UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố, giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND Thành phố quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng đất.



Trường hợp tại thời điểm quyết định thu hồi đất (thông báo thu hồi đất) mức giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp huyện đề xuất, báo cáo Sở Tài chính chủ trì thẩm tra, trình UBND Thành phố xem xét quyết định.

Trong thời gian qua, nhiều dự án trên địa bàn Thành phố đã được xem xét, báo cáo Thường trực HĐND Thành phố cho phép điều chỉnh giá đất ở làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở đề xuất của UBND các quận, huyện và các sở ngành thành phố.



* Đất đai

6. Sau khi thực hiện các dự án, các địa phương còn nhiều thửa ruộng xen kẹt, diện tích nhỏ, không có hệ thống tưới tiêu nên không thể canh tác. Đề nghị Thành phố có cơ chế thu hồi các diện tích này để sử dụng sang mục đích khác.

Trả lời:

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thì không quy định cho đối tượng thu hồi đất này. Tuy nhiên căn cứ tình hình thực tế đối với diện tích đất nhỏ lẻ xen kẹt không có đủ điều kiện canh tác Thành phố sẽ giao các cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất quy định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch của địa phương, đồng thời lên phương án sử dụng đất có hiệu quả để tránh tình trạng để hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai.



* Về chế độ, chính sách cán bộ

7. Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có quyết định 142/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, nhưng thực hiện còn nhiều bất cập vì do thời gian qua đi đã lâu nên nhiều người không còn giấy tờ gốc để làm hồ sơ, hiện cuộc sống của những cựu chiến binh này rất khó khăn. Đề nghị Thành phố xem xét, có hướng dẫn cụ thể để các đối tượng này được hưởng chế độ thuận lợi.

Trả lời:

Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng chính phủ quy định hồ sơ, trách nhiệm và trình tự tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp của các quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô.

1. Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo 142 và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Tổ chức tập huấn về nội dung, quy trình thực hiện và tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho các đối tượng thuộc diện hưởng chế độ nắm chắc thủ tục hồ sơ, điều kiện được hưởng và cách tính hưởng chế độ.

Chỉ đạo thực hiện xét duyệt theo phân cấp đúng quy trình đảm bảo “Dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót, tiêu cực”. Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện giai đoạn 1, trước khi triển khai thực hiện giai đoạn 2.

Về lộ trình thực hiện đúng quy định tại Thông tư liên bộ số 144/2008/TTLT-BQP-BLDTBXH-BTC theo 3 bước:

- Bước 1: Xét duyệt hồ sơ của các đối tượng có giấy tờ gốc (đến nay đã hoàn thành bước 1).

- Bước 2: Xét duyệt hồ sơ của các đối tượng có giấy tờ liên quan (hiện nay đang tiến hành thu nộp và xét duyệt được 2/3 số hồ sơ)

- Bước 3: Xét duyệt hồ sơ của các đối tượng không có giấy tờ gốc và giấy tờ liên quan.

Dự kiến phấn đấu đến giữa năm 2011 hoàn thành việc thực hiện Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Kết quả đạt được:

Đến ngày 7/10/2010 Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tiếp nhận 69.305 hồ sơ từ cơ sở; xét duyệt được 54.310 hồ sơ, trong đó: đã báo cáo Cục Chính sách thẩm định được 49.484 hồ sơ (Bộ Tư lệnh Thủ đô đã ra quyết định cho 49.147 đối tượng hưởng trợ cấp một lần = 215.281.200.000 đồng. Cục Chính sách đã ra quyết định cho 337 đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng). Đến nay đã hoàn thành việc chi trả chế độ cho 36.463 đối tượng, số còn lại 12.684 đối tượng đang chờ kinh phí của trên.

Dự kiến còn khoảng 27.000 hồ sơ, trong đó hồ sơ có giấy tờ liên quan khoảng 12.000, đối tượng không có giấy tờ (giai đoạn 2) khoảng 15.000.

Về tiến độ thực hiện Quyết định 142, Bộ Tư lệnh Thủ đô được Bộ Quốc phòng đánh giá là đơn vị có tiến độ nhanh trong toàn quốc. Là đơn vị làm điểm để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong cả nước.

Để tiếp tục thực hiện và đạt hiệu quả tốt hơn, ngày 09/4/2010 tại Hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Quyết định 142, đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo 142 thành phố đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh hơn nữa tiến độ và yêu cầu các địa phương tập trung:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn thực hiện Quyết định 142 đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.

- Củng cố kiện toàn các Ban chỉ đạo, Hội đồng chính sách ở các địa phương, tăng cường cán bộ theo chỉ thị số 84 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về hồ sơ, thủ tục, trình tự xét duyệt, niêm yết công khai danh sách và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Về giải quyết chế độ đối với các trường hợp không còn giấy tờ gốc để làm hồ sơ:

Được thực hiện vào giai đoạn 3 Quyết định 142 (đối với các trường hợp không còn giấy tờ gì), yêu cầu đặt ra là phải thực hiện đúng quy trình, quy định theo Thông tư liên bộ số 144/2008/TTLT-BQP-BLDTBXH-BTC. Đặc biệt chú trọng và phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương từ tổ dân phố, đội sản xuất, thôn xóm nơi đối tượng cư trú đến việc niêm yết danh sách đối tượng đề nghị hưởng đảm bảo công khai, dân chủ, đúng thời gian quy định. Việc xét duyệt phải đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc (nếu cần có thể mời cả các nhân chứng cùng tham gia bộ đội với đối tượng khi xét duyệt).

8. Hội Cựu thanh niên xung phong không có kinh phí hoạt động, đề nghị Thành phố sớm có chủ trương về việc cấp kinh phí hoạt động của hội.

Trả lời:

Hiện nay, Hội Cựu thanh niên xung phong Thành phố đã được UBND Thành phố quan tâm cấp kinh phí phục vụ chi thường xuyên và các hoạt động đột xuất khác của Hội. Năm 2010, Hội Cựu Thanh niên xung phong Thành phố được cấp khoảng 400 triệu đồng.

Do cử tri không nêu cụ thể về kinh phí hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong cấp nào. Đề nghị cấp Hội liên hệ, đề xuất với Hội Cựu thanh niên xung phong Thành phố để đề nghị UBND Thành phố xem xét.

9. Hiện nay có một số địa phương chi tiền mai táng phí và tiền tuất cho các đối tượng chính sách có sự khác nhau. Đề nghị Thành phố phổ biến và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về chế độ mai táng phí và tiền tuất cho các đối tượng chính sách để nhân dân được biết.

Trả lời:

Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân của người có công được hưởng trợ cấp tuất theo quy định.

Mức trợ cấp tuất và mai táng phí trên địa bàn thành phố Hà Nội không có sự khác nhau giữa các địa phương, nhưng mức trợ cấp này được điều chỉnh qua từng thời gian theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND thành phố chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới đối với người có công với cách mạng trên các phương tiện thông tin đại chúng.



10. Chế độ trực của đội ngũ cán bộ y, bác sỹ ở các trạm y tế như hiện nay là quá thấp. Đề nghị Thành phố quan tâm.

Trả lời:

Hiện nay trên toàn quốc vẫn đang áp dụng theo quy định tại Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 155/2003/QĐ-TTg quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức Ngành Y tế, cụ thể như sau:

- Mức áp dụng đối với trực tại trạm y tế xã: 10.000 đồng/người/phiên trực

- Định mức nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ tại các trạm y tế được quy định: 01 người/phiên trực/trạm y tế đối với xã đồng bằng từ 8.000 dân và xã miền núi, biên giới, hải đảo từ 3.000 dân trở xuống; 02 người/phiên trực/trạm y tế đối với xã đồng bằng trên 8.000 dân và xã miền núi, biên giới, hải đảo trên 3.000 dân.

- Chế độ nghỉ bù sau trực: công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế 24/24 giờ vào ngày thường hay ngày nghỉ hàng tuần được nghỉ bù 01 ngày; nếu thường trực vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày và đều được hưởng nguyên lương.

Mức áp dụng như trên hiện nay là thấp. Bộ Y tế cũng đã dự thảo về sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức Ngành Y tế trình Chính phủ phê duyệt. Trong khi chờ có quyết định phê duyệt của Chính phủ chế độ trực của cán bộ các trạm y tế vẫn thực hiện theo Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.



IV. Về văn hóa xã hội

11. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến xã, huyện; các di tích lịch sử được xếp hạng và các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao.

Trả lời:

1. Về đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến xã, huyện:

Thực tế các Trạm y tế tuyến xã, phường đã được cung cấp trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện nay đã có 497 trạm y tế xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 86,1% trên tổng số 577 trạm y tế) đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã.Tuy nhiên đến nay nhiều trạm y tế trang thiết bị đã xuống cấp, cần thay thế. Trước tình hình đó, Sở Y tế đã tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Mục tiêu đầu tư: đầu tư mới các trang thiết bị y tế bổ sung cho các Trạm y tế thuộc Ngành y tế Hà Nội còn thiếu so với quy định của Bộ Y tế. Nhằm nâng cao khả năng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân góp phần trực tiếp vào công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 23/03/2010 về việc: phê duyệt danh mục trang thiết bị y tế bổ sung đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở của Thành phố Hà Nội. Năm 2010, Ủy ban nhân dân Thành phố đã cấp 70 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo chuẩn Quốc gia về y tế xã. Liên sở Y tế - Tài Chính - Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn các Trung tâm y tế quận /huyện /thị xã là Chủ đầu tư trực tiếp tổ chức thực hiện việc tổ chức mua sắm trang thiết bị theo quy định, hiện đang tổ chức đấu thầu và dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm 2010; đồng thời có trách nhiệm quản lý, theo dõi và cấp phát trang thiết bị cho các trạm y tế xã /phường /thị trấn sử dụng đúng quy định và có hiệu quả.

Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị y tế cho các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa và các bệnh viện tuyến huyện trong những năm tiếp theo.

2. Về các di tích lịch sử được xếp hạng và các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao:

Sau khi hợp nhất Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây, toàn thành phố có 5.120 di tích được xếp hạng trong đó có di tích xếp hạng quốc gia. Trong nhiều năm qua, các di tích được xếp hạng đã được Trung ương và Thành phố quan tâm tạo nhiều điều kiện trong việc tu bổ, chống xuống cấp bằng 2 nguồn vốn Trung ương và Thành phố (vốn XDCB và vốn Chương trình mục tiêu), hàng năm có gần 100 di tích được tu bổ tôn tạo trong đó NSNN chi khoảng 50%, còn lại được huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách.

Sở VHTT&DL Hà Nội năm 2010 đã trình thành phố đề án “Kiểm kê phân loại và đánh giá toàn bộ di tích trên địa bàn” từ đó lên kế hoạch tổng thể cho việc tu bổ tôn tạo đối với các di tích xuống cấp, đồng thời đề xuất với UBND thành phố về việc phân cấp quản lý các di tích trên địa bàn đảm bảo được huy động các nguồn kinh phí: Trung ương, thành phố, quận, huyện, xã.

* Về đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí:

Hiện nay các khu vui chơi giải trí đều nằm trong các khu vực công viên, khu công cộng. Các khu vui chơi giải trí được các tổ chức, tư nhân tổ chức dịch vụ kinh doanh trên cơ sở khai thác mặt bằng, sự đầu tư vào cơ sở vật chất rất hạn chế và nghèo nàn. Trên thực tế chi phí đầu tư phục vụ vui chơi giải trí bao gồm:


  • Các khu vui chơi giải trí với các trò chơi hấp dẫn thu hút được tầng lớp thanh thiếu niên đòi hỏi nhiều điều kiện như: diện tích, môi trường, mức đầu tư…

  • Các khu vui chơi giải trí cộng đồng nằm trong các khu đô thị, vườn hoa, công viên…

Để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí phục vụ nhân dân trên địa bàn, UBND thành phố sẽ có chủ trương qui hoạch cho các khu vui chơi giải trí theo hướng các khu vui chơi giải trí có tổ chức dịch vụ kinh doanh về các trò chơi được kêu gọi xã hội hóa đầu tư; các khu vui chơi giải trí cộng đồng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố.

12. Hiện nay nhiều trường hợp đi cai nghiện về nhưng lại tái nghiện do không có việc làm ổn định, rất khó khăn trong công tác quản lý các đối tượng này, Đề nghị Thành phố có giải pháp đối với các đối tượng nêu trên.

Trả lời:

Theo quy trình cai nghiện 5 giai đoạn, 4 giai đoạn đầu do Trung tâm giáo dục lao động xã hội thực hiện, giai đoạn thứ 5 Quản lý, giúp đỡ, tạo việc làm, đánh giá tỷ lệ tái nghiện do phường, xã, thị trấn thực hiện.

Qua tổng hợp báo cáo của các quận, huyện đến ngày 31/08/2010, tỷ lệ tái nghiện như sau:

- Tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm (đánh giá 349 đối tượng từ Trung tâm trở về cộng đồng trong tháng 1- 4/2009 có 84 người tái nghiện): 24,1%.

- Tỷ lệ tái nghiện sau 2 năm (đánh giá 227 đối tượng từ Trung tâm trở về cộng đồng trong tháng 1- 4/2008 có 103 người tái nghiện): 43,3%

- Tỷ lệ tái nghiện sau 3 năm (đánh giá 99 đối tượng từ Trung tâm trở về cộng đồng trong tháng 1- 4/2007 có 60 người tái nghiện): 60,6%

- Tỷ lệ tái nghiện sau 4 năm (đánh giá 791 đối tượng từ Trung tâm trở về cộng đồng trong tháng 1- 4/2006 có 531 người tái nghiện): 67,1%

- Tỷ lệ tái nghiện sau 5 năm (đánh giá 118 đối tượng từ Trung tâm trở về cộng đồng trong tháng 1- 4/2005 có 90 người tái nghiện): 76,2%

Như vậy tỷ lệ tái nghiện sau 5 năm còn cao, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đối tượng không có việc làm, cuộc sống không ổn định, hiện tỷ lệ người sau cai trở về cộng đồng có việc là từ 10 đến 15%.

Nguyên nhân người sau cai nghiện trở về cộng đồng không có việc làm là:

- Sức khoẻ của người sau cai nghiện ma tuý kém hơn so với những người bình thường.

- Trình độ nghề kém hơn so với những người bình thường.

- Cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp chưa rõ ràng, chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận những người sau cai nghiện vào làm việc.

- Còn sự kỳ thị, ác cảm của cộng đồng đối với những người sau cai nghiện.

Thực hiện Quyết định số 214/2006/QĐ-TTg ngày 27/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho ng­ười sau cai nghiện ma tuý” tại thành phố Hà Nội, Thành phố đã triển khai thực hiện Đề án thí điểm và kết thúc vào ngày 31/12/2008. Báo cáo đánh giá sau 1 năm của 1.401 đối tượng hết hạn tham gia Đề án sau cai trở về cộng đồng trong tháng 11 và 12/2008 cho thấy tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm là 19,5%, tỷ lệ có việc làm là 40,6%, tỷ lệ có ý thức chấp hành pháp luật là 79,4%.

Hiện nay, Thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện, tạo việc làm cho người sau cai, cụ thể:

- Thực hiện có hiệu quả Nghị định 94/2009NĐ-CP, ngày 26/10/2009 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy.

- Tại Trung tâm quản lý sau cai, thời gian thực hiện sau cai tại Trung tâm là 2 năm, Tăng cường công tác giáo dục để thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi, hiểu giá trị lao động và say mê lao động. Nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, luyện tay nghề.

- Quản lý sau cai tại nơi cư trú bằng mô hình chính quyền địa phương phân công quản lý giúp đỡ, tạo việc làm cho người sau cai tại cộng đồng, đưa người sau cai từ Trung tâm trở về vào sinh hoạt CLB B93 tại địa phương.

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt CLB B93, ổn định tổ chức đội ngũ Ban chủ nhiệm CLB, tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ điều hành sinh hoạt CLB, tăng mức kinh phí hoạt động CLB.

- Tăng cường chỉ đạo, phân công các đoàn thể tham gia quản lý giúp đỡ người sai cai nghiện như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.....và kết hợp với gia đình quản lý tốt người tái hoà nhập cộng đồng.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia tiếp nhận, tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại nơi cư trú, có đầu tư kinh phí về quản lý sau cai (xét nghiệm nước tiểu, tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm....).

- Tích cực tuyên truyền trong quần chúng nhân dân chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sau cai nghiện để họ được hoà nhập với cộng đồng, có việc làm, cuộc sống gia đình ổn định.

- Sau 2 năm quản lý, giúp đỡ nếu đối tượng không tái nghiện (Kiểm tra định kỳ, đột xuất xét nghiệm nước tiểu âm tính), chính quyền địa phương đưa ra khỏi danh sách quản lý sau cai theo quy định.



13. Đề nghị UBND Thành phố tích cực chỉ đạo các ngành chức năng của Thành phố trong việc đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để đảm bảo kế hoạch theo định hướng của Thành phố. Tiếp tục dành quỹ đất để xây dựng các trường học theo chuẩn; hiện nay đang phải học chung vì thiếu trường trên địa bàn các quận nội thành.

Trả lời:

1- Về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND Thành phố chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cụ thể như sau:

Tính đến 30/9/2010, toàn thành phố có 541 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 24%, trong đó mầm non có 85 trường đạt 10,57% (toàn quốc là 13,2%), tiểu học có 288 trường đạt 42,54% (toàn quốc là 35,13%), THCS có 152 trường đạt 25,81% (toàn quốc là 15,1%), THPT có 16 trường đạt 8,6% (toàn quốc là 7,9%).

Như vậy, trong thời gian qua UBND Thành phố đã quan tâm dành quỹ đất và ưu tiên ngân sách đầu tư cho GD&ĐT, do đó trong 4 cấp học Hà Nội đã có 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao hơn cả nước.

Hiện tại, Thành phố đang tập trung chỉ đạo các Sở ban ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến 2015 và Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 theo hướng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa các trường mầm non với kinh phí 3.042 tỷ đồng (Đề án số:106/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội). Trong dó, phấn đấu đến 2015 Hà Nội có 50% số trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia.

2- Về xây dựng thêm trường học phục vụ tách trường, tách cấp trên địa bàn quận nội thành:

Thực hiện Chương trình của Thành uỷ, Nghị quyết của HĐND và Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội về việc tách trường chung cơ sở vật chất, xây dựng “Trường ra trường, lớp ra lớp” tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học, giáo dục, quản lý nhà trường, đáp ứng mục tiêu dạy 2 buổi/ngày và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Cụ thể như sau:

* Kết quả tách điểm trường chung cơ sở vật chất giai đoạn 2005-2010: Trong 5 năm từ 2005-2010, Hà Nội đã triển khai xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng để tách cấp được 13 điểm trường.

* Kế hoạch tách điểm trường chung cơ sở vật chất giai đoạn 2011-2015: Đề nghị Thành phố bố trí quỹ đất để lập dự án tách trường chung cơ sở ở các điểm trường sau:

- Tiểu học + THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng): Theo Quyết định số 05/Địa điểm tại Nhà máy rượu Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy rượu Hà Nội chưa di dời cơ sỏ sản xuất nên Thành phố chưa thể thu hồi đất và bàn giao cho quận Hai Bà Trưng lập dự án đầu tư xây dựng trường học.

- Tiểu học + THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa): Hiện tại Thành phố đã có quyết định bàn giao đất cho UBND quận Đống Đa tại số 181 Nguyễn Lương Bằng với diện tích 6300 m2, UBND quận đang triển khai lập dự án đầu tư xây dựng trường với kinh phí 32 tỷ đồng dự kiến hoàn thành và bàn giao phục vụ khai giảng năm học mới 2011-2012.

- Tiểu học Trưng Vương + Tiểu học Nguyễn Du (tại số 25 phố Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm): Để tách 2 trường này, UBND quận Hoàn Kiếm đã tích cực tham mưu với UBND Thành phố đã ra Quyết định số 4372/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 về việc thu hồi 367m2 đất tại 13 phố Hàng Tre của Công ty cổ phần Đồng Tháp sử dụng sai mục đích, giao UBND quận Hoàn Kiếm quản lý để chuẩn bị thực hiện dự án mở rộng Trường Tiểu học Nguyễn Du. Sau khi thu hồi đất, quận sẽ thực hiện dự án xây dựng mở rộng Trường Tiểu học Nguyễn Du, chuyển toàn bộ nhà trường về địa điểm 11-13 Hàng Tre. Như vậy, địa điểm 25 Lý Thái Tổ chỉ còn Trường Tiểu học Trưng Vương. Song, hiện nay tiến độ thu hồi đất ở 13 Hàng Tre đang bị chậm lại, do Công ty cổ phần Đồng Tháp khiếu nại Quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố. UBND quận Hoàn Kiếm để đề nghị UBND Thành phố sớm có văn bản trả lời để dự án mở rộng Trường Tiểu học Nguyễn Du ở 13 Hàng Tre, tách trường học chung sớm được thực hiện.

14. Đề nghị thành phố có quy định cụ thể về chế độ khám chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế vì hiện nay mức đóng góp khi chữa bệnh còn rất cao, đặc biệt là các trường hợp phải phẫu thuật, tai nạn…

1. Công tác KCB BHYT tại các cơ sở KCB:

- Công tác Khám chữa bệnh (KCB) cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay đang thực hiện theo Luật Bảo hiểm Y tế; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT; Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.

- Để thống nhất trong chỉ đạo và triển khai các quy định chính sách về Bảo hiểm y tế, thành phố Hà Nội đã thông qua Quy chế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội và Sở Y tế về Chương trình phối hợp hoạt động thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội vào tháng 10/2009. Quy định rõ trách nhiệm và quy chế phối hợp của Sở Y tế; BHXH thành phố và các đơn vị khám chữa bệnh trong ngành triển khai Luật Bảo hiểm y tế và các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.

- Từ năm 2008 các cơ sở KCB đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân của ngành y tế Hà Nội và Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT.

- Công tác KCB cho người có thẻ BHYT được triển khai tại tất cả các bệnh viện đa khoa; chuyên khoa Thành phố; bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn; mở rộng đến các bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập và đã được Sở Y tế; lãnh đạo các đơn vị chú trọng quan tâm hàng đầu, chỉ đạo sát sao, giám sát thường xuyên.



Y tế công lập:

Số lượng

1

Khối các bệnh viện tuyến thành phố

27

2

Bệnh viện huyện

13

3

TTYT quận/huyện/thị xã

29




- Trạm Y tế xã

577

 

- Nhà hộ sinh khu vực

4

 

- Phòng khám ĐK khu vực

45

Khối các cơ sở Y tế tư nhân:




1

Bệnh viện

20

Y tế công lập:

Số lượng

2

Tổng số các PK đa khoa

226

3

Tổng số các PK chuyên khoa

1.482

4

Các cơ sở dịch vụ Y tế

293

Tổng số giường bệnh các BV

8066

Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương