UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

61. Đề nghị Thành phố đầu tư, xây dựng đường gom chân đê sông Đuống, sông Hồng (quan tâm xây dựng đường gom chân đê đoạn qua xã Dương Hà) để phục vụ việc đi lại của nhân dân trong khu vực.

Trả lời:

Đường hành lang đê trên địa bàn Thành phố đã được Nhà nước đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay, góp phần tạo cảnh quan môi trường và phát triển dân sinh kinh tế. Một số đoạn đường hành lang đang triển khai lập dự án để cải tạo và nâng cấp, phục vụ công tác phòng chống lụt bão và phát triển dân sinh kinh tế trên địa bàn.

Trên tuyến đê tả Hồng huyện Gia Lâm, năm 2009 Nhà nước đã đầu tư xây dựng hành lang đoạn (K76+270-K76+570); năm 2010 đầu tư đoạn hành lang đoạn (K75+670-K76+270); một số đoạn còn lại sẽ được đầu tư trong những năm tới.

Dự án đường hành lang đê sông Đuống, đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội triển khai theo Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 13/01/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng đường hành lang các tuyến đê tả, hữu sông Đuống. Căn cứ tiến độ thực hiện dự án, ngày 22/7/2008, UBND Thành phố có Quyết định số 2936/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục các dự án dừng triển khai, đình hoãn, giãn tiến độ năm 2008, trong đó có dự án đường hành lang đê sông Đuống.

Hiện nay Thành phố đã có chủ trương đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thực hiện công tác Chuẩn bị đầu tư để trình phê duyệt dự án theo quy định.

62. Để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Lim, chủ đầu tư đã không thông qua UBND xã Yên Thường để tổ chức cắm mốc giới giải phóng mặt bằng; bên cạnh đó, tuyến đường sắt lại cắt ngang qua đường Yên Thường, điều này gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị Thành phố xem xét, giải quyết.

Trả lời:

Dự án đường sắt trên cao do Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau khi nhận được kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam có ý kiến trả lời với cử tri. Sau đây là phần trả lời của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam:

1. Về tính đồng bộ của dự án:

Dự án đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Yên Viên sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên cơ sở Hiệp định vay vốn Nhật Bản số VNXV-2 ký ngày 31/3/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC (nay là JICA) cho Dự án xây dựng đường sắt đô thị thành pố Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn 1.

Tuyến đường sắt trên cao được xây dựng nằm cơ bản trên tuyến đường sắt hiện tại nên sau khi hoàn thành toàn bộ đường sắt hiện tại trên mặt đất sẽ được gỡ bỏ, thay vào đó là hệ thống cầu cạn và cầu vượt trên cao với tĩnh không khoảng 8-12m (riêng đoạn từ Vĩnh Quỳnh đến ga Ngọc Hồi và toàn bộ ga Ngọc Hồ, ga Gia Lâm vẫn nằm trên mặt đất)

Trong quá trình nghiên cứu thiết kế dự án, chủ đầu tư dự án chỉ đạo tư vấn nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện các vấn đề kỹ thuật, kinh tế xã hội, kiến trúc cảnh quan, môi trường... nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Dự án gây xáo trộn cuộc sống nhân dân trong khu vực đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một dự án đường sắt đô thị hiện đại. Trong khuôn khổ dự án, chủ đầu tư sẽ cố gắng thỏa mãn tối đa các kiến nghị của cử tri nêu.

2. Về quản lý Dự án:

Chủ đầu tư dự án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để có các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý chất lượng, tiến độ và giá thành của Dự án tại tất cả các khâu quản lý.

3. Về công tác giải phóng mặt bằng:

Hiện nay chủ đầu tư dự án đang tích cự phối hợp với các Quận/huyện liên quan của Thành phố để có thể sớm triển khai công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Công tác Giải phóng mặt bằng và Tái định cư có thể bắt đầu tư quý II năm 2011. Cụ thể là:

- Theo tiến độ, gói thầu đầu tiên (khu tổ hợp ga Ngọc Hồi) sẽ được triển khai vào quý II năm 2012, các gói thầu khác sẽ tiếp tục được triển khai và kết thúc vào năm 2017.

- Trong thời gian tới, căn cứ tình hình triển khai cụ thể, chủ đầu tư dự án sẽ phối hợp với địa phương để thông báo lịch trình cụ thể tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.

63. Trạm soát vé cầu Phù Đổng nằm trên địa bàn phường Phúc Lợi - Quận Long Biên và xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm được xây dựng vào giữa chân dốc lên, xuống của cầu Phù Đổng và cầu Thanh Trì và điểm nút giao thông quan trọng vào Thành phố; do vậy, thường xuyên gây ùn tắc giao thông và dễ xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng di chuyển Trạm soát vé trên đến địa điểm phù hợp.

Trả lời:

Trạm soát vé cầu Phù Đổng hiện thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. UBND Thành phố sẽ có ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải để giải đáp theo kiến nghị của cử tri.



64. Việc thực hiện cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro do Ban quản lý dự án Giao thông đô thị làm chủ đầu tư triển khai rất chậm; những khó khăn, vướng mắc chưa được tập trung giải quyết. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ.

Trả lời:

Tuyến đường từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro hiện đã cơ bản hoàn thành đoạn 1 (khoảng 1.524m); các đoạn còn lại đã có nhà thầu thi công và hiện đang triển khai thi công trên mặt bằng hiện có.



65. Việc thi công xây dựng cầu Thanh trì đã làm hỏng hệ thống tiêu thoát nước của cánh đồng xã Cổ Bi, gây nên tình trạng ngập úng vào mùa mưa, ảnh hưởng tới sản xuất của nhân dân. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Ban quản lý dự án xây dựng cầu Thanh Trì bồi thường cho nhân dân diện tích bị ngập úng không canh tác được và hoàn trả lại hệ thống tiêu thoát nước.

Trả lời:

Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do tổ chức JICA của Nhật Bản thiết kế với đầy đủ các hạng mục tiện ích kèm theo như cây xanh, chiếu sáng, vỉa hè và hệ thống thoát nước mặt cũng như hệ thống tiêu thoát nước phục vụ sản xuất của nhân dân trong khu vực. Trong quá trình thi công hệ thống thoát nước, Tư vấn Dự án luôn rà soát kiểm tra thực tế và có các chỉ đạo kịp thời để cho Nhà thầu thi công phù hợp với tình hình thực tế tại hiện trường, đảm bảo việc tiêu thoát nước tại các nơi mà Dự án đi qua. Đối với hệ thống mương thoát nước tại khu vực nút giao QL5 (liên quan đến việc tiêu thoát nước các cánh đồng xã Cổ Bi) cũng đã được thiết kế thi công đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo việc tiêu thoát nước trong khu vực. Liên quan đến việc này, Ban QLDA Thăng Long cũng đã làm việc với UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Cổ Bi để phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo tiêu thoát nước cho các cánh đồng thuộc xã Cổ Bi.



66. Đề nghị UBND Thành phố khi thu hồi đất ở phục xây dựng các dự án trên địa bàn Huyện (Dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầu Phù Đổng 2; Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên...) cần xem xét để giá bồi thường đất ở sát với giá thị trường, nâng định mức tái định cư cho các hộ dân bị di dời, đảm bảo quyền lợi và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện.

Trả lời:

Các dự án xây dựng đường giao thông như: Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải phòng (trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia lâm), quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên (trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm, cầu Phù Đổng 2 (trên địa bàn huyện Gia Lâm) đều là các dự án trọng điểm, được UBND Thành phố và Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo cả về tiến độ và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án này đều được Thành phố chỉ đạo, xem xét giải quyết tối đa quyền lợi của công dân theo các quy định của pháp luật. Cho tới nay, trên cơ sở đề xuất của các ngành chức năng, giá bồi thường về đất, các chính sách hỗ trợ đầu tư đã được UBND Thành phố xem xét, giải quyết ở mức tối đa. Các khu tái định cư đều đã được UBND Thành phố giao nhiệm vụ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật theo các quy định của pháp luật.

67. Hiện nay, có nhiều giáo viên của các Trường THCS và Trường tiểu học trên địa bàn Huyện không có nhà ở. Đề nghị Thành phố có cơ chế, chính sách để các nhà trường được xây dựng nhà ở tập thể cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác.

Trả lời:

- Để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở, Thành phố đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, xây dựng nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu ở cho các đối tượng khác nhau trên địa bàn Thành phố.



Đối với nhà ở khu vực nông thôn: Thành phố đã có Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối với các hộ gia đình nghèo thuộc khu vực nông thôn, ngày 12/12/2008 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 167/2008/QĐ-TTG về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Thành phố đã có kế hoạch hỗ trợ cho các đối tượng nghèo về nhà ở mỗi hộ là 25 triệu đồng để xây dựng nhà ở.

Đối với nhà ở khu vực Thành thị: Thành phố có Đề án xây dựng nhà ở cho cán bộ công chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố để giải quyết nhà ở cho các cán bộ và công chức có khó khăn về nhà ở.

Ngày 16/8/2010 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND về quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Trong đó đối tượng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội-nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự sự nghiệp công lập, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang (kể cả trường hợp đã nghỉ chế độ theo quy định) và người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định); người lao động tự do, kinh doanh cá thể đảm bảo có thu nhập để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định.

-Ngoài ra Thành phố cũng đang xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng quỹ nhà ở công vụ để phục vụ các đối tượng cán bộ theo Điều 23. Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính Phủ; trong đó có cả giáo viên được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, hải đảo.

68. Dự án hỗ trợ các xã nghèo của Thành phố đã được phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư từ năm 2008 (Huyện Gia Lâm có 03 xã: Lệ Chi, Dương Quang, Trung Mầu), nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện. Đề nghị Thành phố xem xét, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Trả lời:

Dự án hỗ trợ 10 xã nghèo thuộc 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì được Sở Nông nghiệp & PTNT giao Chi cục Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư) trình đề nghị phê duyệt dự án tại Tờ trình số 461 TTr/CCPTNT-KH ngày 16/10/2009.

Thực hiện ý kiến của Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội tại Công văn số 576/BSHS-KH&ĐT-NN đề nghị bổ sung, giải trình hồ sơ dự án. Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì làm việc với Sở Lao động Thương binh & Xã hội và 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì rà soát lại số hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo mới và chỉnh sửa, hoàn thiện dự án.

Hiện nay, dự án đã lập xong đang trình Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định để trình UBND Thành phố phê duyệt. Khi Dự án được phê duyệt, UBND Thành phố sẽ giao Sở Nông nghiệp & PTNT tiến hành thực hiện các nội dung tiếp theo để hỗ trợ các xã trong vùng dự án.



69. Đường 179 (đoạn từ xã Xuân Quan - tỉnh Hưng Yên đến Bến phà Khuyến Lương – xã Văn Đức - huyện Gia Lâm) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, xe ôtô nhỏ, xe máy, xe đạp không thể vận hành được, gây mất an toàn giao thông. Đề nghị Thành phố đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Trả lời:

Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thường xuyên thực hiện công tác duy tu, duy trì. Đường quốc lộ 179 cũ, Sở GTVT đã triển khai công tác duy tu duy trì theo kế hoạch và đã hoàn thành trong tháng 10/2009. Nội dung cử tri nêu, Sở GTVT sẽ cho kiểm tra và tiến hành duy tu sửa chữa những chỗ hư hỏng, đảm bảo giao thông êm thuận.



* Huyện Đông Anh

70. Dự án xây dựng nhà điều hành của Ban quản lý dự án trọng điểm Thành phố Hà Nội tại xã Kim Chung với diện tích 3.500m2 đã được địa phương GPMB giao đất từ năm 1999 đến nay chưa được triển khai thực hiện. Đề nghị Thành phố cho thu hồi để phục vụ cho dự án có nhu cầu.

Trả lời:

Ngày 08/10/2010, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có buổi làm việc tại Trụ sở Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội. Tại buổi làm việc, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội báo cáo:

Công trình Nhà điều hành dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì được UBND Thành phố giao cho Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư tại Quyết định số 3943/QĐ-UBND ngày 5/6/2003, thu hồi với diện tích là 3.529m2.

Năm 2003, Chủ đầu tư đã thực hiện xong công tác GPMB, thu hồi đất, nhận bàn giao đất ngoài thực địa và lập dự án đầu tư xây dựng công trình (không phải là năm 1999 như ý kiến cử tri).

Do trên thực tế, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội có sử dụng một phần cơ sở vật chất của Văn phòng hiện trường dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì để làm nhà điều hành nên Dự án nêu trên công trình Nhà điều hành không được thực hiện.

Vì vậy, Ngày 7/5/2008, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 2707/UBND-KHĐT về việc thu hồi và bàn giao hạng mục công trình Nhà điều hành cho UBND huyện Đông Anh tiếp nhận bàn giao khu đất, triển khai tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo qui định.

Để giải quyết việc bàn giao khu đất cho UBND huyện Đông Anh, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đã có Báo cáo số 90/BC-MPMU-VB ngày 27/7/2010, Công văn số 124/CV-MPMU-VB ngày 10/9/2010 đề nghị UBND huyện Đông Anh chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành tiếp nhận phần diện tích 3.529m2 để quản lý sử dụng theo chỉ đạo của Thành phố.

Hiện công tác bàn giao hồ sơ pháp lý, bàn giao đất cho UBND huyện Đông Anh chưa thực hiện xong. Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo huyện Đông Anh sớm thực hiện dứt điểm.



71. Đường quốc lộ 3 Hà Nội đi Thái Nguyên: Đoạn đi qua Thị trấn Đông Anh hiện tại đường chưa được nâng cấp và có nhiều điểm giao cắt với các nhánh đường khác trong khi lưu lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn đã xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng. Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu sớm cho mở rộng và nâng cấp mặt đường, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các điểm giao cắt để hạn chế tai nạn giao thông.

Trả lời:

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT tiếp thu kiến nghị của cử tri và sẽ phối hợp với Công an Thành phố và UBND huyện Đông Anh đề xuất phương án tổ chức giao thông phù hợp.



72. Đề nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Cổ Loa để nhân dân yên tâm cư trú, cải tạo nơi ở và đầu tư sản xuất. Hơn nữa trong khi chờ quy hoạch, từ năm 1998 đến nay nhân dân Cổ Loa không có đất dãn dân, nhiều hộ gia đình đang sinh sống trong điều kiện trật hẹp, không đảm bảo đời sống sinh hoạt; đề nghị Thành phố chỉ đạo sở quy hoạch kiến trúc sớm xác định vị trí đất có thể sử dụng làm đất ở dãn dân cho nhân dân trong xã.

Trả lời:

1. Về đề nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Cổ Loa để nhân dân yên tâm cư trú, cải tạo nơi ở và đầu tư sản xuất:

Do tính chất đặc biệt của Khu di tích Thành Cổ Loa theo đề nghị của UBND Thành phố Hà Nội và các Bộ ngành (Xây dựng; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư), ngày 22/5/2009 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3278/VPCP-KTN nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000), trong đó: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và uỷ quyền cho UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Đồ án quy hoạch.

Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ là cơ quan chủ trì, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng) là cơ quan đang nghiên cứu lập Nhiệm vụ và Đồ án "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000)" để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản góp ý với Nhiệm vụ quy hoạch. Đồ án này sẽ được xem xét, gắn kết với đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt.

Đến nay Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan đang hoàn chỉnh Nhiệm vụ quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do vậy, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các Cơ quan chức năng của thành phố sớm triển khai Đồ án quy hoạch ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch.

2. Về đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc sớm xác định vị trí đất có thể sử dụng làm đất dãn dân cho nhân dân trong xã:

Về khu tái định cư (quy mô lớn):

Để giải quyết nhu cầu di dân tái định cư phục vụ công tác GPMB khi triển khai Dự án thành phần đầu tư bảo tồn tôn tạo khu di tích Cổ Loa (khoảng 2.200 Hộ gồm: Trên mặt Thành Cổ Loa khoảng 250 Hộ; Trong phạm vi 50m hai bên Thành Cổ Loa khoảng 1.950 Hộ), Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có công văn số 454/QHKT-P2 ngày 05/4/2007 giới thiệu địa điểm để Ban QLDA huyện Đông Anh triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định, triển khai nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trong phạm vi ranh giới Đơn vị ở (ký hiệu: 34.5) với quy mô khoảng 4045Ha. Khu vực này cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đồ án "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000)".

Tại Tờ trình số 1198/2007/TTr-QHKT ngày 16/8/2007, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã trình và được UBND Thành phố phê duyệt "Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di dân tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án thành phần đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích Cổ Loa tỷ lệ 1/500" tại Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 29/5/2008, đơn vị tổ chức nghiên cứu lập QHCT là Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh. Hiện nay, Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh chưa có hồ sơ để giải quyết tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc và theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (đang hoàn thiện tháng 10/2010 để trình Chính phủ) xác định toàn bộ khu vực này nằm trong "Vùng nêm xanh" bao quanh Khu di tích Cổ Loa. Tuy nhiên, đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô chưa được phê duyệt. Do vậy, việc triển khai dự án ĐTXD hạ tầng kỹ thuật Khu di dân tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án thành phần đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích Cổ Loa tại địa điểm này chưa đủ cơ sở xem xét trong giai đoạn hiện nay. Khi 02 đồ án: "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" và đồ án "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa, tỷ lệ 1/2000" được cấp thẩm quyền phê duyệt, mới có đủ cơ sở xem xét địa điểm Khu di dân tái định cư tại xã Cổ Loa.

Về địa điểm các khu dãn dân (quy mô nhỏ):

Theo đề nghị của UBND huyện Đông Anh và UBND xã Cổ Loa (ngày 24/6/2008), Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có công văn số 1318/QHKT-P3 ngày 07/7/2008 giới thiệu và xác định các địa điểm giao đất dãn dân tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Hiện nay, UBND huyện Đông Anh, Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh chưa có hồ sơ để giải quyết tiếp tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Do vậy, UBND huyện Đông Anh, Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh cần sớm triển khai Dự án làm cơ sở giao đất dãn dân cho nhân dân trong xã Cổ Loa.

Hiện nay, việc quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh dựa trên cơ sở: Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh tỷ lệ 1/5.000 (phần sử dụng đất và giao thông) đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 106/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000 và "Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1/2000""Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1/2000" đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại các Quyết định: số 173/2002/QĐ-UB ngày 17/12/2002 và số 174/2002/QĐ-UB ngày 17/12/2002, với quy mô nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khoảng 830,34Ha (bao gồm toàn bộ khu vực di tích Cổ Loa và các vùng lân cận thuộc xã Cổ Loa), trong đó: Tiếp giáp các xóm thôn hiện có (xóm Thượng, xóm Nhồi Trên, xóm Nhồi Dưới, thôn Gà, xóm Dõng, xóm Hương, xóm Cưu, xóm Vườn Nhãn,...) đều có dự kiến bố trí quỹ đất ở mới mà chủ yếu dành cho nhu cầu dãn dân, di dân GPMB của xã Cổ Loa (đến nay đa phần chưa khai thác sử dụng).

Do vậy, trước mắt UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Đông Anh và UBND xã Cổ Loa cần chủ động, sớm khảo sát, lựa chọn các khu đất tiếp giáp các xóm thôn hiện có (nêu trên), có hồ sơ cụ thể phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố chấp thuận địa điểm các khu dãn dân cho nhân dân trong xã Cổ Loa phù hợp quy hoạch được duyệt.

* Huyện Thanh Trì

73. Đề nghị Thành phố khi triển khai Dự án làm đ­ường sắt trên cao phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cải tạo lại hệ thống đ­ường sắt cũ, làm đ­ường gom dân sinh, hạ ngầm đ­ường điện, cống thoát nư­ớc tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần gây mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trư­ờng và trật tự an toàn giao thông. Bên cạnh đó phải có biện pháp giám sát chất l­ượng thi công tránh để thất thoát ngân sách của nhà nư­ớc. Đồng thời thông báo cho nhân dân rõ về tiến độ thi công dự án và sớm bố trí đất tái định cư­ cho các hộ nằm trong chỉ giới thu hồi đất theo quy định.

Trả lời:

Dự án đường sắt trên cao do Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau khi nhận được kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam có ý kiến trả lời với cử tri. Sau đây là phần trả lời của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam:

1. Về tính đồng bộ của dự án:

Dự án đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Yên Viên sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên cơ sở Hiệp định vay vốn Nhật Bản số VNXV-2 ký ngày 31/3/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC (nay là JICA) cho Dự án xây dựng đường sắt đô thị thành pố Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn 1.

Tuyến đường sắt trên cao được xây dựng nằm cơ bản trên tuyến đường sắt hiện tại nên sau khi hoàn thành toàn bộ đường sắt hiện tại trên mặt đất sẽ được gỡ bỏ, thay vào đó là hệ thống cầu cạn và cầu vượt trên cao với tĩnh không khoảng 8-12m (riêng đoạn từ Vĩnh Quỳnh đến ga Ngọc Hồi và toàn bộ ga Ngọc Hồ, ga Gia Lâm vẫn nằm trên mặt đất)

Trong quá trình nghiên cứu thiết kế dự án, chủ đầu tư dự án chỉ đạo tư vấn nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện các vấn đề kỹ thuật, kinh tế xã hội, kiến trúc cảnh quan, môi trường... nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Dự án gây xáo trộn cuộc sống nhân dân trong khu vực đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một dự án đường sắt đô thị hiện đại. Trong khuôn khổ dự án, chủ đầu tư sẽ cố gắng thỏa mãn tối đa các kiến nghị của cử tri nêu.

2. Về quản lý Dự án:

Chủ đầu tư dự án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để có các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý chất lượng, tiến độ và giá thành của Dự án tại tất cả các khâu quản lý.

3. Về công tác giải phóng mặt bằng:

Hiện nay chủ đầu tư dự án đang tích cự phối hợp với các Quận/huyện liên quan của Thành phố để có thể sớm triển khai công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Công tác Giải phóng mặt bằng và Tái định cư có thể bắt đầu tư quý II năm 2011. Cụ thể là:

- Theo tiến độ, gói thầu đầu tiên (khu tổ hợp ga Ngọc Hồi) sẽ được triển khai vào quý II năm 2012, các gói thầu khác sẽ tiếp tục được triển khai và kết thúc vào năm 2017.

- Trong thời gian tới, căn cứ tình hình triển khai cụ thể, chủ đầu tư dự án sẽ phối hợp với địa phương để thông báo lịch trình cụ thể tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương