UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang2/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

Trả lời: (Tại Công văn số 4150/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

1/ Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng 2020. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 109/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 phê duyệt quy hoạch Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội Nam đồng bằng sông Hồng.

Việc Tỉnh đề nghị có cơ chế đặc thù đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc là trung tâm vùng trong đó có tỉnh Nam Định là cần thiết nhằm phát huy thế mạnh cùa vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh trong vùng phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2/ Theo quy định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2007, định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ theo mức bằng 10% chi thường xuyên các lĩnh vực chi (chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, quản lý hành chính Nhà nước Đảng, đoàn thể,...). Đối với các đô thị loại II được phân bổ thêm 10.000 triệu đồng/đô thị loại II/năm. Đây chỉ là kinh phí sự nghiệp duy tu, bảo dưỡng...đô thị, còn việc chi đầu tư đã được xác định theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2010.

3/ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2012. Theo quyết định trên, nguồn vốn để thực hiện đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-2012 là 498,036 tỷ đồng, trong đó : nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 273,92 tỷ đồng, ngân sách địa phương đầu tư là 131,075 tỷ đồng, nguồn huy động khác là 93,041 tỷ đồng.

Việc xác định mức hỗ trợ từ nguồn Trái phiếu Chính phủ cho các địa phương được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối thu chi ngân sách nhà nước, khả năng bố trí vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương, từ nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục đào tạo 5 năm (2008-2012) và khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư cho Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Cụ thể:

- Năm 2008, trong cân đối ngân sách địa phương thì chi từ ngân sách địa phương cho giáo dục đào tạo là 52 tỷ đồng, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết của Tỉnh là 10 tỷ đồng.

- Với nguyên tắc sử dụng và tối thiểu là 20% nguồn xổ số kiến thiết để thực hiện đề án, 50% chi ngân sách địa phương dành cho giáo dục và đào tạo thì nguồn chi của địa phương để đầu tư thực hiện Đề án năm 2008 sẽ là 31 tỷ đồng;

- 05 năm (2008-2012) ngân sách địa phương sử dụng nguồn chi giáo dục đào tạo và xổ số kiến thiết để đầu tư thực hiện Đề án là 155 tỷ đồng (31 tỷ đồng x 5 năm, dự tính nguồn nói trên chưa tính đến yếu tố tăng thu ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết hàng năm). Trong khi đó yêu cầu nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án chỉ phải dành để đầu tư là 131,075 tỷ đồng. Như vậy, mức hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ đã đảm bảo đủ nguồn cho địa phương thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.

11. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri kiến nghị Nhà nước và Ngân hàng chính sách nên có chính sách cho vay vốn sản xuất không chỉ đối với những hộ nghèo mà cả những hộ cận nghèo.

Trả lời: (Tại Công văn số 4103/BTC-TCNH ngày 05/4/2010)

Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là NHCS) được thành lập nhằm mục đích cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, bên cạnh đối tượng cho vay là hộ nghèo, đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH còn cho vay theo các chương trình mục tiêu quốc gia mà đối tượng chủ yếu là các tổ chức kinh tế và hộ gia đình (toàn bộ các hộ gia đình) để góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo, cụ thể như:

- Chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ban hành kèm theo quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ với đối tượng vay là các hộ gia đình (không giới hạn là hộ nghèo) cư trú hợp pháp tại các địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo vệ sinh.

- Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ cũng được mở rộng đối tượng cho con em thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo qui định của pháp luật. (như vậy cũng đã bao gồm cả con em gia đình hộ “cận nghèo”)

- Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết dịnh số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ qui định đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình (kể cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm tại địa bàn vùng khó khăn, với số vốn cho vay lên tới 100 triệu đồng/hộ.

- Bên cạnh việc thực hiện các chương trình tín dụng mà đối tượng cho vay đã được mở rộng đến hộ cận nghèo, hộ làm trang trại, hộ gia đình thông thường nêu trên, NHCSXH còn triển khai cho vay các dự án theo các hiệp định vay vốn nước ngoài như: cho các hộ gia dình vay để trồng rừng, cho hộ gia đình làm nhà trả chậm vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Như vậy, trên thực tế hộ gia đình cận nghèo đã và đang được vay vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH theo các chương trình khác nhau. Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay các chương trình đạt trên 72.000 tỷ đồng và hiện có quan hệ cho vay với hơn 6,2 triệu hộ gia đình trong tổng số 21 triệu hộ trong cả nước, trong đó đã bao gồm cả các hộ cận nghô. Số vốn cho vay của NHCSXH đã giúp hơn 1 triệu hộ gia đình thoát nghèo, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động tại khu vực nông thôn, hơn 100.000 người được đi xuất khẩu lao động, hơn 1,3 triệu học sinh được vay vốn để theo học tại các trường, hàng trăm nghìn ngôi nhà được xây dựng cho các đối tượng chính sách.

Bộ Tài chính thấy rằng, trong điều kiện khả năng tài chính của ngân sách Nhà nước và của NHCSXH còn hạn hẹp, số vốn nêu trên đã đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.



12. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Trung ương bổ sung kinh phí cho Quảng Nam năm 2009 số tiền 318 tỷ đồng, trong đó theo các chính sách của Trung ương quy định là 213 tỷ đồng và do tính chất đặc thù của tỉnh số tiền là 105 tỷ đồng. Bổ sung kinh phí năm 2101 cho tỉnh số tiền 797 tỷ đồng, trong đó theo các chính sácg của Trung ương quy định là 516 tỷ đồng và do đặc thù của tỉnh là 281 tỷ đồng;

Trong thời gian ổn định ngân sách, đề nghị Trung ương bổ sung cân đối ngân sách cho tỉnh hàng năm có tỷ lệ tăng phù hợp, mức thấp nhất cũng tương đương với chỉ số lạm phát.

Trả lời: (Tại Công văn số 4144/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Hàng năm, căn cứ chế độ, chính sách do Trung ương ban hành; căn cứ khả năng ngân sách, Trung ương đều có hỗ trợ để tỉnh có nguồn thực hiện; cụ thể: năm 2009 ngoài việc bố trí trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (kinh phí sự nghiệp) là 174,6 tỷ đồng, Bộ Tài chính đã cấp bổ sung ngoài dự toán cho tỉnh 677 tỷ đồng, trong đó: kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lương, trợ cấp khó khăn 131,3 tỷ đồng, cấp bù miễn thu thuỷ lợi phí 66,1 tỷ đồng, kinh phí điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi 11,8 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ cho ngư dân 75 tỷ đồng, phòng chống dịch cúm gia cầm 10 tỷ đồng, hỗ trợ Tết Kỷ Sửu cho người nghèo 58,6 tỷ đồng...v.v. Năm 2010, theo dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh là 327,9 tỷ đồng (kinh phí sự nghiệp) để tỉnh thực hiện một số mục tiêu, một số chính sách, chế độ do Trung ương ban hành; trong đó: hỗ trợ các huyện nghèo 13,8 tỷ đồng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi 138,5 tỷ đồng, hỗ trợ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội 61,2 tỷ đồng, hỗ trợ Trường đại học của địa phương 3,4 tỷ đồng...v.v.

Những năm vừa qua, ngoài nguồn được chi của ngân sách địa phương theo qui định của Luật ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội hỗ trợ thêm kinh phí cho tỉnh với một tỷ lệ tăng chi thường xuyên hợp lý để tỉnh có nguồn thực hiện một số chính sách chế độ do Trung ương ban hành nhưng địa phương không đủ nguồn, như: dự toán năm 2009 ngân sách trung ương đã hỗ trợ 11 tỷ đồng, dự toán năm 2010 hỗ trợ 21,02 tỷ đồng.

Về đề nghị có tỷ lệ tăng phù hợp số bổ sung cân đối ngân sách trong thời kỳ ổn định với mức thấp nhất cũng tương đương chỉ số lạm phát: Theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước, số bổ sung cân đối ngân sách địa phương được ổn định trong suốt thời kỳ ổn định ngân sách. Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội bổ sung có mục tiêu cho các địa phương như đã nêu ở trên.



13. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Thực hiện Quyết định 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 và Quyết định số 210/2006-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ cho đầu tư phát triển và định mức chi thường xuyên giai đoạn 2007 - 2010. Tỉnh Điện Biên đã nghiêm túc triển khai thực hiện, tuy nhiên là một tỉnh khó khăn, nguồn thu thấp (chỉ đạt gần 10% trổng chi được giao). Trong khi, nhu cầu chi cho đầu tư phát triển và thường xuyên hàng năm tăng lớn. Do hàng năm Trung ương tiếp tục ban hành các chính sách, giao nhiệm vụ chi ở địa phương mà nhu cầu chi tăng. Mặt khác, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương cũng phải ban hành chính sách đặc thù theo thẩm quyền, nên nhu cầu kinh phí hàng năm cũng tăng dần. Do vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng kinh phí ngân sách Trung ương cân đối cho tỉnh hàng năm lên 10% so với định mức để đáp ứng nhiệm vụ chi của tỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 4149/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006, quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007, Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010. Hệ thống định mức này đã bao gồm các tiêu chí phân bổ dành nhiều ưu tiên cho các tỉnh miền núi (trong đó có tỉnh Điện Biên) - những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cao, diện tích tự nhiên lớn,... như: tiêu chí phân bổ theo số người là dân tộc thiểu số; tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo; tiêu chí diện tích tự nhiên; tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi, huyện vùng cao, hải đảo, huyện biên giới.

Đối với các chính sách chế độ tăng thêm do Trung ương ban hành (như chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP,…), các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách trung ương hỗ trợ 100%. Ngoài ra, dự toán ngân sách hàng năm, ngân sách trung ương đã hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Điện Biên để thực hiện các chính sách, nhiệm vụ của địa phương nhưng không đủ nguồn (năm 2008: 29.290 triệu đồng; năm 2009: 79.060 triệu đồng; năm 2010: 109.855 triệu đồng). Như vậy, để có nguồn kinh phí thực hiện các chính sách mới do trung ương ban hành, tỉnh Điện Biên đã được ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí.

Đồng thời, dự toán ngân sách hàng năm, ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Điện Biên năm sau cao hơn năm trước để thực hiện các Dự án, công trình quan trọng, Chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 135 và các chính sách theo quy định (năm 2007: 369.328 triệu đồng; năm 2008: 522.580 triệu đồng; năm 2009: 709.395 triệu đồng).



14. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho Hội Đông y có kinh phí hoạt động vì hiện nay Hội có ở 4 cấp, mỗi cấp đều có con dấu riêng nhưng chưa có chế độ (cử tri huyện Dương Minh Châu).

Trả lời: (Tại Công văn số 3440/BTC-HCSN ngày 22/3/2010)

Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước, Quyết định số 247/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg và Thông tư hướng dẫn số 123/2003/TT-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội). Theo đó:

Về nguyên tắc kinh phí bảo đảm hoạt động của các Hội do các Hội tự bảo đảm từ các nguồn thu hội phí, đóng góp của Hội viên, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí cho Hội trong một số trường hợp có những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước, các sản phẩm, tác phẩm, các hoạt động do Hội đã thực hiện có giá trị thực tiễn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội được cấp có thẩm quyền xác nhận. Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các Hội ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho các Hội ở địa phương.

Theo Điều 21, Điều 24 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; tiết l Khoản 1.2.2 và tiết e Khoản 1.4.2 Mục II Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP cũng quy định rõ ngân sách Trung ương chi hỗ trợ cho các Hội ở Trung ương; ngân sách địa phương chi hỗ trợ cho các Hội ở địa phương.

Do vậy, việc hỗ trợ kinh phí cho Hội Đông y các cấp hoạt động thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên.



15. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo việc thực hiện giải ngân các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA trên các địa bàn đảm bảo dúng thời gian, tiến độ, không có sai phạm.

Trả lời: (Tại Công văn số 4149/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Công tác quản lý và thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA luôn được Chính phủ và các cấp, các ngành quan tâm, cụ thể:

a/ Về chế độ, chính sách: luôn được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi kịp thời để đảm bảo phù hợp với các đặc thù của công tác quản lý đầu tư, xây dựng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Năm 2009, với mục tiêu kích cầu đầu tư để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết, chỉ thị thúc đẩy giải ngân và tăng cường quản lý các nguồn vốn đầu tư, như: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 9/1/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 6/4/2009 trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 10/7/2009 trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2009.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng được ban hành tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý và thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư, như: Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/12/2005 của Chính phủ; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ và Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.

b/ Để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, công tác lập, phân bổ, giao kế hoạch và điều hoà, điều chỉnh vốn cũng được quan tâm, tích cực triển khai ngay từ cuối năm trước. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; điều hoà, điều chỉnh, điều chuyển vốn kịp thời để giải ngân tối đa kế hoạch nhà nước giao. Đồng thời để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc điều chuyển vốn tại văn bản số 7152/VPCP-KTTH ngày 13/10/2009 về việc báo cáo tiến độ giải ngân và điều chuyển vốn đầu tư. Về thời hạn thực hiện và thanh toán từng nguồn vốn đầu tư cũng được hướng dẫn cụ thể để chủ đầu tư chủ động thực hiện. Để góp phần thúc đẩy giải ngân, hàng quý, Bộ Tài chính đã thông báo công khai tình hình giải ngân của các cơ quan trung ương và địa phương.

Riêng về vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, nhằm tháo gỡ vướng mắc về vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Chính phủ đã quyết định áp dụng giải pháp mới phù hợp với đặc thù của giải phóng mặt bằng là giải ngân theo tiến độ, không phụ thuộc vào kế hoạch giao, dự án nào có khả năng giải ngân nhanh có thể thực hiện vượt kế hoạch.

c/ Cải cách thủ tục đầu tư cũng đã được tích cực thực hiện nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát thanh, quyết toán vốn đầu tư. Từ năm 2007, đã thực hiện nguyên tắc "thanh toán trước, kiểm soát sau", đơn giản hoá các thủ tục thanh toán. Năm 2009, tiếp tục cải cách thủ tục trong công tác kế hoạch: chuyển từ phương thức “thẩm tra phân bổ kế hoạch trước, thanh toán sau” sang "thanh toán trước, thẩm tra phân bổ kế hoạch sau". Phân cấp về địa phương thực hiện thẩm tra phân bổ vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ các dự án y tế, giáo dục song song quá trình lập kế hoạch năm. Như vậy, đã cải tiến thủ tục từ khâu phân bổ kế hoạch đến khâu thanh toán, đã giảm đáng kể các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư giải ngân ngay từ những ngày đầu năm.

Các cơ chế, chính sách hợp lý và giải pháp đúng đắn, kịp thời của Chính phủ và sự tích cực, quyết liệt của các cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo thực hiện công tác đầu tư, kết quả giải ngân năm 2009 đã đạt trên 90% là tỷ lệ cao nhất so với các năm trước. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của một số dự án vẫn còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ do các nguyên nhân như: giải phóng mặt bằng chậm, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần....

16. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ đầu tư kinh phí để thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại cơ cấu dân cư theo hướng đầu tư xây dựng tiêu chí nông thôn mới. Nhất là quan tâm tới các hộ dân các vùng dân tộc miền núi Nghệ An (không thuộc nhóm ưu tiên về đất ở).

Trả lời: (Tại Công văn số 4145/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Ngày 02/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 193/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới, theo đó Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cân đối nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đối với địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí vốn thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn theo tiến độ của chương trình, Uỷ ban nhân nhân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kinh phí và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 49/2008/QĐ-TTg ngày 22/4/2008 phê duyệt quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt Lào vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, theo đó Tỉnh Nghệ An có 27 xã thuộc 6 huyện được quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt- Lào vùng trung du miền núi Bắc Bộ để khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng di cư tự do và bảo vệ vững chắc an ninh biên giới.

Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới, bố trí, ổn dịnh dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc xây dựng các mô hình bố trí dân cư các xã biên giới, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn biên giới, hải đảo cần gắn với các tiêu chí về nông thôn mới.

Về kinh phí thực hiện: Hàng năm ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho tỉnh để thực hiện dự án ổn định và bố trí dân cư, từ năm 2008 đến năm 2010 đã hỗ trợ tỉnh 44.000 triệu đồng; vì vậy, đề nghị tỉnh bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện sắp xếp, bố trí lại cơ cấu dân cư theo hướng đầu tư xây dựng tiêu chí nông thôn mới.

17. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Vụ hè thu năm 2009, tỉnh Nghệ An có diện tích 5.628,09 ha lúa hè thu bị bệnh “vàng lùn, lùn xoắn lá”, đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ kinh phí cho Nghệ An kịp thời xử lý và khắc phục hậu quả.

Trả lời: (Tại Công văn số 4145/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Ngày 03/11/2009, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 7330/TTr-UBND đề nghị hỗ trợ kinh phí để tiêu huỷ bắt buộc 10.537,8 ha (vụ Hè Thu 4.064,62 ha, vụ Mùa 6.473,18 ha) do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa gây ra.

Căn cứ chế độ quy định, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1555/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 9 năm 2009, về việc xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Nghệ An cứu đói do dịch bệnh hại lúa là 4.000 tấn gạo; đồng thời Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bổ sung kinh phí cho địa phương là 42.151 triệu đồng (Công văn số 885/BTC-NSNN ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính). Đề nghị tỉnh quản lý sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

18. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội giao dự toán ngân sách cho địa phương ở một mức độ tăng bình quân khoảng 10 -12%/năm, nhất lác các địa phương đang gặp nhiêu khó khăn về thu hút đầu tư, để địa phương phấn đấu tăng thu và để cân đối một số chính sách địa phương ban hành.

Trả lời: (Tại Công văn số 4145/BTC-NSNN ngày 06/4/2010)

Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, hàng năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, theo đó, việc xác định tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm tuỳ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện các chính sách, chế độ thu thu thuế, phí...Đối với dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dự toán phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao với mức động viên phấn đấu trên 21% GDP; dự toán thu nội địa của cả nước (không kể dầu thô và thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu từ 16-18% so với ước thực hiện năm 2009.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ tổng hợp dự toán thu ngân sách hàng năm theo nguyên tắc Chỉ thị nêu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định về dự toán ngân sách. Thực tế các năm, với sự nỗ lực phấn đấu của địa phương thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều đạt và vượt dự toán (năm 2008 là 2.717,515 tỷ đồng, tăng 26% so với dự toán; năm 2009 là 3.401,014 tỷ đồng, tăng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao); nên tỉnh có nguồn thực hiện các chính sách chế độ địa phương ban hành.

Ngoài ra, hàng năm ngân sách trung ương có hỗ trợ địa phương kinh phí để thực hiện các chính sách mới thông qua trợ cấp có mục tiêu để thực hiện các chế độ chính sách và đầu tư các dự án công trình quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng (dự toán năm 2009: 1.370,899 tỷ đồng, năm 2010: 1.991,9 tỷ đồng)



19. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Do thực hiện chính sách miễn giảm thuế và áp dụng triển khai các Luật thuế mới, dự kiến dự toán thu ngân sách nhà toán thu ngân sách; đồng thời bổ sung phần hụt thu trên các khoản chi thường xuyên đã cân đối trong dự toán chi ngân sách của tỉnh năm 2009.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương