UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang35/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43

3. Cử tri Hà Nội kiến nghị:

Cử tri đề nghị Nhà nước nghiên cứu, bố trí lực lượng Công an chính quy về công tác tại các xã”



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009)

Năm 1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định số 136/QĐ-BNV(X13) ngày 12/10/1989, trong đó có chủ trương đưa cán bộ Chính quy làm Phó trưởng công an xã thường trực ở tất cả các xã trong toàn quốc. Thực hiện Quyết định trên, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn quốc đã đưa 6.223 cán bộ về các xã. Việc đưa cán bộ Công an huyện xuống làm Phó trưởng Công an xã thường trực đạt được một số kết quả, đó là: đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ, việc về an ninh, trật tự ngay tại cơ sở; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; quản lý, giáo dục có hiệu quả đối tượng và nâng cao năng lực thực hiện quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự ở cấp xã; góp phần xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã vững mạnh; xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chủ trương trên còn có một số điểm bất cập vì Trưởng Công an xã là lực lượng bán chuyên trách, trình độ hạn chế (khi đó chưa được đào tạo trình độ trung cấp), trong khi đó Phó trưởng Công an xã là Công an chính quy, được đào tạo cơ bản nhưng chịu sự chỉ đạo của Trưởng Công an xã.

Ngoài ra, do việc triển khai đồng loạt ở các địa phương, nên lực lượng Công an huyện bị phân tán, biên chế của các Đội nghiệp vụ của Công an huyện giảm, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Một số địa phương, lựa chọn cán bộ đưa về xã chưa đúng tiêu chuẩn về trình độ văn hóa, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, ít hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục tập quán của địa phương; mặt khác, điều kiện ăn, ở, làm việc không đáp ứng được yêu cầu công tác, phải xa gia đình… nên hiệu quả công tác còn hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1360/QĐ-BNV ngày 01 tháng 11 năm 1991, trong đó quy định điều chỉnh việc bố trí cán bộ Công an xã theo hướng: chỉ đưa cán bộ Công an huyện về làm Trưởng hoặc phó trưởng Công an xã ở những xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự các xã yếu kém, các xã miền núi, vùng cao, hải đảo.

Thực tế, hiện có 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điện Biên, Gia Lai, Đăk Lắk, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Dương, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh) vẫn tiếp tục bố trí 561 cán bộ Công an chính quy thuộc Công an huyện xuống làm Trưởng, Phó trưởng Công an xã và Công an viên ở 342 xã, 51 thị trấn (không bố trí lực lượng chuyên trách như Công an phường) trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. Trong đó, có 384 đồng chí giữ chức vụ trưởng Công an xã, 108 đồng chí giữ chức vụ Phó trưởng Công an xã, 69 đồng chí là Công an viên.

Năm 2008, Bộ Công an đã tiến hành sơ kết việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Qua sơ kết, đã khẳng định việc bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã là phù hợp với chủ trương củng cố hệ thống chính quyền cơ sở của Đảng, Nhà nước; trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt khi mà tình hình an ninh trật tự ở cơ sở diễn biến phức tạp, cấp ủy và chính quyền xã còn nhiều hạn chế, lực lượng Công an xã trình độ, năng lực còn yếu, không quán xuyến được địa bàn; việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã thời gian qua có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tai cơ sở.

Ngày 21/11/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh Công an xã có hiệu lực từ ngày 01/ 07 / 2009; trong đó, tại khoản 4, Điều 10 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an cấp tỉnh sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã”.

Hiện nay, để triển khai thực hiện Pháp lệnh Công an xã, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ tiến hành xây dựng Thông tư quy định việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Trong đó quy định: tiêu chí xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; chức trách, nhiệm vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã; tiêu chuẩn, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc, chế độ sinh hoạt, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã.

4. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

Để tham gia phong trào phòng chống tội phạm và trật tự xã hội, nhiều người dân đã phải chịu nhiều thiệt hại về tài sản và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đối với những trường hợp này nên ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn khi phát động quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm. Cử tri đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ đối với những người dân tham gia phòng chống tội phạm bị thiệt hại về tài sản, sửc khỏe và tính mạng”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009)

Những năm qua, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ Anh ninh Tổ quốc đã thu được nhiều kết quả quan trọng; đã xuất hiện nhiều tấm gương nhân dân dũng cảm truy bắt tội phạm bị thương, thiệt hại về tài sản, thậm chí có trường hợp hy sinh cả tính mạng. Căn cứ thành tích, cống hiến của từng trường hợp, từng vụ việc cụ thể, Bộ Công an đã đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, động viên cả về vật chất và tinh thần cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Từ năm 2005 đến nay, Bộ Công an đã xét tặng: 759 Cờ thi đua xuất sắc, 3.184 Bằng khen cho tập thể và 15.821 Kỷ niệm chương “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; tổ chức hàng chục Hội nghị toàn quốc và khu vực để gặp mặt, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Để có chính sách, chế độ cho người bị thương trong khi tham gia phòng, chống tội phạm; Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm; trong đó tại điểm d, mục 5, phần III, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trong năm 2005) chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người có công, bị thương, hi sinh trong phòng, chống tội phạm.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ có Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 138 ngày 18/03/2005, trong đó đã giao Bộ lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người có công, bị thương, bị hi sinh trong phòng, chống tội phạm. Như vậy, đây là một chủ trương quan trọng, đã được Bộ Công an tham mưu cho thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện; song đến nay, văn bản chưa hoàn thành.

Thời gian tới, Bộ Công an với chức năng là cơ quan thường trực thực hiện Nghị định số 09/CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm sẽ trao đổi để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành xây dựng văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người có công, bị thương, bị hi sinh trong phòng, chống tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

5. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

Tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em và bắt cóc trẻ em hiện nay cũng là vấn đề cần được các ngành chức năng như Tư pháp, Công an, đoàn thể quan tâm phối hợp để có những biện pháp mang tính răn đe nhiều hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất loại tội phạm này”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Trước tình hình tội phạm xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng, từ năm 1999, trong Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, Bộ Công an đã đề xuất Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phậm trong lứa tuổi thành niên”. Năm 2004, Bộ Công an đã báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành Chương trình hành động phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và tăng cường các nguồn lực cho công tác này.

Trong những năm qua, thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành (Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam…) tăng cường công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, tập trung phát hiện đấu tranh triệt phá nhiều đường dây, đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em…Trước tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em đang có xu hướng trở thành loại tội phạm có tính quốc tế, Bộ Công an Việt Nam đã chủ động ký bản ghi nhớ hợp tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em với Công an Trung Quốc, Cămpuchia, ký kết Hiệp định song phương với Công an Thái Lan; phối hợp với các tổ chức quốc tế mở các lớp tập huấn về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm xâm hại trẻ em nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Năm 2008, tình hình hoạt động tội phạm xâm hại trẻ em được kiềm chế, số các loại án xâm hại tình dục trẻ em giảm rõ rệt, trong đó, hiếp dâm trẻ em giảm 20,4%.Trong 6 tháng đầu năm 2009, tội phạm xâm hại trẻ em giảm nhiều, nhất là các tội xâm hại tình dục trẻ em (so với 6 tháng đầu năm 2008, hiếp dâm trẻ em giảm 8%, dâm ô đối với trẻ em giảm 19,6%; mua bán, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em giảm 29,7%), nhưng tội phạm giao cấu với trẻ em lại tăng 27,7%; tình hình xâm hại tình dục trẻ em vẫn xảy ra nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm này, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số nội dung công tác trọng tâm sau:

- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, chỉ đạo xây dựng và triển khai quyết liệt các chương trình, kế hoạch cụ thể về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm xâm hại trẻ em; trong đó, chú trọng công tác phòng ngừa, tạo điều kiện về giáo dục, đào tạo, việc làm để hạn chế số trẻ em rơi vào hooàn cảnh dễ bị xâm hại, vi phạm pháp luật.

-Tăng cường tấn công trấn áp các tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; tập trung điều tra làm rõ và phối hợp xử lý nghiêm minh các vụ việc buôn bán phụ nữ, trẻ em và xâm phạm tình dục trẻ em cũng như bắt cóc trẻ em, đảm bảo tăng cường tính răn đe đối với loại tội phạm này.

-Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn bán, phụ nữ, trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em; phối hợp với Công an Trung Quốc, Cămpuchia mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em trên các tuyến biên giới; thực hiện tốt Quyết định số 17/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tiếp nhận nạn nhân là phụ nữ trẻ em bị buôn bán.

-Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, tới tận vùng sâu, vùng xa về phương thức, thủ đoạn của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm xâm hại trẻ em để nhân dân biết, phòng ngừa và tố giác tội phạm; rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh và xử lý nghiêm minh loại tội phạm này.

6. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri rất bất bình trước tình trạng lâm tặc lộng hành trong thời gian qua. Cử tri cho rằng phải chăng có sự “bảo kê” của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp dung túng tiếp tay cho lâm tặc”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009).

Thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về bảo vệ rừng và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch, biện pháp phòng, chống các vi phạm liên quan đến phá rừng, góp phần vào việc ngăn chặn nạn phá rừng và khắc phục độ che phủ của rừng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, công tác bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm giảm 10% (cả nước phát hiện 15.519 vụ việc liên quan vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng), số vụ phá rừng trái phép giảm 33% (trong đó phá rừng làm nương rẫy giảm 62%) so với cùng kì 2008. Công an các đơn vị, địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là với lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác nghiệp vụ phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là đối với các vụ việc chống người thi hành công vụ liên quan công tác đấu tranh, bảo vệ rừng (đã xử phạt hành chính 12.005 vụ; khởi tố 120 vụ, 55 bị can).

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng chặt phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép, bắn động vật hoang dã, phá rừng làm nương rẫy vẫn tiếp tục xảy ra rất nghiêm trọng, nhiều khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị tàn phá, đối tượng lâm tặc hoạt động táo bạo, ngang nhiên chống lại ngươì thi hành công vụ. Do thiếu sự giám sát, thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng, trồng cây công nghiệp đã tạo sơ hở cho nột số cá nhân, tổ chức lợi dụng khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép, đặc bịêt là các vùng còn nhiều rừng tự nhiên như khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chế tài xử lý còn nhẹ, chưa mang tính răn đe mạnh (vụ việc khi xử lý hình sự phải có điều kiện bắt buộc là đã bị xử lý hành chính còn thời hiệu thuộc thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm). Công tác phối kết hợp giữa lực lượng Công an với Kiểm lâm và các cơ quan chức năng có mặt còn hạn chế. Mặc dù còn nhiều khó khăn, đối với các vụ án đã điều tra, phát hiện, Bộ Công an đều chỉ đạo xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng “lâm tặc” và các đối tượng “bảo kê” có liên quan.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng ngừa các trường hợp “bảo kê” cho các đối tượng hoạt động vi phạm liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, đia phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kế hoạch phối hợp nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, điều tra làm rõ các đường dây, tổ chức phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống loại tội phạm này.

7. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ công an có chính sách, biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp để các phạm nhân mãn hạn tù trở thành những công dân tốt. Theo phản ánh của cử tri, có rất nhiều trường hợp hiệu quả cải tạo, giáo dục không cao nên sau khi mãn hạn tù người vi phạm pháp luật trở nên côn đồ, hung hãn hoặc để tiếp tục phạm tội hơn”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009)

Để đạt được mục đích giáo dục, cải tạo phạm nhân mãn hạn tù trở thành người có ích cho xã hội, những năm qua, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trại giam nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác thi hành án hình sự.

Bộ Công an với chức năng quản lý Nhà nươc về thi hành án hình sự đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, kết hợp với tổ chức lao động sản xuất hướng nghiệp, dạy nghề bằng nhiều phương pháp, hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp nhằm giúp cho phạm nhân có điều kiện cần thiết để tái hòa nhập cộng đòng khi mãn hạn tù.

Khi mới vào trại giam, phạm nhân được giáo dục học tập các chương trình, nội dung cơ bản, cần thiết như Quy chế, Nội quy trại giam, Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân… kết hợp với rèn tập thói quen ứng xử phù hợp trong lễ tiết, tác phong, chào hỏi, đi đứng, chấp hành mệnh lệnh, nếp sống, kỷ luật, trật tự văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh khẩu hiệu “Trật tự, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong trại giam.

Hàng ngày, phạm nhân được xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo. Hàng tuần, tháng phạm nhân được nghe phổ biến tình hình thời sự diễn ra trong nước và quốc tế. Đặc biệt, từ năm 2007, các trại giam đã tổ chức cho phạm nhân thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh” nhằm giúp cho phạm nhân nhận thức và làm theo những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Các trại giam đã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đạo tạo ở địa phương tổ chức dạy văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ và phổ cập tiểu học cho số phạm nhân là người chưa thành niên; từ năm 2002 đến nay, các trại giam đã tổ chức được 828 lớp học xóa mù chữ và cấp chứng chỉ cho 19.516 phạm nhân, tổ chức 153 lớp cho 3.243 phạm nhân học theo chương trình phổ cập tiểu học.

Đã tổ chức tốt hoạt động lao động, nhằm giáo dục cho phạm nhân hiểu rõ giá trị của lao động, rèn luyện thói quen, ý thức trong lao động kết hợp hướng nghiệp và dạy nghề cho phạm nhân để họ có thể tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù. Đến nay, hầu hết các trại giam đều có Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân. Hiện nay, Bộ Công an đang chỉ đạo các trại giam tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường năng lực giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 nhằm đưa hoạt động dạy nghề ngày càng đảm bảo chất lượng, hiệu quả hơn.

Để giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù trở về ổn định cuộc sống, tránh tái phạm, Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam tổ chức tốt việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân. Đối với những phạm nhân gần đến thời gian chấp hành xong hình phạt tù sẽ được tổ chức phổ biến, học tập về thời sự - chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, Luật Giao thông, nếp sống văn hóa; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương và địa bàn dân cư; trách nhiệm công dân trong việc tham gia đấu tranh tố giác, phát hiện, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội… Đồng thời, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an địa phương chuản bị tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù, chủ động phối hợp với các trại giam để hướng dẫn việc đăng kí thường trú, tạm trú, việc cấp Giấy chứng minh nhân dân và các quy định của chính quyền địa phương nơi họ về cư trú; đặc biệt đối với lực lượng cảnh sát khu vực, Cảnh sát phụ trách xã về an ninh, trật tự nẵm vững hoàn cảnh từng người chấp hành xong hình phạt tù trở về để gặp gỡ, động viên, quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, tránh mặc cảm, xa lánh; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp hỗ trợ, tiếp nhận, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Hàng năm, có hàng vạn người chấp hành xong hình phạt tù trở về với gia đình và xã hội; trong đó, phần lớn đã trở thành người lương thiện, ổn định cuộc sống, có không ít người đã trở thành các nhà doanh nghiệp, làm ăn có hiệu qủa, giúp đỡ nhiều người khác có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, cũng có một số ít người sau khi chấp hành xong hình phạt tù tái phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Nguyên nhân số phạm nhân mãn hạn tù tái phạm tội, một phần do chất lượng công tác giáo dục, cải tạo chưa cao, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của gia đình và xã hội vào công tác này; mặt khác, chính sách pháp luật và chính sách xã hội của Nhà nước chưa đồng bộ; việc phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng không tìm được việc làm chiếm tỷ lệ rất cao (do họ thiếu kiến thức văn hóa, sự thiếu quan tâm của gia đình, sự mặc cảm và kì thị của xã hội, đa số họ xuất phát từ gia đình nghèo nhưng thích hưởng thụ cao, lười lao động…), trong khi các dự án hỗ trợ việc làm cho số đối tượng này chưa có; nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên của bản thân người được mãn hạn tù trở về nên dễ tái phạm tội.

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Công an xác định đây không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ Công an mà cần có sự tham gia tích cực của cả Hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với trách nhiệm của mình, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị chức năng thực hiện các giải pháp về xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện giáo dục, cải tạo phạm nhân; củng cố tổ chức và tăng cường hiệu lực quản lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án hình sự ở Trung ương và địa phương; tăng cường đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục gắn với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong các trại giam, trại tạm giam; phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân và làm tốt việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cũng như quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong hình phạt tù trở về có việc làm ổn định cuộc sống, tránh tái phạm. Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo và trình Quốc hội ban hành Luật Thi hành án hình sự trong kì họp tới, trong đó có đề cập đến những nội dung mà cử tri quan tâm.

8. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị:

Đề nghị ngành tư pháp Trung ương sớm sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn pháp luật không còn phù hợp, hạn chế việc ban hành văn bản hướng dẫn mang tính đơn ngành hoặc các ngành liên quan không tham gia đầy đủ để vận dụng chính xác, thống nhất (Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC về việc hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo do Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành, tuy nhiên hiện nay mới có văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư đối với hai ngành Công an, Kiểm sát”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2004/BCA-V11 ngày 31/8/2009 của Bộ Công an).

Để phục vụ kịp thời công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc áp dụng pháp luật hình sự xử lý các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. Theo thống nhất của liên ngành tư pháp Trung ương, trong quá trình thực hiện thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh thì sẽ được sửa đổi, bổ sung để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử.

Thực tế áp dụng Thông tư liên tịch trên trong thời gian qua, cơ bản là thuận lợi. Tuy nhiên, trong điều tra, xử lý vụ án, có trường hợp cón có ý kiến khác nhau về việc đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự để xử lý, nên các cơ quan tiến hành tố tụng các địa phương đã đề nghị được hướng dẫn giải quyết vụ việc cụ thể đó và được các cơ quan chức năng của Bộ Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn. Đây là hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên của ngành Công an và của ngành Kiểm sát, không phải là việc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

9. Cử tri tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng kiến nghị:

Đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ cho các cơ quan điều tra nhất là nhà tạm giữ hình sự, nhà tạm giữ hành chính, kho vật chứng, phòng ảnh… để đáp ứng yêu cầu về tăng thẩm quyền điều tra”.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương