UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

48. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn thấp, đề nghị Thành phố xem xét việc miễm giảm hoặc chậm thu lệ phí chước bạ lần đầu cho các thửa đất mới cấp giấy chứng nhận từ năm 2009 trở lại.

Trả lời:

Để phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác cấp GCNQSDĐ vào năm 2010 theo Nghị quyết số 07/2007/NQ-QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội, Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ, Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ, tích cực, hiệu quả trong công tác cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý và từng bước phát triển lành mạnh thị trường bất động sản trên địa bàn Thủ đô vừa qua UBND Thành phố đã triển khai một số giải pháp thực hiện sau:

Ngày 19/5/2010, UBND Thành phố có Văn bản số 3478/UBND-TNMT gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn Thành phố:

1. Tại địa bàn các quận, huyện, thị xã:

- UBND cấp huyện, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp các văn bản chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách pháp luật liên quan.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát, phân loại hồ sơ cấp GCN:

+ Đối với những trường hợp đủ điều kiện: tổ chức xét duyệt và cấp GCN ngay; với hồ sơ còn thiếu đề nghị các hộ gia đình, cá nhân bổ sung ngay hồ sơ để tiến hành cấp GCN; những thửa đất đủ điều kiện cấp GCN nhưng chưa kê khai thì thông báo đến từng hộ gia đình, cá nhân để kê khai theo quy định. Trường hợp các hộ dân không chịu kê khai thì lập danh sách thông báo công khai tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định không có giấy tờ về sử dụng đất; mà không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

+ Đối với trường hợp trước đây không đủ điều kiện cấp GCN: tiếp tục tiến hành rà soát, xử lý nếu hiện nay đủ điều kiện cấp GCN thì tiến hành cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

+ Trong quá trình rà soát, các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN thì công bố công khai tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn đưa các trường hợp này vào hồ sơ quản lý.

+ Việc cấp GCN được xác định một trong những chỉ tiêu thi đua để xét duyệt khen thưởng hàng năm.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, bố trí nhân lực đẩy nhanh tiến độ cấp GCN.

- Tổ chức giao ban định kỳ, đột xuất; hàng tháng, hàng quý báo cáo UBND Thành phố kết quả cấp GCN trên địa bàn và tổng hợp vướng mắc, khó khăn, đề xuất biện pháp giải quyết (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường)

UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo đến hết năm 2010 cơ bản hoàn thành xong công tác cấp giấy chứng nhận; tính đến thời điểm kiểm kê đất đai 31/6/2010, trên địa bàn Thành phố đã cấp được:

- 646.863 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân đạt 98% Giấy cần cấp (cấp Giấy chứng nhận lần đầu);

- 1.014.760 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn đạt 94% Giấy chứng nhận cần cấp (lần đầu);

- 4.808 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất đạt 20% số thửa cần cấp.

Việc miễn giảm hoặc chậm thu lệ phí trước bạ lần đầu cho các thửa đất mới cấp Giấy chứng nhận từ năm 2009 trở lại cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố.

Ngày 26/4/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2010/TT-BTC về việc hướng dẫn về lệ phí trước bạ,

Việc miễn, giảm hoặc chậm thu lệ phí trước bạ khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cho hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 3, 4, 5 Thông tư số 68/2010/TT-BTC.



49. Đề nghị Thành phố tổ chức nhiều đợt ra quân tấn công tội phạm nhằm giải quyết các tụ điểm cờ bạc, ma túy vì tệ nạn xã hội có chiều hướng ngày một tăng. Việc đưa các đối tượng nghiện đi cai nghiện tập trung cơ sở xã, Trưởng thôn phải làm đến 17 loại giấy tờ các loại là quá phức tạp, đề nghị Thành phố xem xét rút gọn thủ tục.

Trả lời:

Hiện nay không có văn bản nào quy định việc lập hồ sơ đi cai nghiện tập trung phải có 17 loại giấy tờ.

Tại khoản 1 điều 9 Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma tuý có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm:

1. Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh,

2. Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng,

3. Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên.

4. Bệnh án (nếu có).

Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thành phố đã đề nghị giảm bớt thủ tục hồ sơ cai nghiện ma tuý bắt buộc, cụ thể:

- Nếu đối tượng tái nghiện, thủ tục hồ sơ chỉ cần hồ sơ cai nghiện bắt buộc lần 1 và biên bản bắt quả tang tái sử dụng ma tuý hoặc xét nghiệm nước tiểu có ma tuý hoặc tự nhận đã tái nghiện.

* Quận Hai Bà Trưng

50. Cử tri lo lắng về việc hiện nay Thủ tướng Chính phủ quyết định Hà Nội không xây dựng công trình quá 9 tầng, như vậy dự án Nguyễn Công Trứ sẽ tiếp tục như thế nào và dự án đầu tư xây dựng chung cư Quỳnh Mai có được tiếp tục nữa không.

Trả lời:

-Hầu hết các khu chung cư cũ tập trung ở các quận nội thành cũ là khu vực hạn chế phát triển theo quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 348/TB-VPCP ngày 09/12/2009 về đồ án "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050", UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành của Thành phố, UBND các quận Trung tâm Thành phố nghiêm túc thực hiện, tổ chức phân loại rà soát, đề xuất phân vùng kiểm soát định hướng phát triển công trình cao tầng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4280/UBND-XD ngày 11/6/2010.

-Ngày 19/7/2010 Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 202/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xây dựng công trình cao tầng trong 4 quận nội thành và xử lý các dự án xây dựng nằm trong vành đai xanh sông Nhuệ, Hà Nội trong đó nêu rõ:

Việc xem xét, xử lý trong thời gian tới cần được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc theo quan điểm và nguyên tắc quản lý không gian: tuân thủ Quy chuẩn quy hoạch xây dựng; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu vực.

Đối với các dự án xây dựng nhà cao tầng đã được cấp phép xây dựng trước ngày 09/12/2009 (ngày ban hành Văn bản số 348/TB-VPCP ngày 09/12/2009 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050) thì được tiếp tục triển khai.

Đối với các dự án xây dựng nhà cao tầng đã được Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt quy hoạch theo quy định trước ngày 09/12/2009: yêu cầu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Đối với các dự án, xem xét sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt và quy chế mới về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được ban hành, bảo đảm phù hợp với quy hoạch.

Đối với những dự án có ảnh hưởng lớn đến định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội: giao Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu, thoả thuận với chủ đầu tư xác định phương án chuyển đổi phù hợp.

UBND Thành phố đang giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì rà soát, báo cáo các dự án thuộc khu vực 4 quận nội thành cũ để UBND Thành phố có quyết định với từng trường hợp cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 19/7/2010.

-Hiện nay, Bộ Xây dựng đang được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ về các cơ chế chính sách để cải tạo chỉnh trang và xây dựng lại các khu nhà ở, chung cư cũ tại khu vực đô thị nhằm giải quyết những vướng mắc trong việc cân đối hài hoà lợi ích của người dân-doanh nghiệp-nhà nước trong quá trình thực hiện công tác cải tạo các khu chung cũ và công tác giãn dân ra khỏi khu vực nội đô (nội thành cũ); tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn-đẩy mạnh triển khai công tác nghiên cứu quy hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về các cơ chế chính sách để cải tạo chỉnh trang và xây dựng lại các khu nhà ở, chung cư cũ tại khu vực đô thị, UBND Thành phố sẽ nghiên cứu, chỉ đạo triển khai đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chỉnh trang đô thị kết hợp với việc cải thiện điều kiện ở của người dân.



51. Đề nghị nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước và đường phố Yên lạc vì từ khi được đặt tên phố đến nay đã hơn 10 năm nhưng con đường chưa một lần được cải tạo, hiện rất xuống cấp, đề nghị mở đường thông từ cuối phố Yên Lạc sang Lạc Trung để giải quyết ùn tắc giao thông; đề nghị cho sửa chữa đê Tô Hoàng vì đã xuống cấp gây khó khăn cho nhân dân đi lại; phố Đại la (đoạn ngã tư Mơ – Trần Đại Nghĩa) quá chật hẹp, ách tắc giao thông, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, đề nghị giải quyết.

Trả lời:

- Đường Yên Lạc, Đê Tô Hoàng: Sở Giao thông vận tải thường xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thực hiện công tác duy tuy, duy trì đảm bảo giao thông êm thuận. Dự kiến năm 2011, Sở GTVT sẽ lập hồ sơ trình UBND Thành phố cho phép chuẩn bị đầu tư cải tạo nâng cấp.

- Phố Đại La (đoạn ngã tư Mơ – Trần Đại Nghĩa) thuộc tuyến đường vành đai II: UBND Thành phố đã giao Ban quản lý các dự án Trọng điểm phát triển đô thị làm chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng.

52. Điểm đỗ xe tĩnh tại các tuyến phố gây ùn tắc giao thông như phố Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương, Nguyễn Du, Đoàn Trần Nghiệp… đề nghị giải quyết.

Trả lời:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức xắp sếp lại các điểm đỗ xe trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong thời gian qua Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đánh giá, rà soát và tiếp tục triển khai các công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phân luồng tổ chức giao thông phục vụ các hội nghị, các kỳ lễ, Tết và đặc biệt là phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với liên ngành để kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh, thu hồi những điểm đỗ xe bất hợp lý để vừa đảm bảo mục tiêu kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; đồng thời đáp ứng được nhu cầu về giao thông tĩnh hiện đang bức xúc trên địa bàn Thành phố.



53. Đường Ngô Thì Nhậm đề nghị mở cho đi hai chiều để tránh ùn tắc ở ngã ba Nguyễn Công Trứ - Phố Huế vì người dân ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ lưu thông ra Phố Huế vào giờ cao điểm rất đông, nếu được rẽ vào đường Ngô Thì Nhậm thì có thể giảm được ùn tắc.

Trả lời:

Trong thời gian qua Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đánh giá, rà soát và tiếp tục triển khai các công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phân luồng tổ chức giao thông phục vụ các hội nghị, các kỳ lễ, Tết và đặc biệt là phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với liên ngành để kiểm tra, rà soát và điều chỉnh phương án phân luồng tổ chức giao thông tại khu vực cử tri nêu nếu thấy phù hợp.



54. Công tác vệ sinh môi trường còn bẩn, như Hồ Thuyền Quang, đề nghị cho dọn vệ sinh, cải tạo mặt nước hồ…

Trả lời:

Các mặt hồ trong nội thành đã được tăng cường vớt rác, trên mặt hồ, các hồ đã được cải tạo môi trường, được kè bờ đảm bảo vệ sinh và cảnh quan chung trong đó có hồ Thuyền Quang, công tác duy trì mặt hồ đã được thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, một số người dân còn chưa thực sự có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi đi dạo quanh hồ và tập thể dục vào buổi sáng đã gây mất vệ sinh khu vực hồ.

Thời gian gần đây, công tác vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực, đường phố khang trang, sạch đẹp hơn. Đặc biệt trong thời gian chuẩn bị chào đón 1000 năm Thăng Long Hà nội, các đơn vị vệ sinh môi trường đã tăng tần xuất lao động lên gấp 2 lần so với ngày thường, không còn hiện tượng rác thải, phế thải tồn đọng trên đường phố.

* Huyện Thường Tín

55. Hiện nay kênh tiêu 71 thuộc huyện Thường Tín đã lâu không được nạo vét, ảnh hưởng đến dòng chảy gây ngập úng cục bộ, đề nghị Thành phố chỉ đạo giải quyết; đầu tư kinh phí xây dựng vùng rau an toàn.

Trả lời:

*Tuyến kênh tiêu 71 thuộc huyện Thường Tín do Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Nhuệ quản lý; năm 2007 Công ty đã phối hợp với UBND huyện tổ chức nạo vét toàn tuyến, nhưng do công trình chưa được kè bờ kênh, lại nằm sát đường giao thông và đi qua các khu công nghiệp nên đã xuống cấp. Vấn đề này Thành phố đã giao cho UBND huyện Thường Tín là chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp toàn bộ tuyến kênh tiêu 71 bằng nguồn vốn ngân sách; hiện nay Công trình đang được triển khai thi công.

*Ngày 05/5/2009 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”.

Đề án đã đề ra mục tiêu phát triển diện tích sản xuất RAT đến năm 2010 đạt 2.400-2.500 ha và đến năm 2015 đạt 5.000-5.500 ha và những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đạt mục tiêu trên, trong đó có giải pháp tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất RAT tập trung theo dự án được duyệt với suất đầu tư hỗ trợ của Thành phố từ 150 - 350 triệu đồng/ha, vùng trình diễn 430-460 triệu đồng/ha.

Căn cứ Đề án được duyệt, ngay từ tháng 5/2009 Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, Chi cục BVTV tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc các địa phương lập dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất RAT tập trung trình Thành phố và các ngành phê duyệt. Kết quả: Đến tháng 10/2010, toàn Thành phố đã có 17 dự án xây dựng vùng RAT tập trung đang trình các Sở và UBND Thành phố với tổng diện tích 2.087,0 ha; trong đó có 03 dự án đã được Thành phố phê duyệt gồm: 02 dự án tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh trì) với tổng diện tích 107 ha, kinh phí Thành phố hỗ trợ là 37,3 tỷ đồng; 01 dự án tại xã Thụy Hương (Chương Mỹ) với diện tích 80 ha, kinh phí Thành phố hỗ trợ là 32,0 tỷ đồng. Các dự án khác đang trong quá trình phê duyệt.

UBND thành phố yêu cầu UBND huyện Thường Tín nghiên cứu kỹ Đề án RAT của Thành phố, liên hệ với Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục BVTV để được hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng vùng sản xuất RAT tập trung trình Thành phố phê duyệt để được hưởng cơ chế đầu tư của Thành phố.



* Huyện Gia Lâm

56. Đình thôn Trung, xã Dương Hà được công nhận là di tích lịch sử năm 1993, hiện nay công trình đang xuống cấp. Đề nghị Thành phố quan tâm, trùng tu, tôn tạo.

Trả lời:

Đình thôn Trung, xã Dương Hà đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1993. Trải qua thời gian tồn tại, đến nay, di tích đã xuống cấp và việc trùng tu, tôn tạo là rất cần thiết. Trong những năm qua, UBND huyện rất quan tâm và chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nhiều lần tiến hành kiểm tra để tham mưu, đề xuất với Huyện và Thành phố đầu tư kinh phí tu bổ di tích Đình thôn Trung.

Ngày 28/7/2010, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1468/QĐ- UBND về việc giao nhiệm vụ cho UBND các xã, thị trấn, Văn phòng HĐND-UBND huyện, Xí nghiệp MTĐT chuẩn bị đầu tư các dự án giao bổ sung kế hoạch năm 2010 (đợt 2) và kèm theo danh mục các dự án đầu tư, trong đó có Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đình thôn Trung với tổng số vốn đầu tư là 1 tỷ đồng do UBND xã Dương Hà là chủ đầu tư (trong đó, ngân sách Huyện hỗ trợ 300 triệu đồng, 700 triệu đồng do xã đóng góp).

Để triển khai thực hiện Dự án, UBND xã Dương Hà đã mời đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần VDIC khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật để đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng, do Đình thôn Trung là di tích có khối lượng kiến trúc lớn, mức độ xuống cấp nặng, hệ thống hoành, rui, mè đã bị mục, gãy, mái bị xô, dột nhiều chỗ, hệ thống cột bị mối mọt, tường bị nứt… không thể sửa chữa chắp vá; bên cạnh đó, mức đối ứng từ nguồn vốn xã hội hoá là quá lớn. Do vậy, ngày 23/8/2010 UBND huyện Gia Lâm đã có công văn số 696/UBND-VHTT đề nghị UBND Thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích đình thôn Trung và đề nghị Ban Quản lý di tích danh thắng lập dự án đồng thời làm chủ đầu tư công trình tu bổ di tích. Ngày 8/9/2010, Văn phòng UBND thành phố có công văn số 4482/VP-VHKG về việc đề xuất giải quyết đề nghị của UBND huyện Gia Lâm về tu bổ, tôn tạo Đình thôn Trung, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Phó chủ tịch UBND thành phố giao cho Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết đề nghị của UBND huyện Gia Lâm.

Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổng hợp các di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội, đưa vào danh mục đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ trong những năm tiếp theo.

57. Hiện nay, chỉ có khoảng 15% dân số của huyện Gia Lâm được sử dụng nước sạch, trong khi đó tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư ngày càng gia tăng, nguồn nước giếng khoan có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân. Đề nghị Thành phố xem xét đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân Gia Lâm.

Trả lời:

UBND Thành phố đã giao cho Công ty nước sạch Hà Nội lập 03 dự án để cấp nước cho nhân dân huyện Gia Lâm, cụ thể như sau:

- Dự án cấp nước khu vực Bắc Đuống (bao gồm cả khu vực thị trấn Yên Viên), Công ty nước sạch đang lập dự án, trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012.

- Dự án cấp nước cho nhân dân xã Kiêu Kỵ, UBND Thành phố đã phê duyệt dự án. Hiện nay công ty nước sạch chuẩn bị mở thầu trong quý IV/2010. Dự kiến hoàn thành trong năm 2011.

- Dự án cấp nước khu vực Nam Đuống, hoàn thiện mạng cấp nước huyện, Công ty đang lập dự án, trình UBND Thành phố phê duyệt, dự kiến hoàn thành dự án năm 2012.

Sau khi 03 dự án hoàn thành vào cuối năm 2012, 50% số dân huyện Gia Lâm được cấp nước sạch.

Năm 2013- 2015, Công ty nước sạch sẽ kết hợp với Viwasen để xây dựng hệ thống cấp nước mặt sông Đuống cho các xã còn lại huyện Gia Lâm.

58. Vừa qua, 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm xảy ra dịch bệnh Tai xanh ở lợn gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cụ thể các chính sách hỗ trợ nông dân trong vùng bùng phát dịch.

Trả lời:

Để chủ động đáp ứng yêu cầu về vật tư, phương tiện, kinh phí phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 4380/QĐ- UBND ngày 25/8/2009 ban hành "Quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội". Quyết định số 4380/QĐ- UBND đã quy định rõ đối tượng áp dụng và định mức hỗ trợ cho từng loại gia súc gia cầm tiêu hủy khi mắc bệnh hoặc trong vùng dịch phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh thú y; nguồn kinh phí và trách nhiệm của các Ngành, UBND các cấp trong việc hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. Ngày 29/12/2009, Liên Sở Tài chính – Nông nghiệp & PTNT đã có văn bản số 6290/LS- TC- NN hướng dẫn việc thực hiện quyết định của UBND thành phố.

Như vậy UBND Thành phố đã có chính sách, cơ chế và quy định cụ thể mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi khi phải tiêu hủy gia súc, gia cầm để UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xử lý khi có dịch.

Đối với huyện Gia Lâm, là huyện có dịch tai xanh phải tiêu hủy với số lượng lớn. Để phòng, chống dịch tai xanh có hiệu quả, UBND huyện Gia Lâm đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch, ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức tiêu hủy số lợn mắc bệnh ốm, chết đúng đối tượng và các yêu cầu kỹ thuật của cơ quan Thú y. Quá trình tiêu hủy có sự giám sát của Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện, ban chỉ đạo phòng chống dịch xã, các ngành chức năng Thú y, Tài chính, Trưởng thôn và Hộ chăn nuôi.

Theo báo cáo của Trạm Thú y huyện Gia Lâm, UBND huyện đã hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy xong trước ngày 01/8/2010 theo đúng định mức hỗ trợ thiệt hại quy định của UBND thành phố; danh sách các hộ chăn nuôi và số tiền được hỗ trợ được công khai tại trụ sở UBND các xã, thị trấn trước khi thanh toán 7 ngày, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng đối tượng và không có hiện tượng khiếu nại, thắc mắc xẩy ra.

59. Hiện nay, Xí nghiệp đường dây tải trọng tại xã Yên Thường đang gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân khu vực. Đề nghị Thành phố kiểm tra việc xả nước thải của Xí nghiệp đường dây tải trọng và xét nghiệm mẫu nước của các hộ dân khu vực xung quanh.

Trả lời:

Ngày 11/10/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng UBND huyện Gia Lâm và UBND xã Yên Thường tiến hành kiểm tra đột xuất tại Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường – Công ty CP Xây lắp điện I (trong kiến nghị nêu là Xí nghiệp đường dây tải trọng) tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội, kết quả kiểm tra như sau: Trước năm 2008, nước thải từ quá trình mạ của Nhà máy xả trực tiếp ra mương tưới tiêu xã Yên Thường gây ô nhiễm môi trường nguồn nước (gây ra hiện tượng cá chết ở mương). Nhà máy đã phải bồi thường thiệt hại cho người dân xung quanh trong những năm qua. Cuối năm 2008, Nhà máy đã đầu tư, nâng cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo quy trình khép kín, tuần hoàn; có bể chứa nước thải (Thể tích là 100 m3) ngầm dưới đất trong khuôn viên nhà máy tại phân xưởng mạ kẽm. Tại thời điểm kiểm tra hệ thống xử lý nước thải không hoạt động. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy 05 mẫu nước gồm: 03 mẫu nước dưới đất và 02 mẫu nước thải. Các mẫu nước dưới đất tại: giếng khoan trong nhà máy (01 mẫu), giếng khoan trên ruộng rau hộ bà Cua (01 mẫu), giếng khoan tại xưởng cán thép phía sau nhà máy (01 mẫu); Các mẫu nước thải tại: bể chứa nước thải trong nhà máy (01 mẫu), cửa mương xả khu vực ngoài nhà máy (01 mẫu).

Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá chất lượng mặt, nước ngầm từ các mẫu đã thu nêu trên. Sở Tài nguyên và môi trường sẽ có kết luận trả lời nội dung cử tri kiến nghị và báo cáo UBND thành phố xử lý vi phạm đối với cơ sở (nếu có) trong tháng 12/2010.

60. Đề nghị Thành phố đầu tư xây dựng tuyến xe buýt Trung Mầu – Phù Đổng – Ninh Hiệp – Đình Xuyên – Yên Viên - Quận Long Biên (Hiện đường có mặt cắt là 9m).

Trả lời:

Các khu vực Trung Mầu, Phù Đổng, Ninh Hiệp, Đình Xuyên tập trung đông dân cư, là các điểm phát sinh chuyến đi thường xuyên lớn. Tuy nhiên một số đoạn tuyến chạy dọc theo đường đê việc quay trở đầu xe buýt không đảm bảo điều kiên vận hành và dừng đỗ, đón trả khách và còn có các đoạn tuyến có mặt cắt ngang nhỏ hẹp, một số đoạn mặt đường dưới 5m, không đảm bảo điều kiên vận hành cho xe buýt.

Các khu vực trên hiện đang tiếp giáp với các tuyến buýt phục vụ như:

- Tuyến 10: Long Biên – Từ Sơn: 174 lượt / ngày

- Tuyến 15: Long Biên – Nỉ : 179 lượt/ ngày

- Tuyến 17: Long Biên – Nội Bài :188 lượt / ngày

Về lâu dài xe buýt tuyến xe buýt Trung Mầu – Phù đổng – Ninh Hiệp - Đình Xuyên – Yên Viên – quận Long Biên đang nằm trong kế hoạch rà soát toàn bộ hệ thống, sắp xếp, mở mới các tuyến buýt đang xây dựng phương án thực hiện thuộc đề án phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thủ đô Hà Nội năm 2010 và định hướng 2020 để trình UBND Thành phố phê duyệt.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương