UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang1/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

BAN DÂN NGUYỆN
_________


KỲ HỌP THỨ BẢY - QUỐC HỘI KHOÁ XII

(20/5/2010 - 19/6/2010)


TẬP HỢP KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI

Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

TẠI KỲ HỌP THỨ SÁU - QUỐC HỘI KHOÁ XII
(TẬP 2)

Hà Nội, tháng 5/2010

MỤC LỤC



STT

CƠ QUAN TRẢ LỜI

Trang

1

Bộ Tài chính

3

2

Bộ Y tế

82

3

Bộ Tài nguyên và Môi trường

126

4

Bộ Giao thông - Vận tải

170

5

Bộ Công Thương

219

6

Bộ Quốc phòng

279

7

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

300

8

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

313

9

Bộ Công an

330

10

Bộ Xây dựng

346

11

Bộ Thông tin và Truyền thông

373

12

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

385

13

Uỷ ban Dân tộc

392

14

Bộ Tư pháp

397

15

Thanh tra Chính phủ

404

16

Đài truyền hình Việt Nam

410

17

Bộ Khoa học và Công nghệ

414

18

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

431

19

Toà án nhân dân tối cao

433

BỘ TÀI CHÍNH
1. Cử tri tỉnh Kom Tum kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính sớm chuyển nguồn kinh phí 7 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Kon Tum phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A (H1N1).

Trả lời: (Tại Công văn số 4140/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Để các địa phương có nguồn kinh phí phòng, chống dịch cúm A (H1N1), và căn cứ vào báo cáo của các địa phương về nhu cầu kinh phí phòng, chống dịch, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 về việc bổ sung dự toán ngân sách năm 2009 để phòng, chống dịch cúm A (H1N1), trong đó tỉnh Kon Tum được hỗ trợ là 7.680 triệu đồng. Bộ Tài chính đã có Văn bản số 14853/BTC-NSNN ngày 22 tháng 10 năm 2009 bổ sung kinh phí số tiền nêu trên cho địa phương và đề nghị địa phương quản lý, sử dụng khoản kinh phí này đúng theo quy định.



2. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Về hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ, cử tri đề nghị đối với các doanh nghiệp mới thành lập sử dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng thu hút nhiều lao động và các doanh nghiệp cũ nhưng có đổi mới công nghệ tiên tiến. Đề nghị Chính phủ xem xét cho được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất và thuế trong vòng 2 năm đầu để khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển.

Trả lời: (Tại Công văn số 3009/BTC-CST ngày 12/3/2010)

Khoản 102 Điều 4 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN đã có quy định thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế TNDN tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới.

Theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN, cụ thể:

(i) doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

(ii) doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

Đề xuất của cử tri tỉnh Thanh Hoá là phù hợp với chủ trương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung này đã được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thuế, cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 4, Điều 15 và Điều 16 Nghị định 124/2008/NĐ-CP nêu trên.



3. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho tỉnh Gia Lai để thực hiện các nhiêm vụ: (1) triển khai công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khác của tỉnh Gia Lai; (2) bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; (3) tăng cường quan hệ đối ngoại với các tỉnh CamPuChia và Lào để góp phần mở rộng hợp tác kinh tế và giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở khu vực tam giác phát triển của 3 nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 4141/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Căn cứ Nghị quyết số 20/2007/NQ-CP ngày 11/4/2007 của Chính phủ và Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 2/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, từ năm 2008, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế (trước đây bố trí từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản). Thực hiện các quy định trên, về nguyên tắc, các địa phương phải giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung hàng năm để bố trí tăng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch của địa phương. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của các địa phương hàng năm khá lớn, nên việc điều chỉnh giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản gặp khó khăn. Trước thực tế trên, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1546/BTC-NSNN ngày 3/2/2010 trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch cho các địa phương, trong đó có tỉnh Gia Lai. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ giải quyết cho Gia Lai.

Về hỗ trợ kinh phí bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh tăng cường quan hệ đối ngoại với các tỉnh Cam Pu Chia và Lào để góp phần mở rộng hợp tác kinh tế và giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở khu vực tam giác phát triển 3 nước:

Theo quy định tại Quyết định 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007, theo đó định mức chi thường xuyên cho đảm bảo an ninh, quốc phòng đã ưu tiên cho các tỉnh Tây Nguyên và kinh phí phục vụ cho công tác đối ngoại đối với các địa phương có đường biên giới với Lào và Căm Pu Chia, trong đó có tỉnh Gia Lai hàng năm bố trí trong dự toán 25.584 tỷ đồng/năm. Ngoài định mức phân bổ chi cho an ninh quốc phòng đã bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương, trong dự toán ngân sách hàng năm, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Gia Lai để thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng và kinh phí đối ngoại với các tỉnh bạn Cămpuchia (như dự toán năm 2009 là 1.050 triệu đồng, dự toán năm 2010 là 5.050 triệu đồng).



4. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nguồn kinh phí thực hiện Quyết định 304/2005/QĐ-TTg do ngân sách Trung ương cấp, vì hiện nay nguồn thu ngân sách địa phương của tỉnh Gia Lai còn thấp, trong khi đó công văn số 303/TTg-NN lại yêu cầu: “ Từ năm 2008, các tỉnh chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ tiền gạo, tiền công khoán bảo vệ rừng theo quy định hiện hành, trường hợp ngân sách địa phương không cân đối được thì báo cáo Bộ Tài chính giải quyết theo quy định”. Do ngân sách địa phương hạn chế nên thời gian qua chưa mở rộng việc thực hiện, ảnh hưởng đến mục tiêu của Quyết định 304/2005/QĐ-TTg.

Trả lời: (Tại Công văn số 4141/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Ngày 23/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Theo đó: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên rà soát, quy hoạch lại các loại rừng; xác định rõ diện tích các loại rừng và phân loại cụ thể: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng phải đóng cửa rừng, rừng sản xuất và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất để làm cơ sở cho việc giao, khoán bảo vệ rừng. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phê duyệt phương án khoán bảo vệ rừng, Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt phương án giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng trong buôn, làng và tổ chức thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí, bảo đảm cho việc thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hoàn thành đúng tiến độ, theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg và căn cứ vào phương án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt về giao khoán bảo vệ rừng, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010 là 8.132 triệu đồng (với diện tích giao khoán theo phương án của tỉnh là 15.540 ha, tổng số hộ giao khoán là 584 hộ), trong đó hỗ trợ kinh phí để thực hiện giao khoán rừng là 2.406 triệu đồng, hỗ trợ lương thực 1.971 triệu đồng, hỗ trợ tiền công khoán bảo vệ rừng 3.755 triệu đồng.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản số 303/TTg-NN ngày 27/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngân sách trung ương đã hỗ trợ cho tỉnh Gia Lai 9.433 triệu đồng (năm 2006 là 2.000 triệu đồng, năm 2007 là 1.500 triệu đồng, năm 2008 là 1.500 triệu đồng, năm 2009 là 1.500 triệu đồng và năm 2010 là 2.933 triệu đồng). Số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cao hơn đề án được duyệt là do chênh lệch giá gạo thực tế so với tại thời điểm xác định nhu cầu kinh phí.



5. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay các phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với lãi suất trong hạn là 0,9%/tháng (10,08%/năm), nhưng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường là 10,5%/năm (từ ngày 01/02/2009). Trong khi đó đối tượng khách hàng của các Ngân hàng chính sách xa hội là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đôi tượng chính sách. Kiến nghị trên đã được cử tri phản ảnh trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII và được Bồ Tài chính trả lời: Lãi suất cho vay NHCS do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng chinh sách; trần lãi suất 10.5%/năm chỉ áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại, không phải là mức lãi suất áp dụng đối với NHCS (công văn số 12121/BTC-TCNH ngày 28/8/2009 của Bộ Tài chính). Đa số cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề trên như thế nào?

Trả lời: (Tại Công văn số 4104/BTC-TCNH ngày 05/4/2010)

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập nhằm mục đích cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Theo quy định tại Điều 18, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng Quản trị NHCSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.

Đối với chương trình cho vay nước sạch vệ môi trường nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, theo đó các hộ gia đình định cư hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đảm bảo vệ sinh được vay vốn cho mỗi loại công trình với số tiền 4 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay áp dụng từ khi triển khai chương trình (2004) đến 30/3/2008 là 7,8%/năm (0,65%/tháng), tương đương khoảng 70% lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại trên thị trường tại thời điểm đó (lãi suất cho vay các Ngân hàng thương mại khoảng 12 -13%/năm).

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, năm 2008 do tình hình lãi suất trên thị trường có biến động tăng cao, Hội đồng quản trị NHCSXH đã có tờ trình và được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 10,8%/năm (0,9%tháng) áp dụng từ 1/4/2008, cũng tương đương khoảng 70% lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại tại thời điểm đó (lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại năm 2008 khoảng 17 – 18%/năm, tối đa 21%/năm).

Bước sang năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống 7%/năm, theo đó lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tối đa là 10,5%/năm, áp dụng từ 01/02/2009. Trong bối cảnh lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Hội đồng quản trị NHCSXH báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 và số 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH. Theo tinh thần tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các khoản cho vay vốn được giải ngân từ 1/5/2009 đến 31/12/2009 tại NHCSXH sẽ được:

+ Hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm đối với các khoản vay thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm

+ Hỗ trợ toàn bộ lãi suất tiền vay đối với các khoản vay thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm (Lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm).

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại NHCSXH là một trong những chính sách lớn của Chính phủ, kể từ năm 2004 đến nay NHCSXH đã cung cấp cho vay với số vốn trên 6.800 tỷ đồng để giúp hơn 1,3 triệu hộ gia đình thực hiện các công trình góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Để thực hiện chương trình trong thời gian tới được tốt hơn, Bộ Tài chính rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội để các chính sách hỗ trợ của Nhà nước được hoàn thiện góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



6. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu không thu lệ phí trước bạ đối với đất có nguồn gốc do ông, cha để lại (cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai).

Trả lời: (Tại Công văn số 3010/BTC-CST ngày 12/3/2010)

Theo quy định tại Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ, thì nhà ở, đất ở thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ.

Căn cứ Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, thì nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn được miễn lệ phí trước bạ.

Trường hợp các hộ nông dân đang ở trên đất thổ cư, cha ông để lại là hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn sẽ được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định số 80/2008/NĐ-CP nêu trên.



7. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Đề nghị Bộ phân bổ vốn của các chương trình mục tiêu vào đầu năm để sớm triển khai, hỗ trợ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất đúng mùa vụ. Mặt khác, trong năm 2009, tỉnh Bình Phước chưa nhận vốn thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, theo Quyết định 32/2007-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ phân bổ nguồn vốn này để Bình Phước triển khai hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc được thụ hưởng chính sách.

Trả lời: (Tại Công văn số 4142/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước. Thực hiện quy định trên, hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007-2010 căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao hướng dẫn đảm bảo thời gian theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; như năm ngân sách 2010: Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong đó đã giao dự toán chi tiết các chương trình mục tiêu Quốc gia để các địa phương quyết định và triển khai dự toán ngay từ đầu năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 224/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. Về chính sách huy động vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2007 đến năm 2009, Bộ Tài chính đã chuyển vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 373,7 tỷ đồng trong đó năm 2009 là 160 tỷ đồng; vì vậy, đề nghị tỉnh làm việc cụ thể với Ngân hàng Chính sách xã hội để xem xét giải quyết theo quy định.



8. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Được sự đồng ý của thủ trướng Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Quỹ phát triển nhà ở cho dân vạn đò, đề nghị quan tâm hỗ trợ một phần vốn ngân sách Trung ương để tạo lập vốn ban đầu cho quỹ.

Trả lời: (Tại Công văn số 4143/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Dự án tái định cư dân vạn đò thành phố Huế có tổng mức đầu tư là 214,808 tỷ đồng, được đầu tư làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2008 - 2009 đầu tư 148,689 tỷ đồng cho 4 tiểu dự án, trong đó tập trung chủ yếu xây dựng hạ tầng khu tái định cư và xây dựng các chung cư 3 - 4 tầng; giai đoạn 2 từ 2009 - 2010 đầu tư 66,119 tỷ đồng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 8/4/2009 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Tài chính ứng vốn theo tiến độ triển khai, thực hiện đầu tư hạ tầng thuộc dự án tái định cư dân vạn đò trên sông Hương; trên cơ sở báo cáo tiến độ triển khai thực hiện của tỉnh, Bộ Tài chính đã ứng ngân sách trung ương cho tỉnh số tiền 101,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư và xây dựng nhà ở cho dân vạn đò. Vì vậy, kinh phí thành lập Quỹ phát triển nhà ở cho dân vạn đò đề nghị tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí được Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

9. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản hướng dẫn của Bộ về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm, hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2009, tỉnh Đắk Lắk miễn giảm thuế trên 81 tỷ đồng, đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ cho địa phương bù đắp khoản miễn giảm này để thực hiện một số nhiệm vụ phát sinh.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 5 huyện nghèo, biên giới của 3 tỉnh (3 huyện nghèo, 2 huyện biên giới), vì ngân sách địa phương có hạn, đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí để tỉnh Đắk Lắk thực hiện các đề án này đạt kết quả.

Trả lời: (Tại Công văn số 4139/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

1. Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về nhũng giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách về miễn, giảm, giãn nộp một số loại thuế nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, một số đối tượng nộp thuế, kích cầu tiêu dùng. Đối với các địa phương giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn nộp thuế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội chấp thuận nguyên tắc hỗ trợ một phần đối với số giảm thu do thực hiện miễn, giảm; trường hợp ngân sách địa phương vẫn bị hụt thì ngân sách Trung ương sẽ bù để địa phương có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán Chính phủ giao.

Đối với tỉnh Đắk Lắk mặc dù bị ảnh hưởng chung của đà suy giảm kinh tế và thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế nhưng với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các doanh nghiệp nên kết thúc năm ngân sách 2009 thu ngân sách đạt kết quả tốt; thu ngân sách địa phương năm 2009 tăng so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh một phần số giảm thu ngân sách địa phương do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho các đối tượng trong năm.

2. Ngày 27/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, theo đó tỉnh Đắk Lắk không có huyện nào thuộc diện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Tuy nhiên, tại điểm 3 mục I phần II của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP có quy định “Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và bền vững”. Vì vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 5 huyện nghèo, biên giới của 3 tỉnh (3 huyện nghèo, 2 huyện biên giới) là phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Đề nghị tỉnh tập trung phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 5 huyện nghèo, biên giới của tỉnh.



10. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét có cơ chế đặc thù đối với tỉnh thành phố trực thuộc là trung tâm vùng.

Đề nghị Chính phủ, Bộ xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp kiến thiết đô thị loại II lên 50 tỷ đồng/năm (hiện nay là 10 tỷ đồng/năm).

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành xem xét nâng mức hỗ trợ thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học đạt mức 80% ngân sách hỗ trợ, vì tỉnh Nam Định còn khó khăn, nguồn thu từ xổ số kiến thiết không đáng kể.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương