UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

91. Một số dự án ở Trung ương đã có Quyết định thu hồi đất: Dự án Công nghệ cao Hòa Lạc, dự án Đại học quốc gia Hà Nội, dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc. Đã thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng từ 3 năm nay, theo quy định của Nghị định 17/NĐ-CP của Chính phủ thì các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ đất dịch vụ. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm giải quyết.

Trả lời::

Thực hiện Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ. UBND tỉnh Hà Tây Ban hành Quyết định số 1098/2007/QĐ-UB ngày 28/6/2007 và Quyết định số 371/2008/QĐ-UBND ngày 22/02/2008 để hỗ trợ bằng đất dịch vụ cho các hộ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mức hỗ trợ bằng 10% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Khi thực hiện bồi thường GPMB các dự án Mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc; Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội... các hộ dân thuộc huyện Thạch Thất bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được giải quyết đất dịch vụ theo quy định của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) do các Chủ đầu tư chưa chuẩn bị được quỹ đất theo quy hoạch để bố trí đất dịch vụ cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Mặt khác, do các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Thạch Thất đều được giao đất nông nghiệp thành nhiều thửa tại các vị trí khác nhau và các thửa đất nông nghiệp của các hộ bị thu hồi liên quan đến nhiều dự án thu hồi đất, UBND huyện Thạch Thất phải tổng hợp diện tích bị thu hồi của từng hộ ở các dự án để lên phương án tạo quỹ đất hỗ trợ đất dịch vụ cho các hộ tại một vị trí. Việc rà soát, tổng hợp đang triển khai thì đến thời điểm hợp nhất về Hà Nội theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH và từ thời điểm 01/08/2008 phải thực hiện theo chính sách chung của Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố, hỗ trợ bằng đất ở đối với các hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao. Các chủ đầu tư chưa chuẩn bị kịp quỹ đất để giao cho các hộ theo quy định thì cơ chế chính sách thay đổi theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ được cụ thể hóa tại khoản 3, Điều 13, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố (thay chính sách hỗ trợ giao đất dịch vụ bằng chính sách hỗ trợ 05 lần giá đất nông nghiệp).

Để xử lý các nội dung chuyển tiếp trong việc áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ trên, UBND Thành phố đã có chỉ đạo giải quyết tại văn bản số 6027/UBND-TNMT ngày 03/8/2010, cụ thể: “Đối với các dự án chuyển tiếp, trường hợp những hộ gia đình đến nay chưa được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng giao đất dịch vụ hoặc đất ở một lần theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 và số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, nếu tại dự án đã chấp thuận cơ chế, chính sách giao đất dịch vụ hoặc đất ở tại Quyết định phê duyệt phương án tổng thể hoặc UBND cấp tỉnh hay UBND cấp huyện có thông báo bằng văn bản cam kết có giao đất dịch vụ, đất ở và chủ đầu tư đã chuẩn bị quỹ đất để giao đất ở, đất dịch vụ theo quy hoạch, nếu người dân có nguyện vọng tiếp tục thực hiện việc giao đất theo nội dung đã thông báo hoặc cam kết thì UBND cấp huyện báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét giải quyết cho từng dự án cụ thể”.

* Huyện Từ Liêm

92. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm giải quyết cho nhân dân xã Mỹ Đình sử dụng n­ước sạch Sông Đà và đề nghị Thành phố tiếp tục quan tâm đầu t­ư cho các xã: Minh Khai, Đông Ngạc, Liên Mạc, Thuỵ Ph­ương, Tây Tựu, Xuân Phư­ơng, Phú Diễn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Trung Văn của huyện Từ Liêm sớm đ­ược sử dụng nguồn n­ước sạch của Thành phố.

Trả lời:

Việc cấp nước cho các xã huyện Từ Liêm do Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty CPĐTXD & Kinh doanh nước sạch đảm nhận, được phân vùng quản lý theo quy định của UBND Thành phố.

Hiện nay, xã Đông Ngạc đã được Công ty nước sạch Hà Nội cấp nước cho nhân dân.

- Đối với xã Liên Mạc, UBND Thành phố đã có Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 08/02/2010 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước xã Liên Mạc, hiện Công ty Nước sạch Hà Nội đang lập dự án, dự kiến năm 2011 sẽ cấp nước cho nhân dân.

- Đối với xã Trung Văn dự án cấp nước do Công ty Viwaco làm chủ đầu tư, Hiện nay đã cấp nước sông Đà cho khoảng 50% xã Trung văn (gồm một số khu đô thị và cụm dân cư) thông qua các chủ đầu tư thứ cấp qua đổng hồ tổng. Dự kiến năm 2010 cấp nước sạch cho 85% dân cư và 2011 phấn đấu 100% dân trong xã được cung cấp nước sạch.

- Đối với xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm dự án cấp nước do Công ty Viwaco làm chủ đầu tư. Hiện nay nước sông Đà đã cấp cho khoảng 50% dân số xã Mỹ Đình, dự kiến năm 2010 cấp nước sạch cho 85% dân cư và 2011 phấn đấu 100% dân trong xã được cung cấp nước sạch.

- Đối với các xã còn lại, UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Xây dựng chỉ đạo các công ty cấp nước nghiên cứu, đề xuất lập dự án xây dựng hệ thống cấp nước các xã còn lại huyện Từ Liêm.

93. Đề nghị HĐND Thành phố giám sát các công trình chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như­ Bảo tàng Hà Nội. Tăng c­ường giám sát công tác xây dựng và sử dụng công trình công cộng như­ khu đô thị Mỹ Đình không có khu vui chơi, không có chợ... và đề nghị UBND Thành phố đầu t­ư xây dựng một chợ ở khu đô thị Mỹ Đình phục vụ nhân dân.

Trả lời:

Để tăng cường công tác giám sát việc thực hiện dự án của các chủ đầu tư khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (tại Quyết định số 6467/QĐ-UBND ngày 10/12/2009) để thực hiện kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư đảm bảo tuân thủ theo đúng quy hoạch và dự án được duyệt.

Hiện nay khu đô thị Mỹ Đình I và Mỹ Đình II đã đầu tư hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật, riêng khu đô thị Mỹ Đình II đã đầu tư cơ bản hoàn thành các công trình nhà ở. Các công trình hạ tầng xã hội tại Khu đô thị đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Việc đầu tư xây dựng chợ tại các khu đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của khu vực và quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn. Kiến nghị việc đầu tư xây dựng chợ tại khu đô thị Mỹ Đình của nhân dân, UBND Thành phố sẽ giao Sở Công thương và Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét giải quyết cho phù hợp.



94. Hệ thống thoát nư­ớc xuống cống Liên Mạc II chảy ra sông Nhuệ xuống cấp, đề nghị UBND Thành phố kiểm tra giải quyết.

Trả lời:

Hệ thống thoát nước xuống cống Liên Mạc II nằm tại vị trí khoảng K0+600 sông Nhuệ, cống tròn có đường kính 1 mét, không có cửa van, trước đây là cống tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một phần diện tích của xã Thuỵ Phương huyện Từ Liêm, hiện nay tiêu thoát nước của 2 thôn thuộc xã Thuỵ Phương, cống này do xã Thuỵ Phương quản lý. Tuy nhiên qua kiểm tra thực trạng cống đã bị hư hỏng, sập vỡ, UBND thành phố chỉ đạo UBND huyện Từ Liêm giao xã Thuỵ Phương xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp cống sớm nhất để đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.



95. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đầu t­ư nâng cấp đư­ờng 69 và đ­ường Trần Cung hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hư­ởng đến môi trư­ờng và không an toàn cho nhân dân khi tham gia giao thông.

Trả lời:

Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thường xuyên thực hiện công tác duy tu, duy trì. Nội dung cử tri nêu, UBND Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT cho kiểm tra và tiến hành duy tu sửa chữa những chỗ hư hỏng, đảm bảo giao thông êm thuận.



96. Đề nghị UBND Thành phố sớm nghiên cứu việc triển khai Quyết định số 08 của Bộ Xây dựng để nhiệm vụ của Tổ dân phố và Ban quản trị khu đô thị tránh chồng chéo.

Trả lời:

-Về việc quản lý sử dụng nhà chung cư và các khó khăn vướng mắc khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư, ngày 18/8/2009 UBND Thành phố đã có văn bản số 7991/UBND-XD gửi Bộ Xây Dựng báo cáo một số nội dung vướng mắc trong triển khai thực hiện Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 25/5/2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, trong đó có nội dung quy định tổ chức Hội nghị nhà chung cư và trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản trị nhà chung cư. Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 về việc hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; trong đó có nội dung quy định quyền và trách nhiệm của Ban quản trị thực hiện như kiến nghị của UBND Thành phố tại báo cáo nêu trên (Khoản 2, Điều 14).

-Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ), trong đó có quy định quyền và trách nhiệm của ban quản trị nhà chung cư có theo Điều 72 của Luật Nhà ở và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thì quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (khoản 2, Điều 50). Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 (có hiệu lực từ ngày 15/10/2010) quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 26/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó có quy định: đối với nhà ở xã hội (được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách) là nhà chung cư thì việc quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 36/2009/TT –BXD ngày 16/11/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (Điểm e, Khoản 2 Điều 17).

-Ngày 11/11/2009, Sở Xây dựng Hà Nội đã có Văn bản số 9118/SXD-QLN báo cáo và đề nghị UBND Thành phố giao UBND các quận, huyện kiểm tra rà soát các nhà chung cư đã đưa vào sử dụng trên địa bàn quận, huyện để đôn đốc các chủ đầu tư hoặc công ty đang quản lý nhà chung cư chuẩn bị nội dung để tổ chức Hội nghị nhà chung cư; trình tự, thủ tục ra quyết định công nhận Ban quản trị tại các nhà chung cư đã thành lập, thành phần, cơ cấu, quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư, trong đó có nội dung:

Ban quản trị nhà, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà, cụm nhà chung cư bầu ra. Ban quản trị nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư được bầu từ 05 đến 15 thành viên, tùy theo điều kiện cụ thể của nhà, cụm nhà chung cư đó. Thành phần Ban quản trị bao gồm Bí thư chi bộ, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố, đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng và đại diện của Chủ đầu tư hoặc Công ty đang quản lý nhà chung cư. Cơ cấu Ban quản trị gồm 01 Trưởng ban và 01 hoặc 02 Phó ban, trong đó có 01 Phó ban là thành phần do chủ đầu tư hoặc Công ty đang quản lý nhà chung cư cử tham gia Ban quản trị. Ban quản trị nhà, khu nhà chung cư là một tổ chức tự quản nên quyền và trách nhiệm bước đầu chỉ thực hiện: Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư; thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của chủ sở hữu, người sử dụng trong nhà chung cư về các vấn đề liên quan tới việc quản lý sử dụng để phản ảnh với Chủ đầu tư, Công ty đang quản lý nhà chung cư, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan xem xét giải quyết; phối hợp với chính quyền địa phương, Chủ đầu tư hoặc Công ty đang quản lý nhà chung cư, Tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư.

Hiện nay UBND Thành phố đang chỉ đạo Sở Xây dựng đang tiếp thu đề nghị của UBND các quận, huyện để trình UBND Thành phố quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư nhằm phù hợp với quy định mới của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.



* Huyện Sóc Sơn

97. Đề nghị UBND Thành phố việc đặt tên cho một số đường phố nên thông báo công khai nhân dân để nhân dân biết, góp ý và cung cấp những thông tin về ý nghĩa của tên đường phố đó.

Trả lời:

Về việc đặt tên đường phố, UBND Thành phố đã giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng được quy định tại điều 11 Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội (được ban hành kèm theo quyết định số 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội). Tất cả các đường phố dự kiến đặt tên đều được khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin (do quận, huyện và xã, phường cung cấp) thể hiện sơ đồ, nội dung xin ý kiến của UBND quận, huyện sở tại bằng văn bản (bước 3) và công bố công khai trên các báo, đài của Thành phố (bước 4).

Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Huyện Sóc Sơn không có báo cáo và đề xuất danh mục đề nghị đặt, đổi tên đường phố năm 2009 và 2010.

98. Đề nghị UBND Thành phố kéo dài tuyến xe buýt 56 đến ngã ba Thá - xã Xuân Giang. Mở thêm tuyến xe buýt từ Nam Thăng Long đi Phố Nỷ. Tăng cường thêm tuyến buýt số 56 vào các giờ cao điểm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, làm việc, học hành của con em tại địa phương tránh xảy ra tình trạng bỏ bến vào các giờ cao điểm như hiện nay.

Trả lời:

* Đề nghị kéo dài tuyến buýt số 56 đến ngã 3 Thá - xã Xuân Giang: Việc kéo dài tuyến buýt số 56 đến ngã 3 Thá - xã Xuân Giang nằm trong chương trình mở rộng vùng phục vụ của xe buýt Thành phố. Để phục vụ việc này, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức nhiều buổi khảo sát và làm việc với UBND Xã Xuân Giang để bố trí điểm đầu cuối cho tuyến buýt số 56. Do đặc điểm phương tiện sử dụng trên tuyến 56 là loại xe có sức chứa 80 hành khách, có kích thước rất lớn nên UBND Xã vẫn chưa có phương án bố trí điểm đầu cuối phù hợp cho tuyến nên vẫn chưa thực hiện kéo dài tuyến được. Về việc này Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ làm việc với UBND Xã Xuân Giang để sớm có phương án điều chỉnh tuyến.

* Mở thêm tuyến buýt từ Nam Thăng Long đi Phố Nỉ: Trong mạng lưới xe buýt Thành phố Hà nội hiện nay đang có tuyến buýt số 15: Long Biên – Phố Nỉ hoạt động từ 5h đến 21h với 179 lượt/ngày, tần suất 10-15 phút/lượt.

Để đi từ Nam Thăng Long đến Phố Nỉ hành khách có thể đi các tuyến buýt số 46, 53 (các tuyến hoạt động từ 5h đến 21h, với tổng số lượt 288 lượt/ngày, bình quân 4 phút/lượt) để chuyển sang tuyến buýt số 15 đi Phố Nỉ tại các điểm dừng trên Quốc lộ 3 rất thuận lợi, nhanh chóng.

* Tăng cường tuyến buýt số 56 vào giờ cao điểm: Để giảm tải cho tuyến 56 vào các giờ cao điểm. Từ ngày 26/05/2010 Sở GTVT đã đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh số 56 với 10 lượt/ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Về kiến nghị tăng cường thêm lượt xe tuyến 56 vào giờ cao điểm, Sở GTVT sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát và nghiên cứu phương án tăng cường thêm số lượt xe buýt nhanh hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

99. Đề nghị UBNDThành phố đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thuộc dự án các xã nghèo vì hiện nay thi công rất chậm.

Trả lời:

UBND thành phố giao Chi cục Phát triển nông thôn, thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư các dự án thuộc Dự án các xã nghèo huyện Sóc Sơn gồm 2 dự án tổng thể là: Dự án tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo ở 8 xã còn nhiêù hộ nghèo huyện Sóc Sơn phê duyệt tại Quyết định số 5337/QĐ-UBND ngày 04/9/2003 của UBND Thành phố; Dự án tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo ở 7 xã còn nhiêù hộ nghèo huyện Sóc Sơn phê duyệt tại Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND Thành phố. Trong mỗi dự án tổng thể trên gồm 5 dự án thành phần là:

- Dự án Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến ngư.

- Dự án Xây dựng nâng cấp, cải tạo hệ thống Giao thông nông thôn.

- Dự án Xây dựng nâng cấp, cải tạo các công trình Thủy lợi.

- Dự án Hỗ trợ đầu tư Nước sinh hoạt nông thôn.

- Dự án Xây dựng cải tạo chợ nông thôn.

Đối với các Dự án thành phần thuộc Dự án tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo ở 8 xã còn nhiêù hộ nghèo huyện Sóc Sơn tới nay cơ bản đã hoàn thành, phục vụ tích cực nhân dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, chỉ còn xây dựng 3 chợ ở 3 xã Quang Tiến, Tân Dân và Tân Minh do địa phương chưa bàn giao mặt bằng thi công. UBND thành phố yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo UBND 3 xã trên nhanh chóng bàn giao mặt bằng để Chủ đầu tư thi công, hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Đối với các Dự án thành phần thuộc Dự án tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo ở 7 xã còn nhiêù hộ nghèo huyện Sóc Sơn: Theo thời gian phê duyệt thực hiện dự án 2008-2012, hiện nay Chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành việc lập các Dự án thành phần, đang trình Thành phố phê duyệt để tổ chức thi công vào các năm 2011, 2012. Riêng Dự án Hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến ngư đã được UBND Thành phố phê duyệt, hiện nay đang tổ chức thực hiện ở 7 xã huyện Sóc Sơn; bước đầu phát huy tác dụng tốt.

Các dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ nếu có sự phối hợp tích cực của nhân dân và chính quyền các xã vùng dự án.



100. Đề nghị UBND Thành phố tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm và có biện pháp xử lý đối với nguồn nước thải của khu công nghiệp Nội Bài làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực xung quanh.

Trả lời:

Công ty TNHH Phát triển Nội Bài là chủ đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nội Bài, hiện có 38 đơn vị thuê đất để đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, mạ, sản xuất phụ tùng các phương tiện vận tải..;

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước trong KCN Nội Bài: Năm 2009 kiểm tra 17 đơn vị, năm 2010 kiểm tra 7 đơn vị, tổng số có 15/24 đơn vị có phát sinh nước thải công nghiệp trong đó có 3 đơn vị đã được cấp phép xả nước thải.

Công ty đã đầu tư trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 1.300m3/ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt của các doanh nghiệp trong KCN. Theo nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-MTg ngày 09 tháng 5 năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì việc xử lý nước thải công nghiệp phát sinh tại các nhà máy sẽ do các nhà máy tự xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN chảy ra mương nội đồng Quang Tiến và ra sông Cà Lồ, do đó Công ty chưa kiểm soát được nước thải công nghiệp của toàn khu. Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp năm 2009 có 6/11 đơn vị mẫu nước thải có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.

Để quản lý nước thải công nghiệp của toàn khu và giải quyết những bất cập trong công tác quản lý của KCN, UBND Thành phố giao trách nhiệm cho Công ty TNHH Phát triển Nội Bài trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là việc xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.

101. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm, đầu tư xây dựng đường gom 2 bên đường quốc lộ 18 phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân địa phương.

Trả lời:

Quốc lộ 18 hiện do Bộ GTVT quản lý. UBND Thành phố sẽ đề nghị Bộ GTVT cho ý kiến để giải đáp kiến nghị của cử tri.



102. Đề nghị Thành phố thực hiện cơ chế nhất quán việc thu hồi đất phục vụ GPMB đối với các dự án trên địa bàn, thực hiện việc thu hồi nốt các diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẹt dưới 60m2 thuộc dự án đường nối cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài và có chính sách xã hội trong việc đào tạo nghề cho con em địa phương những người bị mất đất do bị thu hồi bởi các dự án.

Trả lời:

Về chính sách chung, tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBNd ngày 29/9/2009, UBND Thành phố đã có quy định, cơ chế cụ thể trong việc thu hồi phần diện tích đất ở, đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng nhưng không đủ điều kiện để xây dựng công trình hoặc canh tác.

- Về chính sách xã hội trong việc đào tại nghề cho người bị thu hồi đất: theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất được quy định rõ: Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy tại Khoản 1 Điều 40, có nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học môt nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/thẻ.

UBND Thành phố cũng đã giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng trong việc xây dựng các quy định, chính sách cụ thể nhằm triển khai đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.



103. Đề nghị Thành phố có biện pháp, chính sách đối với những khu dân cư chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và khí thải do máy bay gây ra.

Trả lời:

Đây là vấn đề mới, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành, UBND thành phố sẽ xem xét và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên Môi trường và Cụm cảng hàng không phía Bắc thuộc Tổng Cục hàng không dân dụng Việt Nam nghiên cứu đề xuất.



104. Đề nghị Thành phố xem xét lại việc xây dựng trục đường Thăng Long nối dài đường Hoàng Quốc Việt đến chân núi Ba Vì.

Trả lời:

Ngày 17/8/2010, UBND Thành phố đã có công văn 6496/UBND-XD gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, ngoài các phân tích về kỹ thuật quan điểm công văn có nêu:

- Yêu cầu về tính khả thi và nguồn lực tài chính: Sẽ phải di dời nhiều khu vực làng xóm, một số khu vực với hiện trạng dầy đặc các dự án đã và đang được đầu tư xây dựng (đặc biệt trên đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường 3,5). Hơn nữa, trong bối cảnh và điều kiện kinh tế của Quốc gia nói chung và Hà Nội hiện nay, cần phải huy động nguồn kinh phí để đầu tư phát triển đồng thời nhiều công trình trọng điểm thiết thực khác của Thủ đô, nên khả năng tài chính và nguồn lực thực hiện cần phải được cân nhắc thận trọng.

- Với những lý do trên thì không cần thiết phải tạo lập một tuyến giao thông có quy mô lớn và đi thẳng như đề xuất của tư vấn mà chỉ cần có giải pháp quản lý chặt chẽ không gian nối kết theo hệ trục này. Chỉ tập trung tạo dựng hệ trục không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng với những công trình có ý nghĩa thời đại, những không gian quảng trường, giao lưu cộng đồng gắn với công viên vui chơi giải trí lớn của Thủ đô, trong phạm vi từ đường 3,5 đến đường vành đai 4. Như vậy các nội dung nêu trên chỉ là góp ý để tư vấn nghiên cứu, (hoàn chỉnh phương án thiết kế) không hoàn toàn phản đối.

Ngày 31/9/2010 UBND Thành phố đã cử một nhóm chuyên gia của Sở Quy hoạch - Kiến trúc sang làm việc trực tiếp với Cục Xây dựng, Vụ Quản lý quy hoạch kiến trúc và Viện Quy hoạch để trao đổi thống nhất trong 3 ngày (01,03,05 tháng 9/2010) về các nội dung tại công văn 6496/UBND-XD ngày 17/8/2010 tập trung vào 3 vấn đề lớn: Đất dự trữ, Trục Hồ Tây – Ba Vì, Vành đai xanh.

Trong đó cả 2 bên đã chứng minh nhu cầu, khả năng, sự cần thiết và qui mô tuyến đường, về cơ bản đã được thống nhất: Đây là tuyến đường cảnh quan, hỗ trợ cho giao thông và kết nối thành phố trung tâm lên Trung tâm Văn hoá Du lịch Ba Vì, kết hợp tạo ra một khu trung tâm mang tính thời đại mới: để xây dựng các công trình văn hoá, công viên giảm tải cho thành phố lõi trung tâm và những nhu cầu văn hoá xã hội của Thành phố cũ không giải quyết được.

Ngày 06/9/2010, UBND Thành phố có công văn 7061/UBND-XD gửi Hội đồng thẩm định Nhà nước có nêu:

- Để tạo ra các trục không gian cảnh quan từ Trung tâm Ba Đình - Hồ Tây về các phía Cổ Loa, Sóc Sơn và Ba Vì, trục này mang tính chất trục không gian cảnh quan hỗ trợ liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình - Hồ Tây - Tây Hồ Tây - Trung tâm văn hoá du lịch Ba Vì. Trục này nên kết thúc tại trước hồ Đồng Mô chân núi Ba Vì.

- Đoạn ngoài Vành đai 4 đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô và mặt cắt ngang tuyến theo tính toán của đồ án và sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu.

- Đoạn từ Vành đai 3,5 đến Vành đai 4 cơ bản đi thẳng tạo lập không gian mở gồm: quảng trường, vườn hoa, không gian xanh kết nối hành lang xanh và vành đai xanh sông Nhuệ, các nhu cầu hoạt động công cộng văn hoá của thành phố mà trong nội đô còn thiếu, không có khả năng đáp ứng. Trước mắt để tạo một trục cảnh quan, điểm nhấn không gian kiến trúc đô thị mới của Thủ đô chỉ nên xây dựng một đoạn từ vành đai 3 đến vành đai 4 và quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng trong khu vực hành lang xanh và đoạn có hướng tuyến còn lại xác đinh theo địa hình và đặc điểm hiện trạng (ngoài vành đai 4) để khi cần xây dựng không phải giải phóng mặt bằng hoặc hạn chế tới mức thấp nhất. Tuy nhiên trục không gian đô thị thể hiện cụm các công trình thời đại cần cân nhắc kỹ đảm bảo vẫn phải tập trung giá trị lịch sử, văn hoá và vai trò đầu não chính trị của Ba Đình, Hồ Gươm, trục Tây Hồ Tây và linh hoạt hơn để không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, hạn chế giải phóng mặt bằng và các dự án đã được Thành phố phê duyệt. Cần làm rõ các chỉ tiêu công trình tại 2 bên đoạn trục này, chi tiết cụ thể sẽ được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Hạn chế xây dựng các công trình cao tầng có quy mô lớn.

- Đoạn tuyến từ Vành đai 3,5 đến Vành đai 3 đến Hoàng Quốc Việt để phù hợp điều kiện thực tiễn tại khu vực đoạn tuyến đi qua có nhiều dự án đã và đang xây dựng, các khu di dân giải phóng mặt bằng, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội. (xem sơ đồ hướng tuyến do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất).

Như vậy, cả 2 công văn góp ý của UBND Thành phố Hà Nội đều vẫn khẳng định trục Hồ Tây – Ba Vì chỉ là trục cảnh quan hỗ trợ về giao thông còn đoạn ngoài Vành đai 4 đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô và mặt cắt ngang tuyến theo tính toán của đồ án và sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu. Hiện nay Bộ Xây dựng đang tiếp tục chỉ đạo đơn vị tư vấn giải trình rõ và tính toán cụ thể về trục giao thông hỗ trợ này.



Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương