UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang36/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   43

Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Đây là một trong những vấn đề quan trọng được Bộ Công an tập trung chỉ đạo và đã báo cáo Chính phủ phê duyệt Dự án nâng cấp, cải tạo các cơ sở giam giữ (Dự án 611). Kết quả thực hiện giai đoạn 1 (2003-2008) của dự án đã hoàn thành, cụ thể:



-Về nhà tạm giữ hình sự: Từ năm 2004 đến nay, do một số địa phương có sự thay đổi về địa giới hành chính, một số huyện tách ra thành lập huyện mới nên hiện nay cả nước còn một số Công an huyện chưa xây được nhà giam giữ. Thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam thuộc Bộ Công an quản lý (DA611) giai đoạn 1 (2003-2008) Bộ Công an đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 134 nhà tạm giữ (trong đó có 115 công trình đã hoàn thành và 19 công trình đang thi công).

-Về nhà tạm giữ hành chính: Theo quy định, việc đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm.

-Về kho vật chứng: Hiện nay, hệ thống kho vật chứng trong Công an nhân dân được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt theo Quyết định số 1305/QĐ-BCA(H11) ngày 30/10/2007, với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, để xây mới 731 kho vật chứng, chia làm 65 dự án thành phần do Tổng cục Cảnh sát và Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ đầu tư.

Từ năm 2008 – 2009, Bộ Công an đã tiến hành đầu tư cho 27 dự án thành phần với tổng mức đầu tư được duyệt là 331 tỷ đồng. Do nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo hàng năm còn hạn hẹp nên Bộ Công an đã chỉ đạo đầu tư Dự án theo 2 nguồn là vốn đầu tư theo ngành Kho hàng, Thương mại, Du lịch (đã đầu tư 14 tỷ đồng cho 08 dự án) và vốn đầu tư theo nguồn kinh phí thực hiện tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW (đã đầu tư 36 tỷ đồng cho 19 dự án). Số ngân sách cần đảm bảo còn lại là 950 tỷ đồng; khi được Nhà nước cấp, Bộ Công an sẽ tiếp tục đầu tư theo kế hoạch dự án.



- Về đầu tư trang bị hệ thống phương tiện kỹ thuật khác: Hàng năm, căn cứ ngân sách Nhà nước giao, Bộ Công an tổ chức mua sắm phương tiện, thiết bị, trang bị cho Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các loại thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như: các thiết bị giám định, kiểm tra, phát hiện, theo dõi… từ đó cấp về Công an các quận, huyện sử dụng. Khi trang cấp thiết bị, Bộ Công an đều ưu tiên các tỉnh, thành phố lớn là các địa bàn trọng điểm, các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Tuy nhiên, do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm từ 20 – 25 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong ngân sách thường xuyên của Bộ Công an) để đầu tư cho thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với gần 700 Công an cấp huyện là rất ít nên Bộ Công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác điều tra, đặc biệt là vùng chiến lược, các tỉnh có diễn biến tình hình phức tạp và nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vùng đặc biệt khó khăn cũng như các quận, huyện trong cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu về tăng thẩm quyền điều tra theo Nghị quyết của Quốc hội.

Để đảm bảo nâng cao năng lực chiến đấu cho các vùng chiến lược và đáp ứng yêu cầu về tăng thẩm quyền điều tra của Công an cấp huyện, Bộ Công an đã xây dựng 02 Dự án (DA14/2006 là 828 tỷ đồng và DA16/2006 là 543 tỷ đồng), đã lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành. Tháng 3.2008, đã có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ; tháng 01/2009, Bộ Công an đã trình Chính phủ và ngày 24/04/2009, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 394/VPCP–NC thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ “khi điều kiện ngân sách cho phép, Chính phủ sẽ xem xét đầu tư”. Trong khi Chính phủ chưa phê duyệt, Quốc hội chưa thông qua 02 Dự án trên thì khả năng ngân sách Nhà nước đầu tư cho lực lượng Công an nhân dân như hiện nay phải 20 – 40 năm nữa mới đảm bảo được.

Do vậy, Bộ Công an đang đề nghị Chính phủ sớm xem xét phê duyệt 02 Dự án nói trên (bằng nguồn vốn đặc biệt) để Bộ Công an trang bị đầy đủ phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các tỉnh thuộc các vùng chiến lược, các tỉnh có diễn biến tình hình phức tạp và nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vùng đặc biệt khó khăn cũng như các quận, huyện trong cả nước đáp ứng yêu cầu về tăng thẩm quyền điều tra.



10. Cử tri tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh kiến nghị:

Đề nghị xem xét, bổ sung các quy định hiện hành tăng mức kinh phí cho cơ quan điều tra trong công tác giám định chất lượng công trình xây dựng cơ bản, kiểm toán tài chính có liên quan đến các vụ án kinh tế, có giám định tư pháp đối với từng vụ án”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009)

Hàng năm, Bộ Công an luôn dành một khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ cho hoạt động điều tra theo tố tụng. Để nguồn kinh phí này được sử dụng đúng mục đích, nguyên tắc, chế độ của Nhà nước và hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, ngày 28/08/2008, Bộ Công an đã ra Quyết định số 1443/2008/QĐ-BCA (V22) về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí điều tra trong lực lượng Công an nhân dân; theo đó, đã quy định rõ: “Trường hợp vụ án chi phí giám định phục vụ điều tra cần sử dụng kinh phí lớn mà nguồn kinh phí điều tra không đáp ứng được, Công an các đơn vị, địa phương đề xuất, báo cáo Bộ - qua Tổng cục I, II phối hợp với V22 báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định ”.

Như vậy, theo Quyết định số 1443/2008/QĐ-BCA(V22) của Bộ Công an, nếu Công an đơn vị, địa phương nào trong quá trình điều tra án có phát sinh kinh phí giám định lớn hơn kinh phí điều tra Bộ cấp đầu năm thì báo cáo về Bộ để được xem xét, giải quyết.

11. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:

Hiện nay việc đầu tư xây dựng nhà tạm giữ hành chính, đầu tư mua sắm trang phục, dụng cụ phục vụ công tác của Công an xã được thực hiện bằng kinh phí địa phương, tuy nhiên với những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Cao Bằng thì kinh phí địa phương để đầu tư là rất hạn chế. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, cử tri ngành Công an tỉnh Cao Bằng kiến nghị việc đầu tư xây dựng nhà tạm giữ hành chính và đầu tư mua sắm trang phục, dụng cụ phục vụ công tác của Công an xã cần được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương để bảo đảm tính đồng bộ về chất lượng các công trình xây sựng nhà tạm giam giữ hành chính và phương tiện làm việc của Công an xã”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Theo Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16 / 12 / 2002 và Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; trong đó, có quy định về phân cấp quản lý ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương phục vụ cho công tác an ninh, việc đảm bảo đầu tư xây dựng nhà tạm giữ hành chính và đầu tư mua sắm trang phục, dụng cụ phục vụ công tác của Công an xã thuộc ngân sách địa phương, không thuộc ngân sách Trung ương.

Pháp lệnh Công an xã có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009, đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý Nhà nước về Công an xã (trong đó có Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp); theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định: “Thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo tổ chức, hoạt động của Công an xã theo thẩm quyền và theo hướng dẫn của Công an cấp trên; bố trí trụ sở hoặc nơi làm việc cho công an xã; cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên”.

Riêng đối với nhà tạm giữ hành chính cấp xã: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 19/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004 của Chính phủ về Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với cấp xã là do “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã”; về kinh phí phục vụ hoạt động này được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 19/2009/NĐ-CP: “ Kinh phí đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính do ngân sách Nhà nước cấp. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền tạm giữ theo quy định tại Điều 7 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác tạm giữ người theo thủ tục hành chính, chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tạm giữ người theo thủ tục hành chính cùng với việc lập dự toán ngân sách Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Như vậy, hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập dự toán kinh phí đảm bảo cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cùng với dự toán kinh phí chung của xã gửi cấp trên trực tiếp theo Luật Ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, với trách nhiệm của mình, Bộ Công an đang chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Công an xã (Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan để hưỡng dẫn thi hành pháp lệnh Công an xã; trong đó, có hưỡng dẫn cụ thể về chế độ, chính sách đối với Công an xã) và phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng công văn liên bộ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường hỗ trợ nhiệm vụ công tác Công an từ ngân sách địa phương, trong đó có nội dung về ngân sách đảm bảo cho Công an xã.



12. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

Về việc thực hiện chính sách đặc xá của Nhà nước: Cử tri đề nghị việc xét đặc xá đối với người đang thi hành hình phạt tù cần được tiến hành một cách chặt chẽ và thận trọng, phải căn cứ vào quá trình cải tạo của phạm nhân, bảo đảm chỉ những người có quá trình cải tạo tốt và thực sự hối cải, muốn hoàn lương mới được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước, tránh trường hợp sau khi được đặc xá lại phạm tội”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Từ năm 1990 cho đến nay, Nhà nước ta đã 10 lần thực hiện công tác đặc xá, tha tù trước thời hạn cho 109.454 người; công tác đặc xá được triển khai thực hiện đúng pháp luật và bảo đảm các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và ngoại giao, được nhân dân và các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tuy số lượng lớn người được đặc xá , tha tù trước thời hạn trở về với xã hội, nhưng an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội vẫn được đảm bảo, trên 90% số người được đặc xá về địa phương tái hòa nhập với cộng đồng, làm ăn lương thiện, số người được đặc xá tái phạm chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%). Đạt được kết quả như trên là do lực lượng Công an đã làm tốt công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam; quá trình cải tạo giúp cho phạm nhân thật sự hối cải, có ý thức cải tạo tiến bộ để được hoàn lương, hành năm, số phạm nhân đạt kết quả cải tạo loại khá, tốt chiếm tỷ lệ cao (84%).

Từ kết quả hoạt động thực tiễn, Luật Đặc xá được Quốc hội khóa VII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 một lần nữa khẳng định đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Luật Đặc xá đã quy định có 4 loại đối tượng không được đặc xá: Bản án hoặc Quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác; trước đó đã được đặc xá; có từ hai tiền án trở lên và các trường hợp khác do Chủ tịch nước quy định.

Đợt đặc xá 2009 (đợt 2), ngoài các đối tượng không được đề nghị đặc xá trên, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ đề xuất Chủ tịch nước quyết định nhiều loại đối tượng khác không được đề nghị đặc xá như: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về an ninh quốc gia; đồng thời phạm hai tội giết người và cướp tài sản, giết người và hiếp dâm, giết người và hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản và hiếp dâm, cướp tài sản và hiếp dâm trẻ em; phạm tội cướp tài sản có tổ chức và có sử dụng vũ khí, cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp, cướp giật tài sản có tổ chức, dùng thủ đoạn nguy hiểm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; đã có một tiền án mà phạm một trong các tội về ma túy, giết người, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tái sản, làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý truyền HIV cho người khác, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mua bán phụ nữ; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử, đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử, cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ hoặc băng, ổ, nhóm thanh toán lẫn nhau.

Cùng với sự chặt chẽ trong việc quy định đối tượng đề nghị đặc xá, các quy định về điều kiện đề nghị đặc xá đã quán triệt rất rõ yêu cầu về sự tiến bộ trong qua trình cải tạo của phạm nhân. Ngoài các điều kiện về thời gian thực sự chấp hành hình phạt tù, chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác, người bị kết án phải có quá trình cải tạo tốt và thật sự hối cải, được xếp loại cải tạo khá trở lên mới được xem xét đề nghị đặc xá. Theo quy định tại Điều 10, Luật Đặc xá, điều kiện đầu tiên của người được đề nghị đặc xá là phải: “Chấp hành tốt Quy chế, Nội quy trại giam, trại tạm giam: tích cực học tập, lao động, trong qua trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ khá trở lên”…

Ngoài ra, quy trình xét đề nghị đặc xá được thực hiện rất chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch: niêm yết công khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước – bình xét của đội phạm nhân – xét duyệt của Hội đồng xét, đề nghị đặc xá của trại giam – trực tiếp kiểm tra, thẩm định hồ sơ phạm nhân của Tổ thẩm định liên ngành – kiểm tra, thẩm định lại Tổ chuyên viên giúp việc cho thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá – xét duyệt của Hội đồng tư vấn đặc xá và đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Quy trình đảm bảo không để sót những người đủ điều kiện và không để lọt những người không đủ điều kiện đặc xá. Đồng thời, với trình tự, thủ tục công khai, minh bạch nói trên, Luật Đặc xá còn quy định và yêu cầu sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của nhân dân trong quá trình thực hiện đặc xá và quản lý, giúp đỡ người được đặc xá hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm.



13. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:

Cử tri Trương Tiến, thường trú tại ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn phản ánh tháng 8/1995 ông có vay của ông Trần Tú Ngọc, ngụ tại số 41 đường Phan Bội Châu, phường 7, TP Cà Mau 50 triệu, lãi xuất 7,5%/tháng, thời gian trả không thời hạn. Sau đó ông trả 2 tháng tiền lãi là 3.750.000đ và tiền vốn là 7 triệu đồng. Đến ngày 09/10/1995 Trần Tú Ngọc với sáu người khác đến doanh nghiệp của ông, trong lúc không có vợ chồng ông ở nhà dùng bạo lực uy hiếp nhân viên của ông lấy một chiếc vỏ trọng tải 07 tấn, máy Yamaha 4 đặt trong và một chiếc vỏ trọng tải 03 tấn, một máy D 15 đặt ngoài cùng một số tài sản khác có trong 02 chiếc vỏ. Khi chính quyền đến Trần Tú Ngọc lệnh cho đồng bọn nổ máy chạy, ông Kết là Công an ấp Chống Mỹ nhảy xuống vỗ yêu cầu quay đầu lại nhưng Trần Tú Ngọc bất chấp cho chạy đến Cái Keo mới ghé cho ông Kết lên, còn ông San là tài công bị bắt về đến Cà Mau mới thả. Ngày 30/4/1996 ông Trương Tiến có đơn yêu cầu đến các cơ quan có thẩm quyền về việc Trần Tú Ngọc chiếm đoạt tài sản của ông, ngày 04/7/1996 Công an huyện Ngọc Hiển ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam Trần Tú Ngọc, ngày 03/8/1996 Công an tỉnh yêu cầu Công an huyện Ngọc Hiển chuyển người và hồ sơ về Công an tỉnh Cà Mau giải quyết, thực chất là để thả Trần Tú Ngọc và ra quyết định đình chỉ vụ án. Quá bức xúc ông yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng đến nay vụ án chưa được giải quyết. Cử tri hỏi tại sao vụ án được Tòa án cho rằng có dấu hiệu hình sự và kiện cả Công an tỉnh Minh Hải để khởi tố hình sự và Viện kiểm sát tỉnh có công văn khẳng định đây là vụ cướp tài sản của công dân có giá trị đến 94 triệu đồng. Nhưng sự việc xẩy ra hơn 10 năm mà chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết dứt điểm.



Cử tri huyện Năm Căn kiến nghị Bộ Công an kiểm tra, chỉ đạo phục hồi điều tra sớm làm sáng tỏ vụ án, trả lại sự công bằng cho ông Tiến.”

Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

  1. Về nội dung vụ việc:

Ngày 11/08/1995, ông Trương Tiến, sinh năm 1953, trú tại ở ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vay của ông Trần Tú Ngọc, sinh năm 1966, trú tại số 41, đường Phan Bội Châu, phường 7, thị xã Cà Mau (nay là Tp. Cà Mau), tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau) số tiền là 50.000.000đ (không có tài liệu thể hiện lãi suất và thời gian trả). Ngày 07/10/1995, ông Trương Tiến trả cho ông Trần Tú Ngọc 4.000.000đ tiền lãi và 7.000.000đ tiền vốn, còn nợ là 43.000.000đ tiền vốn. Theo lời khai của ông Trần Tú Ngọc: “đã gặp và đòi nợ nhiều lần nhưng ông Trương Tiến không trả”.

Khoảng 16 giờ, ngày 09/10/1995, ông Trần Tú Ngọc cùng vợ là Lý Kiều Loan và một số người đi ca nô đến nhà ông Trương Tiến để đòi nợ, nhưng vợ chồng ông Trương Tiến không ở nhà, chỉ có hai người làm công cho ông Trương Tiến là Quách Sé và Phạm Văn Sang. Ông Trần Tú Ngọc nói với Phạm Văn Sang: “Anh lấy vỏ máy của anh Tiến chạy đi trở cây dùm tôi”; Phạm Văn Sang khong nhất trí vì không có lệnh của ông Trương Tiến; ông Trần Tú Ngọc nói tiếp: “Anh Tiến thiếu nợ tôi, hôm nay tôi đến đây lấy vỏ máy”. Sau đó, có ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng ban nhân dân ấp và ông Nguyễn Văn Kết, Trưởng Công an ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, huyện Ngọc Hiển (nay là huyện Năm Căn), tỉnh Minh Hải đến giải quyết. Ông Trần Tú Ngọc và một số người đi cùng mở dây hai vỏ máy của ông Trương Tiến (01 chiếc 07 tấn máy YAMAHA đặt trong vỏ, 01 chiếc vỏ 03 tấn máy D15 đặt ngoài) nổ máy chạy. Ông Nguyễn Văn Kết đến đoạn Cái Keo cho ông lên tàu khách trở về, cồn ông Trần Tú Ngọc buộc ông Phạm Văn Sang xuống ca nô chứng kiến việc ông Trần Tú Ngọc lấy vỏ máy của ông Trương Tiến, đến Cà Mau mới cho ông Phạm Văn Sang về.



  1. Quá trình giải quyết và kết luận vụ việc của cơ quan chức năng:

Ngày 10/10/1995, ông Trương tiến làm đơn tố cáo ông Trần Tú Ngọc gửi Công an huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải. Căn cứ đơn của ông Trương Tiến, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Ngọc Hiển đã tiến hành xác minh và ngày 04/01/1996, đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với bị can Trần Tú Ngọc về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam bị can Trần Tú Ngọc. Nhưng vì bị can Trần Tú Ngọc bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Ngọc Hiển đã ra quyết định truy nã. Đến ngày 04/07/1996, Cơ quan điều tra đã bắt được Trần Tú Ngọc và đã ra lệnh tạm giam bị can với thời hạn là 04 tháng.

Ngày 26/07/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ngọc Hiển có báo cáo tóm tắt vụ việc gửi đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Minh Hải. Ngày 27/7/1996, Đồng chí Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Minh Hải có ý kiến chỉ đạo: “Xét việc Tiến nợ Ngọc là có thật, số tiền còn lại là 40 triệu đồng, đòi không trả cũng là thái độ công nhiên chiếm đoạt. Ngọc lấy phương tiện trừ nợ không có chủ ở nhà không trình báo chính quyền, nhưng có nói cho mọi nguời biết lấy vỏ máy để buộc Tiến lên thanh toán nợ, đề nghị cho tại ngoại dàn xếp thanh toán nợ với nhau, xử hành chính. Không thể để Ngọc mất tiền còn bị ở tù”. Cùng ngày 27/7/1996, Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải ra Quyết định chuyển vụ án về Cơ quan Cảnh sát điều tra – Cơ quan Công an tỉnh Minh Hải. Ngày 02/08/1996, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải có ý kiến: “Đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh nhận hồ sơ ra quyết định trả tự do ngay cho bị can làm thủ tục chuyển dân sự, hai vỏ máy báo và bàn giao cho thi hành án quản lý chờ thi hành án”. Cùng ngày 02/08/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Minh Hải nhận hồ sơ vụ án và ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, Quyết định đình chỉ điều tra bị can và Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can Trần Tú Ngọc, lý do: không có dấu hiệu cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản công dân.

Ngày 14/08/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Minh Hải có Công văn chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa Dân sự – Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải để xét xử dân sự. Ngày 23/09/1996, Tòa Dân sự – Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải có Công văn chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Minh Hải với nội dung: “Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải thấy rằng Trần Tú Ngọc đã có dấu hiệu phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản công dân, hơn nữa Trương Tiến yêu cầu khởi tố Trần Tú Ngọc và đồng bọn về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản công dân, không yêu cầu xét xử dân sự.”

Ngày 03/05/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau đã báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau có ý kiến: đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau phục hồi điều tra vụ án, bị can chuyển Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau truy tố. Ngày 22/11/1998, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau có Công văn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau với nội dung “Đây là vụ cưỡng đoạt tài sản công dân có giá trị lớn hơn với (94.000.000đ), mang tính chất nghiêm trọng và hành vi xem thường pháp luật của Trần Tú Ngọc cùng đồng bọn. Hành vi các đối tượng nêu trên đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm cưỡng đoạt tài sản công dân. Trong quá trình điều tra vụ án các đồng chí được phân công trước đây đã không chú trọng tình tiết vụ án, mặc dù Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) đã có Công văn yêu cầu khởi tố hình sự đối với Trần Tú Ngọc. Đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau sớm điều tra và có kết luận giải quyết bằng văn bản để trả lời cho đương sự biết ”.

Xét thấy các ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau ở các thời điểm có sự trái ngược nhau cho nên ngày 04/03/1999, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau có Công văn gửi Ban Nội chính, Tỉnh Cà Mau để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời nêu quan điểm xử lý hình sự.

Ngày 12/7/1999, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau có Công văn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau trao đổi về việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau xin ý kiến chỉ đạo của Vụ 2B, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ việc trên và Vụ 2B, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có ý kiến kết luận: “Hành vi lấy 02 vỏ máy của bị can Ngọc là nhằm để thu hồi nợ, bị can Ngọc không có ý thức chiếm đoạt tài sản (02 vỏ máy) nên hành vi của Ngọc không cấu thành tội phạm. Việc đình chỉ điều tra vụ án, bị can và chuyển hồ sơ xử lý dân sự là đúng pháp luật”.

Xuất phát từ việc không thống nhất về quan điểm xử lý của các cơ quan chức năng, ngày 27/7/1999, Ban Nội chính, Tỉnh ủy Cà Mau triệu tập cuộc họp trao đổi ý kiến giữa các ngành chức năng về vụ việc trên. Quan điểm của Ban Nội chính, Tỉnh ủy Cà Mau, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau và Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau là: “xử lý về hình sự đối với Trần Tú Ngọc”, còn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau cho rằng: “không đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can”.

Ngày 23/10/2000, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau có báo cáo gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an xin ý kiến đường lố xử lý vụ việc trên. Ngày 02/10/2002, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có Công văn trả lời Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau, trong đó có nội dung chỉ đạo là: “Không cần thiết phải phục hồi điều tra vụ án Trần Tú Ngọc; Chuyển hồ sơ sang Tòa án xử lý dân sự”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau đã đề nghị ông Trương Tiến làm đơn khởi kiện vụ án dân sự gửi Tòa án nhân dân nhưng ông Tiến không khởi kiện vụ án dân sự mà kiên quyết đề nghị xử lý hình sự đối với Trần Tú Ngọc. Do chưa có đơn khởi kiện vụ án dân sự của ông Trương Tiến nên Tòa án không nhận hồ sơ để thụ lý về vụ kiện dân sự.

Đến năm 2008, ông Trương Tiến cùng vợ là Nguyễn Thị Mỹ Nga tiếp tục đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau khởi tố vụ án hình sự, khở tố bị can đối với Trần Tú Ngọc. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết đơn. Quá trình giải quyết vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau đã mời ông Trương Tiến đến làm việc nhưng ông Trương Tiến có giấy ủy quyền cho ông luật sư Nguyễn Minh Hòa, trú tại số 53, ấp Tá Ký, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau. Khi làm việc với Luật sư Nguyễn Minh Hòa, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã cung cấp những văn bản có liên quan đến quan điểm xử lý vụ việc và các thủ tục tố tụng hình sự. Ngày 10/04/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau có Công văn số 122/CQCSĐT (PC16) trả lời đơn đề nghị khởi tố hình sự của ông Trương Tiến và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga, với nội dung: “Vụ án đã được đình chỉ, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau không có thẩm quyền giải quyết về hình sự ”. Khi nhận được Công văn trả lời của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau, ông Trương Tiến không đồng ý với nội dung trả lời và gửi đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau đã xem xét, giải quyết và trả lời tại Công văn số 212/VKS ngày 18/11/2008, trong đó khẳng định: “Nội dung trả lời trong Công văn số 122/CQCSĐT (PC16) của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật”.

Như vậy, vụ việc trên đã được các cơ quan chức năng của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải tiếp nhận giải quyết ngay sau khi có đơn tố cáo của ông Trương Tiến, sau đó đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Minh Hải trước đây và tỉnh Cà Mau hiện nay chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, do có thời điểm chưa thống nhất về quan điểm xử lý, phải xin ý kiến cấp trên nên quả trình giải quyết bị kéo dài. Đến nay, vụ việc này đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau thống nhất quan điểm khẳng định không có căn cứ để xử lý về hình sự đối với ông Trần Tú Ngọc. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương