UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang21/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   43

Trả lời:

a) Về việc mở dải phân cách ( tại Công văn số 5442/ BGTVT-CĐBVN)

Quốc lộ 1 đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang từ Km1954+790 đến Km2028+134 với chiều dài 73,344 km. Để đảm bảo đi lại thuận tiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân sinh sống dọc hai bên đường cũng như đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác sử dụng, trước khi phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và thi công lắp đặt dải phân cách giữa, bố trí các điểm quay đầu xe và các điểm ngắt dải phân cách giữa, Phân Ban Quản lý Dự án 1 phía Nam - Ban Quản lý Dự án 1 (Đại diện chủ đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ.1A đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận) đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Tiền Giang (Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, Cảnh sát giao thông, UBND TP. Mỹ Tho, UBND huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè) và Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 714 - Khu QLĐB VII tiến hành khảo sát hiện trường, lập biên bản thỏa thuận về vị trí các điểm mở dải phân cách giữa và các điểm quay đầu xe trên QL1 đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang (Biên bản kiểm tra hiện trường ngày 07/03/2005). Hiện tại trên tuyến đường có 435 vị trí đường nhánh đầu nối vào QL.1, trong đó đầu nối đường nhánh từ trường học và bệnh viện vào QL.1 bên phải tuyến 15 vị trí, bên trái tuyến 28 vị trí đồng thời với chiều dài 73,344km hiện đang tồn tại 76 vị trí mở dải phân cách để tạo điều kiện cho người và phương tiện tham gia giao thông quay đầu xe, qua đường được an toàn. Như vậy bình quân chưa tới 1km đã có 1 điểm mở dải phân cách giữa, cự ly này tương đối ngắn so với quy mô tuyến đường, qua nhiều năm khai thác, việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến diễn ra khá thuận lợi, an toàn giao thông được đảm bảo do các vị trí điểm mở dải phân cách giữa được bố trí phù hợp với thực tế. Nếu bổ sung thêm các điểm mở dải phân cách giữa sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng tới giao thông trên tuyến QL.1 và nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT rất cao.

b) Về tiến độ thi công Quốc lộ 50 (tại Công văn số 5964/BGTVT-QLXD)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT đang triển khai một số dự án công trình giao thông, trong đó dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 50 và dự án nạo vét kênh Chợ Gạo.

1. Dự án đầu tư nâng cấp QL 50 đoạn qua tỉnh Tiền Giang gồm 2 dự án thành phần: Dự án thành phần 2: từ Km 36+543 - Km47+334 (nằm trong đoạn từ TP. Hồ Chí Minh đi Gò Công ) được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 438/QĐ-BGTVT ngày 02/03/2007 và Dự án thành phần 3: đoạn Gò Công - Mỹ Tho (từ Km47+334-Km88+665) được phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1508/QĐ-BGTVT ngày 21/5/2007.

Toàn bộ đoạn qua tỉnh Tiền Giang từ Km 36+543-Km88+665 gồm 04 gói thầu xây lắp.

Ngoại trừ gói thầu số 6 - xây dựng chợ Gạo, do yêu cầu thực tế, hiện nay Bộ GTVT đang tiến hành điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với Dự án cải tạo nạo vét Kênh Chợ Gạo, các gói thầu còn lại (Gói 3,5,7) đã khởi công bắt đầu từ tháng 12/2008 và đang tích cực triển khai thi công. Đến nay, mặc dù còn vướng một số vị trí về GPMB và ảnh hưởng của thời tiết khu vực, nhưng về cơ bản khối lượng đã thực hiện của các gói thầu đáp ứng được yêu cầu về tiến độ đã quy định, cụ thể: Gói 3 đạt 14%, Gói 5 đạt 17% và Gói 7 đạt 22%.

Trong quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ và tích cực với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan của địa phương, đặc biệt trong công tác GPMB.

2. Về Dự án nạo vét Kênh Chợ Gạo: Kênh Chợ Gạo là luồng chung của hai tuyến huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do mật độ giao thông đường thủy trong vài năm gần đây tăng rất nhanh và hiện nay rất lớn (1400 lượt/ ngày đêm), nên hay xảy ra ùn tắc. Vì vậy, Dự án nạo vét Kênh Chợ Gạo là yêu cầu cần thiết và Bộ GTVT đang tích cực triển khai. Hiện tại, đã hoàn thành Báo cáo cuối kỳ của Dự án, do có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương và sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục theo quy định để có thể phấn đấu hoàn tất việc phê duyệt Dự án vào tháng 9/2009.

Mới đây, ngày 24/7/2009, Bộ GTVT đã làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Tiền Giang để có sự thống nhất và phối hợp cho các dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ( Thông báo số 353/TB-BGTVT ngày 07/8/2009).

5. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

Đề nghị Ban quản lý dự án 6 thuộc Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công 3 km thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần đi Lào Cai thuộc QL 4.

Trả lời: (tại Công văn số 5603/BGTVT-CĐBVN)

Dự án đầu tư nâng cấp QL4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai được Bộ GTVT quyết định đầu tư và giao cho Cục đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư, Ban QLDA 6 điều hành dự án.

Đoạn 3 km thị trấn Cốc Pài thuộc gói thầu số 4 (Km296-Km299) đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và ký hợp đồng tháng 4/2009, Nhà thi công là: Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn Đông Đô và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Nhật, thời gian thực hiện hợp đồng là 690 ngày. Hiện nay nhà thầu đang trong công tác chuẩn bị để sẵn sàng thi công xây dựng.

Công tác giải phóng mặt bằng đã tách thành tiểu dự án GPMB và giao cho địa phương thực hiện theo Quyết định số 2445/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2007 của Bộ GTVT. Theo Báo cáo của Cục đường bộ Việt Nam, hồ sơ cắm cọc GPMB đã được bàn giao cho Hội đồng GPMB địa phương từ tháng 6/2009. Đến nay đang được Hội đồng đền bù GPMB huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chỉ đạo đo đạc, lập hồ sơ lên phương án để thẩm định, phê duyệt.

Bộ GTVT đang chỉ đạo chủ đầu tư (Cục đường bộ Việt Nam) phối hợp tích cực với Hội đồng GPMB địa phương nhằm đẩy nhanh công tác GPMB để bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công ngay sau khi đủ điều kiện.

Qua đây, Bộ GTVT đề nghị HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang có ý kiến với các cơ quan liên quan của tỉnh phối hợp tích cực hơn nữa nhằm đẩy nhanh công tác GPMB, giúp đỡ Bộ GTVT và Cục đường bộ Việt Nam hoàn thành dự án theo tiến độ đã đề ra.



6. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:

Đề nghị tiếp tục chỉ đạo phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Cử tri nhiều vùng nông thôn, miền núi phản ảnh còn nhiều thôn bản đường đất, đi lại khó khăn, nhất là trong mùa mưa, cần nâng cấp để vừa phục vụ đi lại, vừa tạo điều kiện phát triển cho các vùng nông thôn miền núi.

Trả lời: (tại Công văn số 5620/BGTVT-KHĐT)

Hiện nay, Chính phủ đang tập trung hỗ trợ các địa phương hoàn thành dự án mở đường đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Các tuyến đường giao thông này có tầm quan trọng trong việc phục vụ đi lại cảu nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bộ GTVT thống nhất với ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Ngãi về chủ trương đầu tư, phát triển hệ thống đường GTNT ở khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, đây là những tuyến đường do địa phương quản lý và đầu tư, vì vậy Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

7. Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị:

Nhiều năm qua, cử tri Đắk Lắk liên tục kiến nghị nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường nối giữa tỉnh Đăk Lăk với Phú Yên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa cho nhân dân 2 tỉnh, nhưng chưa được giải quyết. Đề nghị sớm quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Trả lời: (tại Công văn số 5970/BGTVT-KHĐT)

Tuyến đường nối giữa Đắk Lăk với Phú Yên do địa phương quản lý và đầu tư. Bộ GTVT thống nhất về chủ trương đầu tư, đề nghị UBND tỉnh Đăk Lăk lập dự án đầu tư và làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh; đồng thời, tỉnh chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn khác để thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp theo yêu cầu của tỉnh.

8. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Hiện nay một số cầu và đoạn đường trên Quốc lộ 1A (đoạn Phú Yên- Quảng Ngãi) đã bị xuống cấp nghiêm trọng; biển báo giao thông lắp đặt không phù hợp, nhất là các biển báo hạn chế tốc độ. Đề nghị kiểm tra và có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này.

Trả lời: (tại Công văn số 6036/BGTVT-CĐBVN)

Đoạn tuyến QL1 từ Quảng Ngãi đến Phú Yên do Khu QLĐBVN - Cục đường bộ Việt Nam quản lý với tổng chiều dài 339km. Đoạn tuyến này được Bộ GTVT đầu tư cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (dự án ADB3) đã bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2003. Do địa hình tuyến qua vùng có đại chất phần lớn là nền đất yếu lại chịu ảnh hưởng của mưa lũ năm 2007 và năm 2008, móng và mặt đường của đoạn tuyến từ Km1278 - Km1366 thuộc địa phận tỉnh Phú Yên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bị rạn nứt lớn, lún võng, một số đoạn đường bị sình lún, hủy liệt, làm cho việc đi lại gặp khó khăn. Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa các đoạn đường QL1 (trên địa bàn tỉnh Phú Yên) bị hư hỏng và bố trí vốn sửa chữa đường bộ năm 2009 để thực hiện.

Trên QL 1 từ Quảng Ngãi đến Phú Yên còn tồn tại một số cầu được xếp vào danh sách cầu yếu và đã được đưa vào kế hoạch xây dựng cầu mới thay thế như cầu Cháy Km1042+987 - Quảng Ngãi, cầu Cẩm Tiên 2 Km1207+375 - Bình Định, cầu Quán Cau Km1312+600 - Phú Yên (dự án cầu yếu giai đoạn 1 - bước 2), cầu Tiên Hội Km 1202+475 (dự án cầu yếu - giai đoạn 2); các cầu Châu Ô Km1036+275 - Quảng Ngãi, cầu Ô Sông Km1038+275 - Quảng Ngãi, cầu Cát Km1065+081 - Quảng Ngãi, cầu Trà Câu Km 1091+645 - Quảng Ngãi, cầu Bình Dương Km1161+541 - Bình Định, cầu Trà Quang 1 Km1175+551, cầu An Ngãi 1 Km1208+299 - Bình Định, cầu Gành Km1213+360 - Bình Định (ưu tiên 1 của dự án cầu yếu giai đoạn 3), đã được Bộ GTVT phê duyệt đề cương, dự toán khảo sát lập dự án và kế hoạch đấu thầu tư vấn. Cục ĐBVN đã phê duyệt hồ sơ mời thầu, tư vấn lập dự án và đang triển khai các bước tiếp theo…Ngoài ra, còn một loạt các cầu được đưa vào danh sách cầu yếu các giai đoạn tiếp theo như cầu Đại Thạnh Km1181+608 - Bình Định, cầu Vạn Phước Km1184+106 - Bình Định, cầu Châu Thành Km1202+478 - Bình Định, cầu Hảo Sơn Km1354+250 - Phú Yên…

Về vấn đề biển báo tốc độ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam kiểm tra, rà soát việc cắm biển hạn chế tốc độ. Kết quả cho thấy, các đơn vị quản lý đường bộ đã tiến hành rà soát và rỡ bỏ các biển hạn chế tốc độ không hợp lý. Cụ thể hiện nay trên QL 1 đoạn từ Quảng Ngãi đến Phú Yên chỉ còn 3 biển hạn chế tốc độ trong đó trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 2 biển và trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 1 biển được cắm theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành giữa UBATGTQG, Cảnh sát GT ĐB-ĐS và Cục ĐBVN vì những vị trí này là những vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông.



9. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị:

Khi có chủ trương thi công dự án nâng cấp tuyến Quốc lộ 15, qua đoạn nối từ đường 6 đến huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa, đề nghị cơ quan chức năng nên khảo sát tình hình thực tế, tham khảo ý kiến của người dân bản địa để xây cống rãnh thoát nước cho hợp lý.

Trả lời: (tại Công văn số 6066/BGTVT-KHĐT)

Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình. Về nguyên tắc, trước khi phê duyệt dự án phải có ý kiến chấp thuận của địa phương. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn phối hợp với cơ quan địa phương nơi có dự án đi qua thực hiện.



10. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:

Đề nghị Bộ Giao thông – vận tải quan tâm, chỉ đạo sớm triển khai khởi công nâng cấp Quốc lộ 30 và xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.

Trả lời: (tại Công văn số 6213/BGTVT-KHĐT)

1. Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 30:

Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2923/QĐ-BGTVT ngày 26/9/2008 và giao cho Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại Quyết định số 350/QĐ-TTg ngày 16/03/2009. Hiện Sở GTVT Đồng Tháp đang triển khai thiết kế kỹ thuật, dự kiến khởi công năm 2010.

2. Dự án đầu tư xây dựng cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống:

Cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống là hai công trình có tổng mức đầu tư lớn, phức tạp, nguồn ngân sách trong nước khó đáp ứng. Hiện nay, Bộ GTVT đang tiếp nhận khoản hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Phát triển Châu Á ( ADB ) tài trợ để nghiên cứu khả thi cho hai cầu và phần tuyến nối hai cầu đồng thời làm việc với các nhà tài trợ để kêu gọi nguồn vốn ODA cho dự án. Dự kiến cầu Cao Lãnh kêu gọi nguồn vốn ODA của Chính phủ Úc, cầu Vàm Cống kêu gọi nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, đoạn nối hai cầu kêu gọi nguồn vốn ADB. Trình tự thủ tục chuẩn bị dự án, thiết kế chi tiết và đấu thầu ngoài việc tuân thủ các quy định của Việt Nam còn phải tuân thủ các yêu cầu của Nhà tài trợ.

Do quy mô dự án lớn, tính chất phức tạp, Bộ GTVT đang cùng với các Bộ, Ngành tiến hành các thủ tục để phấn đáu khởi công công trình vào năm 2011 và hoàn thành vào năm 2014.



11. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

a) Đề nghị tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cầu Đà Rằng cũ và cầu Sông Chùa để bàn giao cho tỉnh quản lý.

b) Tuyến đường đèo Cả, với lưu lượng xe qua lại lớn (4000-6000 lượt xe/ngày đêm), thường xuyên ách tắc giao thông và xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị sớm quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hầm đường bộ đèo Cả.

Trả lời:

a) Về đề nghị tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cầu Đà Rằng cũ và cầu Sông Chùa để bàn giao cho tỉnh quản lý. ( tại Công văn số 5096/BGTVT-CĐBVN )

Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa cầu Đà Rằng cũ, cầu Sông Chùa và bố trí vốn sửa chữa đường bộ năm 2009 để thực hiện việc sửa chữa. Hiện đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2009.

b) Về đề nghị sớm quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hầm đường bộ đèo Cả (tại Công văn số 6032/BGTVT-KHĐT)

Việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cấp hiệu quả khai thác của QL 1A đã được Chính phủ quan tâm và giao cho Bộ GTVT nghiên cứu dự án từ lâu, nhưng do điều kiện bố trí nguồn vốn Ngân sách Nhà nước còn khó khăn, nên dự án chưa được triển khai. Việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và giảm thiểu tai nạn giao thông trên tuyến QL1A. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển các trung tâm kinh tế, công nghiệp và du lịch lớn của khu vực miền Trung.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 03 tháng 8 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ tại buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên, trong đó đồng ý về chủ trương đầu tư dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả theo hình thức BOT và giao cho Bộ GTVT chỉ đạo sớm hoàn chỉnh thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo việc triển khai dự án, đến nay Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ - đứng đầu và đại diện Liên doanh các nhà đầu tư (gồm Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Công ty TNHH đầu tư Hải Thạch, Công ty TNHH Á Châu - nay gọi tắt là Liên doanh) đã trình Bộ GTVT hồ sơ Đề xuất dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả theo hình thức BOT.

Tổng chiều dài tuyến xây dựng mới 11,125 km, trong đó chiều dài Hầm đèo Cả 5450m, đèo Cổ Mã 350m + 3 cầu/1260m +4065m đường dẫn. Tuyến và hầm qua đèo Cả được nghiên cứu xây dựng theo nguyên tắc: Giai đoạn trước mắt xây dựng phù hợp với QL1A theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, Vtk = 80km/htheo TCVN 4054-05, bề rộng nền đường Bn=12m. Về lâu dài phù hợp với quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam theo TCXDVN 5729-1997 với vận tốc Vtk= 80km/h và được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn đầu tư:

- Giai đoạn trước mắt: Xây dựng đèo Cả 02 hầm hoàn chỉnh cách nhau 30m với mỗi hầm rộng 11.5m (cho 2 làn xe 10m + 01 làn người đi bộ 1,0m + lề an toàn 0,5m ). Phần tuyến đường dẫn, cầu và hầm qua đèo Cổ Mã với bề rộng đường Bn= 12m, mặt đường Bm= 11m cho 02 làn xe.

- Giai đoạn sau này: Sẽ xây dựng hoàn chỉnh để toàn tuyến đạt 4 làn xe.

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 9.518.605 triệu đồng.

Sau khi tổ chức thẩm định và có sự phối hợp tham gia ý kiến của UBND hai tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, Bộ GTVT đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung của đề xuật dự án. Đến nay, đề xuất đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có văn bản thống nhất chủ trương đầu tư dự án theo phương thức BOT và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận Nhà đầu tư BOT.

Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Nhà đầu tư BOT khẩn trương triển khai các bước tiếp theo như phê duyệt đề xuất dự án, lập DAĐT và ký kết hợp đồng BOT… để đảm bảo tiến độ dự án.



12. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị:

Đường Quốc lộ 15 đoạn đi qua xóm Nghẹ, xã Vạn Mai có 2 điểm cống thoát thoát nước đặt vào đúng nguồn nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước đang sử dụng, đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu chuyển cống thoát nước đi vị trí khác, đảm bảo vệ sinh nguồn nước sạch cho nhân dân.

Trả lời: (tại Công văn số 5758/BGTVT-CĐBVN)

Hiện tại, xóm Ngẹ xã Vạn Mai có mỏ nước sinh hoạt gần Quốc lộ 15 tại Km13+199 (phải tuyến); gần mỏ nước, tại Km 13+264/QL15 có cống ngang đường kính 75cm dẫn nước lưu vực bên trái thoát sang bên phải tuyến. Do quá trình xây dựng nhà cửa của người dân dọc đường Quốc lộ 15 ngày càng gia tăng, nên khi trời mưa, nước mưa hòa lẫn với nước thải sinh hoạt chảy về cống tại Km13+264 đã gây ô nhiễm mỏ nước sinh hoạt tại Km13+190 đúng như ý kiến phản ánh của cử tri địa phương.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã giao cho Cục ĐBVN chỉ đạo Ban quản lý dự án 2 chủ trì, phối hợp với Khu Quản lý đường bộ II và UBND huyện Mai Châu nghiên cứu giải quyết kiến nghị của cử tri khi thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa (dự án đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1378/QĐ-BGTVT ngày 19/5/2008, hiện đang trong giai đoạn khảo sát lập dự án đầu tư).

13. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

Hiện nay trên tuyến QL1A qua địa bàn tỉnh Phú Yên, một số đoạn đường bị hư hỏng nặng nhưng chưa được các cơ quan hữu quan sửa chữa, nâng cấp kịp thời; nhiều cầu yếu, hẹp chưa được nâng cấp làm mới cụ thể như sau:

+ Đoạn tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thành phố Tuy Hòa (từ Km1325 đến 1338), tuyến tránh Sông Cầu (từ Km1281+ 400 đến Km 1283+ 250), các đoạn dốc Vườn Xoài, Dốc Quýt, dốc Gành Đỏ, đèo Quán Cau, đèo Cả mới được đầu tư nâng cấp, nhưng bị hư hỏng nặng và xuống cấp, thường xuyên xảy ra tai nạn, va chạm giao thông. Hiện nay, khu đường bộ 5 đang sửa chữa, vá đường nhưng đây là giải pháp trước mắt, kết quả công trình không bền vững. Đề nghị quan tâm, xem xét và chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm trải thảm bê tông nhựa trên toàn tuyến.

+ Một số cầu yếu và hẹp như Cầu Quán Cau, cầu Hảo Sơn có lưu lượng xe qua lại nhiều (khoảng 4000-6000 lượt xe/ngày đêm) nhưng chưa được đầu tư làm mới. Đề nghị sớm đầu tư xây dựng mới 2 cây cầu trên.

Trả lời: (tại Công văn số 5096/BGTVT-CĐBVN)

Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục ĐBVN phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa các đoạn đường QL1 (trên địa bàn tỉnh Phú Yên) bị hư hỏng và bố trí vốn sửa chữa đường bộ năm 2009 để thực hiện. Các đoạn tuyến tránh Tuy Hòa, qua dốc Vườn Xoài, dốc Quýt, dốc Gành Đỏ, đèo Quán Cau và đèo Cả đã thi công xong, mặt đường êm thuận.

Riêng tuyến tránh Sông Cầu, Ban QLDA 1 đã giao cho Nhà thầu sửa chữa, còn lại một số đoạn Bộ GTVT chỉ đạo Cục ĐBVN tiến hành lập dự án sửa chữa và bố trí vốn sửa chữa đường bộ năm 2009 để thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2009.

Về cầu Quán Cau: Hiện tại cầu này đã được đưa vào danh sách cầu yếu bước 2 giai đoạn 1 vốn vay JICA.

Về cầu Hảo Sơn: Hiện tại cầu này đã được đưa vào danh sách cầu yếu giai đoạn 3 dự kiến vốn trái phiếu Chính phủ.

14. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

Đề nghị quan tâm xây dựng cầu từ huyện Yên Dũng sang tỉnh Hải Dương để thuận lợi giao thông, kích thích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Trả lời: (tại Công văn số 5613/BGTVT-KHĐT)

Việc giao thông đi lại trong vùng giữa huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) và huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) hiện tại vẫn sử dụng bến phà Đồng Việt. Việc đầu tư xây dựng cầu ở khu vực này đã có trong quy hoạch GTVT giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, đây là tuyến đường do địa phương quản lý và đầu tư. Vì vậy, UBND tỉnh sớm bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng công trình này. Hiện tại, khu vực này đã có dự án đầu tư xây dựng đường nối từ ĐT398 thuộc huyện Yên Dũng với QL18, trong đó có cầu vượt sông để đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông trong vùng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự kiến khởi công vào cuối năm 2009.



15. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị:

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa các tuyến đường trên Quốc lộ 62 đi các huyện trong vùng Đồng Tháp Mười, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng.

Trả lời: (tại Công văn số5701/BGTVT-KHĐT)

Hiện nay, Chính phủ đang tập trung hỗ trợ các địa phương hoàn thành dự án mở đường đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Các tuyến giao thông này có tầm quan trọng trong việc phục vụ đi lại của nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bộ GTVT thống nhất ý kiến với cử tri của tỉnh Long An về chủ trương đầu tư, phát triển hệ thống đường nối QL62 với các huyện trong vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, đây là những tuyến đường do địa phương quản lý và đầu tư, vì vậy Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Long An làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

16. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

+ Nhiều công trình cầu đường được triển khai thực hiện nhưng có rất nhiều đường giao thông thi công quá chậm, cụ thể như đường Vàm Cống- Mỹ Thuận đến nay chưa hoàn thành, cầu Vàm Cống đến nay (11/2008) chưa khởi công. Sự chậm trễ gây lãng phí rất nhiều về kinh phí, khó khăn cho lưu thông, ô nhiễm môi trường, bệnh tật… Đề nghị khắc phục tình trạng này trên cả nước.

+ Đề nghị sớm cho nâng cấp Quốc lộ 957 huyện An Phú (biên giới Campuchia) để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông lộ 956.

Trả lời: (tại Công văn số 6024/BGTVT-QLXD)

1- Về nội dung: “Nhiều công trình cầu đường được triển khai thực hiện nhưng có rất nhiều đường giao thông thi công quá chậm, cụ thể như đường Vàm Cống - Mỹ Thuận đến nay chưa hoàn thành, cầu Vàm Cống đến nay (11/2008) chưa khởi công. Sự chậm trễ gây lãng phí rất nhiều kinh phí, khó khăn cho lưu thông, ô nhiễm môi trường, bệnh tật…Đề nghị khắc phục tình trạng này trên cả nước”.

- Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm đầu tư công trình kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Nhiều công trình giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp. Ngành giao thông đã tập trung đầu tư, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Tuy nhiên, một số công trình thi công còn chậm tiến độ so với kế hoạch bởi các nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Do chậm giải phóng mặt bằng ( GPMB ): Công tác GPMB quyết định chính đến tiến độ dự án. Trong thời gian qua nhiều công trình xây dựng chậm tiến độ do GPMB chậm; đặc biệt đối với công trình giao thông, công tác GPMB khó khăn hơn do không tập trung, trải dài qua nhiều địa phương với chính sách đền bù của mỗi địa phương khác nhau nên dẫn đến nhiều khiếu kiện. Hiện công tác GPMB do các địa phương chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, cán bộ trực tiếp giải quyết công việc chủ yếu là kiêm nhiệm, hoặc trưng tập và chưa có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc, nên hầu hết tiến độ GPMB các công trình đều chậm (nhiều công trình GPMB từ 1-2 năm làm lãng phí nhân công, xe máy phải nằm chờ đợi, ngoài ra làm giá thành công trình tăng cao do trượt giá…).

+ Trong năm 2007-2008, giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng không ngừng tăng nhanh nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà thầu thi công (một số vật liệu tăng gần gấp đôi so với giá đấu thầu), trong khi chế độ chính sách chưa kịp thời điều chỉnh, gây khó khăn cho nhà thầu thi công nên thi công cầm chừng hoặc dừng thi công. Để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị thi công tiếp tục thi công các công trình, ngày 29/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản 164/TTg-CN về điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói; tiếp đó, Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 09/TT-BXD ngày 17/4/2008 về việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Sau đó, các dự án xây dựng mới tiếp tục được đẩy nhanh thi công.

+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, năng lực tài chính một số nhà thầu gặp khó khăn, không đủ tài chính đáp ứng cho thi công.

+ Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khách quan khác như ảnh hưởng do thời tiết, địa chất phức tạp khi thiết kế chưa lường hết được…

Mặc dù có những khó khăn nêu trên, trong thời gian qua Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương tập trung GPMB; hoàn chỉnh các thủ tục điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho nhà thầu thi công có điều kiện tập trung thi công; kiên quyết thay thế các nhà thầu không đủ năng lực để thi công đẩy nhanh tiến độ. Vì vậy, nhiều dự án đã được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên, do những nguyên nhân trên, nên có một số dự án tiến độ chưa đảm bảo làm ảnh hưởng lưu thông, phát triển kinh tế, xã hội, môi trường… Để giải quyết vấn đề này, ngoài nỗ lực của ngành GTVT, rất mong được sự quan tâm giải quyết của các cấp, các ngành và các địa phương.

- Về dự án đường Mỹ Thuận - Vàm Cống: Dự án được đầu tư mở rộng, nâng cấp trên cơ sở đường cũ. Dự án có chiều dài 48,8 km đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp; trong đó xây dựng mới 21 cầu và sửa chữa 7 cầu; dự án được chia làm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1 với chiều dài 30,74 km đường (từ Km0 - Km14, Km20 - Km26 và Km30 - Km 48+880) và 01 cầu. Dự án được khởi công năm 2004; theo kế hoạch , hoàn thành vào năm 2007.

+ Năm 2007 đã hoàn thành và đưa vào khai thác 28,8Km/30,74Km theo đúng kế hoạch. Còn lại 1,67 Km và 01 cầu chậm so với kế hoạch do: Vướng 20 hộ dân chậm giải tỏa ( tháng 12/2006 mới bàn giao được 0,3Km, tháng 7/2007 bàn giao 0,4Km và tháng 7/2009 mới bàn giao mặt bằng còn lại); hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh một số hạng mục theo đề nghị của địa phương (mở rộng TT. Cái Tầu, bổ sung cống rãnh…).

+ Đến tháng 12/2008 đã hoàn thành 1,37Km đường và 1 cầu. Còn lại 0,3 Km đoạn mở rộng TT. Cái Tầu đang được triển khai phần thảm BTN và sẽ hoàn thành trong tháng 8/2009.

* Giai đoạn 2 với chiều dài 13,61Km đường (từ Km14 - Km20 và Km26 - Km36) và 27 cầu, được khởi công 3/2007; theo đúng kế hoạch, hoàn thành vào năm 2010.

+ Năm 2008 đã hoàn thành 15 cầu và 8,26Km đường.

+ Khối lượng còn lại gồm 4 cầu + 5,36Km đường trên tuyến tránh và 9 cầu trên tuyến chính (xây dựng mới 2 cầu, cầu sửa chữa 7 cầu), hiện tiến độ thi công chậm do: GPMB chậm (đến tháng 9/2007 còn vướng 129 hộ dân, tháng 5/2008 còn vướng 103 hộ dân, đến nay còn vướng 83 hộ dân); hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh một số hạng mục theo đề nghị của đại phương (thay đổi khổ thông thuyền và vị trí một số cầu). Dự kiến, nếu công tác GPMB hoàn thành trong quí 3/2009 thì công trình sẽ hoàn thành đúng kế hoạch cuối năm 2010.

- Về cầu Vàm Cống:

+ Cầu Vàm Cống nằm trong dự án đầu tư xây dựng đoạn Cao Lãnh - Vàm Cống với chiều dài ≈ 45Km đường, trong đó có cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống; TMĐT dự kiến ≈738 triệu USD; nguồn vốn bằng các nguồn vay ADB, ODA và các nguồn từ các Nhà tài trợ khác.

+ Ngày 26/11/2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 6412/VPCP-HPQT về việc thông báo về phê duyệt danh mục hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án đầu tư cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống bằng vốn hỗ trợ không hoàn lại của ngân hàng ADB. Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã giao Ban QLDA Mỹ Thuận là chủ dự án hỗ trợ kỹ thuật (tại quyết định số 3685/QĐ-BGTVT) để khẩn trương triển khai bước lập dự án đầu tư.

+ Hiện nay dự án đang được triển khai bước lập dự án đầu tư. Công tác lập dự án do Liên danh Tư vấn SMEC + Nippon Engineering (do ADB chỉ định) thực hiện bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của ngân hàng ADB.

+ Việc lập dự án đầu tư do Tư vấn nước ngoài thự hiện bị chậm chễ, Bộ GTVT đã tích cực đôn đốc, đồng thời điều động thêm Tư vấn Việt Nam (TEDI) vào thực hiện một phần nội dung khảo sát, lập dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến thời gian hoàn thành Hồ sơ dự án đầu tư vào cuối năm 2009.

+ Do sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài và đây là dự án lớn cần kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia, nên thời gian kêu gọi hoàn chỉnh thủ tục kêu gọi đầu tư kéo dài. Bộ GTVT đã chủ động làm việc với một số đối tác chuẩn bị cho việc vay vốn đầu tư, dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành bước thiết kế kỹ thuật và khởi công công trình vào đầu năm 2011.

2- Về nội dung: “Đề nghị sớm nâng cấp QL957 huyện An Phú (biên giới Campuchia) để hạn chế ùn tắc giao thông QL957”:

Tuyến đường bộ từ huyện An Phú đến biên giới Campuchia là đường tỉnh thuộc địa phương quản lý. Việc đầu tư xây dựng phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch đầu tư của địa phương. Đề nghị UBND tỉnh An Giang xem xét có kế hoạch đầu, đáp ứng nhu cầu giao thông của khu vực.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương