UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang42/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43

4. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị:

Hiện nay tỉnh Kiên Giang chưa thực hiện chế độ cho cán bộ làm công tác tiếp dân theo Công văn 586 ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư. Đề nghị có hướng dẫn quy định chế độ rõ ràng để giúp địa phương thực hiện tốt.

Trả lời: (tại Công văn số 2365/TTCP ngày 25/9/2009)

Về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân: Thực hiện Công văn số 586/TTg-KGVX ngày 22/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ đã ban hành văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư (số 2060/TTCP-TCCB ngày 03/10/2008). Tuy nhiên, việc thực hiện cụ thể chưa thống nhất (do chưa có thông tư hướng dẫn nên các ngành, địa phương không áp dụng). Đề nghị có chủ trương cụ thể và văn bản áp dụng thống nhất về chế độ cho cán bộ tiếp công dân nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ này làm việc có hiệu quả.



TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

Chế độ tiền lương đối với Thẩm phán các cấp hiện tồn tại nhiều bất cập vì khoảng cách khá lớn (hệ số cao nhất của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là 4,98 trong khi khởi điểm của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã gần bằng mức này). Do đó sẽ rất khó khăn khi điều động, luân chuyển cán bộ từ trên xuống dưới, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/7/2009”.



Trả lời: (Tại Công văn số 273/CV-TANDTC-BTK ngày 13/10/2009).

Hiện nay, chế độ tiền lương đối với Thẩm phán Tòa án các cấp được thực hiện theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).



Theo Bảng lương nói trên thì mức lương của Thẩm phán và cán bộ công chức ngành Tòa án giống như mức lương của cán bộ, công chức hành chính nhà nước, cụ thể lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giống như ngạch chuyên viên cao cấp,…; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giống như ngạch chuyên viên chính,...; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện giống như các ngạch chuyên viên,…Mặc dù, đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp với mức 20% tiền lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 25% tiền lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 30% tiền lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, mức phụ cấp này không được tính để đóng bảo hiểm. Như vậy, trên thực tế việc quy định thang bảng lương của Thẩm phán các cấp có sự chênh lệch lớn đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa thể hiện đúng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xét xử và yêu cầu công tác phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp ở nước ta theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020; không phù hợp với vị trí, vai trò, trách nhiệm cao của Tòa án và tính chất lao động phức tạp, nặng nhọc và đặc thù của Tòa án, chưa bù đắp được hao tổn về sức lao động, kiến thức và trí tuệ mà những người làm công tác xét xử đã bỏ ra; chưa thất sự có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ, công chức Toà án yên tâm công tác, tận tụy với nghề, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân, phấn đấu rèn luyện tu dưỡng đạo đức, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực như yêu cầu đề ra đối với công tác Tòa án. Đối với khung lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp nói chung còn bất cập, đặc biệt là quy định về thang bảng lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có sự chênh lệch quá lớn và thang bảng lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là rất thấp, chưa phù hợp với vị trí, chức năng nhiệm vụ của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp và tương xứng với cường độ lao động đặc thù của Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án. Từ những bất cập về chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng đề án đổi mới chính sách tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét. Theo đó, đối với thang bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện phải được thiết kế cao hơn các bậc lương, thang lương thuộc Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước ít nhất từ 2 bậc trở lên và chỉ thấp hơn các chức danh tương ứng thuộc Bảng lương của lực lượng vũ trang.

Mặc dù chế độ tiền lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có sự bất cập nói trên, nhưng đối với việc điều động, luân chuyển cán bộ từ trên xuống dưới mà cụ thể là việc điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh xuống làm Thẩm phán giữ chức vụ Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì chế độ tiền lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được giữ nguyên, đồng thời được điều chỉnh nâng mức phụ cấp trách nhiệm từ 25% quy định cho Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh lên 30% quy định cho Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện. Trên thực tế, qua theo dõi công tác quản lý Tòa án nhân dân địa phương cho thấy việc xử lý chế độ tiền lương theo quy định hiện hành đối với cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi điều động, luân chuyển xuống công tác tải Tòa án nhân dân cấp huyện trong trường hợp như trên là thỏa đáng và các Tòa án nhân dân địa phương cũng như cán bộ Tòa án được điều động, luân chuyển đồng tình, phấn khởi.



2. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác của ngành ở các cấp. Chế độ chính sách đang có nhiều bất hợp lý như: hệ số phụ cấp của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện là 0,55 thấp hơn so với hệ số phụ cấp của Chánh tòa cấp tỉnh, trong khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện phải kiêm luôn chức năng quản lý; khung lương cao nhất của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là 4,98, trong khi khung lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh rộng hơn; các chế độ trợ cấp cho Thẩm phán, Thư kí, cán bộ trong ngành cần được nghiên cứu thực tế có quy trình phù hợp…nhằm khắc phục tình trạng cán bộ ngành chuyển sang làm công tác khác”.



Trả lời: (Tại Công văn số 272/CV-TANDTC-BTK ngày 13/10/2009).

Đối với việc quy định về hệ số phụ cấp chức vụ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện là thấp hơn so với hệ số phụ cấp của Chánh tòa cấp tỉnh, riêng đối với các đơn vị là thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II thì phụ cấp chức vụ của Chánh án cấp huyện bằng phụ cấp chức vụ của Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Những bất hợp lý này khi xây dựng chính sách tiền lương mới 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã đề nghị Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước xem xét. Tuy nhiên, do tinh thần chỉ đạo chung và để cân đối chính sách đối với cán bộ của ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương nên phụ cấp của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện cũng như Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định như nhau và cao hơn so với trưởng các cơ quan hành chính khác cùng cấp.

Đối với khung lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp nói chung còn bất cập, đặc biệt là quy định về thang bảng lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có sự chênh lệch lớn và thanh bảng lương đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là thấp nhất, chưa phù hợp với vị trí, chức năng nhiệm vụ của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp và tương xứng với cường độ lao động đặc thù của Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án. Từ những bất cập về chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng đề án đổi mới chính sách tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét. Theo đó, đối với thang bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp huyện phải được thiết kế cao hơn các bậc lương, thang lương thuộc Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước ít nhất từ hai bậc trở lên và chỉ thấp hơn các chức danh tương ứng thuộc Bảng lương của lực lượng vũ trang. Về chế độ phụ cấp thâm niên nghề, đề nghị được áp dụng cho toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân như đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân; công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. Về phụ cấp chức vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị bằng mức phụ cấp chức vụ đối với Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân các cấp tỉnh. Với các đề nghị nêu trên thì hiện nay chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân đã được Bộ Chính trị có ý kiến nhất trí và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có nội dung giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành Tòa án …Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư hướng dẫn về đối tượng được hưởng thì chỉ có những người có chức danh tư pháp như: Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án mới được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Quy định đã tạo nên những bất cập không đáng có trong ngành. Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục có công văn đề nghị Chính phủ xem xét đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm là toàn thể cán bộ, công chức trong ngành Tòa án nhân dân.

Còn các đề nghị khác sẽ được xem xét theo tiến trình cải cách chính sách tiền lương chung của Nhà nước.



3. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Thời hạn bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ làm công tác Tòa án trên thực tế có nhiều bất cập do thời hạn bổ nhiệm và thời hạn luân chuyển không thống nhất”.



Trả lời: (Tại Công văn số 272/CV-TANDTC-BTK ngày 13/10/2009).

Hiện nay, việc luân chuyển cán bộ chưa có quy định về thời gian luân chuyển. Đối với ngành Tòa án nhân dân căn cứ vào tình hình thực tế về công tác cán bộ của từng Tòa án nhân dân để có kế hoạch luân chuyển và quy định thời hạn luân chuyển đối với từng trường hợp cụ thể, có thể lâu dài hoặc có thời hạn nhất định. Riêng đối với việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thì theo quy định thời hạn là 3 năm đối với các chức danh như: Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên…nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo. Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Thẩm phán Tòa án nhân dân thì nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm. Mặc dù, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và nhiệm kỳ Thẩm phán không đồng nhất nhưng việc định kỳ chuyển đổi vị trí đối với Thẩm phán không làm ảnh hưởng đến nhiệm kỳ Thẩm phán. Trên thực tế hiện nay, sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Quyết định số 1260/2008/QĐ-TANDTC ngày 24/9/2008 về việc ban hành danh mục các vị trí công tác và thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với các cán bộ, công chức ngành Tòa án, các đơn vị Tòa án trong ngành đã và đang triển khai thực hiện. Cho đến nay, Tòa án nhân dân tối cao chưa nhận được ý kiến phản ánh khó khăn vướng mắc liên quan đến thời hạn chuyển đổi và nhiệm kỳ Thẩm phán, mà chỉ có khó khăn về nhà ở trong việc điều chuyển cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác do họ phải sống xa gia đình. Trong khi đó, hiện nay chưa có nhà công vụ và không có các chế độ hỗ trợ khác nên cán bộ đi luân chuyển không yên tâm công tác, không phấn khởi khi phải chuyển đổi vị trí công tác, dẫn đến hiệu quả công việc chưa thật sự cao.



4. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Cử tri đề nghị Tòa án nhân dân tối cao sớm xem xét chỉ đạo hướng giải quyết đối với các vụ án đã có văn bản kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội để khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài của công dân; đồng thời góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương”.



Trả lời: (Tại Công văn số 270/CV-TANDTC-BTK ngày 13/10/2009).

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án tăng trung bình hàng năm từ 10% đến 15%. Trong khi đó, số lượng Thẩm phán ít, nên đã tạo ra áp lực rất lớn đối với cán bộ, công chức của ngành Tòa án. Do đó, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình giải quyết các vụ án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gửi đến Tòa án nhân dân các cấp, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải. Tuy nhiên, qua công tác xử lý, phân loại thì thấy số lượng đơn trùng lặp, gửi nhiều lần, thông qua các cấp chuyển đến, đã giải quyết xong nhưng đương sự vẫn khiếu nại là khá lớn. Với số lượng cán bộ, Thẩm phán của ngành Tòa án như hiện nay thì không thể giải quyết hết trong một thời gian ngắn đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm với số lượng lớn như vậy. Để khắc phục tình trạng trên, Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu và đề nghị Quốc hội sớm xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho phù hợp, đặc biệt là pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, như cần có cơ chế sàng lọc khiếu nại.

Nhằm nâng chất lượng, hiệu quả công tác giả quyết các đơn thư, khiếu nại về tư pháp (trong đó có cả văn bản kiến nghị của các Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội), trong những năm qua, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động huy động nguồn lực và tích cực giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại về tư pháp. Về cơ bản đã xử lý, giải quyết hiệu quả được một số lượng lớn các đơn thư khiếu nại về tư pháp.

Đặc biệt trong năm 2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 01-02-2008 quy định tạm thời về việc phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành Tòa án nhân dân và Quyết định số 43/2008/QĐ-TANDTC ngày 22-12-2008 của Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó chú trọng đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về tư pháp mà có ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; cụ thể tại 6.1 của Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK nêu trên quy định Chánh án trực tiếp xem xét, quyết định hoặc ủy quyền từng vụ việc cụ thể cho Phó Chánh án phụ trách phần việc giải quyết và báo cáo bằng văn bản để Chánh án biết kết quả giải quyết đối với các vụ việc có văn bản chuyển đơn và có yêu cầu của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập Tổ công tác đặc biệt, có nhiệm vụ tập trung giải quyết các vụ án bức xúc, có khiếu kiện kéo dài. Tiếp tục tăng cường Thẩm phán, cán bộ có kinh nghiệm cho các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt là Tòa Dân sự và Tòa Hình sự để đẩy mạnh công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Động viên cán bộ, công chức tăng cường lao động, làm thêm giờ vào ngày nghỉ.

Bên cạnh công tác giải quyết đơn giám đốc thẩm và tái thẩm, trong thời gian, Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xác định các kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tập trung kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao về các vụ án có bức xúc của cử tri đã gửi đơn khiếu nại, các vụ án sắp hết thời hiệu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng chưa được xem xét giải quyết. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã sớm xem xét giải quyết để trả lời cho cử tri để ổn định tình hình chính trị tại địa phương.

Quá trình thực hiện thông báo, quy định nêu trên cho thấy, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về tư pháp đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại có ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tòa án nhân dân tối cao luôn xác định công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư pháp, đặc biệt là công tác giải quyết đơn thư khiếu nại có ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư pháp để đảm bảo tiến độ và chất lượng.

5. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Cử tri đề nghị Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành những quy định cụ thể về việc giải quyết những bất cập và xử lý hậu quả đối với các bản án có hiệu lực pháp luật đã được thi hành nhưng sau đó Tòa án nhân dân tối cao tuyên xử hủy hoặc cải sửa các bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”.



Trả lời: (Tại Công văn số 270/CV-TANDTC-BTK ngày 13/10/2009).

Nhằm giải quyết những khó khăn trong việc xử lý hậu quả đối với trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án không thi hành được do phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong.

Ngày 14-11-2008, Quốc hội đã ban hành Luật Thi hành án dân sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 135 và Điều 136 Mục 3 Chương V của Luật Thi hành án dân sự thì trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới.

Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản. Trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng kí quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. Trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản, nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản.

Trường hợp có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì cơ quan ra bản án, quyết định bị hủy, sửa giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, thì giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa một phần hoặc toàn bộ là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại thời điểm giải quyết việc bồi hoàn.

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang tích cực phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Viên kiểm sát nhân dân tối cao triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó có nội dung thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.



VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
1- Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết đối với các vụ án đã có văn bản kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội để khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài của công dân; đồng thời góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Trả lời: (tại Công văn số 3171/CV-VKSTC-V7 ngày 30/9/2009)

Trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định chuyển đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 04 đơn và công văn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật, cụ thể:

1. Đơn của bà Nguyễn Thị Triêm ở phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đề nghị xem xét lại bản án số 179/DSPT ngày 28/11/2003 của TAND tỉnh Bình Định về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà (Công văn chuyển đơn số 52 ngày 02/7/2009). Vụ việc này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản số 2982/CV-VKSTC –V5 ngày 22.10.2004 trả lời bà Triêm nội dung không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án trên.

2. Đơn của bà Nguyễn Thị Thanh Hoa ở phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đề nghị kháng nghị bản án só 80/DSPT ngày 26/6/2008 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng về tranh chấp thừa kế. (công văn chuyển đơn số 33 ngày 09/4/2009). Vụ việc này, ngày 01/4/2009 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kết luận nhất trí kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

3. Đơn của ông Ông Đỗ Cọt ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, đề nghị kháng nghị bản án số 89/DSPT ngày 28/6/2006 của TAND tỉnh Bình Định về tranh chấp tài sản. Vụ việc này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có kháng nghị giám đốc thẩm số 174 ngày 18/6/2009 theo hướng hủy bán án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kết luận nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

4. Công văn ngày 11/6/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định kiến nghị xem xét giám đốc thẩm bản án số 616/HSPT ngày 25/8/2008 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng về vụ án Lê Thị Ngọc Anh phạm tội “Lợi dung chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có công văn số 2539 ngày 20/8/2009 trả lời Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định nội dung: không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án nêu trên.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương