UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang40/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47

Trả lời: (tại Công văn số 2760/BXD-VP ngày 17/12/2009)

- Về việc rà soát các định mức kinh tế, kỹ thuật trong công tác xây dựng: Hàng năm Bộ Xây dựng vẫn tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để công bố các định mức dự toán xây dựng công trình (phần xây dựng, phần lắp đặt thiết bị), định mức khảo sát công trình xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng, định mức vật tư xây dựng công trình… Hiện nay, Bộ Xây dựng đã sửa đổi, bổ sung và chuẩn bị công bố định mức dự toán xây dựng công trình trên biển và hải đảo; định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng; định mức dự toán lắp đặt thiết bị công trình xây dựng.

- Về việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho các lĩnh vực chuyên ngành:

Hệ thống các định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình là cơ sở để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đối chiếu, tính toán, đo lường hiệu quả tiết kiệm tại đơn vị của mình.

Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn để góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đặc biệt là đang rà soát các thủ tục hành chính nhằm đơn giản minh bạch hoá - thực sự cũng góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ngoài ra Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ hai nghị định: Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình để thay thế cho Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các Nghị định này thể hiện rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đây cũng là công cụ đắc lực góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, đảm bảo chi phí hợp lý, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình.



20. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ có văn bản hướng dẫn rõ ràng hơn về quy trình kiểm tra năng lượng của tổ chức chứng nhận chất lượng. Đề nghị trước khi thực hiện công việc chứng nhận chất lượng, các tổ chức, cá nhân thực hiện công việc chứng nhận chất lượng phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương, để được kiểm tra, xác minh là không có vi phạm trong 3 năm gần nhất.

Cần ban hành văn bản quy định xác lập nội dung cụ thể để hướng dẫn tư vấn xây dựng về chế độ bảo trì, dự toán chi phí bảo trì một cách cụ thể, tránh tùy tiện không thống nhất cho từng công việc như hiện nay.

Trả lời: (tại Công văn số 2760/BXD-VP ngày 17/12/2009)

Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đã được quy định tại Khoản 2 Mục III Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, Điều 6 Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng. Tổ chức tư vấn khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng phải cam kết trong 3 năm gần nhất không vi phạm trong hoạt động xây dựng. Theo quy định tại các văn bản nêu trên, chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thực hiện việc chứng nhận này có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Sở Xây dựng là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hoạt động xây dựng tại địa phương có chức năng hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng xây dựng có quyền kiểm tra các chủ đầu tư và tổ chức tư vấn trong việc thực hiện công tác này; nếu phát hiện vi phạm thì có quyền xử lý theo quy định hiện hành. Do vậy, việc quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện công việc chứng nhận chất lượng phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương sẽ sinh thêm thủ tục hành chính là không cần thiết. Tiếp thu ý kiến cử tri, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở Xây dựng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định hiện hành.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tiến hành nghiên cứu soạn thảo Nghị định hướng dẫn bảo trì công trình xây dựng để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới và sẽ tiếp thu kiến của đại biểu Quốc Hội, quy định cụ thể đối với công tác bảo trì công trình xây dựng trong đó có các vấn đề mà đại biểu quan tâm.

21. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị ban hành lại toàn bộ quy chuẩn do nhiều tiêu chuẩn đã lạc hậu, hiện không còn phù hợp do kỹ thuật thi công, do vật liệu xây dựng đã có nhiều thay đổi, tiến bộ hơn. Đặc biệt là tăng cường rà soát, áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới, bớt đi thủ tục phiền phức như hiện nay, để đảm bảo yêu cầu của tăng trưởng, hội nhập.

Trả lời: (tại Công văn số 2760/BXD-VP ngày 17/12/2009)

Bộ Xây dựng đã và đang thực hiện biên soạn và ban hành bộ quy chuẩn mới thay thế cho bộ Quy chuẩn xây dựng ban hành từ năm 1997. Bộ đã ban hành và đang biên soạn các Quy chuẩn sau:

- Quy chuẩn Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02 : 2009/BXD;

- Quy chuẩn Phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 03 : 20009/BXD;

- Quy chuẩn Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe QCVN 05 : 2008/BXD;

- Quy chuẩn Công trình ngầm đô thị QCVN 08 : 2009/BXD;

- Quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn QCVN 14:2009/BXD;

- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình QCVN 09 : 1999/BXD;

- Quy chuẩn Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình QCVN 06 : 2009/BXD (đang thực hiện);

- Quy chuẩn Nhà ở và công trình dân dụng QCVN 04 : 2009/BXD (đang thực hiện);

- Phòng thí nghiệm chuyên Ngành Xây dựng QCVN 13 : 2009/BXD (Đang thực hiện).

Với việc ban hành và đang biên soạn các Quy chuẩn mới, Bộ Xây dựng đã cập nhật các kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến của thế giới, hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Châu âu để áp dụng ở Việt Nam. Đồng thời, theo Luật số 68/2006/QH11 ngày 12/7/2006 của Quốc hội về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì việc áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; Bộ Xây dựng hiện đang hoàn thiện Thông tư quy định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam thay thế cho Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam; theo đó, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài cho các hoạt động xây dựng do mình quản lý mà không phải thực hiện thủ tục trình các Bộ, ngành để xin chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài; như vậy đã bỏ được thủ tục xin chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài như trước đây.


BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
Tại Công văn số 1099/BTTTT-VP ngày 26/4/2010 của Bộ Thông tin truyền thông về việc trả lời kiến nghị cử tri kỳ 6, Quốc hội khóa XII

1. Cử tri các tỉnh Long An, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Thái Bình, Điện Biên kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước nghiên cứu, tăng cường hơn nữa công tác quản lý các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là quản lý dịch vụ Internet thông tin và truyền thông, hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì hiện nay có rất nhiều quảng cáo sai sự thật gây thiệt hại cho người dân.

Trả lời:

Luật Báo chí, Pháp lệnh quảng cáo quy định rõ các nội dung thông tin quảng cáo được phép đăng tải trên báo chí nói chung và trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình nói riêng trong đó quy định cụ thể về sản phẩm được phép quảng cáo, thời lượng, thời gian quảng cáo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số cơ quan báo chí vẫn có những vi phạm như quảng cáo không đúng chất lượng sản phẩm; quảng cáo quá thời lượng cho phép…

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những định hướng và văn bản nhắc nhở các cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình trong việc phát sóng các chương trình quảng cáo (đặc biệt chú ý đến một số mặt hàng cấm quảng cáo như thuốc lá, rượu mạnh, tin nhắn…). Đồng thời, Bộ cũng xử lý một cách nghiêm túc và quyết liệt đối với những sai phạm, vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo trên báo chí.

Để tăng cường quản lý, trong đó có quản lý hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nội dung thông tin của các hoạt động quảng cáo trên các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đồng thời nhắc nhở các cơ quan báo chí trong giai đoạn phát triển hiện nay, ngoài việc đảm bảo hoàn thành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị còn phải thực hiện tốt chức năng định hướng, chức năng giáo dục và phù hợp thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc đầu tư và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở. Hiện nay, Bộ Thông tin và truyền thông vẫn tiếp tục đầu tư và có hướng đầu tư mới để phát triển hệ thống này, đồng thời cũng tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, triển khai tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thanh cơ sở về chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn.

2. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Nhiều ý kiến cử tri phản ánh hiện nay có rất nhiều cột Ăng ten (Trạm BTS) tự phát trên các nóc nhà ở nội thành, nội thị nói chung, Thành phố Tuy Hòa nói riêng, gây mất mỹ quan đô thị, cử tri sống gần các trạm BTS rất lo lắng. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan hữu quan công khai việc quy hoạch các trạm BTS trong cả nước và giải thích cho cử tri rõ người dân sống gần các trạm BTS có ảnh hưởng không?

Trả lời:

Về quy hoạch trạm phát sóng BTS, công trình viễn thông, tại điều 57, Chương IX của Luật Viễn thông vừa được Quốc hội thông qua quy định về quy hoạch công trình viễn thông. Trong đó xác định rõ quy hoạch công trình viễn thông là một bộ phận quan trọng phải có trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị. Luật Viễn thông sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2010.

Đối với việc có hay không ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe con người thì ngày 28/6/2006, Bộ Bưu chính, Viễn thông trước đây (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có công văn số 1251/BBCVT-KHCN gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ kết luận của Tổ chức Y tế thế giới là chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quy định về mức giới hạn an toàn (xác định theo mức phơi nhiễm của TCVN 3718-1:2005) và quy định các trạm thu phát thông tin di động phải đảm bảo TCVN 3718-1:2005 thông qua hình thức quản lý là kiểm định công trình viễn thông.

Ngoài ra theo yêu cầu của người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức đo kiểm để xác minh mức phơi nhiễm tại các địa điểm nhạy cảm; giải thích, hướng dẫn để người dân hiểu biết sâu hơn, giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại của nhiều tổ chức, cá nhân xung quanh vấn đề này. Bộ cũng đã có các văn bản hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động thực hiện theo đúng các quy định để đảm bảo an toàn cho dân.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đánh giá quá trình thực thi các chính sách của Bộ về quản lý công trình viễn thông (trong đó có quản lý phơi nhiễm trường điện từ của các trạm thông tin di động) để có các điều chỉnh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý; hướng dẫn và hợp tác với một số Bộ, ngành liên quan để xây dựng các văn bản quản lý liên ngành và đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân để người dân yên tâm và ủng hộ việc xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.



3. Cử tri thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Quảng Ngãi, Thái Bình, Nghệ An, Hưng Yên, Bình Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ sớm ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ chơi game. Đồng thời, nghiên cứu phương thức quản lý thời gian kinh doanh, xét duyệt nội dung chương trình, phương thức quảng cáo và tăng cường giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ sao hiệu quả. Hiện nay, tình trạng học sinh, sinh viên và trẻ nghiện game đang tăng nhanh do bị thu hút bởi các nội dung mang tính bạo lực, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và gia tăng tình trạng bỏ học, bạo lực học đường.

Trả lời:

Để quản lý trò chơi trực tuyến, ngày 01/6/2006, liên Bộ Văn hóa - Thông tin, Bưu chính, Viễn thông, Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BCVT-CA về quản lý trò chơi trực tuyến. Trong Thông tư 60 đã quy định trách nhiệm của các đối tượng điều chỉnh là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, các đại lý Internet, người chơi và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phải xây dựng biện pháp kỹ thuật, để giới hạn giờ chơi, quản lý người chơi theo quy định:

- Sau 3 giờ chơi, hạn chế 50% các loại hình điểm thưởng, sau 5 giờ chơi hạn chế 100% điểm thưởng.

- Quản lý dữ liệu thông tin người chơi.

- Khuyến cáo trên trò chơi những ảnh hưởng về thể chất và tinh thần khi chơi quá nhiều.

Đối với các đại lý Internet:

- Kiểm tra tính hợp lệ của người chơi theo quy định Thông tư 02/2005/TTLT-BVHTT-BCVT-BCA ngày 14/7/2009, theo đó người chơi phải xuất trình giấy tờ xác định nhân thân và người chơi dưới 14 tuổi phải có người lớn đi kèm.

- Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại các địa điểm kinh doanh đại lý Internet từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày.

- Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường hợp tối thiểu 200m.

Đối với người chơi phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân theo yêu cầu của doanh nghiệp và đại lý Internet.

Như vậy, Thông tư 60 đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm hạn chế việc chơi game online quá nhiều, hạn chế tác động tiêu cực của game online đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. Tuy nhiên để các quy định của Thông tư số 60 được thực hiện có hiệu quả cao cần có sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự phối hợp của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương.

Sau thời gian triển khai thực hiện Thông tư 60 đã bộc lộ một số điểm chưa hợp lý, chưa sát với thực tế để giới hạn tối đa tác động tiêu cực của game online. Nhằm quản lý chặt chẽ hơn nội dung game online và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan như đã nêu trên, hạn chế tác động tiêu cực của game online đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên học sinh, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng Quyết định do Thủ tướng Chính phủ về quản lý trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60. Trong quá trình xây dựng Quyết định này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành Hội thảo rộng rãi với sự tham gia của đại diện một số các cơ quan, tổ chức có liên quan như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Viện Xã hội học, Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và nội dung số (Vinasa), một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến; đã tập hợp nhiều báo cáo đánh giá của các chuyên gia có nghiên cứu liên quan về tác động nhiều mặt của game online đối với đời sống xã hội. Các chuyên gia cũng phân tích, đưa ra nhiều tác động tích cực mà ngành công nghiệp giải trí game online mang lại, như: phát triển ngành công nghiệp nội dung số, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng viễn thông, phát triển thị trường lao động công nghệ cao và còn có thể hỗ trợ công tác bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nếu có nhiều trò chơi có nội dung thuần Việt. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới việc xây dựng chính sách để loại bỏ tác động tiêu cực xã hội nhưng đồng thời khuyến khích phát triển các yếu tố tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Dự thảo Quyết định về quản lý trò chơi trực tuyến đang được tích cực xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên và trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2010.



4. Câu hỏi của cử tri Hải Phòng: Kiến nghị Chính phủ tăng cường hỗ trợ, đầu tư kinh phí để Hải Phòng xây dựng tuyến cáp quang để huyện đảo Cát Hải phục vụ việc cung cấp, bảo mật mạng lưới thông tin liên lạc cho các hoạt động của chính quyền và nhân dân huyện đảo.

Cử tri đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, sửa đổi quy định về giá cước kết nối giữa mạng cố định và mạng di động để đảm bảo công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Trả lời:

Đối với việc xây dựng tuyến cáp quang phục vụ chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng. Bộ xin trả lời như sau: Trước đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã sử dụng đường truyền vi ba, dung lượng 8 luồng E1 từ Hải Phòng ra đảo Cát Bà, do vậy không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin cho Huyện đảo. Năm 2008 – 2009, VNPT đã cấp thiết bị cho Viễn thông Hải Phòng lắp đặt 02 bộ vi ba SDH với dung lượng mỗi bộ là 3 đường STM-1. Ngoài ra toàn bộ mạng truyền dẫn trên đảo Cát Bà đã được chuyển đổi từ cáp đồng sang cáp quang hóa 100%. Viễn thông Hải Phòng đã đấu nối tạo 2 vòng Ring STM-1 (tương đương 126 luồng E1) phục vụ cho 3.200 thuê bao cố định và 19 trạm BTS, đấu nối 2 đường FE (20Mbps) phục vụ cho 470 thuê bao Internet. Như vậy, dung lượng truyền dẫn hiện tại của tuyến Hải Phòng – Cát Bà đã đáp ứng gần như hoàn toàn cho nhu cầu thông tin cho Huyện đảo. Chưa kể đến Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cũng đang tiến hành đầu tư xây dựng tuyến thông tin liên lạc cho đảo Cát Bà. Hiện nay, để xây dựng tuyến cáp quang đến huyện đảo Cát Bà, VNPT và các doanh nghiệp khác đang tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp phối hợp tối ưu để kết nối mạng viễn thông hiện có trên Huyện đảo với đường truyền dẫn cáp quang dung lượng lớn, vừa đảm bảo thông tin liên lạc cho chính quyền và nhân dân địa phương, vừa tiết kiệm đầu tư cho Nhà nước.

Về việc nghiên cứu, sửa đổi quy định về giá cước kết nối, Bộ Thông tin và Truyền thông xin trả lời như sau: Nguyên tắc cước kết nối vào một mạng viễn thông được xây dựng chủ yếu dựa vào giá thành của dịch vụ của mạng đó. Hiện nay cước kết nối của Việt Nam được tính toán theo từng loại hình dịch vụ kết nối. Bản chất của cước kết nối là khoản tiền mà doanh nghiệp thu tiền cước của người chủ gọi phải trả cho doanh nghiệp kết thúc cuộc gọi trên mạng của mình (nhưng không trực tiếp thu tiền của người sử dụng). Như vậy, cước kết nối là doanh thu của doanh nghiệp này nhưng lại là chi phí của doanh nghiệp khác. Theo thông lệ quốc tế, cước kết nối được tính toán phù hợp với giá thành của dịch vụ kết cuối cuộc gọi.

Trên cơ sở báo cáo giá thành của các doanh nghiệp viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định mức cước kết nối giữa các mạng và dịch vụ viễn thông, làm cơ sở để các doanh nghiệp viễn thông thanh toán với nhau trên cơ sở lưu lượng kết nối. Ngày 19/12/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành mức cước kết nối giữa các mạng và dịch vụ viễn thông theo nguyên tắc này, có tính toán đến lộ trình hợp lý đảm bảo cước kết nối trở thành cước kết cuối. Theo báo cáo hiện hành về giá thành của các doanh nghiệp viễn thông và mức cước thu khách hàng, mức cước kết nối đã ban hành là tương đối hợp lý. Do mức cước thu khách hàng của dịch vụ cố định gọi di động khá cao (bằng mức cước di động gọi di động) và giá thành dịch vụ cố định thấp hơn giá thành dịch vụ di động cho nên mức cước kết nối cố định phải trả cho di động cao hơn mức cước kết nối di động phải trả cho cố định. Điều này hoàn toàn hợp lý, nếu xét tổng thể đối với mạng cố định trên phạm vi toàn quốc, chứ không thể xét theo từng địa phương. Số liệu được tính toán trên cơ sở báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp năm 2008. Các mức cước kết nối đã ban hành đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và công bằng giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở số liệu báo cáo của các doanh nghiệp quyết toán năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục rà soát lại và tiến hành điều chỉnh các mức cước kết nối nếu cần thiết.



5. Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương kiến nghị: Kiến nghị Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin. Khi đề cập đến các vụ việc cụ thể cần bảo đảm thông tin khách quan, trung thực, tránh tuyệt đối hóa theo xu hướng nhất định (tránh “tô hồng” “bôi đen” một cách thái quá), gây tâm lý hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân.

Trả lời:

Nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Vì vậy, báo chí là phương tiện cần thiết, quan trọng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Thời gian vừa qua, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí đã thực hiện tốt và đạt hiệu quả. Hiện nay hầu hết các cơ quan báo chí đều có chuyên mục pháp luật trong đó có phổ biến văn bản mới, giải đáp pháp luật…phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Thông tin trung thực về tình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân là nhiệm vụ quyền hạn của báo chí. Do đó những vụ việc có tác động lớn đến xã hội, tại giao ban báo chí hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông có mời đại diện các Bộ, ngành, đơn vị đến thông báo các nội dung có liên quan để cơ quan báo chí khi thông tin đảm bảo tính khách quan, trung thực, không gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Mặt khác, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xử lý triệt để vi phạm của các cơ quan báo chí nhất là thông tin sai sự thật để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin trung thực, khách quan của người dân.



6. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng hiện nay các tin nhắn rác của mạng điện thoại di động tràn lan, gây phiền hà và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như hạnh phúc của nhiều gia đình. Đề nghị Bộ có biện pháp đối với trường hợp nêu trên. (có đưa vào quy định trong Luật Viễn thông).

Trả lời:

Trong thời gian qua đã bùng phát việc gửi tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo lan tràn không đúng quy định gây phiền hà, bức xúc trong xã hội, trong đó một phần không nhỏ các tin nhắn rác mà người dùng nhận về là các thông tin không lành mạnh, quảng cáo lừa đảo, hoặc thiếu lịch sự gây phiền hà cho người sử dụng được phát tán bằng cách nhắn tin từ mạng Internet, từ các thuê bao di động trả trước hoặc từ các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn đến các thuê bao di động. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã có nhiều tin, bài, phóng sự phản ánh về các vi phạm khi gửi tin nhắn cũng như những bất cập trong hoạt động của các doanh nghiệp trên mạng di động. Cho đến thời điểm này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế tin nhắn rác và bảo vệ quyền lợi người sử dụng.

Để chống thư rác nói chung và tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo tới thuê bao di động nói riêng, Bộ đã ban hành Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về Chống thư rác quy định về việc cấp, gia hạn, thu hồi mã số quản lý; trách nhiệm của các đối tượng có liên quan và chế độ báo cáo, thống kê. Thông tư này tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng đối với việc cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, tăng cường quản lý đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo hoạt động theo đúng pháp luật, góp phần hạn chế việc gửi tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo không lành mạnh đến thuê bao di động.

Để đẩy mạnh các hoạt động triển khai Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác, tăng cường hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng, tham gia ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, hạn chế các sai phạm đồng thời bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông di động, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 04/CT-BTTTT ngày 30/7/2009 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động nhằm giao các đơn vị có liên quan trong Bộ Thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyên thông triển khai các biện pháp nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động như sau:

1. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hoạt động quản lý và điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác. Cùng với việc cấp, quản lý mã số quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử và qua mạng Internet, VNCERT có trách nhiệm tăng rà soát, phát hiện và đề xuất xử lý các vi phạm về gửi tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo sai quy định; hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông di động về các biện pháp xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác.

Đặc biệt, VNCERT có trách nhiệm xây dựng mạng lưới tiếp nhận và trao đổi thông tin điều phối xử lý thông báo tin nhắn rác và hệ thống kỹ thuật hỗ trợ tiếp nhận, điều phối xử lý tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo.

2. Vụ Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông báo cáo danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông di động, các loại hình dịch vụ ứng dụng đang được các doanh nghiệp cung cấp và các đầu số sử dụng đồng thời tiến hành các biện pháp quản lý thuê bao trả trước; đề xuất, trình Lãnh đạo Bộ cơ chế chính sách về tài nguyên kho số và giá cước nhằm thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ ứng dụng trên mạng viễn thông di động, đồng thời tăng cường quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trên mạng viễn thông di động nhằm hạn chế tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động.

3. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ thị yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm có liên quan tới tin nhắn rác, hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông về việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi phát tán tin nhắn rác.

4. Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử có trách nhiệm đề xuất các quy định về quản lý và cung cấp thông tin trên mạng viễn thông di động; chỉ đạo các cơ quan báo chí, đặc biệt là các đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, các trang thông tin điện tử tuyên truyền pháp luật về thư rác.

5. Các cơ quan thông tin, báo chí thuộc Bộ gồm Trung tâm Thông tin, báo Vietnamnet, Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí CNTT&TT, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC tăng cường hoạt động tuyên truyền về hoạt động ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác; tiếp nhận các phản ánh của người sử dụng về tin nhắn rác để thông báo cho cơ quan chức năng.

6. Các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tăng cường thanh kiểm tra và xử lý các sai phạm liên quan tới phát tán tin nhắn rác, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quy định và hoạt động ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác cho doanh nghiệp, người sử dụng.

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 04 CT/BTTTT nhằm chống tin nhắn rác và tin nhắn quảng cáo không lành mạnh đồng thời phát triển một thị trường nội dung trên mạng thông tin di động đảm bảo lợi ích của người sử dụng.



7. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị đưa các quy định về xây dựng quy hoạch viễn thông, công khai quy hoạch viễn thông, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật được lắp đặt các trạm BTS vào Luật Viễn thông để đảm bảo việc lắp đặt các trạm BTS trong thực tiễn được thuận lợi và người dân yên tâm sinh sống gần các trạm này. (cử tri quận Ba Đình).

Trả lời:

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã bỏ phiếu thông Luật Luật Viễn thông và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010 theo đó việc quy hoạch viễn thông, công khai quy hoạch viễn thông, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật được lắp đặt các trạm BTS đã được đề cập và quy định rõ trong luật tại các điều 51, 52 về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng viễn thông và điều 57, 58, 59 về công trình viễn thông. Hiện nay, Bộ tiếp tục xây dựng các văn bản liên quan để hướng dẫn thực hiện tốt các quy định của Luật Viễn thông.



8. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành viễn thông đẩy nhanh tiến độ phủ sóng điện thoại di động, điện thoại không dây đến các vùng sâu, vùng xa để đảm bảo thông tin liên lạc khi mùa lũ đang đến gần.

Trả lời:

Đối với việc phát triển viễn thông nói chung và điện thoại cố định, điện thoại di động nói riêng đến vùng sâu, vùng xa đã và đang được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện thông qua chính sách viễn thông công ích bao gồm việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao. Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc. Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, điều kiện, chất lượng và giá cước do Nhà nước quy định. Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Từ khi có chính sách viễn thông công ích, mạng thông tin di động, điện thoại cố định không dây đã được phát triển tốt ở các vùng đô thị và hiện đang được các doanh nghiệp triển khai mở rộng đến các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục xem xét, nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra cách làm, mô hình và đề xuất triển khai đồng bộ các đề án, giải pháp như Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, Chương trình mục tiêu về phát triển viễn thông đến các vùng sâu, vùng xa, Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet giai đoạn 2010-2015, Chương trình dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2010-2015,… Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tiếp tục phát triển mạng viễn thông của mình đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đối với việc đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phòng chống thiên tai, trách nhiệm được Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông là đảm bảo an toàn thông tin liên lạc thông suốt phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Do vậy, hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền đều ban hành chỉ thị, văn bản hướng, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cho các khu vực trọng điểm thường xẩy ra thiên tai để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo thông tin liên lạc cho công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai của chính quyền.

9. Cử tri Quảng Ngãi kiến nghị: Về định mức và chế độ thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu theo thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BVHTT-BTC về hướng dẫn định mức về chế độ thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu: Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi tăng thêm định mức, đề độ đọc thẩm định nội dung báo chí, bản tin, đặc san trước khi cấp phép xuất bản và đọc lưu chiểu cho phù hợp. Mức quy định hiện nay quá thấp gây khó khăn cho việc hợp đồng, thuê mướn người có nghiệp vụ thẩm định.

Trả lời:

Ngày 22/01/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BVHTT-BTC hướng dẫn định mức và chế độ thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu. Tại mục 1, phần III “Tổ chức thực hiện” của Thông tư đã quy định rõ: “Mức chi thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa. Thủ trưởng Cục xuất bản và Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) căn cứ vào ngân sách và tình hình thực tế của đơn vị để duyệt chi trả thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.”

Trong quá trình xây dựng thông tư này Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Bộ Tài chính đã tính toán rất kỹ để đưa ra hệ số tính toán sát với thực tế, trong đó phần nào có tính cả đến việc hệ số lương sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo. Tính từ thời điểm Thông tư số 01/2007/TTLT-BVHTT-BTC được ban hành cho đến nay, thời gian thực hiện mới được gần 3 năm.

Hiện nay mức trả thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu là ≥ 10% so với nhuận bút của tác giả. Ví dụ, nhuận bút của tác giả cuốn sách dày 500 trang cũng chỉ nhận khoảng 5 triệu đồng tiền nhuận bút, vì vậy việc đọc thẩm định chiếm 10 % là hợp lí. Hơn nữa, qua khảo sát một số đơn vị thực hiện cũng như đối tượng tham gia đọc thẩm định nội dung là những người có trình độ học vấn cao và khả năng thẩm định tốt thì họ cho rằng mức chi thù lao như hiện nay là vẫn có thể chấp nhận được.



10. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Hiện nay các kênh truyền hình thời lượng phát quảng cáo quá nhiều, diện tích màn hình lúc nào cũng bị chiếm khoảng 7% phía dưới dành cho quảng cáo, trong khi người dân phải trả tiền để được xem truyền hình, còn các đài truyền hình được thu tiền hai đầu vừa thu tiền người đến quảng cáo, vừa thu tiền người xem (truyền hình cáp) là không hợp lý.

Trả lời:

Trong thời gian qua, việc quảng cáo trên các đài phát thanh, truyền hình đã góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho các đài, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cơ quan báo chí vẫn có những vi phạm như quảng cáo không đúng chất lượng sản phẩm; quảng cáo quá thời lượng cho phép, sử dụng quá nhiều phương thức quảng cáo bằng việc chạy chữ dưới chân màn hình ti vi, gây bức xúc trong dư luận xã hội… Đặc biệt, tình trạng này xảy ra chủ yếu trên hệ thống các chương trình truyền hình trả tiền.

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những định hướng và văn bản nhắc nhở các cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình trong việc phát sóng các chương trình quảng cáo. Đồng thời, Bộ cũng xử lý một cách nghiêm túc và quyết liệt đối với những sai phạm, vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo trên báo chí.

Để tăng cường sức mạnh quản lý, trong đó có quản lý hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nội dung thông tin của các hoạt động quảng cáo trên các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí nói chung và lĩnh vực phát thanh, truyền hình nói riêng hợp lý hơn, chặt chẽ hơn.

Cụ thể, hiện nay Bộ đang xây dựng Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, trong đó, sẽ quy định chặt chẽ vấn đề quản lý quảng cáo trên truyền hình trả tiền. Bộ cũng đang nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 56 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, theo đó sẽ tăng cường chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

11. Cử tri các tỉnh Nghệ An, Kiên Giang, Lào Cai kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị tăng cường quản lý hoạt động phát hành văn hóa phẩm, phim ảnh, thông tin quảng cáo trên báo chí, truyền hình … vì hiện nay các hoạt động này có xu hướng thương mại hóa bất chấp kỷ cương pháp luật.

Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đa số cử tri đề nghị Bộ nên có những biện pháp tích cực và phối hợp đồng bộ với những cơ quan chức năng để kiểm tra, thẩm định tính chất xác thực của các sản phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, nhằm tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng (như quảng cáo thì chất lượng tốt. nhưng khi bán lại là hàng kém chất lượng, không như khi quảng cáo).

Trả lời:

Theo điều 17 Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày ngày 13/3/2003 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo trong đó có qui định quảng cáo thuốc và nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm phải thông báo đầy đủ nội dung sản phẩm quảng cáo với Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nếu đ­ược Bộ Y tế uỷ quyền. Trong tr­ường hợp không đồng ý với sản phẩm quảng cáo, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải thông báo bằng văn bản cho ng­ười quảng cáo và ng­ười kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Khoản 1, điều 15 Pháp lệnh Quảng cáo quy định: “Quảng cáo hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra về chất l­ượng hoặc thuộc danh mục phải có chứng nhận chất l­ượng phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà n­ước về chất l­ượng hàng hoá; tr­ường hợp tự công bố tiêu chuẩn chất l­ượng hàng hoá thì phải có văn bản tự công bố; tr­ường hợp hàng hoá là đối t­ượng sở hữu trí tuệ thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ”. Điều 9, nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo quy định: “Quảng cáo trên báo chí do người đứng đầu cơ quan báo chí, Tổng biên tập hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, thời lượng hoặc diện tích quảng cáo trên phương tiện của mình”. Quảng cáo các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi phải thông báo đầy đủ nội dung quảng cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo bằng văn bản cho người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Quảng cáo về sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền tác giả và các quyền liên quan phải đảm bảo tính trung thực về các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ các đối tượng này theo quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả.

Như­ vậy, việc quảng cáo những sản phẩm phải kiểm tra về chất l­ượng hoặc thuộc danh mục phải có chứng nhận chất l­ượng thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà n­ước về chất l­ượng hàng hoá và quảng cáo các hàng hóa thuộc chuyên ngành như nêu trên thì chất l­ượng sản phẩm và nội dung quảng cáo lại do các Bộ xem xét và đồng ý tr­ước khi đ­ược thực hiện quảng cáo trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng.

Chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Nhưng 80% quảng cáo lại trên báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cố gắng phối hợp với nhau để làm tốt chức năng quản lý nhà nước với nhiều giải pháp để hạn chế tối đa mặt trái của công tác quảng cáo.

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những định hướng và nhắc nhở các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trong việc phát sóng các chương trình giải trí, đặc biệt là các chương trình ca nhạc và phim truyện. Cục quản lý Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập cũng đang tăng cường sức mạnh quản lý, trong đó có quản lý nội dung các chương trình của các đài phát thanh, truyền hình, chấn chỉnh kịp thời nội dung thông tin của các đài, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí để có dược những chương trình chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá lành mạnh của người dân.


BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị nâng cao chất lượng và cải cách thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Một số cử tri lo ngại thời điểm có hiệu lực của Luật Bảo hiểm y tế đã đến gần nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, gây khó khăn trong việc thực hiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 1610/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

1/ Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế nói riêng đều phải tuân theo một quy trình quy định. Với tinh thần tích cực của các cơ quan có thẩm quyền, đến nay các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế cơ bản đã hoàn thành. Cụ thể là:

- Ngày 27/7/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

- Ngày 14/8/2009 liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; cùng ngày 14/8/2009 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Thông tư số 11/2009/TT-BYT ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Ngày 20/01/2010 Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Quyết định số 82/QĐ-BHXH ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

2/ Cùng với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tích cực thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30) của Chính phủ. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã rà soát nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, phối hợp với các cơ sở y tế ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế./.

2. Cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Bảo hiểm xã hội cần đơn giản hóa các thủ tục trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân để tránh sự phiền nhiễu cho người dân khi tham gia bảo hiểm.

Một số cử tri kiến nghị không nên tăng phí bảo hiểm y tế

Trả lời: (Tại Công văn số 1609/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

- Để đơn giản hoá thủ tục trong thực hiện chính sách BHYT cơ quan BHXH đang thực hiện cơ chế một cửa và phối hợp với cơ sở KCB rà soát, giảm bớt thủ tục khám chữa bệnh BHYT. Hiện nay, thủ tục đi KCB BHYT bao gồm thẻ BHYT còn hạn sử dụng và giấy tờ tuỳ thân có ảnh; trường hợp tái khám thì kèm theo giấy hẹn của cơ sở KCB.

Tuy nhiên, cùng với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tích cực thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30) của Chính phủ. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang rà soát nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói chung và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói riêng.

- Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định mức phí đóng BHYT chung là 3% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp. Liên tục trong những năm qua, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng nhưng mức đóng vẫn không thay đổi. Đó là một trong những nguyên nhân gây mất cân đối quỹ BHYT. Nhằm khắc phục nguyên nhân bội chi quỹ BHYT và ngày càng hoàn thiện chính sách BHYT, ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định mức đóng hằng tháng của các đối tượng tham gia BHYT tối đa bằng 6% trên tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp. Mức đóng cụ thể do Chính phủ quy định tuỳ theo tình hình kinh tế – xã hội và khả năng cân đối quỹ BHYT.

Theo đó, Điều 3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, quy định mức đóng từ ngày 01/7/2009 đến 31/12/2009 của các đối tượng tham gia BHYT là 3% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp. Từ ngày 01/01/2010 đến 01/01/2014 mức đóng quy định là 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, sẽ được tăng theo từng nhóm và được thực hiện theo lộ trình.

BHXH Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT, việc ban hành chính sách BHYT thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước. BHXH Việt Nam xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long và Thái Bình, kính mong các đại biểu quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung và BHYT nói riêng tại địa phương.



3. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ kiến nghị: Việc quản lý nguồn quỹ bảo hiểm y tế vừa qua có phần lỏng lẻo nên một số nơi đã có hiện tượng quỹ này bị rút ruột, gây nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Đề nghị tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm y tế, xử lý nghiêm các doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm y tế và tình trạng lạm dụng chi tiền bảo hiểm y tế không đúng quy định ở các cơ sở khám chữa bệnh

Trả lời: (Tại Công văn số 1608/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

Ngày 13/10/2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 3667/BHXH-CSYT về tình hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế 4 năm (2005 – 2008). Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế. Cụ thể là:

1. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng các quy định, quy trình phê duyệt giá thu viện phí đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp của mức giá được phê duyệt với điều kiện kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân chung tại mỗi địa phương.

2. Đề nghị Bộ Y tế có các giải pháp quản lý giá đối với thị trường thuốc chữa bệnh trong nước, đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam thí điểm phương thức đấu thầu thuốc quốc gia, thống nhất giá thuốc và đảm bảo giá thuốc trong bệnh viện không cao hơn giá thuốc ngoài thị trường, có sự lựa chọn ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, đồng thời quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn chi phí thuốc bảo hiểm y tế.

3. Đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành quy chuẩn trong chẩn đoán và điều trị đảm bảo việc sử dụng chỉ định các xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị tại các cở sở khám bệnh, chữa bệnh đúng yêu cầu chuyên môn, tránh lãng phí.

4. Đề nghị Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sớm có những quy định, chế tài và biện pháp để quản lý và kiểm soát việc đầu tư trang thiết bị y tế từ các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước theo đúng chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước, nhanh chóng khắc phục tình trạng lợi dụng chủ trương xã hội hoá để kinh doanh thu lợi nhuận cao.

5. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thực hiện Luật bảo hiểm y tế.

4. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh phổ thông hiện nay cao, chưa phù hợp với điều kiện của học sinh nông thôn, thời điểm thu vào đầu năm học gây khó khăn cho phụ huynh học sinh vì đồng thời phải đóng góp nhiều khoản. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành nghiên cứu điều chỉnh mức thu và thời gian thu bảo hiểm y tế hợp lý (cử tri huyện Thanh Oai).

Trả lời: (Tại Công văn số 1606/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

Việc quy định mức đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh sinh viên do Chính phủ quy định. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh sinh viên từ ngày 01/01/2010 trở đi bằng 3% mức lương tối thiểu, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh sinh viên thuộc hộ cận nghèo và hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh sinh viên không thuộc hộ cận nghèo.

Do sự phát triển của y học và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân nói chung, học sinh sinh viên nói riêng ngày càng cao đã làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh. Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, khắc phục tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế, Chính phủ đã điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế của nhân dân nói chung, học sinh sinh viên nói riêng là phù hợp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho nhân dân nói chung và học sinh sinh viên nói riêng đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. Trước đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thu bảo hiểm y tế học sinh sinh viên theo năm học, nay đang chuyển sang thu theo năm tài chính để giảm bớt gánh nặng tài chính cho phụ huynh học sinh vào đầu năm học.



5. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri kiến nghị tham mưu Chính phủ không điều chuyển kết dư Quỹ bảo hiểm y tế tỉnh Gia Lai sang địa phương khác

Trả lời: (Tại Công văn số 1607/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định: “Trường hợp quỹ khám, chữa bệnh do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý trong năm không sử dụng hết được sử dụng như sau:

a/ 60% sử dụng để mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị y tế, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và những khoản chi khác để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế – Bộ Tài chính;

b/ 40% chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bổ sung vào quỹ dự phòng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế”.

Việc điều tiết quỹ khám, chữa bệnh kết dư như quy định nêu trên nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các tỉnh có kết dư quỹ khám, chữa bệnh đồng thời giúp đỡ các tỉnh đang trong tình trạng bội chi quỹ khám, chữa bệnh có điều kiện đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế là việc làm cần thiết theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất để hướng đến sự phát triển bền vững chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam

6. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri kiến nghị tình trạng cấp thẻ bảo hiểm hàng năm quá chậm, diễn ra phổ biến trong nhiều năm mà không được xử lý kịp thời.

Trả lời: (Tại Công văn số 2083/BHXH-CST ngày 21/5/2010)

Việc cấp thẻ BHYT hàng năm phụ thuộc vào việc lập danh sách yêu cầu cấp thẻ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý đối tượng. Thời gian vừa qua việc lập và chuyển hồ sơ yêu cầu cấp thẻ, nhất là thẻ BHYT cho người nghèo thường chậm, vì vậy cơ quan BHXH không thể cấp thẻ BHYT đúng hạn được.

Để giải quyết vấn đề này, hệ thống BHXH Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý đối tượng mua thẻ BHYT để sớm khắc phục việc chậm chễ trong cấp thẻ BHYT, đáp ứng yêu cầu của cử tri

7. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Tại huyện Yên Thành có 20 trường hợp huyện đã làm thủ tục nhưng Bảo hiểm xã hội Nghệ An không giải quyết, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra xem xét để người lao động an tâm.

Trả lời: (Tại Công văn số 2083/BHXH-CST ngày 21/5/2010)

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An thì 20 trường hợp của huyện Yên Thành nêu trong kiến nghị của cử tri là đối tượng thuộc cán bộ xã, phường, thị trấn tham gia BHXH quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ nhưng đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 thì đối tượng này không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định, đối tượng này khi nghỉ việc, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi mà đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc đã đủ 15 năm đóng BHXH trở lên nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng thì lập hồ sơ, gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương quản lý, theo dõi và giải quyết trợ cấp hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời (55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ) hoặc được giải quyết trợ cấp một lần nếu chưa đóng BHXH đủ 15 năm.

Tuy nhiên thực tế tại thời điểm nghỉ việc, còn nhiều trường hợp UBND huyện chưa lập thủ tục hồ sơ để cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ BHXH cho cán bộ xã . Vì vậy, khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (01/01/2007) quy định điều kiện, mức hưởng BHXH không còn phù hợp với quy định trước đây nên cơ quan Bảo hiểm xã hội không giải quyết được. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổng hợp và báo cáo các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để được hướng dẫn giải quyết.

Ngày 22/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Nghị định có nội dung quy định giải quyết tồn tại về chế độ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng này. Hiện các cơ quan quản lý Nhà nước đang soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định. Khi có văn bản hướng dẫn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện theo quy định.



8. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Việc triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng 139, trẻ em dưới 6 tuổi ở các địa phương gặp vướng mắc do Chính phủ chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương về bố trí ngân sách rà soát, thống kê lập thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng này. Đề nghị sớm có hướng dẫn để các địa phương thực hiện

Trả lời: (Tại Công văn số 1606/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

Theo quy định tại Điều 17 và khoản 1, Điều 39 Luật Bảo hiểm y tế thì việc lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm cả việc thống kê lập danh sách người tham gia thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, việc bố trí kinh phí để rà soát, thống kê lập danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và trẻ em dưới 6 tuổi không thuộc trách nhiệm của cơ quan BHXH.

9. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Việc quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải mang tính liên tục, nếu gián đoạn trên một năm sẽ không được cộng dồn là bất hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ cấp cơ sở (nhất là khi tăng cường, điều động giữ những nhiệm vụ không có chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định

Trả lời: (Tại Công văn số 1606/BHXH-CSYT ngày 6/5/2010)

Việc tính thời gian công tác trước năm 1995 (thời gian không đóng BHXH được tính để hưởng BHXH) đối với công nhân viên chức Nhà nước được quy định tại tiết a điểm 15 thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 và điểm 3 công văn số 1908/HT ngày 15/8/1973 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) như sau: Theo quy định chung thì chỉ những công nhân, viên chức có thời gian giữ chức vụ chủ chốt ở xã, tiếp sau đó được điều động vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hay vào bộ đội, mới được tính thời gian giữ chức vụ chủ chốt là thời gian công tác liên tục. Nhưng đối với những người, nếu trong khi giữ chức vụ chủ chốt lại có thời gian bị gián đoạn do ốm đau, sinh đẻ, gia đình gặp khó khăn, được tổ chức đồng ý cho nghỉ việc hoặc do được phân công làm nhiệm vụ khác một thời gian ngắn (không quá một năm), sau đó lại giữ chức vụ chủ chốt cho đến khi đi công tác thoát ly hoặc sau đó được chuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hay đi bộ đội, thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể để tính thời gian giữ các chức vụ chủ chốt xã để hưởng BHXH.

Cử tri nêu việc không tính cộng nối thời gian công tác trước đó đối với trường hợp cán bộ xã, phường, thị trấn có thời gian công tác gián đoạn trên 01 năm để hưởng BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin tiếp thu để tổng hợp và phản ánh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

10. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng là người tàn tật; nghiên cứu cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi vĩnh viễn đến khi chết, không cấp hàng năm như hiện nay gây tốn kém.

Trả lời: (Tại Công văn số 2083/BHXH-CST ngày 21/5/2010)

Theo quy định tại khoản 4, Điều 4, chương II Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và khoản 13, Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế thì người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ thuộc hộ gia đình nghèo, đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đã được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Còn người tàn tật khác không thuộc quy định nêu trên, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện việc cấp thẻ BHYT miễn phí sau khi có hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước.

Về cấp thẻ BHYT sử dụng vô thời hạn cho đối tượng là người cao tuổi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin tiếp thu ý kiến và sẽ kiến nghị với cơ quan quản lý việc mua thẻ BHYT cho người cao tuổi để có thể đáp ứng được nguyện vọng của cử tri.
ỦY BAN DÂN TỘC


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương