UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang11/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   47

Trả lời

Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng xong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2009/NĐ-CP, và đang khẩn trương đề nghị các Bộ ngành liên quan tham gia ý kiến để thống nhất và sớm ban hành.



16. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho cán bộ, công chức y tế công tác tại xã 135 được hưởng chính sách như giáo viên tại xã 135.

Trả lời

Để bảo đảm chế độ chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trong nhiều năm nay, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách như ngành Giáo dục theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngày 30/7/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo quy định tại Nghị định này, kể từ ngày 15/9/2009 cán bộ, viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y công tác ở các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 70% và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hoặc cấp bậc quân hàm hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); được hưởng trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua, vận chuyển nước ngọt và sạch.

Theo hướng dẫn của Liên bộ, chính sách này cũng được áp dụng đối với viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y công tác tại các xã thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

17. Cử tri các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định kiến nghị: Luật Bảo hiểm y tế đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đang gây ra nhiều thắc mắc trong nhân dân như: Yêu cầu văn bản xác nhận của cơ quan Công an về tai nạn giao thông, khó khăn trong thực hiện cùng chi trả của các bệnh viện.. Đề nghị cần có các giải pháp để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.

Trả lời

Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế quy định không thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi bị tai nạn giao thông, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính quy định:

a) Trường hợp đã xác định được là không vi phạm pháp luật thì quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định;

b) Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông tự thanh toán các chi phí điều trị với cơ sở y tế. Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo quy định

Theo Luật Giao thông đường bộ, cơ quan công an có thẩm quyền xác nhận người bị nạn phạm luật hay không phạm luật. Khi có yêu cầu về góc độ bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm hoặc người có liên quan liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để được cung cấp tài liệu như sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan, bản kết luận điều tra tai nạn giao thông. Đó chính là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định lỗi và chi trả bảo hiểm.

Trong những vụ tai nan giao thông mà cảnh sát giao thông không có mặt để điều tra, cảnh sát giao thông sẽ không thể có biên bản để cung cấp cho người bị tai nạn được. Vì theo quy định, cảnh sát giao thông phải trực tiếp điều tra mới có biên bản. Do đó, khi xảy ra tai nạn, các bên có liên quan nên báo cho lực lượng chức năng để điều tra, làm rõ đúng, sai và bảo đảm lợi ích của mình.



18. Cử tri các tỉnh Đà Nẵng, Hưng Yên, Vĩnh Long, Long An, Phú Thọ, Cần Thơ kiến nghị: Cử tri đề nghị ngành Bảo hiểm Y tế thanh toán viện phí cho bệnh nhân tham gia mua bảo hiểm y tế ở tất cả các bệnh viện để tạo điều kiện cho người dân khám chữa bệnh tại các bệnh viện dễ dàng. Thực tế, việc quy định mua bảo hiểm và khám bệnh theo tuyến gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân, nhất là đối với bệnh nhân nặng.

Trả lời:

Việc quy định khám chữa bệnh theo tuyến điều trị đối với người bệnh bảo hiểm y tế là cần thiết và hợp lý, nhằm mục đích tạo điều kiện cho ng­ười bệnh đư­ợc tiếp cận với dịch vụ y tế thuận tiện, phù hợp với tình trạng bệnh tật, giảm bớt các chi phí không cần thiết, hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến kỹ thuật cao, tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn ở tuyến dư­ới.



    Quy định này cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh vì khi cần thiết phải chuyển viện thì cơ sở tuyến dưới sẽ chuyển tới bệnh viện tuyến trên theo quy định về chuyên môn của Bộ Y tế. Việc phân loại bệnh và chuyển đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật, đúng bệnh viện chuyên khoa điều trị sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí đi lại, hiệu quả điều trị cao. Việc khám chữa bệnh theo tuyến điều trị có những thuận lợi như sau:

- Người bệnh không phải đi xa, tốn kém chi phí không cần thiết; hệ thống y tế của nước ta hiện nay được tổ chức theo các tuyến điều trị để tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với tình trạng bệnh lý, nhiều trường hợp có thể điều trị tại các cơ sở tuyến dưới, kể từ tuyến xã, do đó không nhất thiết cứ mắc bệnh là phải lên các bệnh viện tuyến trên; về mặt chi phí, giá viện phí ở các bệnh viện tuyến trên sẽ cao hơn tuyến dưới, do vậy, người bệnh vừa phải trả viện phí cao hơn, vừa phải tốn kém thêm chi phí đi lại, ăn ở, tốn kém thời gian chờ đợi.

- Hạn chế tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, nâng cao nguồn lực đầu tư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cơ sở;

- Thuận lợi cho việc quản lý sức khỏe và thanh toán chi phí của cơ quan bảo hiểm xã hội, đồng thời phù hợp với quy định phân cấp trong quản lý tài chính hiện nay.

19. Cử tri Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, Phú Thọ, Bạc Liêu kiến nghị: Người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn về trình tự, thủ tục. Cử tri đề nghị ngành y tế cần nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế bình đẳng như các đối tượng khác; cải thiện thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong đón tiếp, điều trị và thanh toán viện phí; chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật, xét nghiệm nhằm tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.

Trả lời:

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh nói chung và người bệnh bảo hiểm y tế nói riêng là vấn đề được ngành y tế rất quan tâm vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, trong đó có người bệnh BHYT. Chính vì vậy, ngay sau khi Luật Bảo hiểm y tế được ban hành, Bộ Y tế đã ban hành Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 về “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế”. Chương trình này tập trung vào 4 mục tiêu:

- Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh

- Cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong tiếp đón, khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí đối với người bệnh Bảo hiểm y tế.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trong bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế.

- Chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật, xét nghiệm nhằm tiết kiệm nguồn lực y tế và chi phí khám, chữa bệnh.

Bộ Y tế đang tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình ở các cơ sở y tế và đưa kết quả thực hiện Chương trình thành một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua hằng năm đối với các cơ sở khám, chữa bệnh.

20. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cơ chế cho người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chưa cụ thể … Đề nghị Nhà nước sớm có giải pháp khắc phục vấn đề trên.

Trả lời

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, không có sự phân biệt giữa các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Về cơ bản không có sự khác biệt về mức đóng, về quyền lợi của người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế hay người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Tiếp thu ý kiến của Đại biểu, Bộ Y tế sẽ yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc lập danh sách, đóng tiền và cấp phát thẻ cho người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế.



21. Cử tri các tỉnh Bình Dương, Cần Thơ kiến nghị: Đối với chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, thủ tục hiện nay còn nhiều bất cập. Vì hiện nay có khá nhiều trường hợp trẻ em sinh ra không may bị mắc bệnh nhưng do chưa kịp làm thủ tục khai sinh, hộ khẩu … nên các bé không được khám, chữa bệnh miễn phí như quy định. Điều này gây thiệt thòi rất nhiều cho các bé. Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn đến vấn đề này và có biện pháp khắc phục tình trạng trên, đảm bảo quyền lợi cho các bé.

Trả lời

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/10/2009, việc khám chữa bệnh cho nhóm trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thực hiện theo hình thức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thay cho hình thức khám chữa bệnh miễn phí hiện nay.

Để tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, khắc phục những bất cập trong thời gian qua, khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế- Tài chính đã quy định: “Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế; trường hợp chưa có thẻ bảo hiểm y tế thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì Thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”

22. Cử tri các tỉnh Cà Mau, Cần Thơ, Thái Bình kiến nghị: Hiện nay các cơ sở Y tế không khám bệnh bảo hiểm y tế ngày thứ 7 và chủ nhật. Cử tri cho rằng: Đóng bảo hiểm y tế là đóng chọn cả năm (365 ngày) nhưng cử tri khám bệnh bảo hiểm y tế vào ngày thứ 7, chủ nhật thì phải trả tiền, như vậy là không công bằng. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh cả ngày thứ 7 và chủ nhật cho những người khám bảo hiểm y tế.

Trả lời

Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 1994, ngày 17/9/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ. Tuy nhiên, do đặc thù công việc của ngành y tế liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, Bộ Y tế đã ban hành quy chế thường trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ tại các bệnh viện đảm bảo làm việc liên tục 24 giờ để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu; theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến xấu, diễn biến bất thường đối với người bệnh thuộc diện chăm sóc cấp I,...

Việc thực hiện chế độ khám, chữa bệnh thông thường vào các ngày lễ, ngày nghỉ sẽ liên quan đến các vấn đề về nhân lực, tổ chức thực hiện, chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế,... và sẽ ảnh hưởng đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động, trái với quy định tại Bộ Luật Lao động.

Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, giải quyết yêu cầu khám chữa bệnh của người dân, Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính đã quy định: “Trường hợp cơ sở y tế do quá tải phải tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ hành chính; khám chữa bệnh trong những ngày nghỉ, ngày lễ thì người có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế được hưởng như quy định đối với khám bệnh, chữa bệnh trong ngày làm việc. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất chỉ đạo thực hiện đối với các cơ sở y tế thuộc địa phương cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.”



23. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Theo Quyết định 139/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì có 3 đối tượng được thụ hưởng chính sách này là: nhân dân các xã vùng 3, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Nhưng theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế thì chỉ có 2 đối tượng được thụ hưởng là đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế để thống nhất trong việc triển khai.

Trả lời

Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, giải quyết khó khăn và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trong thời gian qua

Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách còn hạn chế và để tránh tình trạng bao cấp tràn lan, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng được hỗ trợ ngân sách để tham gia BHYT, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định cụ thể hơn 2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, đó là những người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Riêng người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% - 50% mức đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, về cơ bản người dân tộc Kinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế.



24. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Đối với những trường hợp hộ nghèo, người được hưởng chính sách khác có bảo hiểm y tế, khi khám, chữa bệnh được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí. Nhưng trên thực tế người nghèo khi bệnh tật không có khả năng thanh toán số tiền còn lại thì họ phải chịu bệnh tật suốt đời. Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn về chính sách khám chữa bệnh đối với đối tượng này.

Trả lời

Để tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ y tế, Nhà nước đã hỗ trợ chi phí khi khám chữa bệnh. Thực tế trong những năm qua bình quân mỗi năm có khoảng 15 triệu người nghèo được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, chi phí cho hoạt động này được lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, người nghèo khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng quy định sẽ được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh, người bệnh sẽ phải đồng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh. Việc thực hiện đồng chi trả đã được Quốc hội quy định. Mục đích của quy định này là để:

- Nâng cao trách nhiệm của ngư­ời tham gia bảo hiểm y tế trong việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

- Bảo đảm công bằng giữa những ngư­ời tham gia bảo hiểm y tế trong việc sử dụng dịch vụ y tế. Với mức đóng bảo hiểm y tế nh­ư hiện nay, thì cùng chi trả là góp phần chia sẻ với Quỹ bảo hiểm y tế.

Để giải quyết khó khăn cho người nghèo trong điều trị, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí lớn khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, tùy thuộc và tình hình ngân sách của địa phương hoặc quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cho người nghèo.



25. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ cần chỉnh sửa Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg quy định các đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế phải bao gồm cả những người là dân tộc Kinh không thuộc diện hộ nghèo hiện đang sinh sống lâu năm tại các vung đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc vì số lượng người Kinh ở miền núi không nhiều, họ đã sinh sống xen lẫn giữa cộng đồng người dân tộc thiểu số từ lâu tại các tỉnh miền núi, cũng trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, địa lý như nhau và cũng có hoàn cảnh khó khăn như người dân tộc thiểu số, tránh tình trạng phân biệt dân tộc giữa những người sống cùng cộng đồng.

Trả lời

Trong thời gian qua, Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 cña Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo đã giải quyết được khó khăn và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế và tránh tình trạng bao cấp tràn lan, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng được hỗ trợ ngân sách để tham gia bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định cụ thể hơn về 2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, đó là những người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Riêng người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình được NSNN hỗ trợ tối thiểu 30% - 50% mức đóng BHYT. Như vậy, về cơ bản người dân tộc Kinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế.

26. Cử tri tỉnh Lai Châu, Đồng Nai kiến nghị: Theo Thông tư liên tịch số 9/2009/TTLT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế, tại điểm a khoản 3, điều 8 quy định “mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trường hợp bị tai nạn giao thông mà không vi phạm pháp luật về giao thông do quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán”. Tuy nhiên có nhiều trường hợp khi cơ quan bảo hiểm y tế giám định đối với những trường hợp bị tai nạn giao thông rất khó xác định chính xác bệnh nhân có vi phạm pháp luật về giao thông hay không, đặc biệt là tai nạn giao thông ở vùng sâu, vùng xa nơi không có lực lượng cảnh sát giao thông thường trực, vì vậy đề nghị cần quy định rõ về thẩm quyền của cơ quan chức năng trong việc xác định và kết luận đối với những bệnh nhân bị tai nạn giao thông có hoặc không vi phạm pháp luật.

Trả lời

Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế quy định không thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi bị tai nạn giao thông, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính quy định:

a) Trường hợp đã xác định được là không vi phạm pháp luật thì quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định;

b) Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông tự thanh toán các chi phí điều trị với cơ sở y tế. Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo quy định

Theo Luật Giao thông đường bộ, cơ quan công an có thẩm quyền xác nhận người bị nạn phạm luật hay không phạm luật. Khi có yêu cầu về góc độ bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm hoặc người có liên quan liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để được cung cấp tài liệu như sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan, bản kết luận điều tra tai nạn giao thông. Đó chính là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định lỗi và chi trả bảo hiểm.

Trong những vụ tai nan giao thông mà cảnh sát giao thông không có mặt để điều tra, cảnh sát giao thông sẽ không thể có biên bản để cung cấp cho người bị tai nạn được. Vì theo quy định, cảnh sát giao thông phải trực tiếp điều tra mới có biên bản. Do đó, khi xảy ra tai nạn, các bên có liên quan nên báo cho lực lượng chức năng để điều tra, làm rõ đúng, sai và bảo đảm lợi ích của mình.



27. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị tăng ngân sách hàng năm cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm cả chi phí đầu tư nhân lực, thiết bị kiểm nghiệm, thông tin tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập.

Trả lời

Bộ Y tế nhất trí với kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên về đề nghị tăng ngân sách hàng năm cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm cả chi phí đầu tư nhân lực, thiết bị kiểm nghiệm, thông tin tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Thực tế, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu, các Dự án quốc tế, nghiên cứu khoa học, tái đầu tư từ nguồn thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), … nhưng chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ năm 2001, Dự án bảo đảm chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm chính thức là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS (Quyết định 190/2001/QĐ-TTg). Đến năm 2007, Dự án bảo đảm chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm được tách ra và nâng lên thành Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 (Quyết định 149/2007/QĐ-TTg). Nguồn kinh phí hàng năm đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có tăng (từ 20 tỷ đồng năm 2001 lên 215 tỷ đồng năm 2010, nhưng còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.

Năm 2009, với nỗ lực thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP, hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra VSATTP đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương với sự ra đời của 63 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.

Hầu hết các Chi cục mới thành lập chưa có trụ sở làm việc, và được đặt tạm ở một số phòng của các đơn vị y tế khác như Trung tâm Y tế Dự phòng, Sở Y tế, Trung tâm Dân số và Kế hoạch hoá gia đình... Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các nhiệm vụ được giao.

Về nhân lực, trung bình mỗi Chi cục có khoảng 8 – 20 người, được tuyển từ các Trung tâm Y tế, bệnh viện, Sở Y tế... Phần lớn các cán bộ chưa được đào tạo chuyên khoa. Như vậy về nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn (có Chi cục chỉ có 01 Bác sỹ). Trong khi đó, một số cán bộ của Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không muốn chuyển sang Chi cục vì chức năng nhiệm vụ không thay đổi mà lại không được hưởng 35% phụ cấp đặc thù (hệ y tế dự phòng).

Do vậy, việc tăng kinh phí để đầu tư cho các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, thanh tra chuyên ngành; mua sắm trang thiết bị, đồng thời mua sắm phương tiện đi lại (ô tô) phục vụ công tác là hết sức cấp thiết và đòi hỏi một lượng đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, hệ thống kiểm nghiệm trong năm 2009 đã hoàn chỉnh về tổ chức với sự ra đời của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia, 03 Trung tâm kiểm nghiệm ATTP khu vực và tận dụng 63 labo xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng cũng cần phải được nâng cấp, đầu tư đồng bộ để có thể chuẩn hóa Labo theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt là chuẩn hóa một số kỹ thuật đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật cao.

Công tác thông tin tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cần đi trước một bước trong các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác này sẽ nâng cao được nhận thức và thực hành của người quản lý, lãnh đạo, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Đặc biệt là giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm an toàn. Công tác này cũng cần đầu tư kinh phí.

28. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh để Ủy ban nhân dân các cấp chủ động trong việc đề ra những biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi có dịch bệnh, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương