UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang42/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

6. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Mặc dù Chương trình 134,135 trong thời gian vừa qua đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tuy nhiên cử tri cũng phản ánh trong quá trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 còn gặp một số khó khăn như việc hỗ trợ vốn cho 5 hộ dân được 1 chiếc máy cày, trong khi các hộ dân lại ở xa nhau nên rất khó khăn trong quá trình khai thác sử dụng. Đề nghị có quy định đặc thù theo khoảng cách các hộ dân sinh sống.


Trả lời: (Tại Công văn số 236/UBDT-CSDT ngày 14/4/2010)

Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đã quy định trong các điều kiện của nhóm hộ được hỗ trợ của dự án có điều kiện là nhóm hộ phải cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản và phải có quy chế hoạt động để đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất, hiệu quả trong khai thác và sử dụng thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cụ thể là:

- Nhóm hộ: gồm những hộ nghèo và những hộ không nghèo đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất, dịch vụ và tự nguyện tham gia nhóm. Nhóm hộ có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.

- Nhóm hộ có quy chế hoạt động, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên trong nhóm để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất mà nhóm đã đề ra, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong nhóm.

- Đối tượng hộ không nghèo tham gia nhóm hộ không được vượt quá 20% tổng số hộ trong nhóm (đối với nhóm hộ có từ 05 hộ trở lên) và phải là những hộ có kinh nghiệm làm ăn, có nhiệt tình và khả năng giúp đỡ các hộ khác, được đa số các thành viên trong nhóm tán thành và được UBND xã chấp thuận.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án ở địa phương, đề nghị Chủ đầu tư Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II chỉ đạo triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 12/2009/TT-BNN, đảm bảo các hộ, nhóm hộ tham gia dự án thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất, quá trình khai thác và sử dụng thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản được thuận lợi, hiệu quả.


7. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến nghị việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 còn dàn trải, hiệu quả chưa cao do việc quy định vốn đầu tư còn thấp, trong khi đó thời hạn đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2 sắp kết thúc. Đề nghị Chính phủ sửa đổi những bất hợp lý và kéo dài thời gian thực hiện


Trả lời: (Tại Công văn số 237/UBDT-CSDT ngày 14/4/2010)

2. Về việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 còn dàn trải:

Hợp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 được tập trung vào 8 loại công trình của xã, thôn bản: đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi nhỏ, nước sạch, điện, chợ. Trên cơ sở định mức vốn đầu tư được phân bổ, chính quyền và người dân địa phương lựa chọn công trình cần đầu tư đảm bảo hiệu quả và nhu cầu thiết yếu của xã, thôn.

Định mức đầu tư còn thấp là do nhu cầu đầu tư lớn trong khi ngân sách Trung ương còn hạn chế nên việc tăng định mức đầu tư cũng được thực hiện theo từng giai đoạn để đảm bảo cân đối ngân sách (mức hiện nay về đầu tư cơ sở hạ tầng thay đổi từ 700 triệu đồng/xã áp dụng cho 2 năm 2006 – 2007 lên 800 triệu đồng áp dụng cho năm 2008 – 2009 và 1tỷ đồng/xã năm 2010).


8. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị Ủy ban dân tộc sửa đổi Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg. Quá trình thực hiện Thông tư này còn một số bất hợp lý như: “quy định học sinh các lớp thuộc hệ phổ thông phải thoát ly gia đình, đến ăn ở tập trung tại trường, lớp hoặc khu vực xung quanh trường, lớp, phải tự lo chi phí sinh hoạt, tiền ăn thì được thụ hưởng chính sách”. Quy định như vậy thì nhiều học sinh con của hộ nghèo đi học ở những trường không có, không đủ ký túc xá hoặc gia đình nghèo không có khả năng chi phí để cho con ở trọ khu vực xung quanh trường không được hưởng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ


Trả lời: (Tại Công văn số 235/UBDT-CSDT ngày 14/4/2010)

Theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 và sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Uỷ ban Dân tộc đã Công văn số 162/UBDT-CSDT

Ngày 19 tháng 03 năm 2010, UBDT đã có Công văn số 162/UBDT-CSDT hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hỗ trợ học sinh con hộ nghèo theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tại điểm 1.2.2 của công văn quy định: “học sinh là con hộ nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) tại các xã thôn bản thuộc đối tượng đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II” thì được thụ hưởng chính sách. Do đó kiến nghị nêu trên của cử tri đã được giải quyết.

BỘ TƯ PHÁP
Tại Công văn số 689/BTP-VP ngày 18/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ 6 Quốc hội khóa XII:

1. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

"- Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự với những quy định về tổ chức, bộ máy cơ quan giám định tư pháp chặt chẽ, chi tiết, cụ thể hơn.

- Ban hành Luật Giám định tư pháp với các quy định toàn diện, đầy đủ về cơ quan giám định tư pháp, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác giám định tư pháp; mở rộng quyền được yêu cầu, trưng cầu giám định tư pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ban hành các quy định phù hợp hơn về chế độ phụ cấp, bồi dưỡng giám định viên tư pháp, phí giám định tư pháp, chi phí giám định; về cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác giám định cho các tổ chức, cơ quan chuyên môn, nhất là đối với các lĩnh vực giám định như kỹ thuật hình sự, pháp y tâm thần, giám định các lĩnh vực xây dựng, giao thông...".

Trả lời:

Với tư cách là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và của năm 2008, thì Dự án Luật giám định tư pháp được đưa vào Chương trình chuẩn bị. Để chuẩn bị cho việc xây dựng Dự án Luật giám định tư pháp, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các địa phương tiến hành tổng kết công tác giám định tư pháp trong năm 2009 và chuẩn bị tổng kết công tác này trong toàn quốc vào Quý I/2010. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Luật giám định tư pháp, trong đó có vấn đề như cử tri đã nêu sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng để quy định trong Dự thảo.

2. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp - người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật; bổ sung nội dung "chiếm đoạt tiền nộp BHXH cho người lao động" trong Bộ luật Hình sự để ngăn chặn hành vi này".

Trả lời

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

a) Về đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp - người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật: Đây là một trong những vấn đề lớn đã được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội năm 1999 khi Quốc hội xem xét, thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức hệ trọng và phức tạp, đụng chạm đến một loạt các vấn đề lớn thuộc về những nguyên lý cơ bản của Luật hình sự nước ta như: vấn đề cơ sở trách nhiệm hình sự (Điều 3), khái niệm tội phạm (Điều 8), tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, 13), hệ thống chế tài, chính sách hình sự,... Nếu bổ sung vấn đề này thì sẽ đụng chạm đến toàn bộ Bộ luật Hình sự. Vì vậy, vấn đề này đã được tạm gác lại để tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2009 vừa qua, vấn đề này được nêu lại là một trong những bất cập của Bộ luật Hình sự hiện hành, gây khó khăn cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm kinh tế, môi trường,... nhưng do phạm vi sửa đổi hẹp và chủ yếu tập trung vào một số tội phạm cụ thể, nên vấn đề này một lần nữa chưa được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Quốc hội đã giao cho Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu các điều khoản của Bộ luật Hình sự có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật Hình sự. Hy vọng trong lần sửa đổi cơ bản toàn diện Bộ luật Hình sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân sẽ là một trong những nội dung quan trọng được nghiên cứu, bổ sung vào Bộ luật Hình sự.

b) Về đề nghị bổ sung nội dung "chiếm đoạt tiền nộp BHXH cho người lao động" trong Bộ luật Hình sự để ngăn chặn hành vi này: Bộ Tư pháp thấy rằng, Bộ luật Hình sự hiện hành có nhiều điều luật quy định về các tội phạm có liên quan, chúng ta có thể vận dụng để xử lý đối với trường hợp vi phạm cụ thể. Ví dụ: Điều 140 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), Điều 142 (Tội sử dụng trái phép tài sản), Điều 278 (Tội tham ô tài sản), Điều 280 (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản), Điều 281 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ), Điều 285 (Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng),...

3. Cử tri tỉnh Bắc Giang và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Việc quy định về khoảng giới hạn giữa các khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự hay các khung xử phạt vi phạm trong một số luật của nước ta là quá lớn (Ví dụ như quy định bị xử phạt từ 3-10 năm tù hay từ 3-10 triệu đồng). Điều này dễ làm nảy sinh tiêu cực cho người áp dụng pháp luật. Đề nghị Nhà nước nên nghiên cứu lại các quy định này nhằm bảo đảm pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả".

Trả lời:

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Kết quả tổng kết 10 năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 của các Ngành Công an, Toà án, Viện kiểm sát và trong Bộ Quốc phòng cho thấy, một trong nhưng vướng mắc, bất cập lớn trong quá trình triển khai thi hành Bộ luật Hình sự chính là khung hình phạt được quy định trong các điều luật quá dài, dẫn đến tình trạng dễ bị lạm dụng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, điều chỉnh khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của từng loại hình phạt cần phải được tính toán thận trọng sao cho một mặt bảo đảm được tính hợp lý tương đối trong các cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng mặt khác cũng phải tránh tình trạng biến Hội đồng xét xử thành "các máy áp dụng"; cần tạo cho Hội đồng xét xử khả năng để cân nhắc, lựa chọn quyết định một mức hình phạt cụ thể phù hợp với trường hợp phạm tội cụ thể. Hơn nữa, việc sửa đổi khung hình phạt sẽ đụng chạm đến hầu hết các cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự. Do vậy, vấn đề này sẽ được cân nhắc, tính toán trong lần sửa đổi căn bản, toàn diện Bộ luật Hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự như đã nêu ở trên.

4. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Một số cử tri trong tỉnh còn băn khoăn và chưa đồng tình cao với việc Quốc hội đồng ý bỏ mức án tử hình đối với 8 loại tội danh vì thế sẽ hạn chế tính răn đe của pháp luật và đề nghị cần ban hành 1 khung hình phạt nhất định cho các tội danh".

Trả lời

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:



Ngày 19/6/2009, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó có 8 tội danh đã được bỏ hình phạt tử hình là: Điều 111 (Tội hiếp dâm), Điều 139 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Điều 153 (Tội buôn lậu), Điều 180 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả), Điều 197 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý), Điều 221 (Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ), Điều 289 (Tội đưa hối lộ) và Điều 334 (Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Việc quyết định bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm trên đã được Quốc hội cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí sau:

- Thứ nhất, căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể bị hành vi phạm tội xâm hại: Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với một số tội xâm phạm đến tính mạng và xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm con người (giết người, giết người cướp của, giết người hiếp dâm); đe doạ sự tồn vong của Nhà nước, chế độ (các tội xâm phạm an ninh quốc gia); đe doạ nghiêm trọng sự phát triển của giống nòi và an ninh trật tự (các tội liên quan đến ma tuý); phá hoại hoà bình, chống loài ngoài và tội phạm chiến tranh,... Còn đối với các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, xâm phạm sở hữu thì có thể bãi bỏ hình phạt tử hình.

- Thứ hai, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội: Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những đối tượng phạm tội một cách cố ý; hành vi phạm tội thể hiện rõ sự dã man, tàn bạo, mất nhân tính; người phạm tội không còn khả năng cảm hoá, giáo dục; có nhiều tình tiết tăng nặng.

- Thứ ba, xem xét tới khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình: Để trấn áp tội phạm, tuỳ từng trường hợp cụ thể, các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó việc xử phạt tử hình đối với người vi phạm là biện pháp quyết liệt nhất, nghiêm khắc nhất. Thực tế cho thấy đối với một số tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, việc tách kẻ phạm tội khỏi môi trường phạm tội, xử phạt tù nghiêm khắc, kết hợp với tịch thu tài sản và các biện pháp khác là đã đủ để trấn áp tội phạm mà không cần phải loại bỏ người phạm tội ra khỏi xã hội.

- Thứ tư, tính đến xu hướng chung trên thế giới thu hẹp dần và tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình: Hiện nay, xu hướng chung của toàn thế giới là thu hẹp phạm vi áp dụng, tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội có hình phạt tử hình. Theo số liệu thống kê của Tổ chức ân xá quốc tế, tính đến ngày 02/10/2007, có 133 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình khỏi hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự hoặc trên thực tế, trong đó có 90 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm; 11 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm, trừ tội phạm trong thời gian chiến tranh; 32 nước đang tiến hành xem xét bãi bỏ án tử hình... Ở các nước còn duy trì hình phạt tử hình (Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan,...) thì việc áp dụng hình phạt này cũng chỉ hạn chế trong phạm vi một số nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng như: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; xâm phạm trật tự, an toàn công cộng; các tội phạm về ma tuý,... Các loại tội phạm khác thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về kinh tế và các tội phạm về chức vụ hầu hết đều không thuộc phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.

5. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Vấn đề giao cho UBND phường xã theo dõi giáo dục người bị kết án nhưng được hưởng án treo thì về hình thức chưa cụ thể và chặt chẽ, sắp tới luật cần có quy định".

Trả lời

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Vấn đề cử tri nêu ra là rất xác đáng. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 và Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự cho thấy, một trong những khâu yếu kém hiện nay trong công tác thi hành án hình sự nói chung chính là hiệu quả thi hành các loại án ngoài tù rất thấp, mà một trong những nguyên nhân chính là chưa có cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thi hành các loại án ngoài tù, trong đó có án phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định để quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo (Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo), nhưng nhìn chung các quy định của Nghị định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và hiệu quả pháp lý chưa cao.

Để góp phần khắc phục tình trạng này, những vấn đề cơ bản về trình tự, thủ tục tổ chức thi hành các hình phạt nói chung và hình phạt tù cho hưởng án treo nói riêng đã được khái quát hoá và đưa vào nội dung của Luật Thi hành án hình sự vừa mới được Quốc hội cho ý kiến và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII (giữa năm 2010). Sau khi Luật Thi hành án hình sự được ban hành, Chính phủ và các cơ quan hữu quan sẽ quy định chi tiết thi hành luật và sẽ cụ thể hoá một số nội dung cụ thể liên quan đến việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

6. Ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận: "Đề nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự, vì hiện nay cán bộ công chức khi vi phạm pháp luật bị toà án kết án vẫn có tội nhưng do tính chất vi phạm nên Toà án tuyên cải tạo không giam giữ (án treo hoặc tù treo) khi về địa phương vẫn làm việc tại đơn vị cũ, nơi đã vi phạm và hưởng đầy đủ các chế độ chính sách. Vấn đề nay là bất cập và không phù hợp, đề nghị nên cho thôi việc".

Trả lời

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Quốc hội dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Tăng cường áp dụng các hình phạt không phải là tù, trong đó có hình phạt cải tạo không giam giữ cũng như hình phạt tù cho hưởng án treo là một trong những nội dung lớn của chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động sự tham gia của xã hội, cộng đồng và việc giám sát, giáo dục, cảm hoá người phạm tội, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.

Hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo tạo điều kiện cho người bị kết án lao động, học tập, làm ăn sinh sống tại cộng đồng để chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, thậm chí là ngay tại nơi mà họ đã phạm tội, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức.

Về nguyên tắc, khi xem xét, quyết định áp dụng các hình phạt này, Toà án đang thụ lý vụ án phải trao đổi với cơ quan, tổ chức nơi người phạm tội đã làm việc để xem cơ quan, tổ chức có đồng ý nhận lại người phạm tội về chấp hành án tại đơn vị mình hay không.

Trên thực tế, có trường hợp, người phạm tội bị cơ quan, tổ chức buộc thôi việc ngay từ khi mới bị khởi tố bị can. Trong trường hợp này thì Toà án sẽ giao cho UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục. Chỉ trong trường hợp, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc trước đó đồng ý nhận họ về để giám sát, giáo dục, tạo điều kiện cho họ được thử thách, hoàn lương thì Toà án mới giao về cho chính cơ quan, tổ chức nơi họ đã phạm tội.

Như vậy, trong trường hợp người bị kết án được giao về chính nơi họ đã phạm tội để tự cải tạo, hoàn lương dưới sự giám sát, giáo dục của thủ trưởng cơ quan, của đồng nghiệp cũ mà buộc thôi việc họ thì mục đích của hình phạt này lại không đạt được và mục đích của chính việc giao người bị kết án trở lại đơn vị cũ để cải tạo, hoàn lương cũng không đạt được.

Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo được thực hiện theo Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Theo các Nghị định này thì người bị kết án khi chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo tại cơ quan, tổ chức không phải được hưởng mọi quyền lợi như những người lao động khác. Ví dụ: thời gian chấp hành hình phạt không tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm mà chỉ được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ,...



7. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên để hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm trong thực thi nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài",

Trả lời:

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên để hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm trong thực thi nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là vấn đề luôn được Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp rất quan tâm, chú trọng trong việc triển khai nhiệm vụ của Ngành Tư pháp nói chung và của các cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.

- Về chiến lược đào tạo, bồi dưỡng chức danh Thẩm phán, Chấp hành viên:

+ Học viện Tư pháp đã xây dựng chiến lược đào tạo theo các giai đoạn 2009 - 2020. Số lượng đào tạo đối với lớp nghiệp vụ xét xử là 500 người/năm, đối với lớp thi hành án là 400 người/năm. Chiến lược đào tạo lại là 05 năm/lần.

+ Học viện Tư pháp đã triển khai các giải pháp để thực hiện chiến lược trên, như: Xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh, đảm bảo về chất lượng và số lượng; tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, hồ sơ tình huống theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn; áp dụng triệt để phương pháp đào tạo tích cực: tăng cường đối thoại, học theo nhóm nhỏ, tọa đàm, diễn án, sử dụng mô hình để phát huy tính sáng tạo của học viên; tổ chức thi tuyển quốc gia lựa chọn những người có khả năng để đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp; tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao trong việc đào tạo nguồn Thẩm phán.

Hàng năm, Bộ Tư pháp đều có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng bổ sung kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ thi hành án, nâng cao trình độ cho đội ngũ Chấp hành viên để đội ngũ này đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Về đào tạo, bồi dưỡng chức danh Điều tra viên: Theo quy định tại Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, chức danh Điều tra viên do Bộ Công an đào tạo, không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

8. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị việc phân bổ chỉ tiêu số lượng chấp hành viên cho các địa phương mang tính chất cào bằng là chưa phù hợp, cần căn cứ vào số lượng án của từng địa phương qua hàng năm để phân bổ mới hợp lý vì thực tế có những địa phương số lượng án phải thi hành án ít, nhưng cũng có những địa phương số lượng án phải thi hành rất nhiều",

Trả lời

Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp chưa tiến hành phân bổ chỉ tiêu Chấp hành viên mà chỉ mới phân bổ biên chế cho các cơ quan thi hành án dân sự. Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế được thực hiện hợp lý dựa trên nhiều yếu tố như: địa bàn quản lý (miền núi, đồng bằng, thành thị...), số lượng vụ việc trung bình trong khoảng 03 năm mà các cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý mới, biên chế tối thiểu để đáp ứng yêu cầu tổ chức bộ máy của một cơ quan thi hành án dân sự, trong một số trường hợp có thể tính cả đến việc chỉ đạo điểm... nên không có tình trạng cào bằng trong công tác này.

Thời gian tới, Bộ Tư pháp bổ nhiệm Chấp hành viên dựa vào các tiêu chí do Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: điều kiện tiêu chuẩn của công chức, số lượng biên chế của từng cơ quan Thi hành án dân sự, số lượng án bình quân của từng tỉnh trên một Chấp hành viên, đồng thời căn cứ vào địa bàn cụ thể của từng vùng, miền, không để xảy ra tình trạng nơi quá thừa Chấp hành viên, nơi quá thiếu Chấp hành viên. Có những nơi ít việc phải thi hành nhưng do địa hình phức tạp, khó khăn cho việc đi lại, xác minh nên số lượng Chấp hành viên không thể ít hơn nơi khác. Như tại tỉnh An Giang, hiện nay tổng số biên chế là 146/149, tổng số Chấp hành viên là 50, trong đó Chấp hành viên cấp tỉnh là 8, cấp huyện là 42.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương