UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang47/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Trả lời:

1. Về khiếu nại của ông Nguyễn Khắc Tùng đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 31/2008/QĐST-KDTM ngày 01/9/2008 của TAND tỉnh Bình Định:

Tại Quyết định số 22/2009/KDTM-KN ngày 02-11-2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nêu trên để Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Quyết định nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Công văn số 301/CV-TANDTC-TK ngày 03/11/2009, đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định; tại các công văn số 230/TANDTC-KT, số 231/TANDTC-KT và 236/TANDTC-KT ngày 26/11/2009, Tòa án nhân dân tối cao đã thông báo kết quả giải quyết đơn khiếu nại của đương sự tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bình Định và Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kèm theo bản sao Quyết định Kháng nghị số 22/2009/KDTM-KN ngày 02/11/2009 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 03/2010/KDTM-GĐT ngày 21-01-2010, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm và quyết định: chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 31/2008/QĐST-KDTM ngày 01/9/2008 của TAND tỉnh Bình Định; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, Toà án nhân dân tỉnh Bình Định đang thụ lý hồ sơ vụ án để giải quyết lại vụ án theo Quyết định giám đốc thẩm số 03/2010/KDTM-GĐT ngày 21-01-2010 của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đối với khiếu nại của bà Nguyễn Thị Triêm về bản án dân sự phúc thẩm số 179/DSPT ngày 28/11/2003 của TAND tỉnh Bình Định về việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa bà với bà Võ Thị Chuyên.

Vụ án nêu trên đã được Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xét xử tại bản án dân sự sơ thẩm số 187/2003/DSST ngày 08-7-2003 và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử tại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Dương Xuân Hùng (chồng của bà Triêm) có đơn khiếu nại. Sau khi xem xét đơn khiếu nại của ông Hùng, bản án phúc thẩm và các tài liệu do ông Hùng gửi kèm, Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời đơn khiếu nại cho ông Dương Xuân Hùng tại Công văn số 2002 CV/DS ngày 29-4-2004. Như vậy, trong thời hạn xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao đã xem xét vụ án nêu trên theo đúng quy định của pháp luật tố tụng. Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì đến thời điểm này, vụ án nêu trên đã hết thời hiệu để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, bà Triêm vẫn tiếp tục khiếu nại. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đang xem xét đơn khiếu nại của bà Triêm theo thủ tục tái thẩm. Tại Công văn số 309/TATNDTC-TK ngày 05-11-2009, Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời chất vấn của Đồng chí Nguyễn Thanh Thụy – Đại biểu Quốc hội khóa XII, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định và tại Công văn số 387/TANDTC-TK ngày 04-01-2010, Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định; đồng thời, đề nghị Đồng chí Nguyễn Thanh Thụy và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cung cấp cho Tòa án nhân dân tối cao những tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án nêu trên (nếu có) để tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân tối cao có thêm cơ sở giải quyết khiếu nại của đương sự.

Tại Công văn số 04/CV-ĐĐBQH ngày 25-01-2010, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã gửi cho Tòa án nhân dân tối cao một số tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án nêu trên. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang khẩn trương nghiên cứu hồ sơ cũng như các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án mà Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã gửi cho Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao sẽ sớm thông báo kết quả giải quyết đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định để có thông tin thông báo cho cử tri tỉnh nhà.



10. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Chính sách đối với Hội thẩm nhân dân: việc cung cấp tài liệu luật, các văn bản pháp luật chưa được thực hiện và chế độ phụ cấp đối với Hội thẩm nhân dân không có, đề nghị nghiên cứu có quy định trang bị kiến thức pháp luật, cung cấp tài liệu luật cho Hội thẩm nhân dân”.

Trả lời:

Về vấn đề này, thực hiện quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân về việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp, hàng năm Toà án nhân dân tối cao đều biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho Lãnh đạo Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Toà án nhân dân. Trên cơ sở đó, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ cho Hội thẩm Toà án nhân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo của các Toà án nhân dân địa phương thì việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện theo định kỳ sáu tháng, một năm, nhằm trang bị kiến thức pháp luật cũng như cập nhật các quy định mới của pháp luật cho Hội thẩm, về cơ bản đã kịp thời và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động xét xử. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên việc cung cấp các văn bản pháp luật, nhất là những văn bản pháp luật mới được ban hành cho Hội thẩm ở một số Toà án còn chưa kịp thời nên đã ảnh hưởng đến việc các Hội thẩm tiếp cận các quy định mới của pháp luật. Vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục chỉ đạo các Toà án nhân dân địa phương rà soát và cung cấp các tài liệu luật cần thiết, cũng như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời cho Hội thẩm để Hội thẩm có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, nắm chắc kiến thức pháp luật và phục vụ tốt cho hoạt động xét xử của Toà án

Về chế độ phụ cấp đối với Hội thẩm Toà án nhân dân hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng phiên toà (trong đó có Hội thẩm Toà án nhân dân). Theo đó, thì mức bồi dưỡng đối với Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp là 50.000 đồng trong một ngày xét xử, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Toà án các cấp. Ngoài ra, Hội thẩm được thanh toán chi phí đi lại theo quy định.

Với việc quy định chế độ đối với Hội thẩm Toà án như đã nêu trên bước đầu đã động viên, khuyến khích Hội thẩm tham gia vào các hoạt động của Toà án theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với mức bồi dưỡng quy định như hiện nay đối với Hội thẩm nhân dân còn bất cập, không phù hợp với tình hình biến động của chế độ tiền lương và giá cả thị trường kể từ thời gian ban hành Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ cho đến nay. Mặt khác, mức bồi dưỡng nêu trên được xây dựng vào năm 2006, khi đó mức lương tối thiểu là 350.000 đồng/tháng, đến nay mức tiền lương tối thiểu đã tăng lên 650.000đồng/tháng nhưng mức bồi dưỡng đối với Hội thẩm chưa được điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, mức bồi dưỡng này chưa đáp ứng được ý nghĩa hỗ trợ động viên về vật chất đối với các đối tượng được hưởng khi tham gia phiên toà trong đó có Hội thẩm Toà án nhân dân. Để giải quyết vấn đề nêu trên, trong thời gian tới, Toà án nhân dân tối cao sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, sửa đổi chế độ phụ cấp và bồi dưỡng phiên toà để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo hướng nâng cao mức phụ cấp, bồi dưỡng phiên toà cho những người trực tiếp làm công tác xét xử nhằm tiếp tục tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống của họ, bảo đảm chính sách ưu đãi của nhà nước đối với cán bộ, công chức ngành Toà án theo tinh thần cải cách tư pháp.



11. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Có văn bản hướng dẫn cho miễn tiền tạm ứng án phí trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội xem đây là trường hợp “cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước” và được miễn án phí như quy định khoản 2 điều 10 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án (có hiệu lực từ 1/7/2009).

Có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ khởi kiện, thời hạn xét xử các vụ tranh chấp về BHXH để Tòa án nhân dân địa phương thống nhất cách thức thực hiện trong thời gian sớm nhất, có căn cứ tiến hành ngay việc thi hành án nhằm đảm bảo thu hồi nhanh số tiền nợ quỹ BHXH giải quyết quyền lợi về BHXH cho người lao động”.

Trả lời:

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã có hướng dẫn thi hành Điều 162 của Bộ luật tố tụng dân sự về cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước và trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ khởi kiện, thời hạn xét xử các vụ án dân sự nói chung mà không có hướng dẫn cụ thể riêng đối với các vụ tranh chấp về BHXH.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể riêng đối với trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội theo ý kiến nêu trên thuộc chức năng, thẩm quyền của nhiều cơ quan trong đó có Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan có thẩm quyền nghiên cứu việc ban hành các văn bản theo kiến nghị này.

12. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đối với các loại tội phạm về ma túy thì cần xem đây là những tội phạm nguy hiểm, do vậy đề nghị nên quy định cụ thể khi ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật phải xử thật nặng, đủ sức răn đe và làm giảm các loại tội này. Ngoài ra, đối với hành vi sử dụng trái phép các chất ma túy, mặc dù đã xem người nghiện là người bệnh nhưng đề nghị cần phải có những biện pháp thật chặt chẽ để xử lý đúng người, đúng tội, tránh bị lợi dụng và bỏ lọt tội phạm. Nên xử lý hình sự với mức hình phạt như nhau đối với tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ”.

Trả lời:

Trong những năm gần đây tình hình buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý gia tăng và diễn biến rất phức tạp. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống các tội phạm về ma tuý các cơ quan tiến hành tố tụng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn xử lý loại tội phạm này. Việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm các tội về ma tuý đã được Toà án nhân dân tối cao quán triệt trong toàn ngành. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án các cấp đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội về ma túy như vụ Nguyễn Văn Tuần và đồng phạm bị kết án về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” ở tỉnh Quảng Ninh. Vụ án có 29 bị cáo trong đó Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt tử hình 12 bị cáo, xử phạt tù chung thân và tù có thời hạn đối với các bị cáo còn lại.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật phải xử phạt thật nặng đối với các tội phạm về ma tuý. Kiến nghị này không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chỉ ban hành Nghị quyết hướng dẫn xét xử các tội phạm về ma túy. Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao còn phối hợp với các cơ quan khác ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý các loại tội phạm trong đó có tội phạm về ma tuý.

Đối với kiến nghị xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý: tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự, theo đó, hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý không phải là tội phạm, nên người sử dụng trái phép chất ma tuý không bị xử lý về hình sự. Hơn nữa, việc quy định các biện pháp xử lý người có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý thuộc thẩm quyền của các cơ quan thuộc Chính phủ.



Đối với kiến nghị cần xử lý hình sự với mức hình phạt như nhau đối với tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ: Do chủ thể của tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ khác nhau, người nhận hối lộ là người có chức vụ quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận tiền, lợi ích vật chất cố tình làm trái pháp luật; còn người đưa hối lộ là người không có chức vụ quyền hạn. Vì vậy, tính chất nguy hiểm của hành vi nhận hối lộ cao hơn hành vi đưa hối lộ, nên người nhận hối lộ cần phải bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn. Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19-6-2009 của Quốc hội đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội đưa hối lộ, chỉ quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân. Do vậy, không thể xử lý người nhận hối lộ với mức hình phạt như người đưa hối lộ được.





Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương