UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang29/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   43

- Tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất đã quy định khung giá các loại đất để áp dụng trong toàn quốc và giao Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành Bảng giá cụ thể các loại đất để áp dụng thống nhất tại địa phương.


Vấn đề mà cử tri nêu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu và sẽ nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003.

18. Cử tri tỉnh Bình Định, Hòa Bình, Hưng Yên kiến nghị:

Cử tri phản ánh tình trạng khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian qua vẫn còn tiếp diễn phức tạp, nhất là các vụ khiếu kiện kéo dài, đông người và vượt cấp có liên quan đến công tác thu hồi đất, giải toả, đền bù. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan sớm rà soát trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung thích hợp các quy định về thu hồi đất, đền bù, tái định cư để đảm bảo chính sách của người dân trong diện thu hồi đất”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Ngày 13 tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung trọng tâm của Nghị định này là giải quyết vướng mắc về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng. Những vướng mắc nêu trên của cử tri đã được làm rõ tại Nghị định này.



19. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

Xem xét hướng dẫn việc xác định loại đất để bồi thường đối với trường hợp nguồn gốc đất là đất nông nghiệp nhưng người dân tự chuyển đổi mục đích thành đất ở và đã sử dụng ổn định trước và sau ngày 15/10/1993 nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng người dân kê khai, đóng thuế đất ở....”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Tại Điều 15 Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước nghiêm cấm hành vi ... sử dụng đất không đúng mục đích..."; Điều 37 quy định "Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định... cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; ... Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định... cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân".

Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ được hướng dẫn chi tiết tại tiết a, điểm 1.1, mục 1, phần II Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định: "... người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng... người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp".

Tại Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định:



"1. Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư".

Theo các quy định nêu trên thì:

- Đối với trường hợp người sử dụng đất nông nghiệp trước và sau ngày 15/10/1993 mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là đất nông nghiệp nhưng tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (chuyển mục đích trái phép) thì khi nhà nước thu hồi đất chỉ được bồi thường là loại đất nông nghiệp.

- Đối với trường hợp người sử dụng đất nông nghiệp trước và sau ngày 15/10/1993 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở mà đến thời điểm có quyết định thu hồi đất là đất đang có nhà ở và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi đất, được xác định loại đất ở và đất nông nghiệp để bồi thường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.



20. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Hiện nay tài nguyên than của Việt Nam đang cạn kiệt dần. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo không tiếp tục xuất khẩu than ”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Việc cân đối cung, cầu và tham mưu cho Chính phủ trong việc xuất khẩu than thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

Liên quan trực tiếp đến vấn đề này đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương như Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Thông tư số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu than; Quyết định số 1517/QĐ-BCT ngày 25 tháng 3 năm 2009 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế xuất khẩu than chất lượng thấp qua Khu chuyển tải Vạn Gia, tỉnh Quảng Ninh…

21. Cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Bình kiến nghị:

Việc khai thác và chế biến khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu trực tiếp đến đời sống của những người dân trong và quanh vùng như: ô nhiễm môi trường, đường giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng, người dân bị thu hồi đất không có tư liệu sản xuất, trình độ tay nghề thấp khi tham gia vào làm ở các doanh nghiệp, dự án nên đã bị sa thải,... đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách để doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên các địa phương giải quyết ô nhiễm môi trường, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm nhằm đảm bảo an sinh xã hội ”.

Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác, chế biến khoáng sản đã được quy định cụ thể trong Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, theo đó:

- Điều 3a (bổ sung) của Luật Khoáng sản quy định: "Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hoá; tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội".

- Điều 7 Luật Khoáng sản quy định:

- Căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất.

- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.

- Khoản 6 Điều 44 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định: báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật là một trong các căn cứ để xét cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

Như vậy, căn cứ theo các nội dung nêu trên, các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác, chế biến khoáng sản đã được thể chế hóa khá đầy đủ trong pháp luật về khoáng sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan. Để bảo đảm thực hiện các chính sách nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ và các địa phương tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật.



22. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị:

Tình trạng sạt lở đất hai bên bờ sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn về tài sản đe doạ đời sống, sức khoẻ, tính mạng người dân, là vấn đề cần được quan tâm. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do khai thác cát trái phép, bừa bãi, không đúng quy định. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát sông không có giấy phép, sai giấy phép nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản, việc cấp giấy phép khai thác cát sông thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đúng như vấn đề Cử tri nêu, hiện nay tình trạng khai thác cát trái phép, bừa bãi, không đúng quy định vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long làm sạt lở bờ sông, gây thiệt hại về tài sản và an toàn của người dân. Để xảy ra tình trạng nêu trên là do công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát tại một số địa chưa được chú trọng thực hiện; một số địa phương chưa có giải pháp hiệu quả hoặc chưa cương quyết xử lý các hoạt động khai thác trái phép cát lòng sông.

Để giải quyết tình trạng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, nạo vét kết hợp thu hồi, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông. Theo đó, tại điểm a khoản 1 của Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tài chính tập trung rà soát, kiểm tra, kiên quyết đình chỉ các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép và không bảo đảm các điều kiện theo quy định; thu hồi ngay các giấy phép thăm dò, khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi đã cấp không đúng quy định; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đợt tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, từ ngày 04 đến ngày 30 tháng 5 năm 2009, Bộ đã thành lập 08 Đoàn kiểm tra để trực tiếp kiểm tra theo nội dung nêu trên tại 16 tỉnh, thành phố là: Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hải Dương, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bình Định, Phú Yên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, An Giang, Đắk Lắk, Bình Thuận và thành phố Hải Phòng. Đối với 47 tỉnh, thành phố còn lại công tác kiểm tra do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả kiểm tra và các giải pháp chấn chỉnh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo.

23. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thẩm quyền cấp phép khai thác các điểm mỏ nhỏ (không khai thác quy mô công nghiệp) có ghi trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản toàn quốc; bàn giao hồ sơ đánh giá kết quả khảo sát, thăm dò các điểm mỏ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép cho tỉnh Sơn La để có cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, lập danh mục trình Thủ tướng Chính phủ đấu thầu và cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

- Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được quy định cụ thể tại điểm b Khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản. Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại Điều 49 (sửa đổi, bổ sung) và Điều 50 của Luật Khoáng sản; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.

Diện tích khu vực khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia chỉ được xem xét, cấp giấy phép khi đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 (sửa đổi, bổ sung) của Điều 26 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

- Về hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp và bàn giao các tài liệu này cho Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La để sử dụng cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.



24. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ xem xét thu hồi lại giấy phép khai thác than của Công ty 91 thuộc Tổng công ty Đông Bắc do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đã nằm trong khu vực rừng đặc dụng Yên Tử, việc khai thác than ở khu vưc này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khu di tích danh thắng Yên Tử”:



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Giấy phép khai thác số 2809/GP-BTNMT cho Tổng Công ty Đông Bắc để khai thác than tại khu vực mỏ Đông Khe Chuối (dự án 2) thuộc địa phận xã Tràng Lương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Việc cấp giấy phép khai thác tuân thủ đúng trình tự quy định của pháp luật và căn cứ trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Công văn số 4487/UBND-CN2 ngày 20 tháng 11 năm 2008, theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định khu vực mỏ than Đông Khe Chuối nằm ngoài vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, theo phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức rà soát lại và thấy rằng theo Quyết định số 4903/QĐ-UB ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì khu vực mỏ than Đông Khe Chuối nằm trong khu vực rừng đặc dụng Yên Tử thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

Căn cứ quy định của Luật Khoáng sản và theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Công văn số 1195/UBND-CN2 ngày 15 tháng 4 năm 2009, ngày 30 tháng 7 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-BTNMT thu hồi Giấy phép khai thác số 2809/GP-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 cấp cho Tổng Công ty Đông Bắc để khai thác than tại khu vực mỏ Đông Khe Chuối (dự án 2) nêu trên.

25. Cử tri tỉnh, thành phố Hà Nội, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Định kiến nghị:

Hiện công tác dự báo thời tiết của ta còn yếu, dự báo còn chậm và độ chính xác không cao đã gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Cử tri kiến nghị các cơ quan chức năng cần phải có các giải pháp cần thiết để tăng cường năng lực dự báo thời tiết của nước ta ”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Ngày 12 tháng 6 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện:

- Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn nhằm quản lý và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai;

- Ðẩy nhanh hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai;

- Chuẩn bị tốt cho việc xây dựng Luật Khí tượng thủy văn để Chính phủ trình Quốc hội; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác dự báo thời tiết, phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, trước mắt tập trung thực hiện các đề án, dự án như: Dự án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn; Đề án đổi mới ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2015…



26. Cử tri tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình kiến nghị:

Kiến nghị Chính phủ có cơ chế quản lý ngành than đưa hoạt động khai thác than về cho tỉnh quản lý theo hướng mở rộng hình thức đấu thầu cho các thành phần kinh tế được tham gia khai thác trên cơ sở tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo hoàn nguyên môi trường tránh việc độc quyền như hiện nay”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Thực hiện mục 4 khoản 7 Điều 1 Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản; trước mắt sẽ xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm, hoàn thiện dự thảo Quy chế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề cử tri nêu về cơ chế mở rộng hình thức đấu thầu cho các thành phần kinh tế được tham gia khai thác sẽ được nghiên cứu quy định chi tiết tại dự thảo Quy chế này.



27. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Hiện nay, tình trạng giá đất ngày càng cao, tình trạng lấp ao, hồ (kể cả các ao, hồ trước đây thuộc các địa phương quản lý và giao lại cho các hộ gia đình khác khai thác) tại các địa phương đang diễn ra ồ ạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái. Đề nghị Chính phủ sớm có quy định về tỷ lệ ao hồ hiện có mà các địa phương phải giữ lại để bảo đảm môi trường, đảm bảo tiêu thoát nước”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3192 /BTNMT-PC ngày 01/9/2009).

Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường quy định:

- Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.

- Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư. Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

- Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị”.

Thực tế hiện nay, do nhu cầu sử dụng đất nên nhiều nơi có tình trạng san lấp hầu hết các ao, hồ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thoát nước, làm tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến điều hòa nguồn nước, không khí, môi trường sinh thái và cảnh quan. Tuy nhiên, hầu hết các ao, hồ là “sản phẩm” của tự nhiên, ở mỗi vùng, mỗi địa phương có sự khác nhau cả về số lượng, quy mô diện tích … Chính vì vậy, không có tỷ lệ chung trên phạm vi cả nước. Mặt khác, việc khai thác, sử dụng các ao, hồ (kể cả việc san lấp để sử dụng vào các mục đích khác nhau) tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Do vậy, trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở từng nơi, cần cân nhắc, tận dụng lợi thế của việc sử dụng mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản, tiêu thoát nước, điều hòa không khí và giữ gìn cảnh quan của khu vực cho phù hợp./.



BỘ QUỐC PHÒNG
1.Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

Cử tri tại Trung đoàn 18 (sư 325) đóng trên địa bàn huyện Lục Ngạn có một số ý kiến như sau:



- Đẩy nhanh tiến độ bố trí vốn thực hiện dự án di dân tái định cư khu vực trường bắn TB1; Giải quyết tranh chấp về đất Quốc phòng trong khu vực đóng quân của một số đơn vị quân đội như : ở cao điểm 43 (xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn), hộ dân ở gần Trung đoàn 18 (sư 325)… để đảm bảo an toàn, phục vụ công tác huấn luyện của lực lượng vũ trang.

- Tiếp tục quan tâm hơn nữa về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho chiến sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai cho lực lượng quân sự”.

Trả lời: (Tại Công văn số 4656/QP ngày 07 tháng 09 năm 2009).

1.1. Cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ bố trí vốn thực hiện dư án di dân tái định cư khu vực trường bắn TB1.

Trủ tướng Chính phủ có Công văn số 321/TTg-NN ngày 23/09/2005 về việc cho phép đầu tư dự án di dân tái định cư Trường bắn Quốc gia khu vực 1, gồm 3 dự án thành phần:

- Dự án di dân, tái định cư Trường bắn TB1 thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang do UBND tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 585.601,9 triệu đồng.

- Dự án di dân, tái định cư Trường bắn TB1 thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn do UBND tỉnh Lạng Sơn làm Chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 82.908,7 triệu đồng.

- Dự án xây dựng rào bảo vệ Trường bắn TB1 do BTL Quân đoàn 2 làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 11.122, 1 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện các dự án: 5 năm, từ 2005 – 2009.

Đối với dự án xây dựng tường rào bảo vệ Trường bắn TB1 do BTL Quân đoàn 2 làm chủ đầu tư đã được Quân đoàn 2 thực hiện, hoàn thành từ năm 2008, vốn đã cấp 11.073 triệu đồng; Quân đoàn đang làm thủ tục để báo cáo Bộ quyết toán công trình. Như vậy, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân đoàn 2 thực hiện dự án đúng tiến độ theo quy định của Chính phủ.

Đối với hai dự án di dân tái định cư: Trong quá trình thực hiện dự án, Bộ Quốc phong đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư triển khai đúng quy định, bảo đảm tiến độ; đồng thời hàng năm Bộ Quốc phòng đều có báo cáo Chính phủ xem xét cấp vốn (kể cả đề nghị cho ứng trước vốn) để đẩy nhanh tiến độ cho dự án. Tuy nhiên dự án nêu trên do UBND tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang làm chủ đầu tư do vậy những nội dung cụ thể đề nghị Ban Dân nguyện của Quốc hội yêu cầu hai địa phương báo cáo làm rõ.

1.2. Đề nghị tiếp tục quan tâm hơn nữa về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho chiến sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương:

Bộ Quốc phòng xác định đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương, tạo nguồn dự bị động viên cho quân đội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, Bộ Quốc phòng đã thành lập 18 Trường dạy nghề và 8 Trung tâm giới thiệu việc làm cho quân nhân xuất ngũ.

- Về chính sách hỗ trợ dạy nghề cho quân nhân xuất ngũ: Hiện nay mỗi quân nhân xuất ngũ được nhà nước trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung. Khoảng tiền trên theo mức lương tối thiểu hiện nay là 3.900.000 đồng và được cấp bằng tiền mặt sau khi hòan thành nhiệm vụ.

Quân nhân xuất ngũ vào học nghề thì được các cơ sở đào tạo nghề trong quân đội hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và được tư vấn giới thiệu việc làm sau khi ra trường.

- Về giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ: Thủ tướng Chính phủ có Quyết đính số 89/2005/QĐ-TTg ngày 28/04/2005 về chính sách việc làm đối với quân nhân, công an nhân dân thôi phục vụ tại ngũ. Trong đó có yêu cầu các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương ưu tiên tiếp nhận quân nhân xuất ngũ vào làm việc nhưng thực tế do nhiều lý do bất cập nên số quân nhân xuất ngũ được vào làm việc tại cơ quan nhà nước chưa nhiều.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dạy nghề và tổ chức cho quân nhân xuất ngũ đi xuất khẩu lao động, cụ thể:

+ Tiếp tục triển khai chương trình xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, thực hiện từ năm 2004 đến nay;

+ Chương trình đưa quân nhân xuất khẩu sang làm bảo vệ ở các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), thực hiện từ tháng 8 năm 2009…;

Nhìn chung số lượng được đi xuất khẩu lao động vẫn còn hạn chế.



1.3. Đề nghị tăng cường đầu tư trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai cho lực lượng quân sự.

Bắc Giang là một trong những tỉnh trọng điểm trên địa bàn Quân khu 1, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, do đó việc bảo đảm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cho địa phương và nhất là lực lượng quân đội trên địa bàn là cấp thiết. Thực lực trang thiết bị hiện có của Bộ Chỉ huy quân sự Bắc Giang từ các nguồn gồm: 08 bộ xuồng (01 bộ ST 750; 04 bộ ST 660; 03 bộ ST 450); 696 chiếc phao tròn cứu sinh; 2.815 chiếc phao áo cứu sinh; 141 bộ nhà bạt các loại; 04 chiếc máy bơm nước; 02 chiếc máy phát điện; 3.000 chiếc cuốc và 2.457 chiếc xẻng.

Tháng 7/2009, Bộ Quốc phòng cấp 03 bộ vượt sông nhẹ VSN 1500 (là loại trang bị phù hợp đối phó với lũ lụt tại tỉnh Bắc Giang) và một số trang bị khác cho Quân khu 1; trong đó BCHQS Bắc Giang đã được Quân khu cấp 01 bộ VSN 1500 (gồm 08 chiếc thuyền đơn và 02 máy đẩy loại 40 HP). Như vậy, với thực lực trang bị hiện có Bắc Giang là địa phương có số lượng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn tương đối khá so với các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1.

Ngoài ra, để đảm bảo ứng phó kịp thời với bão, lũ, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, ngoài lực lượng, phương tiện, trang bị tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương, đơn vị là một nội dung cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, do số lượng trang bị tìm kiếm cứu nạn còn thiếu, chủng loại chưa đa dạng nên việc đảm bảo đủ theo nhu cầu của các địa phương, đơn vị trong thời gian ngắn là khó khăn. Năm 2009, khi có nguồn hàng dự trữ quốc gia phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thì Bộ Quốc phòng tiếp tục cấp phát cho các đơn vị đứng chân trên địa bàn trọng điểm về công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, trong đó có tỉnh Bắc Giang.



1.4. Giải quyết tranh chấp về đất Quốc phòng trong khu vực đóng quân của một số đơn vị quân đội như: ở cao điểm 43 (xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn), hộ dân ở gần Trung đoàn 18 (Sư 325)…để đảm bảo an toàn, phục vụ công tác huấn luyện của lực lượng vũ trang.

- Năm 1979, Trung đoàn 18-Sư đoàn 325/Quân đoàn 2 về đóng quân trên địa bàn xã Tân Quang-huyện Lục Ngạn-tỉnh Bắc Giang. Diện tích đóng quân từ năm 1979 so sánh với diện tích đất hiện nay không có gì thay đổi với tổng diện tích là 22.800m2.

- Theo Quyết định số 404/TTg ngày 13/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết đinh số 1657/CT ngày 10/12/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) nay là tỉnh Bắc Giang, diện tích đóng quân của Trung đoàn 18 tại xã Tân Quang là 22.800 m2 đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Theo văn bản bàn giao mốc giới ngày 08/4/1997 giữa đơn vị và UBND xã Tân Quang. Điểm cao 43 thuộc thôn Trại Cá 2 và Trại Cá 3 có diện tích là 198.833 m2 là đất do xã Tân Quang quản lý, địa phương cho Trung đoàn 18 mượn và Trung đoàn đã sử dụng điểm cao 43 để xây dựng thao trường huấn luyện. Trong quá trình sử dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân trong khu vực, xây dựng tốt mối đoàn kết với nhân dân, không xảy ra đơn thư khiếu kiện cũng như việc tranh chấp đất đai.

- Ngày 18/11/2008, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về Trung đoàn 18 để tiếp xúc với cử tri trong đơn vị, cử tri trong Trung đoàn 18 đã có ý kiến đề nghị bàn giao lại diện tích đất tại điểm cao 43 cho đơn vị quản lý và sử dụng. Ý kiến này do chưa nắm được diện tích đất quốc phòng của đơn vị quản lý, hiểu nhầm diện tích đất tại khu vực điểm cao 43 là đất thuộc quyền quản lý của đơn vị nên đã kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương