UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang44/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Trả lời:

Các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng cũng như các chiện tượng tiêu cực khác trong xã hội đều được Đài THVN tích cực phát hiện, phản ánh trên sóng truyền hình, qua đó để người dân và xã hội được biết nhằm cảnh báo, ngăn chặn và góp phần hạn chế những tiêu cực trong đời sống xã hội. Sau khi có kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền, Đài THVN đều thông tin để khán giả biết, theo dõi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vụ việc phóng viên của Đài mới chỉ đưa tin phản ánh trên công luận chưa bám sát đến cùng vụ việc. Đài THVN xin tiếp thu và sẽ chỉ đạo lực lượng phóng viên làm tốt hơn trong việc tuyên truyền phòng chống tiêu cực trên sóng truyền hình Việt nam.



5. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri kiến nghị điều chỉnh nội dung chương trình các Đài truyền hình, chương trình phát sóng cần được xây dựng khoa học hơn, tăng thêm thời lượng các chương trình thời sự mà xã hội quan tâm, cần có thông tin nhanh, đúng thời điểm vào những giờ mọi người tập trung xem nhiều nhất.

Trả lời:

Thực hiện nhiệm vụ chính trị là cơ quan thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Trong những năm qua, Đài THVN đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, tăng kênh, tăng thời lượng phát sóng phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của tầng lớp nhân dân. Hiện nay, đài THVN phát sóng 6 kênh quốc gia VTV1, 2, 3, 4, 5, 6 với thời lượng 120 giờ/ngày, 6 kênh khu vực ở các vùng, miền trong toàn quốc . Ngoài ra, hệ thống truyền hình cáp, DTH của đài cũng truyền tải hàng chục kênh truyền hình trong và ngoài nước với nhiều kênh khá chuyên biệt phục vụ khán giả. Khung chương trình trên các kênh của đài đều được nghiên cứu, đổi mới hàng năm, phù hợp với nhu cầu và điều kiện theo dõi tốt nhất cho khán giả.

Hiện nay trên kênh VTV1 của Đài THVN phát sóng 9 bản tin thời sự trong ngày vào lúc 6h, 9h, 12h, 14h, 16h, 19h, 22h, 23h. Việc bố trí khá nhiều bản tin vào các khung giờ cố định trong ngày của Đài THVN nhằm chuyển tải nhanh và nhiều nhất thông tin đến khán giả. Chương trình thời sự 19h (được tất cả các Đài TH trong nước tiếp sóng) có thời lượng 45 phút là bản tin chính trong ngày được biên tập kỹ với những thông tin quan trọng nhất về tình hình trong nước và quốc tế phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Ngoài ra, trên các kênh sóng của Đài đều có những bản tin chuyên biệt như văn hóa, tài chính, chứng khoán, bất động sản, phục vụ đa dạng nhu cầu của người xem.

6. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Một số cử tri đề nghị cần xem xét lại nội dung chương trình phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam vì nhiều bộ phim nước ngoài chiếu trên truyền hình mang tính bạo lực, không phù hợp với nước ta, không có tính giáo dục. Chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” được phát sóng trên kênh VTV3 nhiều tiết mục diễn viên, vũ công ăn mặc hở hang, phản cảm, chưa phù hợp với văn hóa của người Việt. Đề nghị Đài truyền hình Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh

Trả lời:

- Về phim truyện nước ngoài trên sóng Đài THVN.

Đài THVN rất chú trọng đến việc biên tập, chọn lựa phát sóng phim truyện nước ngoài trên kênh truyền hình, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Đối với các phim nước ngoài mua bản quyền phát sóng trên các kênh VTV đều được thẩm định, chọn lọc kỹ về nội dung. Đối với phim truyện nước ngoài phát sóng trên các kênh cáp, DTH đều được biên tập phụ đề và theo dõi, phát chậm để loại bỏ những phim không phù hợp với văn hóa người Việt. Trong một số trường hợp do sơ suất trong khâu biên tập nên để lọt một số phim có nội dung không phù hợp, sau khi có ý kiến góp ý của khán giả, Đài THVN đã nghiêm túc tiếp thu và xử lý kịp thời.

- Về trang phục trong chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ”

Chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” đang chuẩn bị kết thúc năm phát sóng thứ 4 và chuyển sang năm phát sóng thứ 5 với sự yêu mến của khán giả. Thông qua chương trình, hình ảnh người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt nam đã đi vào lòng người xem nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi và đáng yêu. Trong quá trình sản xuất chương trình, kíp làm chương trình đã cố gắng sản xuất với tinh thần rất trách nhiệm và nghiêm túc. Vì là chương trình của người lính nên trang phục biểu diễn ngoài phải đáp ứng theo các quy định chung, đồng thời phải phù hợp với tiêu chí, đối tượng của chương trình. Những năm trước, thực tế có chương trình trong đó diễn viên của một số vũ đoàn ăn mặc chưa thật phù hợp, Đài THVN đã kịp thời chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong các chương trình tiếp theo.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Cử tri tỉnh Hải Dương: Đề nghị Bộ cần tập trung nghiên cứu, đầu tư vào những ngành khoa học có tính sáng tạo, phát minh, cải tiến kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trả lời (tại Công văn số 656/BKHCN-VP ngày 30/3/2010)

Trong những năm qua, Nhà nước luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư từ ngân sách khoa học và công nghệ (KH&CN) cho mục tiêu này ngày càng tăng và được thực hiện thông qua các hình thức dưới đây:

1) Cân đối trực tiếp qua ngân sách địa phương cho hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố với tỷ trọng đạt 30-31% tổng đầu tư cho hoạt động KH&CN hàng năm của cả nước (bao gồm kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học).

2) Cân đối qua kinh phí hoạt động KH&CN của nhiều bộ, ngành trung ương, ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Khoa học xã hội Việt Nam, ...khoảng 1000 tỷ đồng mỗi năm.

3) Đầu tư kinh phí từ ngân sách và ngoài ngân sách cho các chương trình, đề tài, dự án KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước với các nhiệm vụ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể, trong các năm 2006-2009, Nhà nước đã đầu tư hàng năm vài trăm tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình cấp Nhà nước theo yêu cầu đặt hàng của các địa phương. Ví dụ như: Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” (Chương trình KH&CN KC.07) ; Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” (Chương trình KH&CN KC.06); Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học” (Chương trình KH&CN KC.04) ; Chương trình trọng điểm "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; Đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020";...

Ngoài ra, mỗi năm Nhà nước còn dành hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách KH&CN trung ương để triển khai trên địa bàn các tỉnh, thành phố các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp bách của các tỉnh, thành, ví dụ như các Dự án thuộc Chương trình: "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Nông thôn và Miền núi đến năm 2010" (Chương trình Nông thôn-Miền núi).

Sự tăng cường và tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ khoa học, năng lực công nghệ của đất nước tăng lên đáng kể, trong một số lĩnh vực đã đạt hoặc tiếp cận được trình độ chung của thế giới. Các tiến bộ khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực đã tạo những đột phá quan trọng đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội cho đất nước:

- Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới nói chung và vào quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói riêng. Khoa học cơ bản với những kết quả nổi bật trong lĩnh vực toán học, vật lý, tin học, cơ học, hoá học, khoa học về sự sống, khoa học trái đất đã tạo tiền đề cho việc tiếp thu công nghệ hiện đại, định hướng cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai. Năng lực khoa học và công nghệ nội sinh đã cho phép tiếp thu, làm chủ nhanh chóng các công nghệ mới, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.

- Trong nông nghiệp: các nhà khoa học trong nước đã tạo được hàng trăm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thay thế giống nhập ngoại, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều công nghệ sản xuất nông nghiệp được ứng dụng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều nhân, cao su. Trong thuỷ sản, đã có nhiều nghiên cứu thành công đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới, tạo được các nguồn giống sinh sản nhân tạo, chất lượng tốt (giống cá, tôm, nhuyễn thể, các loại hải sản có giá trị cao), cải tiến quy trình canh tác, nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch và chế biến, góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng vượt bậc của ngành thuỷ sản Việt Nam.

- Trong công nghiệp, khoa học và công nghệ đã giúp lựa chọn hướng đi đúng về công nghệ và thúc đẩy năng lực hấp thụ, cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực. Các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam đã tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản; thiết kế, thi công công trình quy mô lớn, phức tạp, các loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn, các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác.

- Trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng khá sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng, hàng không, bưu chính viễn thông. Hàng loạt công nghệ hiện đại đã được ứng dụng thành công như mạng viễn thông số hóa, mạng cáp quang, công nghệ GSM, CDMA, 3G.

- Trong y tế, các nhà khoa học đã làm chủ được nhiều công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đưa trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp phòng ngừa và từng bước thanh toán nhiều loại bệnh hiểm nghèo. Nhiều công nghệ kỹ thuật cao (xử lý tế bào gốc, tạo da để chữa bỏng, thụ tinh ống nghiệm, ghép tạng,…) và phác đồ điều trị tiên tiến đã được áp dụng trong chuyên khoa tim mạch, sản, ngoại khoa, giúp chữa trị kịp thời nhiều bệnh nan y và tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng so với việc điều trị ở nước ngoài.

Như vậy, có thể nhận thấy, trong thời gian qua, với sự tập trung và đầu tư để nghiên cứu và phát triển những ngành khoa học có tính sáng tạo, tính ứng dụng cao, những công nghệ tạo sản phẩm chất lượng cao, khoa học và công nghệ Việt Nam đã thâm nhập ngày càng sâu vào vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và góp phần cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân, khẳng định được vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy để đạt được mục tiêu đưa đất nước ta đến năm 2020 có nền kinh tế đạt mức trung bình với thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.000 – 4.000 USD, việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ là hết sức cần thiết. Do vậy, việc kiện toàn hệ thống cơ chế chính sách và đầu tư thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá sẽ là ưu tiên triển khai thực hiện trong thời gian tới.



2. Cử tri tỉnh Vĩnh Long: Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa theo hướng tăng nặng mức xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền hoặc phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, có thể xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trong với quy mô thiệt hại lớn

Trả lời (tại Công văn số 655/BKHCN-VP ngày 30/3/2010)

1. Về việc sửa đổi Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 theo hướng tăng nặng mức xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền

Thời gian qua, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện theo Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 (Nghị định 126), Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP (Nghị định 95). Các Nghị định này đã góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Tuy nhiên đến nay, nhiều nội dung của Nghị định không còn phù hợp, một số hành vi vi phạm mới nảy sinh trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nêu trên theo hướng tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm đủ mức răn đe là cần thiết, đúng như kiến nghị của các cử tri đã đề cập.



    - Từ những lý do trên và thực hiện sự phân công của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Nghị định 54) thay thế Nghị định 126 và Nghị định 95. Trên thực thế, Nghị định 54 đã khắc phục những tồn tại mà cử tri đề cập, đồng thời là căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có đủ cơ sở ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm hành chính, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

    - Trong Nghị định, nhiều hành vi vi phạm bị áp dụng mức phạt tối đa là 30 triệu đồng (mức cao nhất cho mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà Nghị định không thể quy định mức cao hơn) và khắc phục hậu quả nghiêm khắc tương xứng. Ví dụ như điểm b, khoản 4, Điều 8 Nghị định số 54/2009/NĐ-CP quy định "hành vi làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đo trong sử dụng" có mức phạt tiền lên tới 30 triệu đồng (theo Nghị định số 95/2007/NĐ-CP thì mức tiền phạt cao nhất cho hành vi vi phạm này chỉ là 20 triệu đồng). Ngoài ra, hành vi trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là "thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm đo lường mà có".

    - Việc nâng mức phạt tối đa trong lĩnh vực đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa đã được đề nghị khi sửa đổi Pháp lệnh năm 2008 nhưng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận.


2. Về việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Cũng như các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh). Tuy nhiên vấn đề "buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra" không được quy định trong Pháp lệnh. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự, bên bị thiệt hại có thể khởi kiện tại Toà án theo trình tự pháp luật dân sự quy định.



3. Về việc xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với quy mô thiệt hại lớn

Vấn đề này đã được quy định tại Điều 162 Bộ Luật Hình sự: "Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng các thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt...".

Như vậy, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các quy định của pháp luật (hành chính hoặc hình sự) phù hợp để xử lý các hành vi vi phạm.

3. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Cử tri phản ánh năng lực của một số cơ quan thực hiện nhiệm vụ về khoa học công nghệ còn hạn chế, việc đầu tư cho khoa học công nghệ còn ít. Để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đề nghị Chính phủ đầu tư thỏa đáng và tăng cường công tác nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ

Trả lời (Tại Công văn số 658/BKHCN-VP ngày 30/3/2010 và Công văn số 658b/BKHCN-VP ngày 7/3/2010)

Tại Công văn số 658/BKHCN-VP ngày 30/3/2010:

Trong những năm qua, KH&CN Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư tăng cường tiềm lực. Đầu tư cho KH&CN đạt mức ổn định 2% tổng chi ngân sách (khoảng 0,46% GDP). Mức đầu tư này tuy còn khiêm tốn nhưng đã thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển KH&CN. Trong bối cảnh chung như vậy, đối với các riêng các địa phương, Nhà nước cũng đã dành tỷ trọng đạt 30-31% tổng đầu tư cho hoạt động KH&CN hàng năm của cả nước (bao gồm kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học) thông qua cân đối ngân sách địa phương.

Ngoài ra, nguồn kinh phí cho các hoạt động KH&CN còn được cấp thông qua các chương trình, đề tài, dự án KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước với các nhiệm vụ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Cụ thể, trong các năm 2006-2009 Nhà nước đã đầu tư hàng năm vài trăm tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình cấp Nhà nước theo yêu cầu đặt hàng của các địa phương. Ví dụ như: Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” (Chương trình KH&CN KC.07) ; Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” (Chương trình KH&CN KC.06); Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học” (Chương trình KH&CN KC.04) ; Chương trình trọng điểm "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"; Đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020";...

Sự đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN các địa phương, chú trọng chủ yếu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong thời gian qua đã tạo được những bước đột phá quan trọng trong:

- Tuyển chọn, lai tạo và nhân nhanh bằng công nghệ cao các giống cây trồng, giống vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt (lúa, ngô, cà phê, cao su, điều);

- Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam;

- Nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các giải pháp và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, đặc biệt là các giải pháp chống tổn thất sau thu hoạch đối với lúa ở đồng bằng sông Cửu long và cây ăn quả;

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn, khôi phục và phát triển nhiều làng nghề và ngành nghề truyền thống ở nông thôn;

- Tạo lập căn cứ để hình thành nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp và nông thôn (chế biến lâm sản và thuỷ, hải sản), tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân;...

Trong giai đoạn tới, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển năng lực khoa học và công nghệ quốc gia làm cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia là một nhiệm vụ rất cấp thiết. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Khoa học và Công nghệ nhất trí với ý kiến của cử tri tỉnh Điện Biên về đề xuất tăng cường kinh phí đầu tư cho các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường đầu tư ngân sách, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng rất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội và người dân để tăng cường hiệu quả đầu tư, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm, hàng hoá, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện các định hướng chính như sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cỏc tổ chức KH&CN ở trung ương và địa phương phát huy năng lực nghiên cứu và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN.

- Hình thành các tập thể KH&CN mạnh để giải quyết những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách nhưng vừa mang lại lợi ích lâu dài, những nhiệm vụ KH&CN mới mang tính chất kỹ thuật - kinh tế đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.

- Đầu tư xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm (phòng thí nghiệm chuyên đề, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm cấp quốc gia) làm nòng cốt cho nghiên cứu thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm chứng.

- Tập trung xây dựng một số trung tâm thiết kế-chế tạo-thử nghiệm (giải mã-làm chủ-đổi mới công nghệ) để tạo nguồn và sỏng tạo công nghệ.

- Xây dựng các chương trình tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu triển khai một cách có hệ thống từ các viện, trường đại học đến các đơn vị nghiên cứu ở địa phương và doanh nghiệp.

- Tập trung tăng cường đầu tư phát triển năng lực cho các Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở trung ương và địa phương, các Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các Trung tâm thông tin.

- Thúc đẩy mối liên kết 3 nhà “nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học” để phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực và các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

- Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

- Thực thi các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp lên 60%.

Tại Công văn số 658b/BKHCN-VP ngày 7/3/2010 về việc bổ sung công văn 658/BKHCN-VP ngày 30/3/2010:

1. Về vấn đề đầu tư cho KH&CN và năng lực của cơ quan thực hiện nhiệm vụ về KH&CN

Những năm qua, trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, KH&CN Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển tiềm lực, đạt mức ổn định 2% tổng chi ngân sách (0,46%GDP). Mức đầu tư này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Philipin), còn khoảng cách khá xa với các nước phát triển (1-2% GDP). Đặc biệt, bên cạnh nguồn đầu tư từ nhà nước, nguồn đầu tư cho phát triển KH&CN từ doanh nghiệp và ngoài xã hội ở nước ta hiện nay còn rất thấp, trong khi ở các quốc gia khác, tỷ trọng đầu tư từ doanh nghiệp và ngoài xã hội thường gấp 2-3 lần đầu tư từ nhà nước.

Với mức đầu tư cho KH&CN còn thấp như vậy nên nhiều cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm đã gặp khó khăn về trang thiết bị, về sự thiếu hụt lực lượng cán bộ nghiên cứu KH&CN. Điều này đã dẫn đến sự hạn chế về năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đúng như cử tri tỉnh Điện Biên đã phản ánh.

Tuy nhiên, bên cạnh nhận định như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, KH&CN Việt Nam cũng đã có nhiều thành tựu khích lệ ở các ngành, lĩnh vực, ví dụ như:



- Trong sản xuất nông nghiệp: Các thành tựu nghiên cứu KH&CN trong nước đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ sản xuất nông nghiệp được ứng dụng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều nhân, cao su. Trong thuỷ sản, đã có nhiều nghiên cứu thành công đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới, tạo được các nguồn giống sinh sản nhân tạo, chất lượng tốt (giống cá, tôm, nhuyễn thể, các loại hải sản có giá trị cao), cải tiến quy trình canh tác, nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch và chế biến, góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng vượt bậc của ngành thuỷ sản Việt Nam.

Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nỗ lực hợp tác với các doanh nghiệp để nghiên cứu, cải tiến và sản xuất nhiều loại máy động lực và máy nông nghiệp. Đến nay, việc sử dụng thiết bị máy móc, là sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đã chiếm tỷ lệ cao trong các hoạt sản xuất nông nghiệp. Tại nhiều địa phương, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ cơ giới hoá chiếm tới 85%. Đây là tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Những tiến bộ, thành tựu về KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần quan trọng để nước ta có thể đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về xuất khẩu cà phê, thứ 4 về xuất khẩu cao su; sản lượng xuất khẩu thủy sản cũng ở mức cao với giá trị lên đến 4,5 tỉ USD vào năm 2008. Riêng năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 15 tỉ USD.

- Trong phát triển năng lượng: Tập thể các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong nước làm chủ hoạt động thiết kế, cung cấp giải pháp công nghệ trong thi công, chế tạo thiết bị, máy móc chuyên dụng (như thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng, hệ thống xy lanh thủy lực, ...) phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, qua đó đã góp phần rút ngắn thời gian thi công sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Việc đưa nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động để cung cấp điện cho mạng lưới quốc gia sớm trước dự kiến không những mang lại lợi ích hàng nghìn tỷ đồng cho đất nước, đồng thời góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Không những vậy, từ hoạt động nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện, một số ngành sản xuất thiết bị công nghiệp mới cũng đã được hình thành như: về cơ khí chính xác; về thiết bị siêu trường, siêu trọng; về thiết bị đồng bộ cho ngành điện (như tuabin thuỷ điện, máy phát thuỷ điện, trạm biến áp công suất lớn,...). Các sản phẩm từ ngành sản xuất công nghiệp này đã tiết kiệm cho đất nước hàng trăm triệu USD chi phí nếu như nhập khẩu thiết bị, máy móc từ nước ngoài.



- Trong y tế: Từ các kết quả nghiên cứu được đầu tư kinh phí trong nước, Việt Nam đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, do vậy, nhiều loại bệnh hiểm nghèo đã được phòng ngừa và từng bước được thanh toán như bệnh bại liệt, viêm não v.v...; nhiều bệnh tật mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1 đã sớm có được kỹ thuật chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả; đã làm chủ được các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người như nội soi, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, các kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị các bệnh mạch vành tim, mạch máu não, quy trình kỹ thuật ghép thận, ghép gan; đã có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ quy trình sử dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, bệnh giác mạc, các tổn thương cơ xương khớp khó liền với giá thành điều trị thấp hơn nước ngoài, mỗi năm tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng.

2. Về định hướng tăng cường đầu tư và đẩy mạnh công tác nghiên cứu KH&CN trong thời gian tới

Trong giai đoạn tới, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển năng lực khoa học và công nghệ quốc gia làm cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia là một nhiệm vụ rất cấp thiết. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất với Chính phủ thực hiện các định hướng như sau:

+ Về tăng cường đầu tư:

- Đảm bảo tăng đầu tư từ ngân sách cho hoạt động KH&CN từ 10-15%/năm (không thấp hơn tăng chi ngân sách nói chung). Phấn đấu đến năm 2020 có thể đạt được giá trị đầu tư cho KH&CN tương đương với các nước trong khu vực. Tập trung đầu tư cho các chương trình quốc gia như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ cao; Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá.

- Huy động đầu tư từ doanh nghiệp và ngoài xã hội cho KH&CN (chủ yếu thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, năng lực KH&CN quốc gia sẽ có bước phát triển mạnh, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội khi có sự tham gia đầu tư tích cực từ doanh nghiệp. Theo đó, mức đầu tư cho KH&CN từ doanh nghiệp phải gấp 2-3 lần so với đầu tư của nhà nước.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí cho KH&CN của các bộ, ngành, địa phương bằng những cơ chế quản lý, giám sát phù hợp để nguồn kinh phí được sử dụng kịp thời, đúng mục đích đáp ứng được nhu cầu phát triển đồng bộ về KH&CN ở mỗi bộ, ngành, địa phương.

+ Về đẩy mạnh công tác nghiên cứu:

- Thành lập các trung tâm nghiên cứu mạnh, nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá (về mẫu mã, kiểu dáng, tính năng và giá cả).

- Thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm nhà nước hướng vào giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật như: Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tự động hóa; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sản phẩm chủ lực; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Chương trình khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội; Chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

- Đẩy mạnh phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tập trung nâng cao hơn nữa trình độ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tạo giống mới, quy trình canh tác tiên tiến cho năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN để làm giảm thất thoát trong các khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch trong nông nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp then chốt của đất nước (cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, hoá dược, điện tử-tự động hoá,...) nhằm tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho tăng trưởng GDP của đất nước; thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm theo vùng, miền, cụm công nghiệp để phát triển các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất có thể ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến ở quy mô công nghiệp, từng bước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

4. Cử tri thành phố Hà Nội: Cử tri cho rằng việc phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay tập trung quá nhiều vào ngành công nghệ thông tin mà chưa quan tâm đến các ngành có vị trí quan trọng khác như ngành cơ khí chế tạo, công nghệ chế biến,… Đề nghị có giải pháp khắc phục hạn chế này

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương