UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII


Trả lời (Tại Công văn số 657/BKHCN-VP ngày 30/3/2010 và Công văn số 657b/BKHCN-VP ngày 7/4/2010) Tại Công văn số 657/BKHCN-VP ngày 30/3/2010



tải về 3.53 Mb.
trang45/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Trả lời (Tại Công văn số 657/BKHCN-VP ngày 30/3/2010 và Công văn số 657b/BKHCN-VP ngày 7/4/2010)

Tại Công văn số 657/BKHCN-VP ngày 30/3/2010

1. Về ngành công nghệ thông tin

Trên bình diện quốc tế, ngành công nghệ thông tin (CNTT) được xem như là một ngành công nghệ cao (CNC) có đóng góp quan trọng làm tăng năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Ở Việt Nam, sự quan tâm đầu tư để phát triển CNTT trong thời gian qua cũng đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập lợi thế cạnh tranh quốc gia. CNTT được ứng dụng khá sâu rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân và hoạt động xã hội như ngân hàng, dầu khí, hàng không, bưu chính viễn thông. Hàng loạt công nghệ hiện đại đã được ứng dụng thành công như mạng viễn thông số hóa, thế hệ sau (NGN), mạng cáp quang, công nghệ GSM và CDMA. Đặc biệt là công nghệ 3G đã được 4 doanh nghiệp viễn thông bắt đầu đưa vào áp dụng từ tháng 9/2009. Một số công nghệ mới như WiMax, và mobile TV đang được tiếp tục thử nghiệm để đưa vào ứng dụng. Số lượng doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào kinh doanh, vào thương mại điện tử tăng nhanh. Thị trường công nghệ thông tin phát triển khá sôi động với tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 20-25%/năm.

2. Về sự đầu tư phát triển khoa học và công nghệ cho các ngành kinh tế - xã hội có vị trí then chốt của đất nước

Thực hiện các định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư kinh phí cho các chương trình, đề tài, dự án KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước trong đó ngành CNTT chỉ là một trong số những nhiệm vụ. Những nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình này đã tạo ra nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng đem lại hiệu quả to lớn cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội then chốt của đất nước:



- Trong cơ khí chế tạo, ngành cơ khí tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng và có giá trị rất lớn. Cổng trục 450 tấn (cao 85 m, dài 120m, tự trọng 3.000 tấn) phục vụ Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, được chế tạo với tỉ lệ nội địa hoá 90% là thiết bị siêu trường, siêu trọng lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; chế tạo thành công cổng trục 700 tấn phục vụ nhà máy đóng tàu Dung Quất, cần trục 500 tấn phục vụ nhà máy thuỷ điện Se San, cẩu 1.200 tấn và hệ thống xy lanh thủy lực phục vụ thuỷ điện Sơn La thay thế hàng nhập ngoại và rút ngắn thời gian thi công. Các nhà khoa học trong ngành cơ khí chế tạo cũng đã làm chủ công nghệ chế tạo máy biến áp công suất lớn tới 125 MVA ở cấp điện áp cao tới 220 kV. Các sản phẩm cơ khí này đã giúp nước ta giảm hàng trăm triệu USD để nhập khẩu thiết bị.

- Trong công nghiệp đóng tàu, thực hiện chủ trương tăng cường đầu tư cho các nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ trong nước đối với các viện, trường và doanh nghiệp, đến nay, đội ngũ cán bộ KH&CN trong nước đã làm chủ được các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực đóng tàu, sản xuất thành công loạt tàu 53.000 tấn theo đơn đặt hàng của nước ngoài, đóng mới và hạ thủy thành công kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn, đang đóng tàu chở dầu thô 100.000 tấn và tàu chở 6.900 ô tô…, những sản phẩm mà chỉ những nước có nền công nghệ tiên tiến mới làm được. Từ chỗ chưa có tên tuổi trong danh sách các quốc gia đóng tàu, Việt Nam đã tiến tới vị trí thứ 5 trên thế giới. Điều này cho phép Việt Nam có thể tiến hành nghiên cứu đóng các loại tàu chiến phục vụ bảo vệ bờ biển, hải đảo của tổ quốc.

- Trong xây dựng, các nhà khoa học xây dựng Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thiết kế, thi công công trình đã làm chủ công nghệ, thiết kế và chỉ đạo thi công các công trình cầu theo phương pháp đúc hẫng, cầu dây văng, đường cao tốc, nhà ga, bến cảng, nhà cao tầng có quy mô và trình độ công nghệ ngang tầm với các nước trong khu vực và đã ứng dụng thành công ở các công trình quy mô lớn như cầu Thanh Trì, cầu Bính, cầu Hạ Long, Rạch Miếu...

Trong y tế, từ việc triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm về y dược, trình độ y học của nước ta đã từng bước được nâng lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, do vậy, nhiều loại bệnh hiểm nghèo đã được phòng ngừa và từng bước được thanh toán như bệnh bại liệt, viêm não v.v...; Nhiều bệnh tật mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1 đã sớm có được kỹ thuật chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả; Đã làm chủ được các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người như nội soi, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, các kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị các bệnh mạch vành tim, mạch máu não, quy trình kỹ thuật ghép thận, ghép gan; đã có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ quy trình sử dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, bệnh giác mạc, các tổn thương cơ xương khớp khó liền với giá thành điều trị thấp hơn nước ngoài, mỗi năm tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng.

- Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng loạt công trình KH&CN đã được triển khai và đạt được nhiều thành tựu to lớn về tạo giống, quy trình canh tác... góp phần quan trọng nâng cao vị thế nông nghiệp Việt Nam cả trong và ngoài nước.

+ Đối với cây lương thực: Chương trình giống đã mang lại hiệu quả lớn, đến nay trên 90% diện tích lúa được trồng bằng giống cải tiến (giống lúa mới chọn tạo, nhập nội và thích nghi), trên 85% diện tích ngô trồng bằng giống ngô lai. Nhiều giống lúa chịu phèn, chua, mặn, chịu hạn,… được áp dụng sản xuất đại trà, góp phần mở rộng diện tích trồng lúa nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vòng gần 20 năm qua, năng suất lúa bình quân năm 2008 đạt 52,23 tạ/ha gấp 2,03 lần năm 1990 (25,7 tạ/ha) và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Đối với cây công nghiệp, các tiến bộ KH&CN về giống cây cao su (cho năng suất cao) và kỹ thuật thâm canh rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản 1-2 năm đã góp phần đưa sản lượng cao su tăng hơn 10 lần so với năm 1990, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu, mang về cho đất nước 1,59 tỉ USD (2008). Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chiếm 50% thị phần và đứng đầu thế giới, mang về cho đất nước hơn 300 triệu USD (năm 2007). Những kết quả nghiên cứu về giống, thổ nhưỡng, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh, phương pháp thu hoạch, chế biến đối với cây cà phê đã góp phần quan trọng đưa sản lượng cà phê của Việt Nam lên 900 nghìn tấn (tăng 10 lần so với năm 1990) và liên tục trong nhiều năm Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới với kim ngạch 1,5 tỉ USD (năm 2007).

+ Trong chăn nuôi – thú y: Việc tiến hành lai tạo giống bò trong nước với một số giống bò ngoại nhập để nâng cao tầm vóc và năng suất thịt đã được thực hiện rộng rãi trong toàn quốc. Tới năm 2005 đã có khoảng 25% bò lai trên tổng lượng đàn bò. Đàn bò sữa tăng từ gần 4 ngàn con năm 1985 lên gần 110 ngàn con năm 2008. Công nghệ cấy chuyền phôi đã ứng dụng thành công trong nhân nhanh các giống bò quí, cao sản. Chương trình nạc hóa đàn lợn với các công thức lai 2-3 máu giữa lợn ngoại với lợn nội cho tỉ lệ nạc cao (49-52%); lai 3-4 máu ngoại cho tỉ lệ nạc 56-60%. Đã chọn lọc, thích nghi được nhiều giống gia cầm như gà nuôi lấy thịt, gà nuôi lấy trứng; các giống vịt siêu trứng, siêu cao sản.

+ Trong thủy sản: cùng với các bộ ngành, địa phương liên quan, Bộ KH&CN đã có các chương trình, nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu thành công, tạo ra các công nghệ về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống tôm, cá, nhuyễn thể, kể cả các loài hải sản có giá trị cao (sinh sản nhân tạo tôm sú, tôm rảo, cá basa, cá tra, cá chim trắng, cá song, cá hồng, ngao, tu hài, ốc hương, cua biển...), làm chủ về kỹ thuật nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá nuôi. Các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng vượt bậc của ngành thuỷ sản với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần kim ngạch năm 1990 và gấp 220 lần năm 1980. Các mặt hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn HACCP, đáp ứng thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ.

+ Trong thủy lợi: Trong những năm qua các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN cũng đã có các kết quả ứng dụng có hiệu quả như: Thiết kế xây dựng lắp đặt hệ thống SCADA để tự động hoá quản lý (điều khiển và giám sát tự động từ xa các hệ thống công trình thuỷ lợi) giảm 25-30% chi phí quản lý vận hành hành; ngăn sông bằng công nghệ đập trụ đỡ (đã ứng dụng ở công trình đập Thảo Long – Thừa Thiên Huế, cống Đò Điệm – Hà tĩnh và 14 công trình ở Đồng bằng sông Cửu Long). Áp dụng công nghệ này đã giảm chi phí xây dựng khoảng 50% so với phương án truyền thống. Cùng với công nghệ đập trụ đỡ, công nghệ đập xà lan di động cũng đang được áp dụng rộng rãi trên hàng chục công trình ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các công nghệ thi công công trình hiện đại khác như: khoan phụt vữa áp lực cao, cọc bê tông cốt thép dự ứng lực, bê tông đầm lăn,... đã áp dụng thành công ở nhiều công trình như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Kè sông Đồng Nai khu vực Biên Hòa, Kè biển thị xã Hà Tiên, Kiên Giang,...

Như vậy, những trình bày ở trên cho thấy, sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước ta đối với phát triển CNTT đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với ngành CNTT, sự đầu tư để phát triển KH&CN các ngành kinh tế - xã hội trọng điểm quốc gia cũng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Chính từ những nỗ lực đầu tư như vậy, các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm qua đã có sự phát triển, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng GDP của quốc gia và thu nhập bình quân đầu người của nhân dân (khoảng 1.000 USD).

Tuy nhiên, xét tổng thể, mức đầu tư cho phát triển KH&CN của nước ta vẫn còn thấp (chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP) so với các nước trong khu vực (như Trung Quốc, 1,5% GDP), còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển (khoảng 3% GDP). Trong giai đoạn tới, cùng với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế cũng sẽ diễn ra ngày một sâu, rộng. Theo đó, việc tạo lập năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, như các quốc gia đi trước đã thực hiện, là một nhiệm vụ rất cấp thiết. Để thực hiện nhiệm vụ này, cùng với các bộ, ngành có liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có đề xuất với Chính phủ tăng cường nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách và từ ngoài ngân sách để triển khai thực hiện các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các tổ chức KH&CN (hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN), hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (tăng cường chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường công nghệ) và hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá để tạo lập vị thế cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Tại Công văn số 657b/BKHCN-VP ngày 7/4/2010 về việc bổ sung Công văn số 657/BKHCN-VP ngày 30/3/2010

1. Về đầu tư và phát triển KH&CN trong các ngành, lĩnh vực

Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư và đã có bước phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, công nghệ thông tin chỉ là một trong số các lĩnh vực công nghệ cao được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên đầu tư phát triển. Trong khung khổ hệ thống chương trình KH&CN trọng điểm nhà nước, ngoài chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (KC.01/06-10) còn có các chương trình sau:

- Chương trình KC.02/06-10: “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu”.

- Chương trình KC.03/06-10: "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Tự động hoá"

- Chương trình KC.04/06-10: "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học".

- Chương trình KC.05/06-10: "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo”

- Chương trình KC.06/06-10: "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sản phẩm chủ lực"

- Chương trình KC.07/06-10: "Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”.

- Chương trình KC.08/06-10: “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”

- Chương trình KC.09/06-10: "Khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội".



-Chương trình KC.10/06-10: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.

Việc đảm bảo đầu tư và triển khai đồng bộ các chương trình phát triển KH&CN thuộc các ngành, lĩnh vực có ý nghĩa then chốt như vậy đã từng bước xây dựng được năng KH&CN quốc gia, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước:

- Trong cơ khí chế tạo, ngành cơ khí tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng và có giá trị rất lớn. Cổng trục 450 tấn (cao 85 m, dài 120m, tự trọng 3.000 tấn) phục vụ Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, được chế tạo với tỉ lệ nội địa hoá 90% là thiết bị siêu trường, siêu trọng lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; chế tạo thành công cổng trục 700 tấn phục vụ nhà máy đóng tàu Dung Quất, cần trục 500 tấn phục vụ nhà máy thuỷ điện Se San, cẩu 1.200 tấn và hệ thống xy lanh thủy lực phục vụ thuỷ điện Sơn La thay thế hàng nhập ngoại và rút ngắn thời gian thi công. Các nhà khoa học trong ngành cơ khí chế tạo cũng đã làm chủ công nghệ chế tạo máy biến áp công suất lớn tới 125 MVA ở cấp điện áp cao tới 220 kV. Các sản phẩm cơ khí này đã giúp nước ta giảm hàng trăm triệu USD để nhập khẩu thiết bị.

- Trong y tế, từ việc triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm về y dược, trình độ y học của nước ta đã từng bước được nâng lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, do vậy, nhiều loại bệnh hiểm nghèo đã được phòng ngừa và từng bước được thanh toán như bệnh bại liệt, viêm não v.v...; Nhiều bệnh tật mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1 đã sớm có được kỹ thuật chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả; đã làm chủ được các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người như nội soi, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, các kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị các bệnh mạch vành tim, mạch máu não, quy trình kỹ thuật ghép thận, ghép gan; đã có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ quy trình sử dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, bệnh giác mạc, các tổn thương cơ xương khớp khó liền với giá thành điều trị thấp hơn nước ngoài, mỗi năm tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng.

- Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng loạt công trình KH&CN đã được triển khai và đạt được nhiều thành tựu to lớn về tạo giống, quy trình canh tác... góp phần quan trọng nâng cao vị thế nông nghiệp Việt Nam cả trong và ngoài nước.

+ Đối với cây lương thực: Chương trình giống đã mang lại hiệu quả lớn, đến nay trên 90% diện tích lúa được trồng bằng giống cải tiến (giống lúa mới chọn tạo, nhập nội và thích nghi), trên 85% diện tích ngô trồng bằng giống ngô lai. Nhiều giống lúa chịu phèn, chua, mặn, chịu hạn,… được áp dụng sản xuất đại trà, góp phần mở rộng diện tích trồng lúa nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vòng gần 20 năm qua, năng suất lúa bình quân năm 2008 đạt 52,23 tạ/ha gấp 2,03 lần năm 1990 (25,7 tạ/ha) và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Đối với cây công nghiệp, các tiến bộ KH&CN về giống cây cao su (cho năng suất cao) và kỹ thuật thâm canh rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản 1-2 năm đã góp phần đưa sản lượng cao su tăng hơn 10 lần so với năm 1990, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu, mang về cho đất nước 1,59 tỉ USD (2008). Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chiếm 50% thị phần và đứng đầu thế giới, mang về cho đất nước hơn 300 triệu USD (năm 2007). Những kết quả nghiên cứu về giống, thổ nhưỡng, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh, phương pháp thu hoạch, chế biến đối với cây cà phê đã góp phần quan trọng đưa sản lượng cà phê của Việt Nam lên 900 nghìn tấn (tăng 10 lần so với năm 1990) và liên tục trong nhiều năm Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới với kim ngạch 1,5 tỉ USD (năm 2007).

+ Trong chăn nuôi – thú y: Việc tiến hành lai tạo giống bò trong nước với một số giống bò ngoại nhập để nâng cao tầm vóc và năng suất thịt đã được thực hiện rộng rãi trong toàn quốc. Tới năm 2005 đã có khoảng 25% bò lai trên tổng lượng đàn bò. Đàn bò sữa tăng từ gần 4 ngàn con năm 1985 lên gần 110 ngàn con năm 2008. Công nghệ cấy chuyền phôi đã ứng dụng thành công trong nhân nhanh các giống bò quí, cao sản. Chương trình nạc hóa đàn lợn với các các công thức lai 2-3 máu giữa lợn ngoại với lợn nội cho tỉ lệ nạc cao (49-52%); lai 3-4 máu ngoại cho tỉ lệ nạc 56-60%. Đã chọn lọc, thích nghi được nhiều giống gia cầm như gà nuôi lấy thịt, gà nuôi lấy trứng; các giống vịt siêu trứng, siêu cao sản.

+ Trong thủy sản: cùng với các bộ ngành, địa phương liên quan, Bộ KH&CN đã có các chương trình, nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu thành công, tạo ra các công nghệ về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống tôm, cá, nhuyễn thể, kể cả các loài hải sản có giá trị cao (sinh sản nhân tạo tôm sú, tôm rảo, cá basa, cá tra, cá chim trắng, cá song, cá hồng, ngao, tu hài, ốc hương, cua biển...), làm chủ về kỹ thuật nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá nuôi. Các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng vượt bậc của ngành thuỷ sản với kim ngạch xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần kim ngạch năm 1990 và gấp 220 lần năm 1980. Các mặt hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn HACCP, đáp ứng thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ.

+ Trong thủy lợi: Trong những năm qua các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN cũng đã có các kết quả ứng dụng có hiệu quả như: Thiết kế xây dựng lắp đặt hệ thống SCADA để tự động hoá quản lý (điều khiển và giám sát tự động từ xa các hệ thống công trình thuỷ lợi) giảm 25-30% chi phí quản lý vận hành hành; ngăn sông bằng công nghệ đập trụ đỡ (đã ứng dụng ở công trình đập Thảo Long – Thừa Thiên Huế, cống Đò Điệm – Hà Tĩnh và 14 công trình ở Đồng bằng sông Cửu Long). Áp dụng công nghệ này đã giảm chi phí xây dựng khoảng 50% so với phương án truyền thống. Cùng với công nghệ đập trụ đỡ, công nghệ đập xà lan di động cũng đang được áp dụng rộng rãi trên hàng chục công trình ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các công nghệ thi công công trình hiện đại khác như: khoan phụt vữa áp lực cao, cọc bê tông cốt thép dự ứng lực, bê tông đầm lăn,... đã áp dụng thành công ở nhiều công trình như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Kè sông Đồng Nai khu vực Biên Hòa, Kè biển thị xã Hà Tiên, Kiên Giang,...

Cùng với những thành tựu phát triển KH&CN ở các ngành, lĩnh vực nêu ở trên, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhận thấy, đối với riêng ngành công nghệ chế biến, mặc dù đã có những thành tựu khích lệ về làm chủ công nghệ trong chế biến lương thực, thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; chế biến, bảo quản rau quả; chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp (cà phê, chè, hạt điều,...) nhưng năng lực chế biến, cũng như là bảo quản, ở quy mô công nghiệp còn yếu. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để phát huy năng lực chế biến ở quy mô công nghiệp không chỉ dựa vào riêng việc ứng dụng tiến bộ KH&CN mà rất cần những sự hỗ trợ khác liên quan đến cơ chế, chính sách đầu tư phát triển vùng sản xuất và vùng nguyên liệu đủ lớn để có thể sản xuất ở quy mô công nghiệp. Theo đó, để phát triển được ngành công nghệ chế biến ở nước ta, cần có thêm sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ của các bộ, ngành có liên quan ở trung ương và địa phương trong việc hoạch định phát triển các vùng nguyên liệu và các cụm sản xuất công nghiệp theo lợi thế và đặc trưng của từng vùng, miền, khu vực.



2. Định hướng giải pháp thực hiện

Những trình bày ở trên cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm và tập trung đầu tư để phát triển KH&CN ở những ngành, lĩnh vực có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Những thành tựu KH&CN đạt được trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thoát khỏi ngưỡng nghèo, có thu nhập thấp (năm 2009). Trong giai đoạn tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung thực hiện các định hướng giải pháp như sau:

- Tiếp tục tập trung phát triển KH&CN các ngành, lĩnh vực có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế (cơ khí chế tạo, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ thông tin,...) thông qua triển khai thực hiện các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, các chương trình KH&CN của các bộ ngành.

- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, xây dựng chính sách sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh cán bộ nghiên cứu khoa học. Phát triển các trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực của các trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các địa phương; xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học, các khu công nghệ cao; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật về thông tin khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học có năng lực, khuyến khích, đãi ngộ các chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ.

- Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, phát triển công nghệ cao, nâng cao năng suất-chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

- Thúc đẩy phát triển nhanh và hiệu quả hệ thống Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Tại Công văn số 807/VKSTC-VP ngày 5/4/2010 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ 6, Quốc hội khóa XII:

1. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị tăng phụ cấp trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện, vì chế độ phụ cấp hiện nay không còn phù hợp với việc tăng thẩm quyền mới khi giải quyết các vụ án dân sự, hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Cử tri tp Đà Nẵng kiến nghị:

+ Đề nghị, VKSND tối cao xem xét tăng cường biên chế cho các đơn vị quận huyện để khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết công việc hiện nay.

+ Đề nghị các Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm hoàn thiện cơ sở vật chất và cấp thêm kinh phí hoạt động cho các cơ quan kiểm sát cấp huyện.

Trả lời:

Thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc quyết định danh sách Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự và điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự, hiện nay toàn ngành kiểm sát có 693 Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền. Để đảm bảo thực hiện tốt thẩm quyền mới, VKSND tối cao đã chỉ đạo các VKSND địa phương kiện toàn về tổ chức bộ máy, chủ động tiến hành rà soát về biên chế cán bộ, Kiểm sát viên của các VKS cấp huyện để kịp thời điều động đủ cán bộ cho các đơn vị còn thiếu biên chế, tuyển chọn cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát để bổ nhiệm Kiểm sát viên cho VKSND cấp huyện được tăng thẩm quyền. Đến năm 2009, ngành kiểm sát có tổng biên chế 11.847 người, trong đó VKSND tối cao là 698 người, VKSND cấp tỉnh là 4.176 người và VKSND cấp huyện là 6.973 người. Tuy nhiên, thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp, VKSND các cấp phải tăng cường cán bộ, kiểm sát viên để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thì với biên chế hiện có sẽ rất khó khăn cho công tác kiểm sát. Do đó, VKSND tối cao đã trình và được UBTV Quốc hội quyết định bổ sung 1.896 biên chế cho ngành kiểm sát nhân dân thực hiện trong 2 năm 2010-2011 và số biên chế tăng thêm chủ yếu bổ sung cho VKS cấp huyện, cho các khâu công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.

VKSND tối cao đã và đang tiếp tục tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho VKSND cấp huyện, hầu hết VKSND cấp huyện đã có trụ sở làm việc, trừ một số VKSND huyện mới thành lập, chia tách nên địa phương chưa bố trí được địa điểm xây dựng trụ sở. VKSND tối cao cũng đã tăng cường đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc theo Đề án trang bị tài sản giai đoạn II (2006-2010) cho VKSND cấp huyện (VKS thành phố, thị xã thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố thuộc trung ương được trang bị 03 máy vi tính, 02 xe mô tô, 1 máy photocopy ngoài ra VKSND cấp huyện được trang bị: máy camera, máy ảnh, máy ghi âm…). Ngoài kinh phí theo đề án, VKSND cấp huyện còn được mua sắm trang thiết bị theo nguồn kinh phí mua sắm thường xuyên. Ngoài nguồn kinh phí chi thường xuyên cấp theo dự toán, VKSND tối cao còn hỗ trợ thêm cho VKSND cấp huyện kinh phí tăng thẩm quyền, kinh phí cho các VKS ở vùng sâu, vùng xa… Kinh phí hoạt động cho VKSND cấp huyện về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đảm bảo các điều kiện để VKS cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Do những bất cập trong việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên VKS các cấp, nhất là VKS cấp huyện, VKSND tối cao đã tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002, qua đó đã đề nghị Đảng và Nhà nước sửa đổi, bổ sung quy định về ngạch Kiểm sát viên theo hướng bỏ ngạch Kiểm sát viên gắn với cấp kiểm sát như hiện nay, đồng thời quy định ngạch Kiểm sát viên phù hợp với tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp theo yêu cầu cải cách tư pháp. Hiện nay, VKSND tối cao đang trình UBTV Quốc hội xem xét thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND.

VKSND tối cao đã phối hợp với các cơ quan tư pháp trung ương đề nghị và được Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức các cơ quan: Tòa án, Viện Kiểm sát…

Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước đổi mới chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp trách nhiệm đối cán bộ ngành kiểm sát nói chung, VKSND cấp huyện nói riêng, đảm bảo phù hợp với trách nhiệm và hoạt động đặc thù của VKS các cấp. Một số chế độ đặc thù như: Bồi dưỡng chế độ độc hại cho Kiểm sát viên trực tiếp kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và kiểm sát thi hành án tử hình; chi bồi dưỡng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát viên tham gia giải quyết các vụ án trọng điểm….



2. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm có hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật mới ban hành đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương để có sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương