UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang34/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   43

10. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Về hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tổng hợp kế hoạch, các dự án định canh, định cư trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng trình Chính phủ phê duyệt tổng thể. Nghiên cứu bổ sung nguồn vốn và kéo dài giai đoạn thực hiện định canh, định cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2007 – 2010 đến hết năm 2012.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Về thực hiện chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2207/QĐ-TTg, Uỷ ban Dân tộc đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư đến năm 2012.



11. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Đề nghị cấp miễn phí Báo người cao tuổi cho Hội người cao tuổi ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc cấp và sử dụng báo, tạp chí kịp thời, đúng đối tượng, số lượng và địa chỉ, đảm bảo hiệu quả thông tin tuyên truyền của báo chí. Căn cứ vào nhu cầu của các địa phương kết hợp với chất lượng phục vụ của các loại báo, tạp chí thiết thực cho đời sống xã hội của đồng bào, Uỷ ban Dân tộc rà soát, đánh giá, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung các loại báo, tạp chí, đối tượng và phạm vi phục vụ cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Đến tháng 10 năm 2009, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở kết luận đánh giá của Hội nghị, Uỷ ban Dân tộc sẽ tổng hợp ý kiến của Hội nghị để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ về việc tăng, giảm các đầu báo để cấp không thu tiền phục vụ đồng bào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân là: phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí.

12. Cử tri tỉnh Điện Biên, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Tuyên Quang kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi, định hướng phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo, đào tạo ngành nghề cho con em dân tộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong cả nước, như: Chương trình 135, Quyết định 134, Quyết định 32, Quyết định 33.... Các chương trình, dự án, các chính sách trên đã và đang phát huy hiệu quả, các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi được đẩy mạnh từng bước làm thay đổi bộ mặt vùng dân tộc và miền núi, góp phần đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo chung của cả nước.

Để phát huy hiệu quả đầu tư và tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho vùng dân tộc, miền núi phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban Dân tộc đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các chính sách đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi để tham mưu giúp Chính phủ sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015. Trong đó, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, như: đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi, định hướng phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo, đào tạo ngành nghề cho con em dân tộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

13. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu để có định hướng rõ về mục tiêu của chương trình 134, 135, 661 từ đó quyết định về nguồn lực và kéo dài thời gian thực hiện để đảm bảo các chương trình đạt mục tiêu đề ra, cụ thể:

- Chương trình 134:

+ Tăng mức hỗ trợ về đất sản xuất lên 50 triệu đồng /ha để các hộ dân có thể mua được một phần theo định mức.

+ Bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung cho các xóm theo Đề án.

+ Bổ sung những hộ nghèo theo tiêu chí cũ có khó khăn về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt chưa được hỗ trợ theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu vùng nghèo, đời sống khó khăn (Nếu theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ về nhà ở).

- Chương trình 135 (giai đoạn II).

+ Cấp vốn bổ sung để thực hiện các công trình thuộc trung tâm cụm xã. Tăng định mức cho một xã, nhất là cho dự án cơ sở hạ tầng cho tương xứng với mục tiêu đề ra; cấp đủ vốn cho chương trình ngay từ đầu năm.

+ Chính phủ mở rộng địa bàn thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá đối với toàn bộ các xã, thị trấn tại các tỉnh miền núi.

+ Tăng mức trợ cước tiêu thụ nông sản ở xã khu vực III và vùng lân cận.

Trả lời: (tại công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

a) Quyết định 134:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định 134 về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 134 đến hết năm 2010, Uỷ ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp các Bộ, ngành dự thảo Quyết định tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn giai đoạn 2009-2010 trình Thủ tướng Chính phủ.

Dự thảo quy định về một số chính sách cụ thể như sau:

- Đối với đất sản xuất: thực hiện theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, hỗ trợ trực tiếp cho mỗi hộ để có đất sản xuất là không quá 20 triệu đồng (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 8 triệu đồng/ hộ, ngân sách địa phương hỗ trợ 2 triệu đồng/ hộ và được vay tín chấp 10 triệu đồng trong thời gian 5 năm với lãi suất bằng 0%), ngoài ra tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương mà có thể hỗ trợ thêm cho đồng bào. Đối với những hộ không có nhu cầu về đất sản xuất hoặc không tạo được đất sản xuất thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề hoặc đi xuất khẩu theo định mức quy định tại Quyết định 74.

- Đối với nước sinh hoạt tập trung: tiếp tục hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xây dựng các công trình đang còn dở dang, các công trình theo đề án 134 chưa thực hiện.

- Đối với đất ở: Việc hỗ trợ đất ở gắn với việc hỗ trợ nhà ở, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương mà Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các phương án để hỗ trợ đất ở cho đồng bào. Việc hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở.

Uỷ ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 510/UBDT-CSDT ngày 06/7/2009 yêu cầu các địa phương rà soát đối tượng có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt giai đoạn 2009-2010, nhưng cho tới nay tỉnh Thái Nguyên chưa có báo cáo rà soát nhu cầu gửi về Uỷ ban Dân tộc. Đề nghị tỉnh khẩn trương rà soát đối tượng gửi về Uỷ ban Dân tộc để có cơ sở tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Chương trình 135 giai đoạn II:

- Trung tâm cụm xã năm 2009 - 2010: Tổng nguồn vốn thực hiện 1.263 tỷ đồng, trong đó năm 2009 đã bố trí 100 tỷ đồng. Để hoàn thành dứt điểm các trung tâm cụm xã theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7003/VPCP-ĐP ngày 25 tháng 10 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ, năm 2009 ngân sách trung ương đã bố trí bổ sung 500 tỷ cho các địa phương.

- Về đề nghị tăng định mức cho một xã, nhất là cho dự án cơ sở hạ tầng cho tương xứng với mục tiêu:

Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định tăng mức đầu tư đối với một số dự án thuộc Chương trình 135 tại Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cải thiện đời sống và hỗ trợ nhân dân vươn lên thoát nghèo, cụ thể là:

* Đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II:

+ Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất: tăng từ 200 triệu/xã/năm lên 300 triệu đồng/xã/năm;

+ Dự án Cơ sở hạ tầng: tăng từ 800 triệu/xã/năm lên 1.000 triệu đồng/xã/năm.

* Đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các vực II:

+ Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất: từ 30 triệu/thôn/năm lên 50 triệu đồng/thôn, bản/năm.

+ Dự án Cơ sở hạ tầng: từ 150 triệu/thôn/năm lên 200 triệu đồng/thôn, bản/năm.



  • Về đề nghị cấp đủ vốn cho chương trình ngay từ đầu năm: Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT- TC-XD-NNPTNT ngày 15/09/2008 hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, vốn Chương trình 135 được cấp đủ từ đầu năm đảm bảo cho các hoạt động của Chương trình có đủ nguồn vốn thực hiện.

c) Chính sách trợ giá, trợ cước:

- Về địa bàn thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/NĐ-CP của Chính phủ. Tính từ năm 2010, chính sách trợ giá trợ cước kết thúc chuyển sang thực hiện chính sách mới: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, quy định đối tượng và địa bàn thụ hưởng chính sách là: Người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

- Về tăng mức trợ cước tiêu thụ nông sản ở xã khu vực III và vùng lân cận do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Vậy, đề nghị cử tri liên hệ với Uỷ ban Nhân tỉnh Thái Nguyên để nắm bắt được thông tin cụ thể.

14. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị:

Đề nghị Nhà nước tăng mức đầu tư cho chương trình 135 giai đoạn II, dự án 472 của Chính phủ giai đoạn 2009- 2015 đối với các xóm, xã khó khăn thuộc dân di chuyển vùng lòng hồ sông Đà, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân vùng lòng hồ vốn, giống nuôi trồng thủy sản.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

- Về tăng mức đầu tư cho Chương trình 135 giai đoạn II: Đã nêu trong nội dung trả lời câu hỏi 1.

- Về dự án 472 của Chính phủ: Dự án 472 của Chính phủ giai đoạn 2009-2015 đối với các xóm, xã khó khăn thuộc dân di chuyển vùng lòng hồ sông Đà do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Ủy ban Dân tộc sẽ nghiên cứu, phối hợp với cơ quan chủ trì thực hiện dự án để cùng triển khai các chính sách do Uỷ ban Dân tộc quản lý nhằm tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân vùng lòng hồ vốn, giống nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

15. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

Cử tri xã Khánh Hòa (Châu Phú) đề nghị Chính phủ hỗ trợ theo Chương trình 134 – 135 của người dân tộc Chăm ở Khánh Hòa về cầu, đường... và hỗ trợ làm một số tuyến đường liên huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Xã Khánh Hoà huyện Châu Phú tỉnh An Giang là xã khu vực I, không thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (đối tượng đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II được quy định tại mục 3, Điều 1, Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Do vậy, xã Khánh Hoà (Châu Phú) không được hưởng hỗ trợ đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Việc đề nghị của cử tri về hỗ trợ làm một số tuyến đường liên huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đề nghị cử tri có văn bản gửi các cơ quan hữu quan, do hiện nay, Uỷ ban Dân tộc chưa được Thủ tướng Chính phủ giao về quản lý, chỉ đạo việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

16. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung xã Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ (đã được công nhận là xã khu vực III tại Quyết định 230/QĐ-UBDT ngày 12/8/2008) và các thôn bản đặc biệt khó khăn của các xã được công nhận hoàn thành Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Ngày 28/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-TTg về phê duyệt bổ sung 12 xã đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 từ năm 2009, trong đó có xã Nghĩa Lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.



17. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Ủy ban trình Chính phủ nâng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 từ 800 triệu hiện nay lên 1,5 tỷ đồng; đối với làng đặc biệt khó khăn từ 150 triệu hiện nay lên 400 triệu, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cải thiện đời sống và hỗ trợ nhân dân vươn lên thoát nghèo.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Trên cơ sở thực tế tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho Chương trình 135 giai đoạn II, ngày 05 tháng 8 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg về tăng mức đầu tư đối với một số dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Trong đó: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tăng từ 800 triệu/xã/năm lên 1.000 triệu đồng/xã/năm và 150 triệu/thôn/năm lên 200 triệu đồng/thôn, bản/năm. Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất tăng từ 200 triệu/xã/năm lên 300 triệu đồng/xã/năm và từ 30 triệu/thôn/năm lên 50 triệu đồng/thôn, bản/năm.



18. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Huyện Vân Đồn có 5 xã đảo có điều kiện tương tự như nhau nhưng hiện nay mới có 2 xã: Quan Lạn và Bản Sen được hưởng chính sách ưu đãi đối với xã khó khăn, còn 3 xã: Minh Châu, Thắng Lợi và Ngọc Vừng chưa được hưởng chính sách ưu đãi đối với xã khó khăn, điều bất hợp lý là xã Quan Lạn và xã Minh Châu nằm trên cùng một hòn đảo nhưng chỉ có xã Quan Lạn được hưởng chính sách ưu đãi còn xã Minh Châu chưa được hưởng chính sách ưu đãi, cử tri các xã trên đã kiến nghị và UBND huyện Vân Đồn đã đề nghị nhiều lần nhưng chưa được xem xét giải quyết.

Trả lời: (tại Công văn số 680/UBDT-CSDT ngày 28/8/2009)

Theo quy định tại văn bản số 7415/VPCP-KTTH ngày 19/12/2006 của Văn phòng Chính phủ về danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và văn bản chỉ đạo số 17/VPCP-ĐP ngày 03/01/2007 của Văn phòng Chính phủ, các xã thuộc vùng khó khăn gồm các xã thuộc khu vực II, III (theo văn bản số 1062/TTg-ĐP ngày 01/8/2005), các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo (theo Quyết định 106/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), các xã biên giới Việt Nam – Trung Quốc (theo Quyết định 120/QĐ-TTg) và các xã biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam Pu Chia.

Do vậy, các xã Bản Sen, Quan Lạn và Thắng Lợi là các xã đủ điều kiện của quy định trên và được đưa vào danh sách các xã thuộc vùng khó khăn và hưởng các chính sách ưu đãi.

Riêng đối với 2 xã Minh Châu và Ngọc Vừng là các xã được công nhận là xã khu vực I tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh, do vậy không thuộc vùng khó khăn để hưởng các chính sách ưu đãi. Uỷ ban Dân tộc xin trả lời để cử tri được biết./.



BỘ CÔNG AN
1- Cử tri các tỉnh: Cao Bằng, Phú Yên, Nghệ An, Hưng Yên, Gia Lai, Sóc Trăng, Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Cử tri tiếp tục đề nghị, các ngành chức năng có những biện pháp kiên quyết hơn trong công tác đấu tranh bài từ các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng ngày càng gia tăng phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy, giết người, cướp giật, lừa đảo… đã và đang gây nên những hậu quả rất xấu cho xã hội”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009)

Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội luôn được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Lực lượng Công an với vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, kiềm chế được tốc độ gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội…góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Hàng năm, lực lượng Công an đã điều tra, làm rõ khoảng 38.000 vụ phạm tội về hình sự, triệt phá 4.000 băng, ổ nhóm tội phạm; phát hiện gần 12.000 vụ phạm tội về ma túy, bắt giữ gần 20.000 đối tượng có liên quan; đã phối hợp với các ngành đưa nhiều đối tượng ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật góp phần răn đe tội phạm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động của các loại tội phạm như: cướp, giết cướp, cướp giật, lừa đảo…và các tệ nạn xã hội xảy ra tại các thành phố, thị xã, khu công nghiệp và một số vùng nông thôn đang đô thị hóa, vùng biên giới có xu hướng gia tăng, có lúc, có nơi diễn ra nghiêm trọng, đã và đang gây hậu quả xấu cho xã hội như ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh.

Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là do tác động cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước làm cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp gia tăng; ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi bạo lực, văn hóa đồi trụy dẫn đến một bộ phận thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật và phạm tội; công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự nói chung và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật có mặt còn hạn chế; lực lượng Công an, nhất là ở cấp cơ sở còn thiếu (biên chế, phương tiện, trang bị kỹ thuật…) và chưa thật sự đủ mạnh đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện (Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự…) và thiếu (các quy định mang tính pháp luật về bảo vệ người làm chứng, quản lý vũ khí thô sơ, vũ khí tự tạo; về sử dụng công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ…).

Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh, trật tự, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:

- Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm; Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy giai đoạn 2006 – 2010; Chỉ thị số 17/2005/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán Bar, nhà hàng Karaoke, vũ trường, từng bước đẩy lùi tội phạm, nhất là ngăn chặn tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy từ ngoài vào; đặc biệt tập trung lực lượng, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chóng tội phạm trên tuyến, địa bàn trọng điểm, trong đó có địa bàn Cao Bằng, Phú Yên, Nghệ An, Hưng Yên, Gia Lai, Sóc Trăng, Thái Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Đã chỉ đạo lực lượng Công an cả nước liên tục tổ chức các đợt cao điểm, đồng loạt ra công tấn công trấn áp tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội và thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, truy bắt đối tượng truy nã trên phạm vi toàn quốc và theo các tuyến, địa bàn trọng điểm có tình hình phức tạp đang nổi lên. Từ đầu năm 2009 đến nay, Bộ Công an đã tổ chức 3 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; đã triệt phá 1.986 băng, nhóm tội phạm, bắt, xử lý 6.484 đối tượng; phát hiện xử lý 4.101 vụ cờ bạc, 17.271 đối tượng; thu giữ tài sản trị giá 11,8 tỷ đồng; 386 vụ mại dâm, xử lý 1.045 đối tượng; bắt vận động đầu thú 3.809 đối tượng truy nã, trong đó có 504 đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm; phát hiện, bắt giữ 5.965 vụ ma túy, 8.893 đối tượng.

- Tập trung lực lượng làm tốt công tác phòng ngừa, rà soát và chủ động đấu tranh triệt phá các băng, nhóm tội phạm đang có biểu hiện hoạt động, không để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; đồng thời đẩy mạnh công tác quản lí đối tượng tại địa bàn cơ sở, nhất là các đối tượng tù tha, đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện ma túy, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, thường xuyên tụ tập ở địa bàn cơ sở…Tăng cường công tác quản lí vũ khí, vật liệu nổ; tổ chức vận động nhân dân giao nộp và thu hồi vũ khí, vật liệu nổ góp phần hạn chế tối đa các trường hợp sử dụng vũ khí tự tạo và chất nổ vào mục đích gây án.

- Tập trung lực lượng điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết cướp, cướp, cưỡng đoạt…; khẩn trương hoàn thành hồ sơ, củng cố chứng cớ, phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhanh chóng đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật để răn đe tội phạm; kịp thời thông báo thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm cũng như các biện pháp nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác để Công an các đơn vị, địa phương chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm nhằm giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông và các cơ quan khác đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân hiểu được tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm, tích cực tố giác tội phạm, nhất là vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng giáp biên từ bỏ việc trồng cây chứa chất ma túy, không vận chuyển thuê chất ma túy.

- Tăng cường lực lượng cho Công an cấp cơ sở nhằm làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ngay từ địa bàn dân cư; kiện toàn mô hình Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, tăng cường phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

- Đề xuất với các cơ quan chức năng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạn pháp luật phục vụ kịp thời và có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hướng dẫn xử lý các hành vi phạm tội mới.



2. Cử tri Hà Nội kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ; đồng thời tăng cường tuyên truyền pháp luật để người dân biết, thực hiện”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Trước tình hình phức tạp và hậu quả tác hại do pháo nổ gây ra, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 406/TTg ngày 08 tháng 08 năm 1994 về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ; đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/CP ngày 11 tháng 01 năm 1997, trong đó tại điểm 5 của Nghị quyết này quy định việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt tất cả các loại pháo. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Nghị quyết trên và chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với lực lượng liên quan tổ chức đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm về sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ. Quá trình thực hiện cho thấy, đây là một trong những chủ trương đúng đắn, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ và chấp hành. Để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các vi phạm, Bộ công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời, triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình vi phạm Chỉ thị 406/TTg ở một số địa phương tiếp tục tái diễn, có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008, nhiều nơi do buông lỏng công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nên để xảy ra tình trạng đốt pháo tràn lan. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện Chỉ thị số 406/TTg và Nghị quyết số 05/CP. Bộ Công an đã ra nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản của Chính phủ quy định về pháo, về tác hại do pháo gây ra để người dân biết và thực hiện; đồng thời, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất nổ và thuốc pháo thay thế Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 25/01/1996 theo hướng tăng cường xử lý hình sự đối với các hành vi nói trên.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương trên, Bộ Công an đã phối hợp các Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/04/2009 về quản lý, sử dụng pháo. Hiện nay Bộ Công an đang xây dựng Thông tư hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định này. Trong thời gian tới, đặc biệt là thời gian trước Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động triển khai quyết liệt các mặt công tác phòng ngừa nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn các vi phạm về pháo trong dịp Tết, Lễ hội đầu năm.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương