UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

* Quận Cầu Giấy

122. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thành phố xem xét đặt lại tên cho những đường phố gắn lịch sử, truyền thống như: phố Hàng Bột, đường Cổ Ngư...

Trả lời:

Phố Hàng Bột thời Pháp thuộc là phố Xơ-Ăngtoan dân quen gọi là phố Ô Chợ Dừa. Sau cách mạng tháng Tám gọi là phố Hàng Bột. Thời tạm chiếm ngắt làm 2, đoạn đầu là phố Xơ-Ăngtoan, đoạn sau là phố Hàng Bột. Sau hoà bình đặt tên là phố Hàng Bột. Tháng 7/1989 mang tên phố Tôn Đức Thắng.

Đường Cổ Ngư thời Pháp thuộc là đường Thống chế Liôtây. Sau cách mạng gọi là đường Cổ Ngư. Từ năm 1960 đổi là đường Thanh Niên.

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ; Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Không đổi tên các đường phố và công trình công cộng đã có tên quen thuộc gắn bó với lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc và của Hà Nội...



123. Đề nghị Thành phố xem xét việc thí điểm xã hội hoá giao công ty INDECO hạ ngầm cáp điện 110KV đoạn qua phường Dịch Vọng (thu hồi đất vào phần đất các hộ dân được cấp GCN QSHNƠ&QSDĐƠ, dùng đất thu hồi để xây dựng nhà thấp tầng trên khoảng đất hẹp giữa dãy nhà DF và đô thị làng Quốc tế Thăng Long).

Trả lời:

Việc Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng INDECO có đề xuất xin đầu tư dự án thí điểm hạ ngầm đường điện 110KV lộ 173-174 Chèm – Giám, đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô là phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư theo Thông báo số 201-TB/TU ngày 30/9/2009 của Thành ủy Hà Nội về kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Đề án “Hạ ngầm, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến phố”, Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 20/4/2007 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công trình đường dây đi nổi trên địa bàn Thành phố.

Ngày 06/10/2008, UBND Thành phố đã có Văn bản số 1832/UBND-KH&ĐT giao Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng INDECO:

- Nghiên cứu lập Dự án thí điểm hạ ngầm đường điện 110KV lộ 173-174 Chèm – Giám, đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô theo phương thức xã hội hóa trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đảm bảo tuân thủ đúng Luật Xây dựng, Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng INDECO được phép đầu tư khai thác phần diện tích đất sạch được tạo ra từ việc hạ ngầm đường điện 110KV lộ 173-174 Chèm – Giám, đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô để cân đối chi phí đầu tư hạ ngầm đường điện.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập quy hoạch điều chỉnh cục bộ chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các vị trí hạ ngầm tuyến điện cũng như các ô đất có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, báo cáo Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định.

Ngày 14/12/2009, UBND Thành phố đã có Văn bản số 11895/UBND-KH&ĐT chấp thuận quy mô và cơ chế đầu tư Dự án thí điểm hạ ngầm đường điện 110KV lộ 173-174 Chèm – Giám, đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô;

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng INDECO đã lập Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy tỷ lệ 1/2000, Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu vực Tây Nam bến xe Dịch Vọng tỷ lệ 1/2000 và Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm tỷ lệ 1/5000 (phần quy hoạch sử dụng đất) các lô đất tạo ra do hạ ngầm tuyến điện 110KV lộ 173-174 Chèm – Giám đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô và được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5211/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 với tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu điều chỉnh cục bộ khoảng 3,29ha (Điều chỉnh 10 lô đất trên địa bàn quận Cầu Giấy và 05 lô đất trên địa bàn huyện Từ Liêm).

Ngày 02/12/2009, UBND quận Cầu Giấy đã có Văn bản số 15/QLĐT-QH về thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ Dự án Khu nhà ở liền kề tại lô đất ký hiệu TT-01-II và TT-02-III tại phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy;

Ngày 23/02/2010, UBND Thành phố đã có Quyết định số 912/QĐ-UBND về việc chấp thuận đầu tư Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại các ô đất ký hiệu: TT-01-II, TT-02-III, TT-03-IV, TT-04-V trên địa bàn quận Cầu Giấy và TT-06-XI trên địa bàn huyện Từ Liêm;

Về nội dung kiến nghị cử tri về việc thu hồi đất để xây dựng nhà thấp tầng trên khoảng đất hẹp giữa dãy nhà DF và đô thị làng Quốc tế Thăng Long liên quan đến quy hoạch tuyến đường nội bộ xung quanh ô đất ký hiệu: TT-01-II, TT-02-III nêu trên. Nội dung này UBND phường Dịch Vọng, nhà đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng INDECO và các hộ dân đã họp bàn thống nhất. Hiện UBND quận Cầu Giấy đang xem xét điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở liền kề tại lô đất TT-01-II, TT-02-III để phù hợp với nguyện vọng và kiến nghị của người dân khu vực.



124. Đề nghị UBND Thành phố tổ chức giao thông nút ngã ba Chùa Hà thuộc phường Dịch Vọng.

Trả lời:

Trong thời gian qua Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đánh giá, rà soát và tiếp tục triển khai các công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phân luồng tổ chức giao thông phục vụ các hội nghị, các kỳ lễ, Tết và đặc biệt là phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với liên ngành để kiểm tra, rà soát và điều chỉnh phương án phân luồng tổ chức giao thông, trong đó có khu vực cử tri nêu nếu thấy phù hợp.



* Quận Đống Đa

125. Đã 3 năm nay tình hình đèn chiếu sáng hư hỏng chưa được quan tâm, giải quyết, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo công ty chiếu sáng xem xét lại việc lắp đặt, sửa chữa cho kịp thời.

Trả lời:

Hệ thống chiếu sáng trên địa bàn quận Đống đa đến nay vẫn hoạt động bình thường.

Trong các năm 2009 – 2010, UBND quận Đống đa đã thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại một số ngõ chưa có hệ thống chiếu sáng, Sở Xây dựng đã có ý kiến thống nhất chủ trương UBND quận Đống đa triển khai xây dựng bằng nguồn vốn của quận. UBND quận đã triển khai thi công xong và đang hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho Sở Xây dựng quản lý, đưa vào vận hành theo quy định.

126. Đề nghị các cấp, các ngành cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện các dự án về hè, đường. Vì thực tế đơn vị này vừa làm xong con đường rất đẹp thì đơn vị khác lại đào bới lên làm đường cấp hay thoát nước, như vậy rất lãng phí.

Trả lời:

Trong những năm qua mạng lưới đường dây như truyền hình cáp, điện lực, thông tin, viễn thông, internet, truyền hình cáp phát triển mạnh và phần lớn là treo tự phát. Công tác đào đường, hạ ngầm trên địa bàn do nhiều chủ đầu tư thực hiện ngoài các chủ đầu tư là các đơn vị thuộc UBND Thành phố, còn có các đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng, an ninh, Tổng Công ty bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp thông tin, viễn thông.... Mỗi đơn vị, mỗi chủ đầu tư, mỗi ngành có kế hoạch triển khai khác nhau dẫn đến việc triển khai cụ thể có đơn vị làm trước, có đơn vị làm sau. UBND thành phố đã có kế hoạch và triển khai xây dựng hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để hạ ngầm các đường dây cáp đi nổi. Vừa qua UBND thành phố đã đầu tư kinh phí hạ ngầm các đường dây đi nổi (Thông tin viễn thông, điện lực, chiếu sáng) kết hợp với chỉnh trang đô thị trên 23 tuyến đường phố trong đó đã xây dựng hệ thống công trình ngầm HTKTĐT sử dụng chung, tránh được việc thi công không đồng bộ và tránh việc đào hè đường để xây dựng, sửa chữa các công trình hạ tầng sử dụng riêng như xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Kim Mã - Nguyễn Thái Học... cảnh quan đô thị đã được cải thiện. Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan để thống nhất triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ.



127. Trong các ngõ, ngách chưa xử lý được các đường dây điện, điện thoại, dây cáp, để lùng nhùng, trùng võng gây nguy hiểm cho nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp giải quyết.

Trả lời:

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các công trình ngầm để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi và các công trình đường dây, cáp đi nổi. UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 "Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố”. Quy định này là căn cứ để xây dựng không gian đô thị ngầm sử dụng chung, xã hội hoá công tác đầu tư xây dựng, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quản lý và từng bước hạ ngầm các hết các đường dây, cáp đi nổi, không treo nổi mới các đường góp phần cải tạo cảnh quan môi trường đô thị. Đối với các khu đô thị cũ, các tuyến đường đang sử dụng, thành phố sẽ tiến hành từng bước đầu tư xây dựng hệ thống cống bể, hào kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây treo nổi.

Theo phân cấp quản lý của UBND Thành phố, các đường làng, ngõ xóm chưa đặt tên do UBND các quận huyện quản lý nên việc để tình trạng đường dây cáp điện, điện thoại trùng võng trong các ngõ ngách là trách nhiệm của UBND các quận, huyện. Để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị, UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện phối hợp với các đơn vị chủ quản quản lý sắp xếp, kéo lại các đường dây cáp thông tin viễn thông, điện lực, chiếu sáng để đảm bảo an toàn và mỹ quan.

128. Thành phố chưa kiên quyết bám sát, xử lý trong việc xoá quảng cáo, rao vặt và việc tuyên truyền chưa thực sự đi vào lòng dân, đề nghị Thành phố quan tâm hơn.

Trả lời

Trong nhiều năm qua, Thành phố đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và tạo điều kiện về kinh phí cho các hoạt động bóc gỡ, xóa quảng cáo rao vặt và quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/12/2009 về việc Quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn Thành phố đã phân cấp rõ trách nhiệm chính là UBND quận, huyện, thị xã. Ngày 07/1/2010 Chủ tịch UBND Thành phố có Thông báo số 05/TB-UBND về công tác quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt; Công văn số 3023/UBND-VHKG ngày 04/5/2010 của UBND Thành phố về việc tiếp tục công tác quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn Thành phố. Theo đó Thành phố chỉ đạo các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện thị xã tổ chức thực hiện, tập trung, quyết liệt tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/12/2009 của UBND Thành phố về quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn Thành phố, tập trung tiến hành bóc xóa quảng cáo trên tường nhà, vật thể trên đường phố, trên các thân cây, cột điện; bóc, xóa đến đâu làm sạch đến đó, các quận, huyện, thị xã duy trì tổ liên ngành kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm. UBND Thành phố đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã triển khai ngay việc bố trí các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí trên địa bàn, đồng thời giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện (đến nay đã có 15/29 quận, huyện, thị xã đã lắp đặt 376 bảng quảng cáo rao vặt miễn phí). UBND Thành phố đã duyệt bổ sung kinh phí cho các quận, huyện, thị xã tổng kinh phí 10 tỷ 900 triệu đồng (đối với các quận, thị xã: 500 triệu đồng; huyện: 300 triệu đồng) để thực hiện quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt bao gồm: Xóa và làm sạch quảng cáo rao vặt; Xây dựng và quản lý, duy trì các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí; kiểm tra xử lý vi phạm; công tác chỉ đạo diều hành của địa phương.

- Bên cạnh đó Lãnh đạo Thành phố đã trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra thực hiện ở cơ sở; giao sở VHTTDL tổ chức 05 đoàn kiểm tra thường xuyên công tác thực hiện ở 29 quận, huyện, thị xã. Thành phố cũng đã phát động cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp” tổ chức chấm điểm thi đua và kiểm tra chéo giữa các quận, huyện.

- Công tác tuyên truyền: Theo Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/12/2009, đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, các sở, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã, UBND phường xã, thị trấn triển khai thực hiện, trong đó giao nhiệm vụ cho các cơ quan Báo, Đài của Thành phố xây dựng các chương trình, mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về quảng cáo rao vặt, thường xuyên có tin bài về hoạt động của các địa phương trong công tác quản lý quảng cáo rao vặt… UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn đồng loạt triển khai công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia bóc gỡ, xóa quảng cáo rao vặt không đúng nơi quy định, thực hiện quảng cáo rao vặt đúng nơi quy định; gắn công tác tuyên truyền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở; Đài truyền thanh phường, xã đưa tin bài phán ánh tình hình, nêu những điển hình tốt và phê phán những tổ chức, cá nhân quảng cáo rao vặt không đúng nơi quy định.



129. Một số công trình tiến độ quá chậm, cụ thể tại công viên Thống Nhất, nhân dân lo lắng nếu tháng 8/2010 hoàn thành thì chất lượng công trình không đảm bảo.

Trả lời:

Tại công viên Thống Nhất có 03 dự án là: Dự án chỉnh trang công viên, Dự án tượng đài Bác Hồ -Bác Tôn (hai dự án này do Ban quản lý dự án chỉnh trang đô thị thực hiện) và Dự án thoát nước Hồ Bảy Mẫu (do Ban quản lý dự án Thoát nước thực hiện);

Chào mừng 1000 năm Thăng long các dự án đã được triển khai thực hiện với sự nỗ lực và quyết tâm cao, chỉ đạo sát sao của Thành phố và các sở, ngành, chính quyền địa phương, theo đúng các quy định hiện hành. Dự án Thoát nước Hồ Bảy Mẫu, dự án chỉnh trang công viên và dự án Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn, đã được hoàn thành và gắn biển công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

130. Giá cả các mặt hàng ngày càng tăng, đề nghị Thành phố quan tâm để điều chỉnh giả cả, ổn định đời sống nhân dân.

Trả lời:

Hà Nội với dân số xấp xỉ 8 triệu người, địa bàn rộng lớn, mức thu nhập và thói quen tiêu dùng của người dân có sự chênh lệch lớn và khác nhau giữa người dân sống trong khu vực nội thành, khu vực ngoại thành và khu vực miền núi. Trong khi đó, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng tại Hà Nội chưa đủ, hệ thống phân phối phân bố chưa đều (80% hệ thống phân phối hiện đại chủ yếu tập trung ở các quận nội thành). Hệ thống hạ tầng thương mại khu vực nông thôn chưa phát triển.

UBND Thành phố luôn xác định tầm quan trọng của công tác bình ổn thị trường phải đảm bảo nguồn hàng thiết yếu đầy đủ, chất lượng tốt phục vụ đời sống nhân dân. Từ năm 2007, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành như Công Thương, Tài Chính có kế hoạch, phương án bình ổn thị trường, trong đó tập trung vào khai thác các mặt hàng thiết yếu gồm Gạo trắng, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ... đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhân dân, đặc biệt là khi xảy ra thiên tai, mất mùa, dịch bệnh hoặc trong các dịp lễ tết, đồng thời kiểm soát, điều tiết được giá cả các mặt hàng đảm bảo lợi ích tiêu dùng của nhân dân.

Tuy nhiên, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường 9 tháng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng vận động theo quy luật hàng năm, không có đột biến giá cả xảy ra, chỉ số giá cả tiêu dùng tháng 8/2010 của Hà Nọi tăng nhẹ ở mức 0,15% so với tháng 7; tháng 9/2010 tăng 0,96% so với tháng 8; tính chung bình quân 9 tháng so cùng kỳ năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,05%.

Tháng 10/2010 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,22% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của CPI tại Hà Nội trong 8 tháng qua, nguyên nhân chủ yếu là do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh tới 2,5% và nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,35% so với tháng trước, chỉ số vàng tăng 8,14% và USD tăng 0,85%.

Trước tình hình trên, thành phố đã có một số giải pháp bình ổn như:

- Có cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn chỉnh từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường; đồng thời cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước xuống từng địa phương; tổ chức các hoạt động gắn kết doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thương mại đảm bảo hàng hóa lưu thông xuyên suốt, giảm giá thành, ổn định thị trường; gắn kết doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp tỉnh bạn nhằm khai thác nguồn hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng, ổn định cung cầu hàng hóa trên thị trường.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia bình ổn mở rộng mạng lưới, điểm bán hàng tại các khu vực đông dân cư, chợ và vùng nông thôn ngoại thành; tổ chức các chuyến bàn hàng bình ổn lưu động về khu vực ngoại thành...để người dân trên địa bàn Thủ đô đều được hưởng chương trình bình ổn giá của Thành phố.

- Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường có kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong các lĩnh vực: chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến phòng ngừa dịch cúm gia cầm, kinh doanh giết mổ gia súc, thực hiện các quy định về kê khai, niêm yết và ghi nhãn hàng hóa...; đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá, các biện pháp phòng ngừa, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm hàng gây ra những cơn sốt giá, trong đó tập trung vào một số mặt hàng thuộc diện bình ổn nhằm ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

131. Ký xác nhận thẻ ATM: hiện nay các cụ nhận lương hưu bằng thẻ ATM mỗi năm 2 lần ra phường ký vào biểu hướng dẫn của BHXH, không được uỷ quyền, như vậy rất bất tiện, đề nghị cơ quan BHXH Thành phố nghiên cứu biện pháp hợp lý hơn.

Trả lời:

Căn cứ Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định “Đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM, tháng 5 và tháng 11 hàng năm trực tiếp ký xác nhận vào mẫu số C72a-HD. Trường hợp đối tượng hưởng di chuyển đến địa phương khác (không trực tiếp ký xác nhận vào mẫu số C72a-HD) phải đến BHXH huyện nơi đang cư trú đề nghị xác nhận chữ ký (mẫu số 21-CBH). Khi đến, xuất trình giấy chứng nhận hưu trí hoặc trợ cấp BHXH, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và trực tiếp ký vào mẫu số C21-CBH trước sự chứng kiến của cán bộ BHXH, nộp cho BHXH huyện nơi đang lý chi trả trước ngày 25 của tháng 5 và tháng 11.”

Theo quy định này, đối tượng nhận lương hưu và trợ cấp phải trực tiếp ký vào mẫu của cơ quan BHXH và không cho phép người nhận trợ cấp ủy quyền ký xác nhận chữ ký. Điều này nhằm mục đích quản lý đối tượng chi trả, kịp thời cắt giảm trợ cấp của các trường hợp đối tượng bị chết hoặc chấp hành hình phạt tù,...Việc không quy định cho phép ủy quyền ký xác nhận chữ ký là hợp lý, vì nếu đối tượng đến được các cơ quan quản lý Nhà nước để làm giấy ủy quyền thì việc đến cơ quan BHXH hoặc đại lý chi trả ngay tại địa phương để ký xác nhận chữ ký là hoàn toàn thực hiện được.

132. Xây dựng Thành phố hai bên bờ sông Hồng là không khoa học, đề nghị Thành phố xem xét lại vì sông Hồng không hiền hoà.

Trả lời:

Theo Điều chỉnh Quy hoạch Chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998), Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (đang được hoàn chỉnh để trình phê duyệt năm 2010) và thực tế hiện nay, sông Hồng đã và đang là con sông chảy giữa trung tâm Hà Nội (40km trong đô thị trung tâm trên tổng số 180km toàn Thành phố). Do vậy, Thành phố Hà Nội là thành phố có tổ chức không gian cả hai bên bờ sông Hồng.

Trước thực trạng của khu vực sông Hồng tại Hà Nội, việc xây dựng cải tạo sông và hai bên bờ sông Hồng để đảm bảo thoát lũ và an toàn đê điều, cải thiện và kiểm soát môi trường sinh thái, ổn định cuộc sống dân cư khu vực ven sông, nâng cấp giao thông đường thuỷ, khai thác hiệu quả quỹ đất để phát triển không gian đô thị phù hợp nhằm tạo lập diện mạo đô thị tươi đẹp hướng ra sông như mô hình của các nước trên thế giới là công việc hết sức cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và cả về thực tiễn. Việc chỉnh trị sông Hồng sẽ được giải quyết thông qua Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết từng tuyến sông có đê, Quy hoạch đê điều, Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô và các qui định có liên quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đáp ứng lợi ích toàn diện của đô thị tương xứng với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sông Hồng tại Hà Nội.

133. Vấn đề hậu bán nhà theo Nghị định 61/CP gây nhiều phiền phức cho nhân dân (VD: nhà bán theo NĐ61/CP thành sở hữu của người dân, nhưng những phần sử dụng chung hoặc đường nước, thoát nước và những vấn đề khác hỏng không ai sửa...) đề nghị Sở Xây dựng sớm có những biện pháp cụ thể để giải quyết.

Trả lời:

Ngày 29/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 827/TTg-KTN cho phép các địa phương bán nhà theo Nghị định số 61/CP đến hết 31/12/2010.

Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo UBND Thành phố, Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách sau ngày 31/12/2010, về bán nhà trong khu phố cổ, bán nhà đối với các trường hợp mua chuyển dịch nhà đất quy về một chủ; Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp ý kiến các địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

Đối với nhà ở chung cư cao tầng, Thành phố đã có Quy chế quản lý; các vấn đề về quản lý, sử dụng hạ tầng kỹ thuật của nhà ở chung sẽ do từng cơ quan chuyên ngành đảm nhận như cấp nước, thoát nước, điện lực trên cơ sở xã hội hoá, người dân đóng góp kinh phí sửa chữa, cải tạo.

Quản lý sử dụng nhà đa sở hữu là một vấn đề phức tạp cần có khung pháp lý rõ ràng. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã dự thảo văn bản về quản lý, sử dụng nhà ở chung đa sở hữu, trong đó sẽ quy định cụ thể về những phần đất, nhà sử dụng chung hoặc đường nước, thoát nước và những vấn đề khác.

134. Đề nghị UBND Thành phố cho di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố để hạn chế việc ô nhiễm môi trường trong thành phố.

Trả lời:

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài việc thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để 25 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2003 Thành phố Hà Nội còn chủ động rà soát và hướng dẫn di chuyển 142 cơ sở nhà đất. Ngày 17/6/2003, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 74/2003/QĐ-UB về việc di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực các quận nội thành, trong đó quy định mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi áp dụng, quyền lợi và trách nhiệm của đơn vị phải di dời.

Ngày 06/4/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/2005/QĐ-TTg về việc sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi tổ chức kinh tế phải di dời trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch. Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình tổ chức thực hiện, nhưng tiến độ di dời vẫn còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Kết quả đánh giá cho thấy tiến độ di dời chậm do các nguyên nhân sau đây:

- Tâm lý doanh nghiệp ngại di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất trong đô thị để sinh lợi;

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ và đầu tư tại nơi di chuyển đến;

- Cơ chế di dời và chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp di di dời còn một số bất cập, chưa khuyến khích doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ di dời;

- Nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng tại cơ sở sản xuất cũng như tạo quỹ đất phục vụ di dời cho các doanh nghiệp.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách di dời chưa được đề cập tại Quyết định số 74/2003/QĐ-UB và Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg hoặc đã đề cập nhưng còn bất cập với thực tiễn.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập tổ công tác với nhiệm vụ rà soát kết quả di dời, khảo sát chính sách di dời của các địa phương, tổ chức hội thảo với các Sở, ngành, quận, huyện, các doanh nghiệp và các cơ quan Trung ương để đánh giá, tìm nguyên nhân, giải pháp thực hiện.

Quá trình hội thảo, các Sở, ngành, quận, huyện, các doanh nghiệp và các cơ quan Trung ương (Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đều thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung một số cơ chế, chính sách di dời và điều chỉnh một cơ chế quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay, các ngành của Thành phố đã hoàn thiện quy chế di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn; Ban cán sự Đảng, UBND Thành phố sẽ thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố Hà Nội thực hiện.



Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương