UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang46/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Trả lời:

Trong những năm qua, VKSND tối cao đã tích cực phối hợp với TAND tối cao, Bộ Công an xây dựng một số Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng pháp luật như Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an và VKSND tối cao trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS, Thông tư liên tịch về việc giải quyết khiếu nại, tố cao theo quy định của BLTTHS…; đã khẩn trương ban hành chỉ thị hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.


TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Tại Công văn số 67/TANDTC-TK ngày 30/3/2010 của Tòa án nhân dân tối cao về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ 6 Quốc hội khóa XII:

1. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị “Người dân bức xúc về việc xét xử các vụ án tham nhũng còn quá nhẹ, chưa tương xứng với tội trạng (vụ PMU18, Huỳnh Ngọc Sỹ…) chưa có tính răn đe và làm suy giảm lòng tin của người dân”.

Trả lời:

Trong thời gian vừa qua Toà án các cấp đã xét xử nhiều vụ án tham nhũng, nhìn chung hình phạt mà Tòa án đã áp dụng đối với người phạm tội về tham nhũng là nghiêm khắc, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt đối với các bị cáo trong các vụ án cụ thể có sự khác nhau là do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò của các bị cáo trong việc thực hiện tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo khác nhau. Kiến nghị của cử tri chỉ nêu 2 vụ án cụ thể là: vụ PMU18 và vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:



1.1. Đối với vụ PMU18: Cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố ba vụ án độc lập.

- Vụ “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc” và “Đưa hối lộ” đã được Toà án xét xử. Đây không phải là án tham nhũng, về mức hình phạt mà Toà án đã áp dụng đối với các bị cáo là phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do các bị cáo gây ra, không phải là nhẹ.

- Vụ “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban quản lý dự án PMU 18. Đây là án tham nhũng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố Bùi Tiến Dũng và đồng phạm về các tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hiện nay vụ án này chưa được đưa ra xét xử. Toà án nhân dân tối cao sẽ có chỉ đạo để Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.

- Vụ “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong dự án cầu Bãi Cháy ở tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là án tham nhũng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định truy tố Bùi Tiến Dũng và đồng phạm về các tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hiện nay vụ án này chưa được đưa ra xét xử. Toà án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.



1.2. Đối với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng phạm xảy ra tại Ban quản lý dự án Đông-Tây và môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh:

- Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng phạm đã dùng nhà của Ban quản lý dự án cho Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) thuê để lấy tiền chia nhau. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đây là vụ án tham nhũng đã được Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Huỳnh Ngọc Sỹ 03 năm tù; Lê Quả 02 năm tù đều về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự. Sau khi xét xử sơ thẩm Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt đối với Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Quả. Xét thấy mức hình phạt mà Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với Sỹ và Quả là chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nên ngày 17-3-2010,Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã sửa án sơ thẩm xử phạt Huỳnh Ngọc Sỹ 06 năm tù; Lê Quả 05 năm tù đều về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự.

- Đối với hành vi nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ xảy ra tại Ban quản lý dự án Đông-Tây và môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Huỳnh Ngọc Sỹ về tội “Nhận hối lộ”. Hiện nay, vụ án này đang được điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Tâm trạng Thẩm phán ngán ngại án bị huỷ do quy định % của ngành còn khắt khe, trong khi nhiều vụ việc rất phức tạp, không thể tránh khỏi thiếu sót, thậm trí thiếu sót không do lỗi chủ quan của Thẩm phán (huỷ tỷ lệ 1,16% - án sửa nghiêm trọng 4,32%). Tỷ lệ này còn là tiêu chuẩn bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm Thẩm phán. Đề nghị xem xét vấn đề này để có quy định phù hợp hơn”.

Trả lời:

Trong những năm qua, tình hình tội phạm và các tranh chấp ngày càng phức tạp, số lượng các vụ án mà Toà án nhân dân các cấp thụ lý giải quyết ngày càng tăng, chất lượng giải quyết các loại án từng bước được nâng cao. So với các năm trước, năm 2009 chất lượng xét xử của ngành Toà án nhân dân đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong tình hình hiện nay, những tồn tại này có các nguyên nhân chủ quan và khách quan.

* Về chủ quan:

- Một số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện;

- Một số Chánh án Toà án nhân dân chưa làm hết trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, trong đó có việc quản lý cán bộ, tổ chức điều hành công tác xét xử, nhất là việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các vụ án bị huỷ, sửa;

- Công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật vẫn còn chậm; công tác đào tạo lại, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán, và Hội thẩm Toà án chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Có một bộ phận cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân đã không giữ gìn phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật công vụ, phải bị xử lý kỷ luật, trong đó có một số trường hợp nhận hối lộ, chạy án đã bị xử lý hình sự.

* Về khách quan:

- Trong xét xử các vụ án hình sự, có trường hợp người bị hại rút yêu cầu xử lý về hình sự đối với bị cáo (đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại); người bị hại rút yêu cầu đòi bồi thường; bị cáo hoặc gia đình bị cáo khắc phục phần lớn hoặc toàn bộ thiệt hại, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, bị cáo thật thà khai báo, khai thêm đồng phạm, lập công chuộc tội…

- Trong xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án phải đảm bảo quyền tự định đoạt, tự hòa giải của các đương sự ở bất kỳ giai đoạn nào của tố tụng, trong đó có giai đoạn xét xử phúc thẩm. Vì vậy, có thể đến giai đoạn phúc thẩm, các đương sự đã thay đổi yêu cầu, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự hòa giải, thỏa thuận với nhau. Mặt khác, do pháp luật tố tụng chưa quy định rõ thời hạn xuất trình chứng cứ, cho nên nhiều trường hợp tại Toà án cấp phúc thẩm, đương sự mới xuất trình các tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi nội dung vụ án.

Khi có những tình tiết khách quan nêu trên, tuỳ theo từng trường hợp theo quy định của pháp luật, Toà án cấp phúc thẩm phải xem xét để sửa hoặc huỷ bản án, quyết định sơ thẩm. Trong các trường hợp này, mặc dù bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy hoặc sửa, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi.

Ngành Toà án nhân dân đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, các Chánh toà Tòa phúc thẩm, Tòa chuyên trách Toà án nhân dân tối cao nhằm khắc phục triệt để các bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm bị huỷ hoặc bị sửa do có sai lầm nghiêm trọng, trong đó có việc xác định tỷ lệ án huỷ và sửa do lỗi chủ quan đối với Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp. Việc xác định tỷ lệ án huỷ được căn cứ vào kết quả công tác xét xử các loại án của Toà án các cấp hàng năm, theo đó thì tỷ lệ án bị huỷ do lỗi chủ quan bình quân của toàn ngành trong các năm qua là 1,16% và tỷ lệ án bị cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan là 4,20% (không phải là 4,32%). Tỷ lệ này được dùng vừa để tính điểm bình xét thi đua hàng năm, vừa là cơ sở để xem xét, đánh giá chất lượng công tác đối với Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp.

Về nguyên tắc, việc bổ nhiệm lại Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp được căn cứ chủ yếu vào các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh; ngoài ra, việc bổ nhiệm Thẩm phán còn phải tuân thủ các quy định của Đảng về công tác cán bộ nói chung. Bên cạnh đó, việc căn cứ vào tỷ lệ án bị huỷ do lỗi chủ quan của Thẩm phán được xác định là một trong các tiêu chí để đánh giá Thẩm phán có hoàn thành nhiệm vụ xét xử trong nhiệm kỳ hay không, để từ đó có cơ sở xem xét việc bổ nhiệm lại ngay hay không. Trường hợp Thẩm phán trong nhiệm kỳ có tỷ lệ án bị huỷ cao thì tạm thời để lại một thời gian (từ 3 đến 6 tháng) để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xác định nguyên nhân bị huỷ, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng, sau đó tiếp tục xem xét, bổ nhiệm sau, chứ không phải mọi trường hợp có tỷ lệ án huỷ cao hơn mức bình quân của toàn ngành đều không được xem xét, bổ nhiệm lại. Trên thực tế cho thấy đây là biện pháp tích cực nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của Thẩm phán trong hoạt động xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết các loại vụ án.

3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Hiện nay, đào tạo Thẩm phán và Thư ký rất khó khăn, chậm trễ, không đáp ứng được tình hình án ngày càng gia tăng. Thủ tục tố tụng còn nhiều nhiêu khê, nhất là án dân sự giải quyết 1 vụ án mất rất nhiều thời gian. Thư ký đủ điều kiện, địa phương đề nghị được đào tạo chức danh tư pháp thì bị khống chế chỉ tiêu và hướng tới đào tạo tập trung còn khó khăn hơn. Đề nghị mở rộng và tạo điều kiện đào tạo chức danh Thẩm phán, Thư ký, nên chia khu vực đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên và tiết kiệm được kinh phí Nhà nước”.

Trả lời:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án được Toà án nhân dân tối cao xác định là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm trong thời gian qua được Tòa án nhân dân tối cao chú trọng và tăng cường. Ngoài việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn về các văn bản pháp luật mới và chỉ đạo TAND cấp tỉnh tập huấn cho Thẩm phán, Thư ký, Hội Thẩm thuộc đơn vị mình phụ trách, hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao đã tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc triển khai đào tạo các lớp nghiệp vụ xét xử cho Thư ký, Thẩm tra viên, Chuyên viên Toà án nhân dân các với số lượng trung bình mỗi năm khoảng 500 người theo đúng chỉ tiêu đào tạo nghiệp vụ xét xử hàng năm do Chính phủ quy định. Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào số lượng Thẩm phán và biên chế cán bộ, công chức của từng Toà án để quy định số lượng đào tạo nguồn Thẩm phán đối với từng đơn vị cho phù hợp, vừa bảo đảm tạo nguồn thẩm phán, vừa bảo đảm yêu cầu giải quyết công việc của từng đơn vị. Với thực trạng việc đào tạo nghiệp vụ xét xử nêu trên, ngành Toà án nhân dân đã đề ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm từng bước tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân nói chung và công tác đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán nói riêng. Theo đó, trước mắt, Toà án nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời đề xuất phương án mở riêng cho các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc theo hướng mỗi địa bàn mở 1 lớp/năm với chỉ tiêu đào tạo khoảng 100 học viên là cán bộ Toà án và cán bộ có trình độ Đại học luật đang công tác tại địa phương có nguyện vọng làm Thẩm phán với thời gian đào tạo từ 06 đến 09 tháng.

Về lâu dài, để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán cũng như chất lượng xét xử, Tòa án nhân dân tối cao thấy cần được bổ sung chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử cho Tòa án nhân dân tối cao.Việc chuyển đổi cơ chế đào tạo Thẩm phán theo hướng này sẽ giúp cho ngành Toà án chủ động hơn trong công tác tạo nguồn Thẩm phán, đồng thời cũng là cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thẩm phán, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và chất lượng xét xử của các Toà án.

4. Cử tri thành phố Đà Nẵng và tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Toà án nhân dân tối cao cần nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực tiễn, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể để các Tòa án địa phương có điều kiện triền khai áp dụng chặt chẽ, thống nhất, bảo đảm chất lượng hoạt động xét xử nói riêng và công tác tư pháp nói chung”.

Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Toà án nhân dân tối cao sớm có hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật mới ban hành đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương để có sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện”.

Trả lời:

Những năm gần đây Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều cố gắng trong công tác tổng kết thực tiễn, xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Toà án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhiều dự án luật, pháp lệnh; đồng thời Toà án nhân dân tối cao cũng nghiên cứu, xây dựng, ban hành các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành và áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, tiến độ nghiên cứu, xây dựng, ban hành các nghị quyết và thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành và áp dụng pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Năm 2009 Toà án nhân dân tối cao đã nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và áp dụng thống nhất pháp luật. Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, Toà án nhân dân tối cao kiên quyết thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp đó, cụ thể là:

- Tăng cường việc củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ, từng bước bổ sung đủ đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng và hướng dẫn thi hành, áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành Tòa án nhân dân; đặc biệt là sớm đổi mới tổ chức và hoạt động, kiện toàn tổ chức, cán bộ của Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức này ngày càng nâng cao cả về chuyên môn, nghiệp vụ và quan điểm, lập trường, bản lĩnh chính trị;

- Phân công cho Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao phải thường xuyên nghiên cứu, khảo sát, tập hợp những khó khăn, vướng mắc, đúc kết kinh nghiệm xét xử của Toà án nhân dân các cấp; gắn kết quả nghiên cứu, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm xét xử với việc xây dựng và hướng dẫn thi hành, áp dụng thống nhất pháp luật và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn ngành Tòa án nhân dân;



- Đưa vào quy chế làm việc của Hội đồng Thẩm phán một số quy định về việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn thi hành, áp dụng thống nhất pháp luật, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác và những cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Xây dựng cơ chế huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành Tòa án nhân dân vào công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hàng năm phải xây dựng chương trình, kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi các đơn vị chức năng của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan để chủ động phối hợp thực hiện;

- Huy động mọi nguồn lực có thể, kể cả từ hợp tác quốc tế để đáp ứng tối đa yêu cầu vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

5. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị ngành pháp luật xử lý thật nghiêm với bọn lâm tặc để tạo niềm tin cho nhân dân”.

Trả lời:

Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy các tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và tội hủy hoại rừng xảy ra không nhiều trên phạm vi cả nước, nhưng gây bức xúc trong nhân dân, gây khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Để xử lý nghiêm các tội phạm này Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8-03-2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp xét xử nghiêm các vụ án vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội là nghiêm khắc, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.



6. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: : “Đề nghị sửa đổi nội dung hướng dẫn tại điểm b, mục 9.2 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Nội dung hướng dẫn này đã lấy giá trị ảo để truy cứu trách nhiệm hình sự là không phù hợp. Ví dụ: 1 người dùng 20.000 đồng để đánh đề thì được xác định số tiền đánh bạc là: 20.000 đồng + (20.000 đồng x 70) (số tiền nếu trúng đề) = 1.420.000 đồng. Như vậy 1 người dùng vài chục ngàn đồng để đánh đề cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự là không hợp lý”.

Trả lời:

Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội đánh bạc đã có một số ý kiến khác nhau về việc xác định số tiền dùng để đánh bạc dưới hình thức chơi số đề. Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã sửa đổi, bổ sung Điều 248 (Tội đánh bạc) của Bộ luật hình sự. Cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xác định tổng số tiền dùng để đánh bạc dưới hình thức chơi số đề và sửa đổi, bổ sung hướng dẫn một số vấn đề khác của tội đánh bạc để thay thế các hướng dẫn về tội đánh bạc tại các nghị quyết trước đây của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết, Tòa án nhân dân tối cao đã gửi công văn xin ý kiến một số cơ quan hữu quan như Uỷ ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, nhưng ý kiến của các cơ quan về vấn đề này còn rất khác nhau, nên Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, đồng thời phải tiến hành tiếp các thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay Tòa án nhân dân tối cao đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo để ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về vấn đề này.



7. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Đề nghị TAND tối cao xem xét tăng cường biên chế cho các đơn vị quận huyện để khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết công việc hiện nay”.

Trả lời:

Căn cứ vào biên chế được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung trong hai năm 2009 và 2010 cho ngành Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao đã phân bổ biên chế cho các Toà án nhân dân địa phương trên cơ sở số lượng án phải giải quyết hàng năm, các điều kiện về địa lý, dân cư,... Với số lượng biên chế mà các Toà án nhân dân địa phương được phân bổ, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, kể cả đối với việc các Toà án nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự. Biên chế của các Toà án nhân dân địa phương được phân bổ theo cơ cấu gồm Thẩm phán, Thư ký Toà án, thẩm tra viên và các chức danh khác (chuyên viên, kế toán, đánh máy,…) ở Toà án nhân dân cấp tỉnh; Thẩm phán, Thư ký Toà án, và chức danh khác (văn thư, đánh máy, kế toán) ở Toà án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, trên thực tế ở một số Tòa án nhân dân địa phương do số lượng các loại vụ án tăng nhanh hơn mức dự báo khi xây dựng kế hoạch xác định và phân bổ biên chế nên số lượng biên chế được phân bổ so với yêu cầu công việc còn hạn chế. Vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục giải quyết trên cơ sở xem xét nhu cầu thực tế giải quyết công việc của từng cấp, từng đơn vị Toà án để xây dựng kế hoạch biên chế của ngành Toà án nhân dân vào năm 2010 -2012 trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhằm điều chỉnh, bổ sung biên chế, số lượng Thẩm phán cho các đơn vị này kịp thời theo đề nghị của các Toà án nhân dân địa phương.

Riêng đối với các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, biên chế được bổ sung cho các năm 2009 và 2010 là 21 người, trong đó số lượng Thẩm phán là 14 người (nâng tổng số biên chế Toà án nhân dân cấp huyện thành phố Đà Nẵng là 119 người, trong đó có 54 Thẩm phán. Nếu lấy số lượng án thụ lý năm 2009 chia cho số lượng Thẩm phán được phân bổ thì mỗi Thẩm phán phải xét xử hơn 5 vụ /tháng. Định mức xét xử này là phù hợp so với định mức chung quy định đối với Thẩm phán TAND cấp huyện). Qua theo dõi, quản lý của Toà án nhân dân tối cao thì cho đến nay, số lượng cán bộ, công chức các Toà án nhân dân cấp huyện thành phố Đà Nẵng còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế được phân bổ là 07 người, số Thẩm phán còn thiếu là 14 người. Do đó, trước mắt Toà án nhân dân tối cao đề nghị ngành Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng cần có kế hoạch tuyển dụng đủ số biên chế Toà án nhân dân cấp huyện được phân bổ, đặc biệt là xây dựng kế hoạch bổ nhiệm bổ sung cho đủ số lượng Thẩm phán hiện còn thiếu để có đủ cán bộ, Thẩm phán phục vụ cho các hoạt động của ngành Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, trong đó trọng tâm là công tác giải quyết, xét xử các loại án.

8. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Đề nghị các cơ quan tư pháp Trung ương (Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) sớm hoàn thiện cơ sở vật chất và cấp thêm kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp cấp huyện”.

Trả lời:

- Đối với trang thiết bị cho hoạt động Toà án và xét xử, hiện đang thực hiện Đề án giai đoạn II. Về cơ bản, các trang thiết bị đã được cấp cho Toà án các cấp sử dụng đáp ứng cơ bản nhiệm vụ được giao. Riêng về ôtô, Toà án cấp huyện đều có nguyện vọng được trang bị nhưng Nhà nước không duyệt.

- Trụ sở: ngành Toà án đang thực hiện theo mẫu của ngành nhưng nhiều địa phương không đảm bảo diện tích đất nên quy mô trụ sở Toà án cấp huyện không đáp ứng yêu cầu hoạt động và xét xử, trong đó có thành phố Đà Nẵng.

- Kinh phí hoạt động: Nhà nước định mức chi theo biên chế và cấp theo cơ chế hành chính bình quân nên Toà án cũng hưởng theo các cơ quan hành chính khác. Ngành Toà án đã có tờ trình với Chính phủ, Quốc hội cho ngành Toà án định mức riêng biệt, nhưng chưa được giải quyết. Trước mắt, Chính phủ hỗ trợ cho ngành thêm 20% kinh phí hoạt động, thực tế sử dụng là 10%, còn 10% trừ tiết kiệm chi tiêu để tăng lương chung.



9. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã nhiều lần có văn bản chuyển TANDTC, VKSNDTC quan tâm giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Khắc Tùng về Quyết định số 31/2008/QĐST-KDTM ngày 01/9/2008 của TAND tỉnh Bình Định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nội dung như quyết định số 27/KDTM-ST ngày 03/1/2006 (đã bị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy tại Quyết định Giám đốc thẩm số 03/2007/KDTM-GĐT ngày 07/3/2007); Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Triêm về bản án dân sự phúc thẩm số 179/DSPT ngày 28/11/2003 của TAND tỉnh Bình Định về việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa bà với bà Võ Thị Chuyên. Tuy nhiên, cho đến nay đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản phúc đáp của các cơ quan nêu trên. Đề nghị TANDTC sớm quan tâm chỉ đạo các Tòa chức năng giải quyết để khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài của công dân, đồng thời góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương