UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang6/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

Trả lời: (Tại Công văn số 4147/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Điều 15, Điều 20 của Luật Ngân sách nhà nước quy định: Chính phủ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết định giao nhiệm vụ thu chi cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo các lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách địa phương đối với một số lĩnh vực chi được Quốc hội quyết định.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục. Để đảm bảo thực hiện Nghị quyết của Trung ương, hàng năm, căn cứ dự toán ngân sách được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách cho các địa phương; trong đó có chi tiết đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Do vậy, đề nghị thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng quy định.

55. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Trách nhiệm công khai giá, niêm yết giá theo quy định của doanh nghiệp vừa qua chưa thực hiện tốt vì vậy đòi hỏi phải có trách nhiệm của Nhà nước. Đề nghị Bộ Tài Chính đề xuất với Chính phủ quy định nhà sản xuất phải in giá bán lẻ bao bì sản phẩm để tư thương không tự nâng giá, đồng thời đề nghị Bộ Công thương, Bộ Tài Chính và Hiệp hội doanh nghiệp phải có sự phối hợp như thế nào để buộc được việc niên yết gía công khai của từng đại lý, đề nghị nên đưa vấn đề này vào Luật và có chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm

Trả lời: (Tại Công văn số 4880/BTC-QLG ngày 20/4/2010)

1. Theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/09/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại và các văn bản xử phạt vi phạm hành chính có liên quan từng lĩnh vực.

2. Thực tế hiện nay, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau (trong đó có việc in giá bán trên bao bì sản phẩm) tại các cửa hàng của công ty nhà nước; các siêu thị, các cửa hàng bán hàng tự chọn theo kiểu siêu thị; các cửa hàng, nhà hàng bán thuốc chữa bệnh cho người; các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh có quy mô tương đối lớn, có uy tín đối với khách hàng... Tuy nhiên, đối với các cửa hàng, cửa hiệu nhỏ lẻ của các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, hệ thống các chợ nhìn chung còn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết.

Để việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết được thực hiện tốt và chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định về niêm yết giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn việc tăng cường kiểm tra, thanh tra, kết hợp với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý giá trong đó có nội dung quy định về niêm yết giá để các tổ chức, cá nhân kinh doanh biết và thực hiện. Việc kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nhà nước về niêm yết giá hiện nay chủ yếu là dựa vào lực lượng thanh tra, lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương. Trên thực tế, địa phương nào chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm đến công tác chỉ đạo, tuyên truyền và có các biện pháp triển khai quyết liệt thì ở đó việc niêm yết giá được thực hiện tốt hơn, duy trì được thường xuyên hơn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết…trên địa bàn.

3. Đối với đề xuất của cử tri về việc quy định các nhà sản xuất bắt buộc phải in giá bán hàng hoá lên bao bì sản phẩm, đó là một hình thức cần thiết mà nhiều loại hình doanh nghiệp đang làm. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải đa dạng hoá các hình thức niêm yết giá cho phù hợp với thực tế như: có thể niêm yết giá bằng bảng, bằng thẻ, bằng giấy tại nơi giao dịch hoặc có thể in, hoặc ghi hoặc dán giá trên bao bì… cho phù hợp với từng loại sản phẩm, phương thức lưu thông phân phối và tình hình thị trường. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn về niêm giá trên bao bì sản phẩm như: đối với giá thuốc phòng chữa bệnh cho người (yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc…); đối với cước vận tải khách bằng ô tô tuyến cố định, xe buýt, taxi (yêu cầu đơn vị vận tải bắt buộc phải niêm yết giá cước ở mặt ngoài thành xe)…

Thời gian tới, trong chương trình xây dựng Luật giá, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp… tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy định về niêm yết giá và các chế tài xử phạt nhằm giúp các cơ cở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt hơn quy định quy định về niêm yết giá, góp phần tăng cường văn minh thương nghiệp và bình ổn giá thị trường.

56. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Cơ quan, Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm chính về giá sữa tăng vô tội vạ thời gian qua?

Trả lời: (Tại Công văn số 5462/BTC-QLG ngày 29/4/2010)

1. Theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đối, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá thì sữa không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá mà thuộc thẩm quyền định giá của doanh nghiệp nhưng là một trong những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, theo đó, khi có biến động bất thường về giá sữa dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi (giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên trong 15 ngày liên tục) thì Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp bình ổn giá quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP như: Các biện pháp để điều chỉnh cung cầu hàng hoá; Mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia; Kiểm soát hàng hoá tồn kho; Các biện pháp tài chính, tiền tệ; Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá; Kiểm soát các yếu tố hình thành giá; Đăng ký giá, kê khai giá; Công khai thông tin về giá.

2. Thời gian qua, một số doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa gây dư luận không tốt đối với người tiêu dùng và xã hội. Lý do tăng giá sữa được các doanh nghiệp đưa ra là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao (đối với đơn vị sản xuất sữa), hoặc chịu ảnh hưởng chi phối về giá của hãng sữa nước ngoài (đối với đơn vị nhập khẩu sữa hộp); một số yếu tố chi phí đầu vào biến động tăng như tỷ giá, tiền lương tối thiểu... cũng ảnh hưởng đến điều chỉnh tăng giá bán lẻ sữa của doanh nghiệp. Ngoài ra, nắm bắt được thói quen không muốn thay đổi và tâm lý ưa chuộng sữa ngoại của người tiêu dùng, cơ chế kiểm soát chất lượng có tương đương với nội dung quảng cáo hay không còn chưa chặt chẽ... nên một số doanh nghiệp kinh doanh sữa cũng đã lợi dụng đẩy giá sữa ngoại lên cao.

3. Trước việc các doanh nghiệp tăng giá sữa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về giá tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sữa.

Năm 2009, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương và các ngành liên quan thành lập 02 đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại 5 doanh nghiệp kinh doanh sữa với các nội dung: (i) Chính sách thuế và tác động của chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa; (ii) Việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; (iii) Cơ cấu các yếu tố hình thành giá sữa từ khâu nhập khẩu đến khâu bán hàng cho người tiêu dùng trực tiếp. Đồng thời, hướng dẫn Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 10 đơn vị tiêu thụ sản phẩm sữa của các doanh nghiệp này.

Qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện một số doanh nghiệp kinh doanh sữa đã chi các khoản chi phí bán hàng (trong đó có các chi phí hoa hồng, quảng cáo, khuyến mại...), vượt mức cho phép khi xác định chi phí hợp lệ được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá sữa lên cao. Bộ Tài chính đã có kết luận thanh tra yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm hợp lý các chi phí nêu trên và giảm giá bán tương ứng với phần chi phí vượt mức theo quy định hiện hành và truy thu thuế vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh sữa được thanh tra đã có báo cáo về chấp hành kết luận thanh tra, trong đó cam kết sẽ đăng công khai giá bán lẻ đề xuất đối với các sản phẩm sữa của doanh nghiệp trên trang Web để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và có các biện pháp chấn chỉnh, thu hồi các khoản chi phí bất hợp lý này vào ngân sách nhà nước hoặc có chế tài xử phạt hành chính các hành vi này.

Ngoài ra, để bình ổn giá sữa trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Bộ Tài chính đã có Công điện số 01/BTC-CĐ ngày 12/01/2010 gửi UBND, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Chi Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra thị trường sữa, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt... theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu, giải pháp bình ổn giá nói chung và giá sữa nói riêng, về mặt quản lý nhà nước, thời gian tới Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định về điều kiện bình ổn giá, đăng ký giá và kê khai giá nhằm quản lý và góp phần bình ổn thị trường (trong đó, quy định tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước nhỏ hơn hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ, kinh doanh các loại sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện việc đăng ký giá theo quy định).

Hiện nay, hệ thống phân phối, bán lẻ sữa Nhà nước không nắm chi phối. Vì vậy, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Việc kiểm tra, kiểm soát, kê khai giá, đăng ký giá, bán hàng theo giá niêm yết có vai trò rất quan trọng của các cấp chính quyền và cơ quan trên địa bàn. Vì vậy, tại Điều 25 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá đã quy định thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: “Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền”. Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: “...thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá.”



57. Cử tri thành phố Hà Nội, Hà Nội và các tỉnh Phú Yên, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Tiền Giang, Khánh Hoà, Hưng Yên, Hậu Giang, Bạc Liêu kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục có giải pháp bình ổn giá cả, hiện nay giá xăng dầu, phân bón, vật liệu xây dựng, thực phẩm, hàng tiêu dùng trên thị trường không ổn định, đặc biệt là giống, vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm…) hiện nay vẫn còn cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 4881/BTC-QLG ngày 20/4/2010)

1. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã thực hiện theo cơ chế thị trường và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì những biến động của kinh tế thế giới nói chung, biến động của tình hình tài chính, tiền tệ và giá cả vật tư hàng hoá trên thị trường thế giới nói riêng sẽ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế và mặt bằng giá cả của nước ta, nhất là đối với những mặt hàng mà nước ta còn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp.... Do đó, đòi hỏi phải có các biện pháp bình ổn giá thích hợp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vừa không vi phạm các quy định và các cam kết khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

2. Hiện tại, theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá thì tùy theo thẩm quyền bình ổn giá của các cấp (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) mà áp dụng một hoặc một số các biện pháp bình ổn giá như: các biện pháp để điều chỉnh cung cầu hàng hoá; mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia; kiểm soát hàng hoá tồn kho; biện pháp tài chính, tiền tệ; quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký giá, kê khai giá; công khai thông tin về giá và các biện pháp kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền.

Đối với một số mặt hàng có tác động nhiều đến sản xuất, tiêu dùng như mặt hàng xăng dầu, Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối phải có trách nhiệm trích lập Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá, không tạo sự biến động đột biến về giá bán lẻ xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao (Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 11/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ–CP).

Thực tế trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bình ổn giá thị trường nói chung và đối với các mặt hàng nêu trên, như: hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh như mua sắm máy móc, thiết bị...; xây dựng hệ thống kho bảo quản nông, thủy sản; miễn, giảm, giãn thuế…; áp dụng giá thấp đối với một số yếu tố đầu vào (như giá than bán cho sản xuất phân bón thấp hơn giá thị trường và đến năm 2010 bằng 90% giá than xuất khẩu; trợ giá giống cây trồng, trợ giá cước vận chuyển đối với mặt hàng chính sách phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa…); khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường kinh doanh theo chiều sâu, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao…; Đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ, như: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu bảo đảm đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu trong nước; yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh hợp lý trên cơ sở tổng kết, nhân rộng mô hình mạng lưới kinh doanh của một số doanh nghiệp tổ chức cung ứng hàng hoá đến tận tay người sản xuất; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng tăng giá bất hợp lý, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không thực hiện quy định về đăng ký giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết...

Ngoài ra, tuỳ theo tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ, Chính phủ đều có những biện pháp điều hành và bình ổn giá thích hợp. Cụ thể là từ cuối năm 2008 và năm 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động xấu đến nền kinh tế nước ta, Chính phủ đã sử dụng đồng bộ các nhóm giải pháp (tài chính, tiền tệ, giá cả, ngân hàng, cung cầu, xuất nhập khẩu, an sinh xã hội...) để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.

Hiện nay, để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 đề ra các biện pháp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại, cụ thể là: (1) Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ; sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần mặt bằng lãi suất; thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả theo Nghị quyết của Quốc hội. (2) Tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép…; Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá; tổ chức thị trường hợp lý nhằm bảo đảm hàng hoá lưu thông thuận lợi, tiết kiệm chi phí. (3) Duy trì ổn định giá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điện đến hết năm 2010; rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường, rà soát lại chi phí kinh doanh, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và Quỹ bình ổn giá xăng dầu không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn, gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết; kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, đường, sữa lương thực, thép, xi măng,...; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá; (4) Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, không tăng giá bất hợp lý, tổ chức tốt, hiệu quả hệ thống phân phối, khai thông thị trường, tham gia vào việc bình ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh đường, sữa, xăng dầu, thép, xi măng,...

Đối với các nguyên nhân mang tính chủ quan như mạng lưới cung ứng chưa được tổ chức rộng khắp một cách hợp lý, còn chồng chéo, lòng vòng, chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hiện tượng đẩy giá lên cao (nhất là đối với các vật tư nông nghiệp), đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo để tổ chức mạng lưới lưu thông cung ứng hợp lý, giảm bớt khâu trung gian... góp phần bình ổn thị trường.



58. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cho rằng, Nhà nước vẫn chưa kiểm soát được giá cả một số mặt hàng độc quyền như xăng, dầu, điện … để các doanh nghiệp tự tiện nâng, giảm giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Cách đây khoảng một năm, giá dầu thế gời lên mức cao nhất 147USD/thùng thì giá bán lẻ xăng dầu là 19.000đông/lít. Nay, giá dầu thế giới ở ngưỡng 70USD/thùng, giá bán xăng bán là 13.500đồng/lít mà các doanh nghiệp vẫn kêu lỗ. Cử tri đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá cả các mặt hàng trên; xử lý nghiêm việc trích lập quỹ để khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp không đúng quy định.

Trả lời: (Tại Công văn số 5308/BTC-QLG ngày 28/4/2010)

1. Về giá xăng dầu:

1.1 Về kiểm soát giá xăng dầu:

Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay có 11 Thương nhân đầu mối (Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và Thương nhân sản xuất xăng dầu) đủ điều kiện để nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Để giảm tính độc quyền trong lĩnh vực này, Nhà nước khuyến khích các thương nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tham gia xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và sản xuất xăng dầu.

Hiện nay, giá xăng dầu và nhiều giá cả hàng hoá, dịch vụ khác đã được thực hiện theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với xu thế hội nhập của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giá xăng dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế; mặt khác để hạn chế tính tự phát trong việc quy định giá bán xăng dầu thực hiện đúng cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước, nên Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định đối với kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu), trong đó tại Điều 27 cho phép Thương nhân đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong một phạm vi nhất định (giới hạn tối đa) theo quy trình và các nguyên tắc mà Chính phủ quy định tại Điều này. Đồng thời, Chính phủ giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng giám sát Thương nhân đầu mối thực hiện việc quy định giá bán xăng dầu theo các nguyên tắc đã được Chính phủ quy định (tại khoản 2 Điều 29). Như vậy, doanh nghiệp không thể tự ý tuỳ tiện điều chỉnh giá sai quy định. Thực tế để kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã sử dụng các biện pháp bình ổn giá quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 27 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP như: giãn thời gian điều chỉnh tăng giá xăng dầu; sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu từ 400-500đ/lít; giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 3-5% tùy theo từng chủng loại nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thị trường thế giới.

1.2. So sánh giá xăng dầu giữa 2 thời điểm:

Cách so sánh tương quan giữa giá dầu thô thế giới với giá bán lẻ xăng dầu trong nước như câu hỏi là chưa đầy đủ, phù hợp vì:

Về giá thị trường thế giới: Mức giá dầu thô Mỹ (WTI) 147 USD/thùng là giá của thời điểm (mức giá đóng cửa của ngày 14/7/2008), mức giá này chỉ duy trì trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày, chứ chưa phải là mức giá bình quân thế giới (tính bình quân tối thiểu 20 ngày dự trữ lưu thông trong nước - thực hiện trong năm 2009; năm 2010 là 30 ngày) để làm căn cứ tham chiếu (giá dầu thô thế giới bình quân 30 ngày tại thời điểm này là 82,25 USD/thùng). Mặt khác, khi tính giá xăng, dầu trong nước là tính trên cơ sở bình quân giá thị trường thế giới của từng chủng loại xăng, dầu thành phẩm mà không phải là căn cứ vào giá dầu thô (vì nước ta nhập khẩu xăng dầu thành phẩm nên phải theo giá xăng dầu thành phẩm); đồng thời, phải tính toán phù hợp với diễn biến của tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ, chính sách điều tiết của Nhà nước phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Với mức giá bán xăng trong nước 19.000 đồng/lít thời điểm tháng 7/2008 là chưa tính toán đủ theo mặt bằng giá xăng trên thị trường thế giới vì Nhà nước còn thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh xăng dầu như: lùi thuế nhập khẩu xuống 0%, (nay là 20%); phí xăng dầu 500 đ/lít (nay là 1000 đ/lít), chưa trích lập quỹ bình ổn giá (nay có 300 đ/lít) và tỷ giá ngoại tệ lúc đó là 16.800 VND/USD (nay 19.100 VND/USD), Nhà nước còn phải bù lỗ. Nếu tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí theo thị trường để cùng mặt bằng so sánh, cộng đầy đủ các khoản thu của Nhà nước và Nhà nước không hỗ trợ, thì giá bán lẻ mặt hàng xăng, dầu trong nước tại thời điểm tháng 7/2008 phải vào khoảng 25.000 đ/lít.

Từ năm 2009, Chính phủ thực hiện điều hành giá mặt hàng xăng, dầu theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước không còn bù lỗ, không hỗ trợ đối với kinh doanh các mặt hàng xăng, dầu như trước đây. Vì vậy, với giá xăng là 13.500 đồng/lít (thời điểm 10/6/2009) và giá xăng 16.990 đ/lít (thời điểm 21/2/2010 đến nay) là giá xăng dầu đã thực hiện theo giá thị trường (trong đó, đã tính đủ các yếu tố như đã trình bày ở trên) doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. So sánh mức giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện nay với các nước xung quanh Việt Nam (như Lào, Thái Lan, Camphuchia, Trung Quốc, Singapore...) thì mức giá của Việt Nam tương đương với mức giá của Đài Loan và thấp hơn giá của các nước từ 9-43% tuỳ loại, cụ thể:

Đơn vị tính: đ/lít

STT

Sản phẩm

Việt Nam

Singapore

Lào

Thái Lan

Cam

puchia

Đài Loan

Trung Quốc

1

Xăng RON 92

16.990

24.129

19.760

18.478

20.437

17.281

18.990

Giá của Việt Nam thấp hơn các nước




-7,139

(-42%)


-2,770 (-16%)

-3,447

(-9%)


-1,488 (-20%)

-291

(-2%)


-2,005 (-12%)

2

Xăng RON 95

17.490

24.939

22.178

19.337

21.392

17.698

20.171

Giá của Việt Nam thấp hơn các nước




-7,449

(-43%)


-4,688

(-27%)


-3,902

(-22%)


-1,847

(-11%)


-208

(-1%)


-2,681

(-15%)


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương