độ thanh toán bảo hiểm tại tuyến bệnh viện điều trị nên gây khó khăn cho bệnh nhân có nhu cầu chuyển tuyến bệnh viện nên đề nghị đối với bệnh nhân có BHYT nếu khám và điều trị bệnh từ 5 – 7 lần không chuyển biến bệnh thì có quyền yêu cầu được chuyển và nhập viện tuyến trên điều trị. Ngoài ra, qui định thẻ BHYT tự nguyện phải khám đúng, chữa bệnh đúng tuyến đăng ký ban đầu, nếu bệnh viện chưa đủ chức năng điều trị phải xin giấy chuyển viện gây phiền hà cho người dân. Do vậy, đề nghị có chủ trương thực hiện việc cấp thẻ BHYT có giá trị toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị bệnh trong trường hợp khẩn cấp".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

a. Về định mức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT):

Về nguyên tắc, việc điều trị, kê đơn cấp thuốc là dựa trên mức độ, tình trạng bệnh lý của người bệnh, phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật đối với cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế không quy định định mức khám, chữa bệnh BHYT. Hiện nay các bệnh viện đang áp dụng phương thức thanh toán theo giá dịch vụ, đây là phương thức thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh. Theo phương thức này thì không có định mức khám, chữa bệnh BHYT.

Tiếp thu ý kiến của các cử tri, Bộ Y tế sẽ kiểm tra, giám sát việc kê đơn, cấp thuốc BHYT để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người bệnh BHYT.

b. Về đề nghị "đối với bệnh nhân BHYT nếu khám và điều trị từ 5 - 7 lần không chuyển biến bệnh thì có quyền yêu cầu được chuyển và nhập viện tuyến trên điều trị":

Quy chế chuyên môn và Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế đã quy định: “Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.” Như vậy, người bệnh có thẻ BHYT ngay cả khi đến khám, chữa bệnh lần đầu nếu việc điều trị bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh thì cơ sở đó phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác có khả năng chuyên môn phù hợp mà không nhất thiết phải sau 5 - 7 lần khám và điều trị không chuyển biến bệnh.

c. Về đề nghị có chủ trương thực hiện việc cấp thẻ BHYT có giá trị toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị bệnh trong trường hợp khẩn cấp:

Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế quy định: “2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.”. Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh BHYT nào trong cả nước đều được hưởng chế độ BHYT khi có trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.



14. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

"Mỗi năm trung bình người dân đóng 320.000đ để mua BHYT nhưng lượng thuốc cấp cho bệnh nhân bị khống chế, có những dịch vụ tuyến xã phường người dân không được hưởng (như siêu âm, điện tim..) dù máy móc được trang bị rất tốt, bởi lý do cơ quan BHYT không thanh toán các chi phí này. Từ đó có khoảng 40% người khám, chữa bệnh dùng thẻ BHYT theo qui định. Chưa kể đến việc phân biệt đối xử trong khám, điều trị bệnh giữa người có và không có BHYT...Đề nghị Bộ Y tế sớm chấn chỉnh tình trạng trên".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Việc cung ứng dịch vụ tại các Trạm y tế xã được quy định căn cứ vào phạm vi chuyên môn, điều kiện thực tế và khả năng đáp ứng của Trạm y tế xã, Bộ Y tế đã có Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 về việc ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật để thống nhất thực hiện trong toàn quốc.

Để tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh giữa người có và không có BHYT như ý kiến của đại biểu đã nêu, Bộ Y tế đã có Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 về Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.

15. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

"Luật Bảo hiểm y tế qui định chỉ thanh toán cho đối tượng có thẻ BHYT mà chưa nêu rõ trường hợp trẻ sơ sinh, nhất là trẻ mới sinh được vài ngày (với đối tượng này yêu cầu phải có thẻ BHYT mới được thanh toán là không khả thi, vì giấy khai sinh chưa làm kịp). Đề nghị Bộ Y tế sớm trình Chính phủ qui định cụ thể vấn đề này để tránh vướng mắc khi thực hiện".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Ngày 14 tháng 8 năm 2009, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Khoản 2 Điều 13 của Thông tư 09 quy định "Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này."



16. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị:

"Cử tri kiến nghị việc tham gia BHYT tự nguyện khi được thanh toán chi phí khám chữa bệnh, người bệnh phải chịu mức lệ phí 20% là quá cao. Đề nghị nhà nước có thể tăng mức đóng BHYT và thanh toán 100% viện phí cho bệnh nhân tham gia BHYT".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Việc tính toán và đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở nhằm bảo đảm khả năng thanh toán của Quỹ BHYT theo mức hưởng được quy định và phải bảo đảm phù hợp với mức thu nhập bình quân, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng tham gia của người dân cũng như khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Với mức đóng BHYT như hiện nay (320.000 đồng/người/năm) đã có nhiều ý kiến cho là cao so với thu nhập của người dân. Nếu tăng mức đóng bảo hiểm y tế sẽ khó vận động được số đông người dân tham gia bảo hiểm y tế, làm giảm số người có khả năng tham gia và giảm tính chia sẻ trong cộng đồng.

Khi Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực, thì mức đóng của người tham gia BHYT sẽ tăng lên 4,5% mức lương tối thiểu để bảo đảm khả năng thanh toán của quỹ BHYT và quyền lợi của người tham gia BHYT.

17. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

"Đề nghị miễn toàn bộ viện phí cho người nghèo, nghiên cứu xem xét cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi không thuộc diện chính sách".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

a. Về đề nghị miễn toàn bộ viện phí cho người nghèo:

Trong thời gian qua, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến người nghèo và đã ban hành một số chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, như Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo; thực hiện mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, kinh phí mua thẻ từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách theo hình thức bổ sung có mục tiêu. Mức thẻ BHYT cho người nghèo ngày càng tăng (năm 2006 là 60.000 đồng/người/năm, năm 2007 là 80.000 đồng/người/năm, năm 2008 là 130.000 đồng/người/năm, năm 2009 mức bình quân cả năm là 220.800 đồng/người/năm).

Theo Luật Bảo hiểm Y tế (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009), người thuộc hộ nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% để mua thẻ BHYT; chi phí khám chữa bệnh do Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của Luật BHYT; cũng theo Luật Bảo hiểm Y tế, khi đi khám chữa bệnh, người nghèo có thẻ BHYT sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh, người nghèo có thẻ BHYT sẽ phải thanh toán 5% còn lại của chi phí khám chữa bệnh. Mục đích của quy định này là để nâng cao trách nhiệm của người có thẻ BHYT trong việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm y tế; trong việc kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng BHYT, đồng thời bảo đảm công bằng giữa những người tham gia BHYT trong việc sử dụng dịch vụ y tế.



b. Về việc cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi không thuộc diện chính sách:

Hiện nay người cao tuổi được cấp thẻ BHYT gồm 2 nhóm đối tượng: nhóm theo quy định của Nghị định 67/2007/NĐ-CP và nhóm thuộc đối tượng hưu trí, người nghèo, chính sách xã hội….Theo báo cáo của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, năm 2008 tổng số người cao tuổi trong cả nước ước khoảng 8 triệu người, trong đó có 5 triệu người đã được cấp thẻ BHYT. Như vậy còn khoảng 3 triệu người cao tuổi chưa được cấp thẻ BHYT, đây là đối tượng rất cần được quan tâm, chăm sóc sức khoẻ. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các Bộ, ngành kiến nghị Chính phủ xem xét, bố trí ngân sách mua BHYT cho đối tượng này.



18. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: "Đề nghị thống nhất sử dụng nguồn kinh phí khám chữa bệnh về một mối, vì hiện nay còn bất cập như thuốc khám chữa bệnh cho trẻ em 6 tuổi do cấp xã đảm nhận, thuốc bảo hiểm y tế cho người nghèo lại do bệnh viện tuyến huyện".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009), trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng thực hiện BHYT; kinh phí mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được lấy từ ngân sách Nhà nước. Vấn đề cử tri nêu sẽ được khắc phục khi thực hiện BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.



19. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

"Đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh chế độ điều trị nội trú cho bệnh nhân có BHYT tại các trạm y tế xã đối với các tỉnh miền núi nói chung và Lai Châu nói riêng".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Qua kiểm tra, giám sát hoạt động y tế ở các địa phương, Bộ Y tế thấy rằng việc điều trị nội trú tại trạm y tế xã trong các tỉnh miền núi là yêu cầu cần thiết của người dân tại các địa phương. Việc quy định điều trị nội trú và số ngày điều trị nội trú liên quan đến công tác tổ chức (trạm y tế xã có đủ bác sỹ, y tá để theo dõi bệnh nhân hay không), đến quy trình và phác đồ điều trị bệnh đồng thời liên quan đến quy định chức năng nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã.

Để đáp ứng nhu cầu điều trị nội trú tại trạm y tế xã, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, Bộ Y tế đang hướng dẫn tạm thời thanh toán chi phí ngày giường lưu cho các trạm y tế xã miền núi tối đa là 2 ngày (ví dụ: tối hôm trước đến, sáng hôm sau mới chuyển đi), các chi phí về thuốc, dịch truyền, vật tư y tế tiêu hao (nếu có) thì được thanh toán theo thực tế điều trị, không khống chế theo số ngày nằm lưu được thanh toán bảo hiểm y tế.

Hiện nay, Bộ Y tế đang nghiên cứu và phối hợp với Bộ Nội vụ để bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ và có quy định phù hợp về việc điều trị nội trú tại trạm y tế xã ở các tỉnh miền núi đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.



20. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

"Đề nghị nâng chế độ đối với cán bộ y tế đảm nhiệm thêm công tác khám và điều trị bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Thực hiện Nghị Quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khoá XII về đẩy mạnh chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Bộ Y tế đã và đang xây dựng các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế như: chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề; chế độ phụ cấp vùng, miền; chế độ phụ cấp thường trực, chống dịch, phẫu thuật, thủ thuật…

Để các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế ngày càng được hoàn thiện hơn, Bộ Y tế rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý cụ thể của các đơn vị và cá nhân trong cả nước.

21. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

"Đề nghị Bộ Y tế quan tâm và tăng chế độ phụ cấp đối với cán bộ làm công tác KHHGĐ hiện nay rất thấp".


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương