UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

166. Cử tri Nguyễn Hữu Thắng, phường Quảng An gửi kiến nghị bằng văn bản đề nghị giám sát kiểm tra việc không bàn giao nhà ở, đất ở của khu tập thể nhà nghỉ Quảng Bá và khu tập thể của Bệnh viện Hữu nghị Việt xô thuộc phường Quảng An quận Tây Hồ. Cử tri đã kiến nghị nhiều lần đề nghị UBND Thành phố xem xét để các hộ dân ở khu tập nói trên được mua nhà theo quy định.

Trả lời:

Ngày 27/11/2006, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Du lịch Công đoàn Hà Nội có công văn số 103/CV đề nghị dừng việc bàn giao khu nhà ở của các hộ dân khu tập thể sang Thành phố để bán nhà Nghị định 61/CP. Sở Xây đựng dã có văn bản số 6217/SXD-B61/CP ngày 13/8/2009 đề nghị Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Du lịch Công đoàn Hà Nội liên hệ với Sở Tài chính Hà Nội để giải quyết việc sắp xếp, bố trí lại nhà ở cho cho các hộ dân theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, xử lý quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngày 20/8/2010, Sở Xây dựng đã phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ, Công ty TNHHMTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội họp với ông Nguyễn Hữu Thắng đại diện cho 24 hộ dân tại tập thể nhà nghỉ Quảng Bá và Bệnh viện hữu nghị Việt Xô; sau đó, ngày 24/8/2010, Sở Xây đựng dã có văn bản số 7239/SXD-B61/CP gửi Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Du lịch Công đoàn Hà Nội đề nghị sớm bàn giao khu tập thể, nếu sau ngày 15/9/2010 Công ty không chịu bàn giao quỹ nhà, Sở xây dựng sẽ có văn bản báo cáo Thành phố để tiếp nhận quỹ nhà này.

Ngày 31/8/2010, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Du lịch Công đoàn Hà Nội có văn bản số 140/DLCĐHN với nội dung không bàn giao quỹ nhà sang Thành phố. Ngày 14/9/2010, Sở Xây dựng đã có Công văn số 7798/SXD-B61/CP báo cáo UBND Thành phố về trường hợp này (văn bản có gửi 24 hộ dân tại tập thể nhà nghỉ Quảng Bá và Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để biết). Hiện nay UBND thành phố đang xem xét phương hướng giải quyết và sẽ sớm thông báo đến người dân trong khu vực.



167. Cử tri có ý kiến đề nghị Thành phố xem xét lại việc phân bổ chỉ tiêu cho hợp lý giữa các trường công lập và ngoài công lập, hiện nay chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 cho các trường ngoài công lập quá thấp, gây khó khăn cho các trường.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Đề án số 104/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND Thành phố về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo của Thành phố Hà Nội 2009-2015, trong đó quy định tỷ lệ học sinh THPT đến năm 2015 như sau:

+ Khu vực huyện khó khăn có 70% số học sinh học trường công lập và 30% học trường ngoài công lập.

+ Các khu vực còn lại có 60% số học sinh học trường công lập và 40% học trường ngoài công lập.

Hàng năm căn cứ vào dân số độ tuổi và học sinh đang học trên địa bàn các quận, huyện, thị xã ngành GD&ĐT xây dựng kế hoạch tuyển sinh và báo cáo UBND Thành phố phê duyệt phương án tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, trong đó có tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Với phương châm đảm bảo đáp ứng đủ chỗ ngồi học cho học sinh ở tất cả các cấp bậc học, đặc biệt quan tâm tới khu vực còn nhiều khó khăn, để người dân được hưởng các dịch vụ công, giảm mức đóng góp cho con em các gia đình thu nhập thấp.

Công tác giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011 như sau: Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 192 trường THPT (công lập có 105 trường, ngoài công lập có 87 trường) được phân tuyến thành 12 khu vực tuyển sinh. Trên cơ sở các trường đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở cật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ giáo viên theo quy định, Sở GD&ĐT đã giao chỉ tiêu tuyển sinh tính chung toàn Thành phố có 67,8% số học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 được tuyển vào học lớp 10 THPT công lập.

Ngoài ra, số học sinh còn lại có quyền lựa chọn vào học lớp 10 tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã 10.000 học sinh; các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở GD&ĐT hệ TCCN 3 năm có 2.000 học sinh. Còn một số ít học sinh chọn vào học các trường nghề, trường của Trung ương và Bộ ngành đóng trên địa bàn các quận huyện.

Bên cạnh đó vẫn còn một số trường ngoài công lập chỉ có tên đăng ký mở trường nhưng không đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, phòng học hư hỏng, xuống cấp dột nát, trang thiết bị thiếu thốn, tạm bợ... những trường này Sở đã thành lập đoàn kiểm tra và và nhận thấy hoàn toàn không đủ điều kiện (kể cả điều kiện an toàn tối thiếu) để cho phép tuyển sinh.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GD&ĐT thực hiện phân chia khu vực tuyển sinh và giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT công lập và ngoài công lập trên cơ sở cân đối, khu vực nội thành và các huyện ven đô tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp, khu vực ngoại thành, huyện khó khăn chưa có trường ngoài công lập phát triển, được ưu tiên cho con em nhân dân vào trường công lập học với điều kiện giáo dục tốt hơn, mức học phí thấp hơn. Với các trường ngoài công lập thì chỉ được tuyển sinh khi đảm bảo các yêu cầu tối thiếu cho học sinh.

168. Cử tri có ý kiến đề nghị UBND Thành phố kiểm tra lại việc thực hiện xã hội hóa xây dựng trường học theo chủ trương xã hội hóa, Thành phố cần có hướng dẫn cụ thể, kiểm tra tiến độ thực hiện để các trường thực hiện, hiện nay trường PTTH Đông Đô đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục xây dựng trường theo phương thức xã hội hóa mà sau 18 tháng chưa được Thành phố chấp thuận.

Trả lời:

1. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008, trong đó khuyến khich đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách các công trình giáo dục đào tạo.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm cho các ngành trong việc giám sát, đánh giá đầu tư cho các dự án sử dụng vốn ngân sách và ngoài ngân sách; triển khai, giải quyết đối với từng dự án theo các trường hợp cụ thể.

2. Đối với việc đề nghị chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường Trung học phổ thông Dân lập Đông Đô tại lô đất số O16 – Khu đô thị mới Tây Hồ Tây của Trường Trung học phổ thông Dân lập Đông Đô:

Trường THPT Dân lập Đông Đô được thành lập ngày 15/7/1991 theo Quyết định số 1254/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đến nay đã được hơn 19 năm. Sang năm 2011 Nhà trường sẽ Kỷ niệm 20 năm thành lập Trường. Trường THPT Dân lập Đông Đô là một trong 3 trường ngoài công lập đầu tiên được thành lập ở Thủ đô Hà Nội và cả nước. Nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình xã hội hoá giáo dục của Thủ đô, là một trong các trường ngoài công lập tiêu biểu của Hà Nội liên tục được UBND Thành phố Hà Nội tặng Danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến, Tập thể Lao động Xuất sắc.

Trường Trung học phổ thông dân lập Đông Đô hiện đang hoạt động tại số 8 phố Võng Thị, phường Bưởi, Q.Tây Hồ, trường hiện đào tạo đa cấp học tổng có 30 lớp, riêng THPT có 20 lớp, trả lời ý kiến cử tri về việc trường THPT Đông Đô đã hoàn tất hồ sơ mà sau 18 tháng chưa được thành phố chấp thuận Sở GD&ĐT như sau:

Ngày 27/11/2008 UBND TP Hà Nội đã có công văn số 1281/VP-VHXH chấp thuận chủ trương để “Trường THPTDL Đông Đô làm thủ tục đầu tư và xây dựng Trường tại ô đất số O16 - QHCT Khu đô thị mới Tây Hồ Tây”, “Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, giải quyết đề nghị của Trường THPTDL Đông Đô theo quy định, báo cáo UBND Thành phố”.

Thực hiện nội dung công văn trên và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, các Sở ngành đã thực hiện các công việc sau:



1. Ngày 22/4/2009, Nhà trường đã trình UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường THPTDL Đông Đô.

2. Các Sở, Ban, Ngành Thành phố Hà Nội: Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, UBND quận Tây Hồ đã có văn bản chấp thuận, đồng ý chủ trương của Thành phố cho Trường THPTDL Đông Đô làm Chủ đầu tư Dự án xây dựng Trường tại ô đất số O16 - QHCT Khu đô thị mới Tây Hồ Tây:

a. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội

Theo văn bản số 1398/TN&MT.KHTH ngày 14/5/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn toàn ủng hộ đề nghị địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Dân lập Đông Đô, đồng thời cũng đã hướng dẫn Nhà trường một số thủ tục về đất đai sau khi được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án xây dựng nêu trên.



b. Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hà Nội

Ngày 15/5/2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội có văn bản số 1095/QHKT-P1 v/v Thông tin quy hoạch địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Dân lập Đông Đô tại ô đất số O16 - QHCT Khu đô thị mới Tây Hồ Tây 1/2000, theo đó Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã nhận định việc Trường THPT Dân lập Đông Đô đề xuất nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Dân lập Đông Đô tại ô đất số O16 - QHCT Khu đô thị mới Tây Hồ Tây - 1/2000 là phù hợp.

c. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội

Ngày 29/5/2009 Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội có văn bản số 5687/SGD&ĐT-KHTC v/v Thẩm tra chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Dân lập Đông Đô khu đô thị mới Tây Hồ Tây - TP Hà Nội. Tại văn bản này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đã nhận định Dự án xây dựng Trường THPT Dân lập Đông Đô tại ô đất số O16 - THPT bằng nguồn lực xã hội hoá là phù hợp với chủ trương xã hội hoá của Đảng, Chính phủ

d. Sở Tài chính Thành phố Hà Nội

Về năng lực tài chính của Nhà trường ngày 8/9/2009 Sở Tài chính TP Hà Nội đã có văn bản số 4073/STC-ĐT chỉ rõ theo báo cáo tài chính của Trường THPT Dân lập Đông Đô đã được kiểm toán đến ngày 30/6/2009 với tổng nguồn vốn của Trường là 34.120.225.153 đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 23.455.928.843 đồng và bằng 28,5% Tổng mức đầu tư Dự án.



e. UBND quận Tây Hồ

Bằng văn bản số 525/UBND-TN&MT ngày 02/6/2009, UBND quận Tây Hồ xác định ô đất mà Nhà trường trình xin nghiên cứu lập và thực hiện Dự án đầu tư đang để hoang hoá và đồng tình, ủng hộ việc Nhà trường xin đầu tư xây dựng Trường.

Như vậy cho đến ngày 8/9/2009 các Sở và UBND quận Tây Hồ đã có văn bản chính thức ủng hộ việc Trường THPT Dân lập Đông Đô làm Chủ đầu tư Dự án xây dựng Trường tại ô đất số O16 - QHCT Khu đô thị mới Tây Hồ Tây.

Do hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt và hồ sơ năng lực về tài chính để thực hiện dự án chưa đủ điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến nhà đầu tư số 3134/KH&ĐT-VX ngày 03/9/2009. Đến nay Sở Kế hoạch và Đầu tư không nhận được hồ sơ hoàn chỉnh của nhà đầu tư theo nội dung đề nghị nêu trên; như vậy thời gian nhận được hồ sơ dự án từ ngày 04/5/2009 đến ngày có văn bản thông báo kết quả xử lý hồ sơ ngày 03/9/2009 là 04 tháng.

Từ tháng 9/2009 đến nay không tính vào thời gian thụ lý, giải quyết hồ sơ theo quy định của UBND Thành phố.

- Trong quá trình giải quyết hồ sơ dự án 04 tháng, tổng thời gian Trường THPT Dân lập Đông Đô đề nghị tạm dừng giải quyết để hoàn thiện năng lực tài chính và nộp bổ sung hồ sơ tài chính là hơn 2 tháng (trong đó có 02 lần xin tạm dừng giải quyết hồ sơ và 03 lần nộp bổ sung hồ sơ).

Ngày 31/8/2010, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quy định mới về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 - thay thế cho các quy định trước đây).

Vì vậy, đề nghị Trường Trung học phổ thông Dân lập Đông Đô nghiên cứu Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 nêu trên của UBND Thành phố và triển khai lập hồ sơ dự án theo đúng quy định hiện hành.



169. Cử tri phường Tứ Liên đề nghị Thành phố xem xét lại việc cung cấp nước sạch của các hộ dân dọc tuyến đường Âu Cơ của phường Tứ Liên đã không có nước sạch gần một tháng nay, mặt khác Công ty Nước sạch Hà Nội vẫn thu tiền đồng hồ 16.000đ/hộ (tương đương 4 m3 nước) là không phù hợp với tinh thần thực tế.

Trả lời:

UBND Thành phố giao Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty nước sạch Hà Nội kiểm tra lại việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân dọc tuyến đường Âu Cơ- phường Tứ Liên. Căn cứ Nghị định 117/NĐ-CP, tại Khoản 2, Điều 42 quy định: Khách hàng sử dụng nước là các hộ gia đình đã thoả thuận đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước mà không sử dụng hoặc sử dụng nước ít hơn 4m3/hộ gia đình/tháng thì hộ gia đình có nghĩa vụ thanh toán và đơn vị cấp nước được phép thu tiền nước theo khối lượng nứơc sử dụng tối thiểu quy định là 4m3/hộ gia đình/tháng….



171. Cử tri Tứ Liên đề nghị UBND Thành phố quan tâm đến phường Tứ Liên về việc đặt tên phố, tên đường cho phù hợp với quy mô của khu đô thị của Hà Nội, hiện nay Tứ Liên chưa có đường phố nào có tên mà chỉ gọi theo các ngõ từ đường trục Âu Cơ, Nghi Tàm.

Trả lời

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội được UBND Thành phố giao là cơ quan thường trực, hàng năm đã chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành của Thành phố trong việc tổ chức thực hiện việc đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng theo Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Các năm 2009 - 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có văn bản gửi đến 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội đề nghị cung cấp danh mục những tuyến đường mới cần đặt tên. Thực hiện văn bản của Sở VHTT&DL, UBND quận Tây Hồ có văn bản báo cáo trên địa bàn quận Tây Hồ chưa có tuyến đường, tuyến phố có đủ điều kiện đặt tên và điều chỉnh độ dài theo quy định của Thành phố. Vậy nên, đối với đề đạt của cử tri phường Tứ Liên (quận Tây Hồ), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa có cơ sở, căn cứ để xây dựng hồ sơ dự kiến đặt đổi tên đường phố và công trình công cộng trình Hội đồng tư vấn, UBND, HĐND Thành phố.

* Huyện Quốc Oai

172. Rút kinh nghiệm vụ ngập úng năm 2008, đề nghị Thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng các hệ thống kênh tiêu, cống tiêu nước để đảm bảo cho sản xuất và đời sống chung nhân dân. (Tránh tiêu – lấp cống cục bộ, nhất là các khu công nghiệp theo trục Láng – Hòa Lạc).

Trả lời:

Đợt mưa cuối năm 2008 trên địa bàn huyện Quốc Oai đạt mức 619 mm. Do mưa lớn vượt tần suất tính toán thiết kế các trạm bơm nên nước từ huyện Thạch Thất đổ dồn xuống lưu vực tiêu trạm bơm Thông Đạt huyện Quốc Oai, gây ngập úng nghiêm trọng. Sau trận lụt năm 2008 ngày 19/5/2009 UBND huyện Quốc Oai đã có Tờ trình số 67/TTr-UBND đề nghị Chi cục thủy lợi Hà Nội và Công ty thủy lợi Phù Sa cho kiên cố kênh tưới N16 nhằm kết hợp bờ bao khép kín lưu vực tiêu của 2 trạm bơm Bình Phú (Thạch Thất) và Thông Đạt (Quốc Oai) để việc tiêu úng có hiệu quả. UBND Thành phố yêu cầu Chi cục thủy lợi Hà Nội và Công ty thủy lợi Phù Sa xem xét và giải quyết sớm những kiến nghị của UBND huyện Quốc Oai đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Cụm công nghiệp Yên Sơn và Ngọc Liệp thuộc huyện Quốc Oai nằm cạnh tuyến đường Láng – Hòa Lạc. Đặc điểm khi quy hoạch không đầu tư hạ tầng kỹ thuật mà do các doanh nghiệp tự xây dựng nên việc tiêu thoát nước có nhiều khó khăn, hiện nước chưa qua xử lý đang chảy vào hệ thống tiêu cho nông nghiệp và dân sinh. UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Quốc Oai phối hợp với các ngành của thành phố xem xét để có giải pháp hợp lý đảm bảo tiêu thoát nước cho cụm công nghiệp Ngọc Liệp sớm trình UBND thành phố phê duyệt.

173. Đề nghị Thành phố sớm rà soát và cho triển khai các dự án trước đây đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt. Vì dự án triển khai, dân chỉ nhận bồi thường hỗ trợ GPMB, có hộ chưa được nhận trong khi đất ruộng đã có quyết định thu hồi, tiến độ thực hiện quá chậm; đất bỏ hoang, gây lãng phí đất và thiệt thòi cho nông dân.

Trả lời:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2563/TTg-KTN ngày 31/8/2009 về việc chấp thuận về nguyên tắc cho phép 244 đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội được triển khai đợt 1. Tổ rà soát Liên ngành đã có báo cáo UBND Thành phố cho phép các đồ án, dự án tiếp tục triển khai với kết quả:

- Đồ án, dự án tiếp tục triển khai ngay 153 đồ án, dự án.

- 75 đồ án, dự án cần điều chỉnh khớp nối hạ tầng cho phù hợp với quy hoạch.

- 16 đồ án, dự án cần dừng để lập quy hoạch phân khu.

Đối với 398 Đồ án, dự án đợt 2: Tổ rà soát Liên ngành đã có báo cáo UBND Thành phố và trình Chính phủ xem xét. Tổ rà soát Liên ngành sẽ có kết quả rà soát báo cáo UBND Thành phố khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.

Hiện nay trên địa bàn huyện Quốc Oai một số dự án dân đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ GPMB song chưa được cấp đất dịch vụ để đảm bảo đời sống. Cá biệt một số hộ có đất bị thu hồi thuộc một số dự án song không chấp hành giao đất, không nhận tiền bồi thường hỗ trợ GPMB, nên phải tổ chức cưỡng chế.

Một số dự án trên địa bàn huyện tiến độ thực hiện chậm, thậm chí chưa đầu tư, đất còn bỏ hoang gây lãng phí đất như ý kiến cử tri phản ánh là đúng. Thành phố đã và đang chỉ đạo các ngành rà soát để thu hồi, thực hiện đúng với Luật đất đai.



* Quận Ba Đình

174. Đề nghị Thành phố quan tâm xây dựng cho con em phường Vĩnh Phúc thêm trường Mầm non trên các điểm đất đã giao dự kiến xây dựng Bưu điện, Ngân hàng trên địa bàn phường. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Amstecdam để sớm bàn giao địa điểm trường Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Địa điểm các khu đất nêu trên thuộc Khu di dân giải phóng mặt bằng 7,2ha Vĩnh Phúc đã được UBND Thành phố giao cho UBND quận Ba Đình làm chủ đầu tư để xây dựng nhà ở, cây xanh, công trình công cộng phục vụ di dân giải phóng mặt bằng tại các Quyết định số: 3274/QĐ-UB ngày 17/12/1992 và quyết định số 725/QĐ-UB ngày 17/02/1993, hồ sơ bản vẽ đã được Kiến trúc sư trưởng Thành phố xác nhận ngày 17/9/1998.

UBND Thành phố đã có quyết định số 7279/QĐ-UB ngày 22/12/2000 giao Công ty Bưu chính phát hành báo chí thuê để xây dựng Bưu điện phường Cống Vị và tại ô đất trống liền kề UBND quận Ba Đình đã giới thiệu cho Chi cục thi hành án dân sự quận Ba Đình xây dựng trụ sở làm việc và kho vật chứng. Như vậy, các địa điểm nêu trên đã có chủ đầu tư và đang trong giai đọan triển khai lập dự án theo quy định.

Việc cử tri đề nghị xây dựng thêm trường mầm non cho con em phường Vĩnh Phúc có thể xem xét bố trí kết hợp với diện tích tại tầng 1 của các nhà chung cư trong khu di dân giải phóng mặt bằng 7,2ha Vĩnh Phúc trên cơ sở đề xuất của UBND quận Ba Đình với UBND Thành phố sau khi đã kiểm tra, rà soát thực tế diện tích các trường mầm non hiện có trên địa bàn phường Vĩnh Phúc và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành.



175. Thành phố quan tâm chỉ đạo Trường quản lý cán bộ giáo dục 67 Cửa Bắc bàn giao địa điểm để quận Ba Đình thực hiện dự án xây dựng trường Trung học cơ sở cho phường Điện Biên, Quán Thánh theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Trả lời:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, UBND Quận Ba Đình đã giao Ban quản lý dự án quận lập dự án đầu tư xây dựng trường THCS Điện Biên - Quán Thánh tại địa chỉ số 67B phố Cửa Bắc của Trường Bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội.

Ngày 17/6/2010, UBND quận đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 1380/QĐ-UBND. Hiện nay, công tác chuẩn bị đầu tư dự án đang được triển khai thực hiện khẩn trương theo đúng trình tự, thủ tục. Đồng thời, UBND quận Ba Đình đang tiếp tục làm việc với Sở Giáo dục - Đào tạo để sớm tiếp nhận mặt bằng Trường Bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội tại số 67B phố Cửa Bắc, phường Quán Thánh để triển khai đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư.

176. Đề nghị Thành phố cho phép xã viên Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn được chuyển đổi mục đích sử dụng các điểm đất xen kẹt diện tích nhỏ thành đất ở cho xã viên.

Trả lời:

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp tại địa phương có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã nông nghiệp, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xã viên hợp tác xã được Hợp tác xã nông nghiệp giao đất để sản xuất, kinh doanh với mục đích nông nghiệp nay có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại các điểm đất xen kẹt, diện tích nhỏ thành đất ở phải báo cáo Ban quản trị Hợp tác xã để tổng hợp, lập dự án đầu tư, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội “Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, lập Tờ trình, dự thảo quyết định trình UBND Thành phố quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.



177. Đề nghị UBND Thành phố cho biết Khu dân cư số 64 (Khu tập thể xí nghiệp vận tải 12) có 36 hộ, công ty đã bàn giao 16 hộ được mua nhà theo Nghị định 61/CP, còn lại 20 hộ không được làm, tại sao?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 98/2009/QĐ-UBND ngày 1/9/2009 của UBND Thành phố về tiếp nhận, bàn giao nhà cơ quan tự quản và Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/4/2010 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác tiếp nhận nhà và bán nhà theo Nghị định số 61/CP thì khu dân cư số 64 (khu tập thể Xí nghiệp Vận tải 12) nay là khu tập thể Công ty Du lịch và xúc tiến đầu tư tại 192c Quan Thánh có 2 dạng nhà, 16 hộ ở nhà cấp 4 do UBND quận Ba Đình cấp Giấy chứng nhận, còn 20 hộ ở nhà 2 tầng, Sở Tài nguyên Môi trường đã có Quyết định số 1947/QĐ-TNMT ngày 29/12/2007 tiếp nhận quỹ nhà. Ngày 22/6/2010, Công ty Du lịch và xúc tiến đầu tư mới có công văn số 102/CV xin bàn giao nhà của 20 hộ còn lại; ngày 2/7/2010, Sở Xây dựng và Công ty Du lịch và xúc tiến đầu tư đã ký biên bản bàn giao quỹ nhà. Đề nghị 20 hộ dân liên hệ với Xí nghiệp QLPTN Ba Đình tại 71 Quan Thánh để được hướng dẫn nộp hồ sơ mua nhà và cấp Giấy chứng nhận.



178. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị tham gia đầu tư nhà chung cư cao tầng cần thống nhất trong việc điều tra xã hội học, hiện nay mỗi đơn vị làm một kiểu; cho cải tạo và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà chung cư cao tầng B6, C1 Thành Công; giải quyết đơn kiến nghị, kêu cứu khẩn cấp của các hộ dân nhà C1.

Trả lời:

-Tại Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 UBND Thành phố đã quy định: chủ đầu tư phối hợp với chính quyền sở tại để thành lập Tổ công tác điều tra xã hội học với sự tham gia của đại diện cộng đồng dân cư và thống nhất phân công nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện đảm bảo công tác điều tra, lấy ý kiến của các hộ gia đình đang cư trú trong phạm vi dự án; quá trình tổ chức thực hiện phải công khai và chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng dân cư.

Phụ thuộc tính chất đặc thù và điều kiện cụ thể của từng dự án, đơn vị chủ đầu tư xây dựng mẫu phiếu điều tra đáp ứng các thông tin cần thiết - thống nhất với Tổ công tác điều tra xã hội học được UBND cấp quận thành lập để triển khai thực hiện. Trên cơ sở thực tế của từng dự án, đã triển khai Thành phố đang chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu đưa ra mẫu phiếu điều tra chung để tạo điều kiện cho người dân và nhà đầu tư có các thông tin công khai minh bạch đáp ứng các yếu tố cơ bản làm cơ sở lập dự án cải tạo trình cấp có thẩm quyền.

-Đối với dự án B6: Nhà B6 Giảng võ là nhà chung cư cũ xuống cấp đã có kết luận của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở mức độ nguy hiểm cấp D, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành, UBND quận Ba Đình và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư xây lắp thương mại 36 hoàn thành công tác tổ chức di dời các hộ gia đình và phá dỡ nhà B6 Giảng Võ.

Ngày 27/7/2010 UBND Thành phố có Văn bản số 3689/VP-GT giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc cụ thể với Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát lại phương án kiến trúc và quy hoạch tổng mặt bằng dự án nhà ở tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND Thành phố.



-Đối với dự án C1 Thành Công: Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc kiểm tra toàn diện dự án phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm C1 Thành Công, quận Ba Đình; Ngày 24/8/2010, Sở Xây dựng có Văn bản số 7232/SXD-PTN báo cáo UBND Thành phố kết quả phối hợp với chính quyền địa phương và các Sở, Ngành liên quan về quá trình thực hiện dự án phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm C1 Thành Công, đồng thời yêu cầu Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 nghiêm túc thực hiện yêu cầu của UBND Thành phố tại Quyết định số 5935/QĐ-UBND ngày 13/11/2009, phối hợp chặt chẽ UBND phường Thành Công, UBND quận Ba Đình trong việc công bố công khai phương án quy hoạch chi tiết, bản vẽ thiết kế được chấp thuận và giải thích các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án; Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - báo cáo UBND Thành phố; Khẩn trương phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Quản lý phát triển nhà Hà Nội hoàn tất hợp đồng thuê nhà, nộp đủ tiền thuê nhà tạm cư N06 Dịch Vọng đã được Sở Tài chính xác định vào ngân sách; Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ cấp phép xây dựng để ngay sau khi có ý kiến chính thức của UBND Thành phố về việc xây dựng công trình cao tầng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành nghĩa vụ với Thành phố - báo cáo UBND Thành phố cho phép tiếp tục triển khai thực hiện; Lập kế họach triển khai chi tiết, tiến độ thực hiện từng tháng gửi Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình để theo dõi, đôn đốc.

Thời gian gần đây, Sở Xây dựng nhận được đơn thư của đại diện các hộ gia đình nhà C1 và nhà C3 Thành Công thắc mắc, kiến nghị một số vấn đề về: ranh giới - diện tích đất và việc áp dụng quy định về thu hồi đất, giao đất của dự án; quyền sử dụng đất chung cư C1 Thành Công và quyền được mua nhà theo Nghị định 61/CP của các hộ dân; đề nghị UBND Thành phố xem xét quyết định thay đổi chủ đầu tư và mời những nhà đầu tư có năng lực, thiện trí tham gia thực hiện dự án...

Nhằm giải quyết dứt điểm những thắc mắc, khiếu nại - sớm hoàn thành, đưa dự án vào khai thác sử dụng và ổn định cuộc sống của các hộ gia đình tại nhà chung cư C1 Thành Công, UBND Thành phố đã chỉ đạo:

Yêu cầu Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 khẩn trương phối hợp với UBND phường Thành Công, UBND quận Ba Đình nghiêm túc thực hiện Quyết định số 5935/QĐ-UBND ngày 13/11/2009 của UBND Thành phố và Văn bản số 7232/SXD-PTN Ngày 24/8/2010 của Sở Xây dựng trong việc công bố công khai phương án quy hoạch chi tiết, bản vẽ thiết kế được chấp thuận và giải thích các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án;

Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố cơ sở pháp lý việc xác định ranh giới - diện tích đất và áp dụng quy định về thu hồi đất, giao đất của dự án tại Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND Thành phố.

179. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; có quy hoạch, quy định việc cấp phép xây dựng các công trình xung quanh công viên hồ Thành Công; chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc tại số nhà 59 Hàng Bún; cho khảo sát và làm đường tuyến phố Vạn Bảo theo mốc giới cũ mà một số cơ quan, cá nhân đã mượn đất lâu nay; đẩy nhanh tiến độ công trình đường Văn Cao- Hồ Tây hiện nay rất ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân trong khu vực; xử lý việc gây ô nhiễm môi trường hồ Trúc Bạch do nhà hàng Nguyên Sơn; kiểm tra cho thu hồi giấy phép trông giữ xe ô tô trên vỉa hè phố Phan Đình Phùng; cho đầu tư nốt đoạn đường từ số nhà 2 đến nhà 18 tổ 4 khu 26 Nguyễn Khắc Nhu phường Nguyễn Trung Trực; giải quyết tình trạng nước sạch rất yếu do chuyển nguồn từ quận Ba Đình sang quận Đống Đa tại phường Thành Công.

Trả lời:

UBND Thành phố giao cho Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty nước sạch Hà Nội xem xét, kiểm tra lại việc vận hành mạng lưới và hệ thống cấp nước sạch tại phường Thành Công khi chuyển nguồn từ quận Ba Đình sang quận Đống Đa để có biện pháp khắc phục.

- Đường Văn Cao – Hồ Tây: Hiện đã thi công xong ½ tuyến chính Hoàng Hoa Thám và thông tuyến từ tháng 9/2010. Sở GTVT cũng đang phối hợp với quận Tây Hồ để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thi công hạng mục cầu.

- Vấn đề trông giữ xe: Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với liên ngành để kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh, thu hồi những điểm đỗ xe bất hợp lý để vừa đảm bảo mục tiêu kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; đồng thời đáp ứng được nhu cầu về giao thông tĩnh hiện đang bức xúc trên địa bàn Thành phố.

- Về phố Nguyễn Khắc Nhu: Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thường xuyên thực hiện công tác duy tu, duy trì. Nội dung cử tri nêu, Sở GTVT sẽ cho kiểm tra và tiến hành duy tu sửa chữa những chỗ hư hỏng, đảm bảo giao thông êm thuận.

- Về việc xử lý gây ô nhiễm môi trường hồ Trúc Bạch: Tháng 3 năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước tại Công ty Cổ phần Trúc Bạch (du thuyền Trúc Bạch). Kết quả kiểm tra như sau:

Nhà hàng Nguyễn Sơn (Du thuyền Happy House) đang hoạt động kinh doanh trên khu vực du thuyền Trúc Bạch (do Công ty cổ phần Trúc Bạch quản lý) theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty cổ phần Trúc Bạch và Công ty TNHH Nguyễn Sơn.

Nước thải của khu nhà nổi du thuyền Trúc Bạch trong đó có nước thải của nhà hàng Nguyễn Sơn, đã được thu gom chứa vào két chứa nước thải dưới gầm sàn nhà nổi. Nước thải từ các két chứa được Công ty TNHH Môi trường đô thị Thăng Long hút định kỳ hoặc khi đầy và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Vì vậy không có hiện tượng xả nước thải xuống hồ Trúc Bạch.



180. Đề nghị UBND Thành phố cho phường Quán Thánh xin lại một số điểm nhà đất đã bàn giao về Văn phòng Thành phố khi được Thành phố cho địa điểm 12- 14 Phan Đình Phùng làm trụ sở phường (46 Phan Đình Phùng, 110 Quán Thánh).

Trả lời:

UBND Thành phố có quyết định thu hồi nhà 14-16 Phan Đình Phùng của Nhà khách UBND Thành phố để giao cho UBND quận Ba Đình bố trí làm trụ sở cho UBND phường Quán Thánh, và giao lại các địa điểm trước đây của UBND phường Quán Thánh (46 Phan Đình Phùng Phùng, 110 Quán Thánh) cho Nhà Khách UBND Thành phố quản lý sử dụng làm trụ sở làm việc trong thời gian triển khai dự án cải tạo cơ sở của Nhà khách Thành phố tại 61 Lương Ngọc Quyến. Do vậy việc đề nghị giao lại các địa điểm này cho UBND phường Quán Thánh quản lý hiện nay chưa thể giải quyết được.



* Quận Hoàn Kiếm

181. Cử tri kiến nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng trên địa bàn Thành phố kéo dài quá lâu.

Trả lời:

Về nội dung này HĐND và UBND Thành phố thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và đã đưa các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng vào nghị quyết của HĐND Thành phố để các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết sớm các vụ việc. Ngày 11/12/2009, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND.

UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và Thanh tra Thành phố thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố ngày 02/03/2010, Thanh tra Thành phố đã ban hành quyết định số 258/QĐ-TTTP(TH) về việc thực hiện Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND qua đó giao cho các phòng Thanh tra theo địa bàn quản lý nhà nước có trách nhiệm theo dõi đôn đốc các quận, huyện, thị xã, sở, ngành tập trung giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Thành phố để tổng hợp chung kết quả giải quyết báo cáo HĐND và UBND Thành phố. Đồng thời Thanh tra Thành phố đã phối hợp với Ban pháp chế HĐND Thành phố tiến hành kiểm tra, giám sát tại các đơn vị.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Thanh tra Thành phố có kế hoạch số 605/KH-TTTP ngày 22/4/2010 về việc Thanh tra việc thực hiện Luật Khiếu nai, tố cáo năm 2010 và kiểm tra rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc kéo dài tại 29 quận, huyện, thị xã và Sở Xây dựng, Sở TN&MT trong đó có việc tổ chức thực hiện các vụ KNTC tồn đọng kéo dài theo Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố.

Ngày 13/8/2010, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Thanh tra Thành phố tiếp tục có văn bản số 1559/TTTP-TH đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra rà soát kết quả thực hiện Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố.

Đến nay, qua kết quả kiểm tra của các đoàn Thanh tra tại 29 quận, huyện, thị xã và Sở Xây dựng, Sở TN&MT và báo cáo của các đơn vị kết quả giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng trên địa bàn Thành phố theo Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố như sau: Tổng số 176 vụ; đã giải quyết xong dứt điểm 76/176 vụ (đạt tỷ lệ 43%). Trong tổng số 100 vụ chưa thực hiện xong đến nay thẩm quyền giải quyết của UBND quận, huyện, thị xã là: 74 vụ; thẩm quyền giải quyết tiếp theo của UBND Thành phố và các sở, ngành là: 26 vụ. Trong số các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng chưa giải quyết xong có nhiều vụ do lịch sử để lại, những nguyên nhân khách quan nên việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Qua kết quả việc thực hiện Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, trong thời gian tới UBND Thành phố sẽ có giải pháp yêu cầu các quận, huyện, thị xã, sở, ngành xây dựng kế hoạch tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng theo Nghị quyết 22 của HĐND Thành phố trên địa bàn của mình.

182. Kiểm tra việc khẩu hiệu Đảng cộng sản Việt Nam Quang Vinh trên nóc số nhà 1-3-5 Lê Thái Tổ (hiện ở đây đèn không được thường xuyên bật sáng, gây phản cảm đối với người dân, đề nghị cho biết ai quản lý và hướng giải quyết).

Trả lời

- Khẩu hiệu “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muôn năm - Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm” trên nóc nhà 1-3-5 Lê Thái Tổ do Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị quản lý và vận hành. Khẩu hiệu này được phê duyệt nội dung, lắp đặt vận hành từ năm 1990. Năm 2004 đã được nâng cấp sửa chữa (Thay mới chữ tôn, đèn Neosigh, khung giá đỡ mạ kẽm) và được vận hành bình thường trong các kỳ trang trí thường xuyên. Đến năm 2007 do nhu cầu sửa chữa nhà nguy hiểm tại 1-3-5 Lê Thái Tổ, sau khi tòa nhà được sửa chữa xong khung khẩu hiệu nằm vào ban công của tòa nhà nên không đảm bảo an toàn điện, không thuận tiện cho công tác duy tu sửa chữa. Độ cao khẩu hiệu này hiện nay nằm dưới 1 tầng của tòa nhà phía sau, xung quanh có nhiểu biển quảng cáo kinh doanh không phù hợp với nội dung tuyên truyền chính trị của khẩu hiệu. Do vậy, Công ty TNHH NN một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị đã không vận hành từ năm 2007.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND Thành phố giao Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty TNHH NN một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị có trách nhiệm lên phương án báo cáo Sở Xây dựng, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch về phương án kỹ thuật và mỹ quan của khẩu hiệu, đề xuất phương án giải quyết triệt để.

183. Đề nghị UBND Thành phố có giải pháp khắc phục nay việc đổi thẻ BHXH cho các đối tượng chính sách còn gặp nhiều khó khăn, phiền hà.

Trả lời:

Thực hiện quy định tại Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội tiến hành đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT cho các đối tượng là người có công với cách mạng. Để triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố, BHXH đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các quận huyện thị xã trực thuộc thực hiện đổi thẻ đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người tham gia. Trong thời gian đầu do số lượng số lượng thẻ cần phải đổi lớn, lại tập trung trong thời gian rất ngắn, nên đã gây quá tải, bức xúc cho người thụ hưởng. Mặt khác, nhiều trường hợp thông tin về nhân thân trong hồ sơ hưu trí không khớp với Huân, Huy chương kháng chiến, chiến thắng nên việc sửa và in đổi lại thẻ trong thời gian đầu của một số trường hợp đôi khi còn chậm.

Để tránh tình trạng quá tải và tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng, BHXH Thành phố đã xin ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam, thực hiện in toàn bộ thẻ BHYT của đối tượng đối tượng hưởng lương hưu do ngân sách Nhà nước đảm bảo (nghỉ hưu từ trước ngày 31/12/1994) với mã hưởng quyền lợi mới (HT2) và yêu cầu BHXH các quận, huyện, thị xã cấp phát tất cả các thẻ BHYT mới đã đổi mã quyền lợi đến tay đối tượng, đồng thời thu hồi lại thẻ BHYT cũ, sau đó sẽ tiến hành rà soát. BHXH các quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Thành phố, do vậy với các đối tượng này thực hiện cấp thẻ mới, thu hồi lại thẻ cũ ngay, không có thời gian hẹn trả thẻ

Đối với các trường hợp người có công khác: BHXH Thành phố đã chỉ đạo BHXH các quận, huyện, thị xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ và cấp “Giấy xác nhận đổi thẻ BHYT” ghi rõ mã quyền lợi được hưởng theo chế độ quy định cho đối tượng, trong thời gian chờ nhận thẻ mới đối tượng vẫn giữ thẻ cũ cùng Giấy xác nhận đổi thẻ nếu đi khám chữa bệnh được hưởng ngay quyền lợi mới theo chế độ quy định. Thời gian nhận và trả thẻ với các đối tượng này hiện nay thực hiện sau 15 đến 20 ngày làm việc.

- Về hồ sơ chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT:

Người tham gia cần xuất trình thẻ BHYT có mã quyền lợi 3,4,5,7 và bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng. Theo hướng dẫn tại công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Cục người có công, giấy tờ đó là Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ, Giấy xác nhận của Sở Lao động thương binh xã hội đối với các trường hợp người có công khác như Huân, huy chương kháng chiến, chiến thắng. Trường hợp người có công với cách mạng bị thất lạc giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng thì Sở Lao động thương binh và xã hội có đủ thẩm quyền xác nhận. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay còn một số trường hợp được tặng Huân huy chương giải phóng, Huân huy chương chiến công, Huy chương vì sự nghiệp Bảo vệ tổ quốc, Huy chương chiến sỹ vẻ vang chưa được hướng dẫn là đối tượng được đổi mã quyền lợi, vì vậy BHXH Thành phố đang xin ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam để có sự giải quyết thống nhất đối với các trường hợp này.



C. Kiến nghị với UBND Thành phố để tổng hợp đề nghị Trung ương:

184. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu chế độ tiền lương, phụ cấp đối với một số chức danh cán bộ xã, sao cho phù hợp như:

- Bí thư Đảng ủy khóa thứ 2 đang hưởng mức lương 2,86 đến khóa thứ 3 vẫn tái trúng cử được phân công sang chức danh khác và hưởng mức lương khởi điểm của các chức danh khác là chưa phù hợp.

- Đồng chí chủ tịch Cựu chiến binh thường là sỹ quan quân đội, đã hưởng chế độ hưu trí rất cao nhưng vẫn hưởng 90% lương theo chức danh chủ tịch Cựu chiến binh là chưa phù hợp.

Trả lời:

1- Tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: “Trường hợp được bầu giữ chức danh cán bộ cấp xã mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương chức vụ của chức danh đã đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức danh cũ), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở chức danh mới (hiện đảm nhiệm). Nếu chức danh mới có hệ số lương bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ, thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của chức danh mới”.

Trường hợp cử tri nêu ví dụ đồng chí Bí thư Đảng ủy đang hưởng lương bậc 2, hệ số 2,85 của chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã nếu được phân công chuyển công tác sang đảm nhận chức danh cán bộ cấp xã khác mà xếp hưởng lương bậc 1 (khởi điểm) của chức danh mới là thực hiện không đúng với quy định hiện hành về chuyển xếp lương đối với cán bộ cấp xã.

Việc thực hiện xếp lương hai bậc như trên áp dụng đối với các đồng chí cán bộ cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn sơ cấp hoặc chưa có trình độ đào tạo chuyên môn. Đối với các đồng chí cán bộ cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn đúng quy định từ trung cấp trở lên, tới đây sẽ được chuyển xếp sang hưởng lương theo ngạch, bậc phù hợp với trình độ đào tạo như công chức hành chính.

2- Điểm c khoản 1 Điều 5, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định: “Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm….và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.

Quy định trên là phù hợp với quy định của Luật Lao động cũng như Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với người lao động thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, dựa trên cơ sở thời gian và mức đóng BHXH của người lao động đối với công việc cũ trong quá khứ cũng như đóng góp sức lao động của họ trong công việc mới. Trong thực tiễn, quy định trên được đại đa số cán bộ cấp xã cũng như người lao động nói chung đồng tình ủng hộ vì bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc "hưởng theo lao động".



185. Đề nghị tính thời gian tham gia công tác đối với cán bộ công chức cấp xã, nên cộng cả thời gian tham gia trong quân đội; đưa chức danh phó công an và xã đội vào biên chế.

Trả lời:

1- Theo quy định tại Khoản 6, Điều 8 của Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:



"Cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nếu công tác liên tục đến trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 1998 và hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước tháng 01 năm 1998 được tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp đã có thời gian công tác trong quân đội, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 và không hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP để tính hưởng BHXH."

Hiện nay UBND Thành phố đã giao cho Sở Nội vụ đang phối hợp với các sở, ngành có liên quan soạn thảo văn bản để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên.

2- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với hai chức danh Phó chỉ huy trưởng quân sự và Phó trưởng công an xã hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Công an xã và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ. UBND thành phố đã giao cho Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố và Công an Thành phố phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng Đề án về mô hình tổ chức cũng như chế độ, chính sách đối với các chức danh trên báo cáo UBND thành phố, trình HĐND thành phố xem xét, quyết định.

186. Đề nghị trợ cấp cho những người cao tuổi không nên trừ những người đang hưởng lương. Những đối tượng hưởng chế độ trợ cấp (tuất) khi qua đời nên có chế độ mai táng phí.

Trả lời:

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010, Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP quy định người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng tại xã, phường. Như vậy người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội không thuộc diện trợ cấp hàng tháng.

Hiện nay, những đối tượng hưởng chế độ trợ cấp (tuất) khi qua đời không thuộc diện được hỗ trợ mai táng phí.

UBND Thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Ban đại diện Người cao tuổi Thành phố kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ bổ sung, hoàn chỉnh chính sách trợ giúp người cao tuổi cho phù hợp.



187. Đề nghị có chính sách tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thời gian công tác nhiều năm, song thời gian đóng bảo hiểm không đủ theo quy định mà đã đến tuổi nghỉ hưu, thì cho đóng bảo hiểm một lần để đủ hưởng chế độ hưu trí, đề nghị xem xét lại cách tính mức lương bình quân đóng BHXH trong vòng 5 năm cuối đối với các ngành nghề đặc biệt, độc hại.

Trả lời:

- Về đề nghị có chính sách tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thời gian công tác nhiều năm, song thời gian đóng bảo hiểm không đủ theo quy định mà đã đến tuổi nghỉ hưu, thì cho đóng bảo hiểm một lần để đủ hưởng chế độ hưu trí.

Để tạo điều kiện cho người lao động đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu, khoản 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định người lao động khi đủ điều kiện về tuổi đời nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với quy định mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, giáo viên mầm non khi nghỉ việc đã đủ điều kiện về tuổi đời nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nếu có nhu cầu thì cũng được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ quy định người tham gia BHXH tự nguyện đóng BHXH theo phương thức hằng tháng, hằng quý, hoặc 6 tháng một lần, vì vậy việc đề nghị cho giáo viên mầm non có thời gian công tác nhiều năm được đóng BHXH một lần để đủ hưởng chế độ hưu trí là không thực hiện được, do trái với quy định hiện hành và việc sửa đổi quy định này cũng không thuộc thẩm quyền của BHXH Hà Nội.

- Về đề nghị xem xét lại cách tính mức lương bình quân đóng BHXH trong vòng 5 năm cuối đối với các ngành nghề đặc biệt, độc hại.

Tại Điều 59 Luật BHXH quy định: Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà đóng bảo hiểm có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của số năm liền kề làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính lương hưu.

Như vậy, trong mọi trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đã được tính mức lương bình quân theo phương thức tối ưu nhất có lợi cho người lao động.



* Về môi trường

189. Hiện nay nhiều cửa hàng ăn uống có diện tích rất hẹp, không đủ điều kiện kinh doanh, thường xuyên xả rác ra đường, gây mất vệ sinh môi trường. Đề nghị UBND Thành phố cần có quy định việc cấp giấy phép kinh doanh đối với các cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ và có quy chế, chế tài trong việc xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường nơi công cộng.

Trả lời:

Để tăng cường việc quản lý rác thải trên địa thành phố UBND thành phố đã ban hành quy định về quản lý chất thải rắn thông thường kèm theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 trong đó quy định trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân có cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 13.



* Địa giới hành chính

190. Đề nghị UBND Thành phố xem xét kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm việc phân định ranh giới giữa Hà Nội với tỉnh Hòa Bình.

Trả lời:

Trong quá trình thực hiện chỉ thị 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) giữa tỉnh Hà Tây (cũ) và tỉnh Hòa Bình còn 12 điểm chưa thống nhất được về địa giới hành chính trên thực địa, chưa ký kết được hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.

Từ năm 1993 đến trước khi tỉnh Hà Tây hơp nhất với thành phố Hà Nội, các cấp chính quyền (cấp tỉnh, các huyện và các xã có đường địa giới hành chính chưa thống nhất được) của tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình đã nhiều lần gặp gỡ, bàn bạc, hiệp thương, dưới sự chủ trì của các cơ quan trung ương, nhưng vẫn chưa ký được hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.

Thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ, xã Đông Xuân của huyện Lương Sơn về thuộc huyện Quốc Oai; các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn về thuộc huyện Thạch Thất, thì những vướng mắc về địa giới của các xã này với các xã của huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai, trở thành tranh chấp nội bộ.

Do đó, hiện nay giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình còn tồn tại 8 điểm chưa thống nhất về địa giới hành chính, cụ thể là:

- Giữa xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì với xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn - Hoà Bình;

- Giữa xã Đông Yên, huyện Quốc Oai với xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn;

- Giữa thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ với xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn;

- Giữa thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn;

- Giữa xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ với xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn

- Giữa xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ với xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn;

- Giữa xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ với xã Thành Lập, huyện Lương Sơn;

- Giữa xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức với xã Cao Dương, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn;

Sau khi hợp nhất, ngày 02 tháng 4 năm 2009, UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 2692/UBND-TNMT gửi UBND tỉnh Hòa Bình về quan điểm giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc hai bên cùng trao đổi, bàn bạc trên tinh thần đoàn kết, nhất trí, ổn định và đúng pháp luật.

Tháng 7 năm 2009, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện Ba Vì, Quốc Oai phối hợp với Đoàn công tác liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiến hành khảo sát tại tất cả các điểm còn vướng mắc về ĐGHC giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề nghị hai Bộ nghiên cứu, xây dựng phương án phân định ĐGHC để trình Chính phủ quyết định.

Để thúc đẩy việc giải quyết các vướng mắc về địa giới hành chính với tỉnh Hòa Bình, UBND thành phố đã giao Sở Nội vụ làm việc với phía tỉnh Hòa Bình để chủ động tham mưu tổ chức buổi gặp gỡ, hiệp thương giữa lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hòa Bình; đồng thời, UBND thành phố đã có báo cáo và đề nghị Bộ Nội vụ sớm có phương án trình Chính phủ phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố tại các khu vực vướng mắc trên.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố tại các khu vực có vướng mắc; đồng thời, chủ trì tổ chức hội nghị mời lãnh đạo bộ, ngành trung ương, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình để trao đổi, thống nhất phương án trên vào ngày 15/9/2010. Từ ngày 12/10/2010 đến cuối tháng 10/2010, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục khảo sát lần cuối hiện trạng các khu vực tranh chấp trên thực địa để chính thức trình phương án phân định lên Chính phủ.

Như vậy, trong thời gian tới những vướng mắc về địa giới hành chính sẽ được liên bộ trình Chính phủ xem xét, giải quyết dứt điểm.



II. Về văn hoá xã hội

191. Cử tri kiến nghị, hiện nay Nhà nước khuyến khích mọi người dân mua Bảo hiểm y tế, tuy nhiên lại có quy định mua thẻ BHYT phải có hộ khẩu, như vậy nhiều đối tượng muốn tham gia BHYT nhưng không có đủ điều kiện. Đề nghị cơ quan BHYT nghiên cứu tháo gỡ để mọi người dân có thể tham gia, nhất là những đối tượng đi làm xa nhà có mong muốn mua BHYT.

Trả lời:

Tại phần VI, tiết 3.1.3 công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện quy định: “Đối với đối tượng nhân dân: người tham gia BHYT tự nguyện cư trú tại địa bàn xã và huyện nào, thì đăng ký và nộp tiền tham gia BHYT tự nguyện theo xã và huyện đó. Trường hợp tham gia theo cá nhân: người tham gia ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp (đối với đối tượng tạm trú) và CMTND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, nộp Tờ khai cho Đại lý hoặc cơ quan BHXH để kiểm tra đối chiếu ”.

Như vậy, khi người dân đang sinh sống trên địa phương nào thì có quyền mua BHYT tại địa phương đó, để xác nhận việc đang cư trú hợp pháp trên một địa bàn thì người dân có thể xuất trình hộ khẩu, trong trường hợp không có hộ khẩu thì xuất trình giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp.

192. Cử tri kiến nghị, hiện nay việc xin cho con vào học tại các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập rất khó khăn, kéo dài trong nhiều năm nay gây bức xúc trong nhân dân. Kiến nghị UBND Thành phố có phương án khắc phục để giảm áp lực khi vào mùa tuyển sinh.

Trả lời:

Trong những năm học vừa qua Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo công tác tuyển sinh tới UBND các quận, huyện, thị xã; các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt. Nội dung kế hoạch tuyển sinh bao gồm: quy định đối tượng tuyển sinh (đúng tuyến, trái tuyến); phân chia địa bàn tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng trường; quy định về số HS trên một lớp, số lớp của từng trường; sự chuẩn bị bổ sung về cơ sở vật chất và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, lịch tuyển sinh, chế độ thông tin báo cáo. Do đó khi xây dựng kế hoạch tuyển sinh phải đảm bảo học sinh đúng độ tuổi tại mỗi địa bàn đân cư (phường, xã, thị trấn) đều được đến trường.



193. Cử tri kiến nghị UBND Thành phố và các ngành chức năng xem xét việc có nên thành lập các trường điểm, trường chuyên (có chất lượng dạy và học hơn hẳn các trường khác). Việc này ngày càng khuyến khích việc chạy trường của phụ huynh nhằm để con mình được học ở các trường có điều kiện tốt.

Trả lời:

Luật Giáo dục, Điều 62, mục 1 và 2 ghi rõ: “Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhăm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện„; “Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập...„ Thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, ở 63 tỉnh thành trong cả nước đều có các trường THPT chuyên, hoạt động theo quy chế riêng được quy định tại Quyết định số 82/2008/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Việc thành lập các trường chuyên nhằm phát hiện tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tại các trường chuyên, học sinh có năng lực sẽ có điều kiện học tập tốt để phát triển tài năng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho thủ đô và đất nước.

Học sinh có nguyện vọng muốn vào trường chuyên phải thi tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT. Vì vậy không thể có chuyện chạy trường, chạy lớp.

194. Cử tri kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra sát sao hơn nữa những khoản thu ngoài học phí tại các trường học hiện nay.

Trả lời:

Để chuẩn bị cho năm học 2010-2011, trong khi chưa có quy định về mức thu học phí mới theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ, để đảm bảo các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có cơ sở thu chi trong năm học 2010-2011, ngày 20/8/2010 Sở GD&ĐT đã có Công văn số 6585/SGD&ĐT-KHTC hướng dẫn tăng cường quản lý thu chi trong các trường học trên địa bàn Thành phố. Việc thu chi đầu năm học 2010-2011 đã được các cơ sở giáo dục quán triệt sâu sắc, cụ thể:

- Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã quán triệt tinh thần công văn tới Hiệu trưởng các trường và yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc, phổ biến tới giáo viên và cha mẹ học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về các khoản thu chi tài chính và kịp thời xử lý các hiện tượng vi phạm.

- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về các khoản thu chi trong nhà trường.

- Các cơ sở giáo dục: Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường THPT, TCCN công lập, ngoài công lập và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo các khoản thu chi trong năm học của đơn vị mình với Sở GD&ĐT theo quy định.

Thực hiện Thông tư 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về thực hiện ba công khai trong các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 7648/QĐ-SGD&ĐT ngày 20/9/2010 về việc thành lập 05 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện thu chi đầu năm học 2010-2011 trong các đơn vị, trường học trên địa bàn Thành phố. Trong tháng 10, Sở đã tổ chức kiểm tra chấn chỉnh các cơ sở giáo dục có những khoản thu sai qui định và thông báo cho các UBND quận, huyện, thị xã và Phòng GD&ĐT theo phân cấp quản lý để yêu cầu trả lại ngay cho cha mẹ học sinh.



Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương