UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang23/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   43

25. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị:

Đề nghị nên ban hành quy chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với tiếng ồn, âm thanh của các loại phương tiện giao thông thủy, bộ nhằm tránh làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Trả lời: (tại Công văn số 6001/BGTVT-KHCN)

1. Đối với phương tiện giao thông đường thủy:

Hiện tại, trên cơ sở áp dụng các quy phạm của các nước trên thế giới, Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa của Việt Nam cũng chỉ có tính nguyên tắc cho việc giảm thiểu tiếng ồn trong buồng máy để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho người lao động.

Do đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ, đóng theo kinh nghiệm dân gian lắp động cơ đã qua sử dụng hoặc động cơ Diezen 1 xylanh, hoạt động sâu trong các sông kênh, luồng lạch, nên vấn đề tiếng ồn và âm thanh phát ra khi phương tiện hoạt động có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư nằm ven theo bờ sông. Bộ GTVT sẽ tiếp thu xem xét vấn đề này, lập đề án xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với tiếng ồn, âm thanh của các phương tiện thủy và lấy ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan để quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện nay, việc thực hiện công tác rà soát, đăng ký đăng kiểm đối với các loại phương tiện này trên toàn quốc đang gặp khó khăn. Đề nghị UBND các tỉnh, thàng phố cùng quan tâm phối hợp với Bộ GTVT giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có thể căn cứ theo Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, đề xuật với UBND tỉnh xem xét ban hành Quy chuẩn kỹ thật địa phương về nội dung nêu trên.

2. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:

Việc kiểm soát tiến ồn và âm thanh các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông đã được quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ GTVT về Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (thay thế Tiêu chuẩn ngành TCN 224-01 đã ban hành và áp dụng từ năm 2001 đến nay). Trong Thông tư này có quy định giới hạn độ ồn của động cơ, âm lượng còi đối với các loại xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Xe ô tô các loại, khi tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các hạng mục quy định tại Thông tư nêu trên.



26. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải trả lời về thời gian tiến độ thực hiện dự án như: nhà ga đường sắt tại Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Các dự án này đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch nhưng từ nhiều năm nay để “treo” không triển khai thực hiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 6593/BGTVT-KHĐT )

Thực hiện kiến nghị của địa phương và ý kiến chỉ dạo của Thu tướng Chính phủ Phan Văn Khải về việc quy hoạch di dời ga đường sắt Đà Nẵng ( Thông báo số 59/TB-VPCP ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Văn phòng Chính phủ ), Bộ GTVT đã triển khai nghiên cứu quy hoạch chi tiết cho việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng hiện nay đến vị trí mới dự kiến là Hòa Nam Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu đã được cập nhật vào Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2009. Theo đó dự án di dời ga Đà Nẵng dự kiến có TMĐT là 1080 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư: ngân sách, doanh nghiệp hoặc BOT.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với phía Nhật Bản nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Theo phương án nghiên cứu, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay có mối liên hệ mật thiết với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam xây dựng mới. Trong báo cáo của tư vấn đưa ra một số phương án sử dụng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại; việc này sẽ liên quan đến các kiến nghị di dời ga đường sắt ra khỏi thành phố của nhiều địa phương (trong đó có TP Đà Nẵng).

Hiện nay Bộ GTVT đang phối hợp với các tư vấn và các cơ quan liên quan phía Nhật Bản hoàn chỉnh báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Đây là dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, vì vậy việc di dời các ga ra khỏi thành phố cấn tiếp tục được xem xét trong tổng thể dự án đường sắt cao tốc Bắc -Nam và chắc chắn khó thực hiện được sớm.



27. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

Đề nghị quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trục tuyến đường ven biển qua địa phận Phú Yên.

Trả lời: (Tại Công văn số 6033/BGTVT-KHĐT )

Bộ GTVT đã đưa tuyến đường ven biển tỉnh Phú Yên vào quy hoạch tuyến đường ven biển Bắc - Nam để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9 năm 2009. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sẽ giao cho các tỉnh chủ trì thực hiện, căn cứ vào nhu cầu và khả năng huy động nguồn lực.

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Phú Yên đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển nối trung tâm hành chính đến cảng Vũng Rô (giai đoạn 1) theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng, tuyến dài 36,5km, với tổng mức đầu tư 1241 tỷ đồng, khởi công từ năm 2002, đến nay do khó khăn về vốn công trình vẫn chưa hoàn thành.

Ngày 01/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 939/QĐ-TTg về việc ứng trước vốn dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, 2011, trong đó có đường ven biển Phú Yên giai đoạn 1: 100 tỷ để tỉnh triển khai.



28. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:

Đề nghị kiểm tra, xem xét việc tổ chức thu phí giao thông qua trạm thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, (trạm này được chuyển từ huyện Đức Trọng xuống); trạm chưa được đầu tư xây dựng, rất tạm bợ, đường thì xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến giao thông, mỹ quan và bộ mặt của cơ quan quản lý mỗi khi khách qua lại, nhất là khách du lịch trong và ngoài nước.

Trả lời: ( Tại Công văn số 5633/BGTVT-CĐBVN )

Trạm thu phí Định Quán và trạm thu phí Đức Trọng Quốc lộ 20 là hai trạm thu phí dự án thực hiện theo hình thức vay vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn. Từ 01/7/2008, sau khi dự án BOT QL.20 đoạn TP.Đà Lạt hoàn thành, để đảm bảo quyền lợi thu phí của nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo hoạt động thu phí để hoàn vốn dự án cũ. Sau khi thỏa thuận vị trí đặt tram thu phí với UBND tỉnh Lâm Đồng tại thị xã Bảo Lộc, Cục ĐBVN đã chỉ đạo cho Khu QLĐB VII di dời trạm thu phí từ Đức Trọng về Km108+548 QL.20 thị xã Bảo Lộc, xây dựng với quy mô tạm để thu phí theo Quyết định số 1360/QĐ-CĐBVN ngày 10/7/2009 của Cục ĐBVN.

Theo kế hoạch, tại vị trí này sẽ xây dựng trạm thu phí chính thức và đầu tư thiết bị theo công nghệ một dừng thay thế trạm thu phí tạm.

Do hiện nay trên tuyến QL.20 đang thực hiện dự án nâng cấp cải tạo tuyến theo hình thức BOT và dự kiến sử dụng hai trạm thu phí trên tuyến để hoàn vốn dự án BOT, do đó công trình xây dựng trạm thu phí để hoàn vốn dự án BOT sẽ do nhà đầu tư BOT thực hiện; Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục ĐBVN làm việc với nhà đầu tư tiến hành xây dựng trạm thu phí tại thị xã Bảo Lộc QL.20.

Để đảm bảo giao thông trên tuyến được êm thuận, thông suốt, đảm bảo mỹ quan công trình, Cục ĐBVN đã có Quyết định số 1576/QĐ-CĐBVN ngày 10/8/2009 cho phép lập BCKTKT xây dựng công trình sửa chữa mặt đường khu vực trạm thu phí Km108+548 QL20 tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, Cục ĐBVN sẽ chỉ đạo Khu QLĐB VII, khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để hoàn thiện mặt đường trạm thu phí, đảm bảo mỹ quan khu vực thị xã Bảo Lộc, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

29. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

Đối với các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh, chủ đầu tư dự án công trình, tách phần giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án độc lập giao về địa phương thực hiện (theo văn bản số 1665/CT–TTg ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ) cần có hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh thêm cấp trung gian.

Trả lời: (Tại Công văn số 5686/BGTVT-QLXD)

Ngày 17/10/2006, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1665/TTg-CN về việc thực hiện quản lý công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn, vật liệu nổ phục vụ các dự án xây dựng giao thông, theo đó tách phần giải phóng mặt bằng thành Tiểu dự án độc lập trong dự án đầu tư xây dựng giao thông và giao cho UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện, sau đó bàn giao cho chủ đầu tư mặt bằng để triển khai xây dựng công trình.

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ đã đưa vào nội dung nêu trên thành một điều khoản của Nghị định (điều 62), theo đó căn cứ vào quy mô thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư cho phép cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư có thể quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập. Đồng thời cũng quy định rõ UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các Bộ, Ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm phối hợp, bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.

Ngày 07/9/2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cơ quan trong quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng tái định cư khi được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình.

Công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (GPMB) các dự án đầu tư xây dựng giao thông phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Theo đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác GPMB là của UBND tỉnh ( từ khâu lập, phê duyệt phương án bồi thường tổng thể; ban hành đơn giá đền bù; kiểm đếm, đo đạc, lập và phê duyệt phương án bồi thường cụ thể; chính sách hỗ trợ…). Do đó khi tách công tác GPMB thành các tiểu dự án thành phần để thực hiện độc lập về thực chất trình tự, thủ tục, trách nhiệm GPMB vẫn phải tuân thủ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, chỉ có vai trò của chủ đầu tư dự án trong Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư được thay bằng chủ đầu tư tiểu dự án GPMB (do địa phương quy định).

Đối với các dự án đầu tư xây dựng giao thông do Bộ GTVT quản lý, để chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban QLDA thực hiện tốt công tác phối hợp với địa phương khi công tác GPMB đã tách thành tiểu dự án thành phần và giao cho địa phương tổ chức thực hiện; Bộ GTVT ban hành văn bản số 662/BGTVT-CGĐ ngày 30/01/2008 hướng dẫn chi tiết, cụ thể về trình tự thực hiện.

Như vậy, hệ thống văn bản hiện nay (bao gồm các Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 107/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính và văn bản số 662/BGTVT-CGĐ của Bộ GTVT như đã nêu ở trên) công tác GPMB các dự án XDGT đã cơ bản đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện thuận lợi.

Hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định bổ sung các quy hoạch về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Với các kinh nghiệm trong công tác GPMB, Bộ GTVT đã có nhiều ý kiến đóng góp và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu để đưa vào nội dung Dự thảo Nghị định (sẽ giải quyết được các vướng mắc chính hiện nay về bộ máy tổ chức thực hiện, về xây dựng tái định cư, về bồi thường di chuyển công trình công cộng và về mức chi phí tổ chức thực hiện GPMB). Việc sớm ban hành Nghị định bổ sung sửa đổi công tác GPMB sẽ tạo điều kiện cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các tiểu dự án thành phần GPMB.



30. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị:

Đề nghị quan tâm chỉ đạo ngành đường sắt Việt Nam có biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng hành khách đi trên tàu xả, phóng uế bừa bãi xuống đường tàu gây ô nhiễm môi trường khi đi qua các khu dân cư, điểm cắt của đường sắt với đường bộ nơi đi lại đông người (đã kiến nghị nhiều lần nhưng không có chuyển biến).

Trả lời: (Tại Công văn số 5944/BGTVT-CĐSVN)

1. Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho các Cục quản lý chuyên ngành xây dưng một Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có lĩnh vực giao thông đường sắt) trình lãnh đạo Bộ ký ban hành. Ngoài Quy chế trên, lãnh đạo Bộ còn giao nhiệm vụ cho các Cục quản lý chuyên nghành xây dựng Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường riêng cho từng ngành (trong đó có đường sắt) để Bộ phê duyệt và triển khai thực hiện.

2. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Bộ GTVT đã giao cho Cục ĐSVN chủ trì thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đường sắt, cụ thể:

- Nhiệm vụ: “Xây dựng và ban hành quy định thu gom, xử lý, lưu trữ, vận chuyển chất thải tại các ga đường sắt”. Đã hoàn thành trong tháng 12/2008.

- Nhiệm vụ: “Khảo sát, đo đạc, đánh giá thực trạng các yếu tố môi trường trong các loại toa xe hành khách; so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn và đề xuất giải pháp bảo đảm môi trường cho hành khách đi tàu”. Đã hoàn thành trong tháng 12/2008.

- Nhiệm vụ: “Điều tra, khảo sát, xây dựng mô hình xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học nhanh trên một số đoàn tàu điểm; đề xuất các giải pháp nhân rộng trên các đoàn tàu khách của đường sắt Việt Nam” thuộc kế hoạch khoa học công nghệ năm 2008-2009, hiên nay đã thực hiện xong nội dung nghiên cứu năm 2008, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2009.

3. Các biện pháp chỉ đạo của Bộ GTVT.

a) Tinh hình chạy tàu khách hiện nay qua khu vực tỉnh Đồng Nai.

Qua địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay có duy nhất một tuyến đường sắt Thống nhất chạy qua với mật độ chạy tàu như sau:

- Bình thường: chạy 5 đôi tàu khách Thống nhất và 4 đôi tàu khách địa phương/ 1 ngày đêm.

- Dịp hè: Chạy 5 đôi tàu khách thống nhất và 6 đôi tàu khách địa phương/ 1 ngày đêm. Thời gian chạy khoảng 60 ngày.

- Dịp tết: Chạy 11 đôi tàu khách thống nhất và 4 đôi tàu khách địa phương/ 1 ngày đêm. Thời gian chạy khoảng 20 ngày.

b) Biện pháp chỉ đạo của Bộ GTVT.

Do các chất thải trên tàu chủ yếu là các chất thải sinh hoạt và sinh học của hành khách đi tàu. Từ lâu Bộ GTVT rất quan tâm đến vấn đề môi trường trong vận tải đường sắt và Bộ cũng chỉ dạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu lắp đạt hệ thống vệ sinh tự hoại trên các đoàn tàu khách để xử lý chất thải sinh học của hành khách đi tàu, đồng thời có các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tối đa các chất thải sinh học, rác thải của hành khách xuống đường sắt, góp phần bảo vệ môi trường dọc hai bên đường sắt. Đến nay tuy nguồn vốn có hạn nhưng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã lắp đặt hệ thống vệ sinh tự hoại Microphor của Mỹ trên 96 toa xe khách đang khai thác vận dụng trên các đoàn tàu khách tuyến đường sắt Bắc Nam.

Đối với các toa xe, các đoàn tàu chưa lắp đặt hệ thống vệ sinh tự hoại thì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị quản lý và khai thác các đoàn tàu khách giải quyết những vấn đề có liên quan đến môi trường như sau:

- Đối với đoàn tàu khách chưa lắp đặt hệ thống vệ sinh tự hoại, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng và ban hành quy định về thời gian đóng, mở các phòng vệ sinh khi đi qua các thành phố, thị xã, khu dân cư, các ga tàu dừng để đón trả khách để hạn chế việc xả các chất thải sinh học của hành khách xuống các khu vực trên (theo đó khi các tàu khách chạy qua các khu vực trên thì không mở cửa buồng vệ sinh). Ngoài ra, trên hai đầu của tất cả các toa xe khách đang khai thác vận dụng đều có các thùng rác để thu gom các rác thải sinh hoạt của hành khách sau đó được chuyển xuống thùng rác tại các ga quy định để vận chuyển đến các bãi rác.

- Do giá thành lắp đặt một vệ sinh tự hoại khá cao (khoảng 300 triệu đồng/1 bộ) mà hơn nữa các toa xe hiện đang khai thác hiện nay chủ yếu là các toa xe thế hệ cũ nên việc cải tạo lại toa xe để lắp đặt thêm thiệt bị vệ sinh tự hoại gặp nhiều khó khăn và khó thực hiện. Vì vậy, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng một lộ trình để dần từng bước trang bị các thiết bị vệ sinh tự hoại trên các đoàn tàu khách và loại bỏ các toa xe không có thiết bị vệ sinh tự hoại. Theo đó, đến năm 2020 trên tuyến đường sắt Thống nhất tất cả các toa xe khách vận dụng trong các đoàn tàu khách đều được trang bị thiết bị vệ sinh tự hoại. Đến năm 2025 sẽ hoàn thành với tất cả các đoàn tàu khách trên các tuyến còn lại.

31. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

Quyết định 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 7/11/2007 của Bộ GTVT quy định: Giấy phép lái xe mô tô có giá trị không thời hạn nhưng khi bị mất giấy phép, người lái xe phải thi lại mới được cấp (xem như cấp mới). Đề nghị Bộ GTVT xem xét lại quy định này, vì như vậy sẽ rất bất hợp lý cho người dân, nên quy định nếu có hồ sơ gốc thì được xét cấp lại.

Trả lời: (Tại Công văn số 5831/BGTVT-ATGT)

Hiên nay trên thực tế có nhiều trường hợp người lái xe môtô bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe theo quy định tại điều 24 của Nghị định 146/207/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng sau đó lại báo mất giấy phép lái xe; hoặc có những người vẫn còn giấy phép lái xe nhưng lại báo mất để được cấp thêm giấy phép lái xe mới. Ngoài ra đã phát hiện có hiện tượng tẩy, xóa, sửa chữa từ giấy phép lái xe môtô thành giấy phép lái xe ô tô, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý giấy phép lái xe, ảnh hưởng tới trật tự giao thông đường bộ. Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ gốc mà cấp ngay giấy phép lái xe mới cho người báo mất giấy, có thể dẫn đến hiện tượng một người sẽ có nhiều giấy phép lái xe hoặc cấp lại giấy phép lái xe mới cho cả những đối tượng vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Trong đó, tại điều 43 Cấp lại giấy phép lái xe quy định cụ thể , chi tiết các trường hợp nào được cấp lại giấy phép lái xe. Tại khoản 3 điều 43 của Thông tư quy định cụ thể việc cấp lại giấy phép lái xe cho người có giấy phép lái xe bị mất. Các quy định mới này đã tháo gỡ những tồn tại trong việc cấp lại giấy phép lái xe, đồng thời cũng nâng cao được công tác quản lý nhà nước trong việc cấp lại giấy phép lái xe, hạn chế được những hành vi gian lận trong việc cấp giấy phép lái xe. Bộ GTVT xin được trích lược điều 43 của Thông tư gửi tới cử tri để biết.

32. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị:

Đề nghị Nghiên cứu cho mở đường bay tuyến Đồng Hới (Quảng Bình) - Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân và tạo điều kiện cho sự phát triển của tỉnh Quảng Bình.

Trả lời: (Tại Công văn số 5820/ BGTVT-VT)

1.Tháng 6/2008, với mục tiêu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân đi / đến Quảng Bình nói riêng, miền Trunng nói chung, ngành giao thông vận tải triển khai đường bay thẳng từ Hà Nội đến Quảng Bình và ngược lại với tần suất 3 chuyến/ tuần bằng tàu bay Fokker 70.

2. Tháng 7/2009, căn cứ trên nhu cầu thực tế của đường bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Quảng Bình và ngược lại, ngành giao thông vận tải tiếp tục triển khai thường lệ đường bay này với tần suất 3 chuyến / tuần với tàu bay Fokker 70.

33. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị:

Khi có dự án nâng cấp các tuyến đường giao thông, các cơ quan chức năng cần khảo sát tình hình thực tế, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và tham khảo ý kiến đóng góp của nhân dân nơi có dự án, để công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.

Trả lời: (Tại Công văn số 6065/BGTVT- KHĐT)

Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Lào Cai. Về nguyên tắc trước khi phê duyệt dự án phải có ý kiến chấp nhận của địa phương. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn phối hợp với cơ quan địa phương nơi có dự án đi qua thực hiện.



34. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

Thời gian gần đây, khi các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Nam phát triển mạnh đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh phía Bắc vào làm việc, sinh sống và đã phát sinh nhu cầu đi lại trong các dịp tết là rất lớn, nhưng ngành vận tải không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vấn đề này không mới đã tồn tại nhiều năm nhưng đến dịp lễ tết thì vấn đề này lại trở nên nóng bỏng như việc xếp hàng nhiều ngày nhưng không mua được vé tàu, giá vé cao, xe dù, bến cóc, xe nhồi nhét hành khách… Đề nghị ngành GTVT phối hợp với các ngành, các cấp sớm khắc phục tình trạng tình trên để việc đi lại người dân được thuận tiện và bảo đảm an toàn và không là nỗi lo lắng của người dân trong việc đi lại mỗi dịp tết đến.

Trả lời: (Tại Công văn số 5803/BGTVT-VT)

Vào dịp lễ tết, đặc biệt là tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao và tập trung trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, việc đầu tư phương tiên để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu đi lại mang tính thời điểm là rất khó khăn. Tuy nhiên các tỉnh, thành phố đã có nhiều phương án, thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân trong các dịp lễ tết. Để chủ động và đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân vào dịp tết Nguyên đán hàng năm, Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các Sở GTVT xây dựng kế hoạch vận tải hành khách phục vụ nhu cầu của người dân.

Tỉnh Bình Dương hiện có 28 Khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp với 7.183 doanh nghiệp đầu tư trong nước, 1842 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút 550 nghìn công nhân, trong đó có tới 75% là lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Vì vậy mỗi đợt lễ tết, nhu cầu đi lại của lao động trên địa bàn tỉnh rất cao. Sở GTVT Bình Dương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với các nội dung:

- Chỉ đạo các bến xe khách phối hợp với các doanh nghiệp vận chuyển hành khách xây dựng kế hoạch vận chuyển phục vụ công nhân trong dịp nghỉ tết Nguyên đán.

- Chỉ đạo các bến xe chủ động tiếp nhận và làm thủ tục xuất bến cho các xe khách từ miền Trung, miền Bắc vào tăng cường vận chuyển khách tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh.

- Phối hợp với Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, Sở GTVT Đồng Nai hỗ trợ giải quyết vận chuyển khách khi quá tải trên địa bàn tỉnh;

- Khuyến khích các doanh nghiệp vận chuyển từ phía Bắc, các doanh nghiệp vận chuyển tại các tỉnh lân cận liên hệ với các đơn vị của khu công nghiệp, cụm công nghiệp để xây dựng kế hoạch và ký kết hợp đồng vận chuyển công nhân, thông qua đó chủ động được kế hoạch sản xuất và phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân trong dịp tết Nguyên đán.

Với những biện pháp đã nêu trên, trong dịp tết Kỷ Sửu vừa qua, Sở GTVT Bình Dương đã cơ bản thực hiện tốt việc tổ chức vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là của công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, sự phát triển của nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn cũng sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu đi lại của người dân trong dip tết Nguyên đán. Đồng thời việc thực hiện Luật giao thông đường bộ với các quy định áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách sẽ góp phần hạn chế tối đa nạn xe dù, bến cóc, nhồi nhét khách hàng.

35. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

1- Quyết định số 44/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2007, Bộ GTVT đã quy định “Việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển địa phận thành phố Hải Phòng tại vùng nước cảng biển Hòn Gai-Quảng Ninh phải chấm dứt trước ngày 31/12/2009. Trong điều kiện luồng tàu bị sa bồi, hạn chế độ sâu thì việc duy trì khu chuyển tải Hạ Long là rất cần thiết. Đề nghị Bộ GTVT và các cơ quan hữu quan cho phép tiếp tục khai thác các điểm chuyển tải nói trên, đến khi 2 bến cảng quốc tế Lạch Huyện đưa vào khai thác, để đáp ứng được yêu cầu chuyển tải các tầu lớn vào cảng khu vực Hải Phòng.



2- Đề nghị sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/CP của Chính phủ về việc thuê kết cấu hạ tầng cảng biển trên cơ sở tình hình thực tế về đầu tư, quản lý khai thác cảng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng.

3- Hiện nay đang có sự mất cân đối lớn về năng lực lưu thông trên các công đoạn của dây chuyền vận tải phục vụ xuất nhập khẩu và vận tải biển nội địa qua cảng. Đối với các cảng biển thuộc khu vực Hải Phòng, độ sâu luồng tàu biển vào cảng từ nhiều năm nay luôn là vấn đề lớn. Hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy nội địa và đường bộ nối cảng Hải Phòng với các địa phương năng lực còn thấp so với nhu cầu cả về cơ sở hạ tầng lẫn phương tiện, thiết bị vận tải. Đề nghị quan tâm, đầu tư kinh phí để cảng Hải Phòng thực sự tương xứng với tiềm năng khai thác vận tải biển, nhất là đối với các dự án xây dựng cảng mới và các công trình phụ trợ.

4- Hiện nay, do luồng tàu Hải Phòng bị ảnh hưởng lớn đến khai thác cảng, hạn chế các tàu có trọng tải lớn ra vào cảng. Đề nghị cân đối cấp vốn để hàng năm định kỳ nạo vét duy tu bảo dưỡng luồng, đảm bảo độ sâu cho tàu ra vào các cảng khu vực Hải Phòng thuận lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí khai thác, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng hàng hóa khu vực.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương