UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

- UBND Thành phố đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật, dịch vụ trình độ cao tại bệnh viện, Trung tâm cấp cứu 115, xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã phường, từng bước nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh nói chung và người có thẻ BHYT.

- Với việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh BHYT, cả công và tư, BHYT đã tạo thuận lợi cho người bệnh trong việc lựa chọn cơ sở KCB, vừa giảm tải cho các cơ sở y tế công lập, vừa gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của khu vực y tế tư nhân. Bên cạnh đó, cơ chế BHYT đã từng bước thúc đẩy các cơ sở y tế chuyển đổi cơ chế quản lý, sử dụng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút người bệnh.

- Việc mở rộng khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã góp phần củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT. Công tác KCB BHYT tại xã được Sở Y tế và bảo hiểm xã hội thống nhất triển khai theo quy định chung của cơ quan bảo hiểm xã hội, phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

- Thông qua việc thực hiện BHYT học sinh đã góp phần khôi phục và phát triển hệ thống y tế học đường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trên địa bàn.

- Thực hiện chính sách BHYT đã mang lại quyền lợi thiết thực cho người bệnh BHYT đặc biệt những người bệnh có thu nhập thấp, những bệnh nhân nặng hiểm nghèo.

2. Kết quả công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT trong 10 năm trở lại đây: (từ năm 1999 đến hết năm 2009)

- Tình hình KCB:

+ Tổng số lần khám bệnh chung: 26.659.908 lần

+ Số lần người khám BHYT: 17.742.438 lần (chiếm 66,6%)

+ Số người bệnh nội trú có thẻ BHYT/tổng số người bệnh nội trú chung:1.811.351người/3.122.417 người = 58%

- Kinh phí khám chữa bệnh BHYT/tổng kinh phí khám chữa bệnh chung (kinh phí KCB BHYT do BHYT chi trả):

1.417.465.000.000 đồng/3.291.081.000.000 đồng = 43%

3. Mức chi trả của người KCB có thẻ BHYT:

- Căn cứ Thông tư liên Bộ 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh & Xã hội - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí, Thông tư 03/2006/TTLB-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/1/2006 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh & Xã hội bổ sung Thông tư liên Bộ 14/TTLB, Sở Y tế phối hợp BHXH thành phố; Sở Tài chính; Sở Lao động Thương binh & Xã hội tham mưu, đề xuất UBND Thành phố phê duyệt quyết định số 6889/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về Quy định mức thu một phần viện phí tại các cơ sở y tế công lập thuộc Thành phố Hà Nội quản lý từ ngày 1/1/2010. Căn cứ mức giá viện phí đã được phê duyệt, thống nhất mức thu một phần viện phí đối với các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thuộc Thành phố Hà Nội quản lý.

- Căn cứ Luật Bảo hiểm Y tế; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, các cơ sở KCB áp dụng mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

15. Đề nghị Thành phố phân cấp trường mầm non về cho phường quản lý.

Trả lời:

Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2010 về việc ban hành Điều lệ trường mầm non, tại Điều 4 về “Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm lớp mẫu giáo độc lập„ có nêu:

- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.

- UBND xã, phường, thị trấn (sau đây goi chung là cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

- Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

V. Về quản lý đô thị

16. Tiếp tục đề nghị Thành phố phân cấp quản lý đèn điện chiếu sáng cho quận, huyện để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đồng thời xem xét việc lắp đèn chiếu sáng đối với các ngõ dưới 2m.

Trả lời:

-Quyết định số 51 / 2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010 quy định: Thành phố quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn các quận nội thành (đường phố, các ngõ xóm); Riêng thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông) và Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây) quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn 2 thành phố; Các huyện quản lý chiếu sáng trên hệ thống đường huyện; xã, thị trấn quản lý chiếu sáng trên hệ thống đường xã, thị trấn.

-Hiện nay Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND Thành phố điều chỉnh quy định phân cấp theo hướng sau: Thành phố quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn các quận nội thành (đường phố, các ngõ xóm) và các đường do Thành phố quản lý; Thị xã Sơn Tây quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn thị xã; Các huyện quản lý chiếu sáng trên hệ thống đường huyện; Xã, thị trấn quản lý chiếu sáng trên hệ thống đường xã, thị trấn.

-Về việc chiếu sáng đối với các ngõ dưới 2m: Sở Xây dựng đã chỉ đạo Ban QLDA Hạ tầng đô thị và Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chiếu sáng & Thiết bị đô thị phối hợp với UBND các quận thí điểm lắp đặt đèn chiếu sáng đối với các ngõ dưới 2 m, tuy nhiên việc thi công gặp nhiều khó khăn nên chưa triển khai nhân rộng được mô hình này. Trước mắt, tiếp tục khảo sát, thiết kế chiếu sáng ngõ xóm trên địa bàn quận Thanh Xuân, làm cơ sở để đưa vào kế hoạch năm 2011 và triển khai trước khi nhân rộng trên địa bàn các quận khác.



B/ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ CỦA TỪNG QUẬN, HUYỆN VỚI UBND THÀNH PHỐ

I. Ý kiến phản hồi của cử tri với Báo cáo của UBND Thành phố trả lời kiến nghị của cử tri với kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố

* Huyện Ứng Hòa

18. Lưới điện hạ thế nông thôn do nhân dân các địa phương đóng góp xây dựng, đến nay nhà nước có chủ trương bàn giao lưới điện hạ thế nông thôn cho ngành điện quản lý là 1 chủ trương đúng, hợp lòng dân, cử tri tiếp tục kiến nghị:

- Đẩy nhanh tiến độ định giá tài sản hoàn trả vốn lưới điện hạ thế cho nhân dân.

- Chất lượng phục vụ và chất lượng điện một số nơi không đáp ứng nhu cầu của nhân dân như: Các sửa chữa nhỏ phải đóng tiền quá nhiều và chậm được thực hiện, việc thu tiền điện tập trung, không thu tới hộ, còn phiền hà, đề nghị Điện lực Hà Nội sớm khắc phục tình trạng trên.

- Trước đây giá điện sinh hoạt thu một giá theo quy định, nên trong một nhà có nhiều hộ vẫn dùng chung một đồng hồ. Hiện nay giá điện thu theo lũy tiến, bậc thu bị thu hẹp, giá điện cao, nên một số hộ gia đình không dùng chung đồng hồ và có đề nghị lắp riêng nhưng thủ tục còn rườm rà, giá cả thiếu thống nhất. Cử tri thấy chưa phù hợp vì là hộ riêng, có hộ khẩu đăng ký thường trú từ nhiều năm nay, thì phải được hưởng quyền lợi như những hộ khác khi sử dụng điện. Vấn đề nêu trên đề nghị Điện lực lực Hà Nội giải thích rõ hơn.

- Khi cắt điện đề nghị ngành điện cần thông báo trước để nhân dân nắm được lịch và bố trí sử dụng điện trong sinh hoạt hiệu quả hơn. Hiện tại, việc cắt điện ở khu vực nông thôn còn tùy tiện, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.

Trả lời:

1. Đẩy nhanh tiến độ định giá tài sản hoàn trả vốn lưới điện hạ thế cho nhân dân.

Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội đã tích cực chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc phối hợp với các tổ chức đã bàn giao hoàn thiện hồ sơ hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn. Tuy nhiên, đến nay việc hoàn trả vốn cho bên giao còn chậm do một số nguyên nhân sau:

Các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc hoàn trả vốn lưới điện hạ áp của các cấp có thẩm quyền ban hành chưa kịp thời và không đồng bộ. Cụ thể, ngày 16/6/2009 Sở Tài chính thành phố Hà Nội có văn bản hướng dẫn số 2510/HD-STC về việc định giá tài sản lưới điện hạ thế nông thôn, vì vậy Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội và các địa phương có liên quan đã phải tích cực thực hiện hoàn thiện hồ sơ hoàn trả theo văn bản hướng dẫn này trên cơ sở hồ sơ hoàn trả đã lập theo các quy định trước đây của Hà Nội (cũ). Tiếp đến, ngày 03/02/2010 Liên Bộ Tài chính - Công Thương ban hành thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC hướng dẫn về việc giao, nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn. Từ thời điểm này, tất cả các hồ sơ đang thực hiện hoàn trả theo hướng dẫn số 2510/HD-STC ngày 16/6/2009 của Sở Tài chính thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện và thực hiện theo Thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương). Chính vì vậy, tiến độ hoàn trả lưới điện hạ áp tại các địa phương trên sẽ bị ảnh hưởng.

- Các tổ chức bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện chưa thực sự chủ động tham gia phối hợp thực hiện với bên nhận trong việc chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ.

- Trong quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc do các văn bản hướng dẫn chưa thực sự phù hợp với thực tế; danh mục tài sản lưới điện hạ áp bàn giao quá nhiều chủng loại, không ít chủng loại tài sản hiện không có trên thị trường; có những hạng mục tài sản hai bên giao nhận đã thống nhất đưa vào đánh giá hoàn trả vốn thì nay lại phải rà soát lại theo quy định tại thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương; đơn giá các danh mục tài sản lưới điện hạ áp theo thông báo của liên sở Tài chính - Xây dựng Hà Nội không đầy đủ, (một số chủng loại vật tư không có trong thông báo giá của liên sở).

- Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội đang chỉ đạo các Công ty điện lực trực thuộc khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan hoàn thiện hồ sơ hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn theo đúng thông tư, hướng dẫn ban hành để trình Hội đồng định giá cấp quận, huyện, thị xã xem xét phê duyệt và chuyển hồ sơ, quyết định về Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội để thực hiện hoàn trả vốn theo lộ trình quy định tại thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010.

2. Chất lượng phục vụ và chất lượng điện một số nơi không đáp ứng nhu cầu của nhân dân như: các sửa chữa nhỏ phải đóng tiền qúa nhiều và chậm được thực hiện, việc thu tiền điện tập trung, không thu tới hộ, còn phiền hà, đề nghị Điện lực Hà Nội sớm khắc phục tình trạng trên.

- Việc sửa chữa lưới điện hạ thế từ công tơ trở lên đường trục do các Công ty điện lực trực thuộc thực hiện và các hộ sử dụng điện không phải chịu bất cứ một khoản tiền sửa chữa nào.

Nếu các hộ sử dung điện có nhu cầu sửa chữa vật tư thiết bị từ sau công tơ về tới nơi sử dụng, đề nghị khách hàng lên trụ sở Công ty để lập khai giá.

- Về chất lượng nhiều khi điện áp không đều, gây sự cố cho phụ tải: do lưới điện trước đây nhiều năm không được đầu tư hoặc đầu tư không đáng kể nên đã xẩy ra tình trạng trên. Mặt khác các khoản mục đầu tư cải tạo cần có kế hoạch và thời gian để thực hiện. Trong những năm gần đây, mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn và vốn đầu tư nhưng Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc cung cấp điện và đầu tư sửa chữa. Trong năm 2009 và đầu năm 2010, trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã đầu tư xây dựng mới thêm 42 trạm biến áp, thay thế được 32.634 công tơ sau tiếp nhận; cải tạo và đầu tư xây dựng thêm các đường trục, đường nhánh … với chi phí lên tới gần 40 tỷ đồng nhằm nâng cao chất lượng điện năng.

- Việc thu tiền điện của các khách hàng trên địa bàn Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội quản lý bán điện được thực hiện theo khoản 1 điều 23 của Luật Điện lực và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán điện đã ký với khách hàng.

3. Trước đây giá điện sinh hoạt thu một giá theo qui định, nên trong một số nhà có nhiều hộ vẫn dùng chung một đồng hồ. Hiện nay giá điện thu theo lũy tiến, bậc thu bị thu hẹp, giá điện cao, nên một số hộ gia đình không dùng chung đồng hồ và có đề nghị lắp riêng nhưng thủ tục còn rườm rà, giá cả thiếu thống nhất. Cử tri thấy chưa phù hợp vì là hộ riêng, có hộ khẩu đăng ký từ nhiều năm nay, thì phải được quyền lợi như những hộ khác khi sử dụng điện. Vấn đề nêu trên đề nghị điện lực Hà Nội giải thích rõ hơn.

- Việc các hộ dân có nhu cầu lắp thêm công tơ cần có đủ các điều kiện sau (đối với nhu cầu sinh hoạt):

Các hồ sơ cần thiết gồm: giấy đăng ký mua điện theo mẫu và một trong các giấy tờ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) có liên quan đến địa điểm mua điện như: hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú; Giấy chứng nhận hợp pháp về quyền sở hữu nhà, đất, hợp đồng mua bán hoặc thuê nhà đất ở …

Đối với các hộ sử dụng điện khi đã có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 7 chương 2 của Quy trình kinh doanh điện năng, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội thực hiện đúng quy trình cấp điện và đảm bảo đúng thời gian quy định.

- Khai giá lắp đặt của mỗi hộ sử dụng điện khác nhau vì: Tại khoản i điều 46 Luật Điện lực quy định: Khách hàng sử dụng điện có quyền và nghĩa vụ chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện. Như vậy mỗi hộ sử dụng điện có đường dây dẫn điện dài ngắn khác nhau nên khi khai giá lắp đặt của mỗi hộ sử dụng điện khác nhau là đúng.

4. Khi cắt điện đề nghị ngành điện cần thông báo trước để nhân dân nắm được và bố trí sử dụng điện trong sinh hoạt hiệu quả hơn. Hiện tại việc cắt điện ở khu vực nông thôn còn tùy tiện, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.

- Hiện nay lưới điện trên địa bàn chủ yếu là dây trần. Khi tiến hành sửa chữa, thay thế thiết bị bắt buộc phải cắt điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị mới có thể sửa chữa được.

- Tổng công ty đã nhắc nhở các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện việc thông báo lịch cắt điện đến hộ sử dụng điện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác theo đúng quy trình kinh doanh bán điện.



* Quận Thanh Xuân

19. Cử tri nhất trí với trả lời kiến nghị của UBND Thành phố về việc giao cho quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư nâng cấp 03 tuyến phố (Quan Nhân, Chính Kinh, Nhân Hòa. Đề nghị Thành phố bố trí kinh phí thực hiện trong năm 2010.

Trả lời:

Tại buổi làm việc với UBND quận Thanh Xuân ngày 29/9/2010, trên cơ sở đề nghị của UBND quận Thanh Xuân và ý kiến của Sở Giao thông Vận tải; UBND Thành phố đã thống nhất giao UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư các dự án nâng cấp các tuyến phố: Quan Nhân, Chính Kinh và Nhân Hòa. Việc bố trí vốn thực hiện cần tuân thủ các điều kiện bố trí vốn và khả năng triển khai thực hiện của Dự án theo quy định chung tại Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND Thành phố ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND quận Thanh Xuân để sớm hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án theo quy định.



* Huyện Gia Lâm

20. Cống qua đê Tàn, xã Phù Đổng bị hỏng nhiều năm, gây úng ngập cho nhân dân khu vực, cử tri đã kiến nghị với Thành phố nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết. Đề nghị Thành phố có kế hoạch thời gian cụ thể để giải quyết kiến nghị của cử tri.

Trả lời:

Cống qua đê Tàn, xã Phù Đổng là cống nội đồng được do UBND huyện Gia Lâm quản lý. Về việc này UBND Thành phố giao cho UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng, báo cáo UBND Thành phố để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp tránh gây ngập úng cho nhân dân trong khu vực.



* Huyện Đông Anh

21. Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh có nhiều dự án đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, nhưng tiến độ thi công của các nhà thầu rất chậm so với kế hoạch đề ra như: Dự án đường 5 kéo dài, khu tái định cư Xuân Canh, đường từ chợ Sa - xã Cổ Loa đi Thị Tó - xã Uy Nỗ… Trong quá trình thi công đã chia cắt đường giao thông, kênh mương tưới tiêu không được khắc phục, thời gian thi công quá dài đã ảnh hưởng tới đời sống dân sinh và sản xuất của nhân dân trong cùng dự án. Cử tri đã kiến nghị qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri nhưng tiến độ giải quyết rất chậm. Đề nghị Thành phố quan tâm kiểm tra năng lực, đôn đốc các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Trả lời:

1. Đối với Dự án Cải tạo đường từ Chợ Sa (Cổ Loa) đi Chợ Tó do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư (Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 13/02/2009 của UBND Thành phố)

- Tiến độ thi công, việc chia cắt đường giao thông: Đến nay đã thông tuyến toàn bộ; Đoạn qua khu dân cư (trong vòng thành Cổ Loa) là đoạn đường nhân dân có ý kiến thi công quá chậm. Qua phản ảnh của nhân dân, UBND Huyệnv Đông Anh đã kiểm tra, đôn đốc; kết quả cả đoạn tuyến với chiều dài 2,2km đã được Nhà thầu tập trung thi công cao độ, trong thời gian chưa đến 03 tháng vừa đảm bảo giao thông thông suốt vừa thi công xong toàn bộ hệ thống cống ngầm, rãnh thoát nước, nền đường và đã thảm thô xong. Với khối lượng công việc không nhỏ, lại vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông, nên tiến độ thi công của Nhà thầu như vậy là không chậm.

- Việc chia cắt kênh mương tưới, tiêu: Theo hồ sơ thiết kế ban đầu, các đoạn tuyến qua cánh đồng được giữ nguyên hệ thống mương xây hiện tại và hệ thống mương này có nhiều đoạn nằm vào giữa vỉa hè (ngoài khu dân cư được thiết kế hè đất trồng cỏ) do vậy trong quá trình thi công không tránh được việc bị chia cắt, ách tắc dòng chảy. Nhà thầu đã cố gắng hạn chế, khắc phục nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Ngày 14/9/2010, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh đã cùng Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội kiểm tra thực tế và kiến nghị điều chỉnh, chuyển hệ thống mương xây hiện tại ra lề vỉa hè sát chỉ giới GPMB để vừa đảm bảo tính mỹ quan, thuận tiện thi công vừa đảm bảo việc việc tưới tiêu của người dân không bị chia cắt, ảnh hưởng. Ban QLDA Đầu tư Xây dựng sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã điều chỉnh và bắt đầu triển khai thi công và sẽ thi công hoàn trả tuyến mương trước để đảm bảo việc tưới tiêu của nhân dân không bị ảnh hưởng.

2. Đối với Dự án Đường 5 kéo dài (Quyết định số 2419/QDD-UB ngày 29/4/2005 của UBND Thành phố) và Khu tái định cư Xuân Canh (Quyết định số 1245/QĐ-UB ngày 10/3/2006 của UBND Thành phố) do Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn làm chủ đầu tư:

- Tiến độ thi công: Đến nay, toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp nằm trong chỉ giới thu hồi đất của 02 Dự án đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB. Tuy nhiên còn một số tồn tại như: Tiến độ di chuyển mộ, đặc biệt tồn tại lớn nhất trong công tác GPMB hiện nay là các hộ gia đình có đất ở nằm trong chỉ giới thu hồi đất (gần 100 hộ thôn Đông Trù xã Đông Hội – Dự án Đường 5 và 50 hộ chợ Dâu xã Xuân Canh – Dự án Khu TĐC Xuân Canh) không hợp tác chưa tổ chức di chuyển, bàn giao mặt bằng được nên nhiều hạng mục thi công bị ảnh hưởng, các Nhà thầu phải tạm dừng thi công ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện dự án.

Đối với Dự án Đường 5 kéo dài, UBND Huyện đã tăng cường công tác vận động, tuyên truyền và đến nay đã có 10 hộ dân thôn Đông Trù đã nhận tiền BTHTr GPMB và nhận đất tái định cư tại khu TĐC Đông Hội. UBND-Hội đồng BTHTr GPMB Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh công tác GPMB đối với các hộ còn lại để bàn giao đất thực hiện dự án.

Công tác di chuyển mộ: Hiện còn khoảng gần 1000 ngôi mộ trong chỉ giới GPMB đang chờ xây dựng xong Khu công viên cây xanh kết hợp nghĩa trang tại xã Vĩnh Ngọc để di chuyển. UBND Huyện đã đôn đốc, yêu cầu trong tháng 10/2010 Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn phải hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng của Khu công viên cây xanh kết hợp Nghĩa trang để các hộ thực hiện việc di chuyển mộ trước Tết nguyên đán.

3. Đối với Dự án Khu TĐC Xuân Canh, bên cạnh việc các hộ dân không hợp tác thì văn bản của UBND Thành phố về việc chính sách về giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất ở và giá thu tiền sử dụng đất tại Khu TĐC Xuân Canh cũng còn một số bất cập chưa rõ ràng. Cụ thể: UBND huyện Đông Anh đã có các văn bản (số 235/TTr-UBND ngày 17/4/2009 và số 553/CV-UBND ngày 20/7/2009) đề nghị UBND Thành phố phê duyệt giá bồi thường, hỗ trợ về đất ở và giá thu tiền sử dụng đất tái định cư cho các hộ dân xã Xuân Canh, Tàm Xá khi phải di chuyển GPMB để thực hiện Dự án xây dựng Đường 5 kéo dài và Khu TĐC xã Xuân Canh; Căn cứ vào báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Liên ngành Thành phố đã họp và ngày 11/8/2009 đã có Tờ trình số 3510/TTrLN-STC-QLCA báo cáo UBND Thành phố về các nội dung UBND huyện Đông Anh trình, trong đó có nêu rõ một số nội dung liên ngành đã thống nhất, có nội dung liên ngành chưa thống nhất cần xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, có nội dung đề nghị UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến HĐND Thành phố… Tuy nhiên, ngày 24/8/2009 UBND Thành phố đã có văn bản số 8213/UBND-TNMT chấp thuận giá đất và một số chính sách bồi thường, hỗ trợ do liên ngành đề xuất tại Tờ trình 3510/TTrLN-STC-QLCS ngày 11/8/2009.

Do nội dung Tờ trình liên ngành cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất chưa đề xuất được cụ thể mà cần xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố nên việc tổ chức thực hiện văn bản số 8213/UBND-TNMT ngày 24/8/2009 của UBND Thành phố gặp nhiều khó khăn và không triển khai được. Hiện UBND Thành phố vẫn đang tiếp tục chỉ đạo UBND huyện Đông Anh và Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn tháo gỡ.

4. Việc chia cắt đường giao thông, kênh mương tưới, tiêu:

Đặc điểm của các công trình dạng tuyến như Dự án Đường 5 kéo dài là diện tích lớn, chia cắt nhiều thửa đất, khu đất, công trình… kéo theo việc phá vỡ nhiều hệ thống kênh mương, đường xá. Chính vì vậy, ngày 19/3/2007 UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1045/QĐ-UBND về việc thu hồi đất để xây dựng đường gom và hoàn trả kênh mương phục vụ dự án đường 5 kéo dài trên địa bàn huyện Đông Anh. Từ đó việc hoàn trả kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất đã được thực hiện đồng bộ với việc thi công Đường 5 kéo dài. Mặt khác, trong quá trình thi công, để đảm bảo việc sản xuất của nhân dân được thường xuyên, liên tục, UBND Huyện đã chỉ đạo các Chủ đầu tư, Nhà thầu trong quá trình thi công phải có các biện pháp làm đường tạm, khơi thông dòng chảy, có các biện pháp bảo đảm việc thoát nước, tưới tiêu tạm thời bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống kênh mương đấu nối hoàn trả đảm bảo đời sống dân sinh và sản xuất của nhân dân về lâu dài.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công cũng không tránh khỏi những điểm ngập úng cục bộ, những vấn đề phát sinh mới, UBND Huyện đã chỉ đạo Chủ đầu tư cùng các Nhà thầu phối hợp với UBND các xã kiểm tra hiện trường để kịp thời giải quyết.



* Thị xã Sơn Tây

22. Việc công nhận hay không công nhận ông Nguyễn Văn Dần (Giần) ở số 2, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây là Liệt sĩ nhiều năm nay không được giải quyết làm rõ, gây nhiều bức xúc trong nhân dân và dư luận, cử tri đã nhiều lần có ý kiến kiến nghị xong vẫn không được trả lời thỏa đáng. Đề nghị Thành phố có ý kiến trả lời bao giờ thì giải quyết xong? Trách nhiệm giải quyết chậm trễ này thuộc về tổ chức, cá nhân nào?

Trả lời:

Từ năm 1989 đến nay, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tích cực vào cuộc để thực hiện các quyết định về giải quyết việc công nhận liệt sĩ đối với ông Nguyễn Văn Dần song chưa thực hiện được.

Vừa qua, ngày 18/2/2009, UBND Thành phố đã có văn bản số 07/BC-UBND do đồng chí Đào Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND Thành phố ký báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giải quyết.

* Quận Tây Hồ

23. Việc dự án mở rộng ngõ 45 Võng thị - phường Bưởi cử tri đã có kiến nghị nhiều lần về việc các cơ quan chức năng mở đường vào phần đất khu dân cư ổn định lâu đời, trong khi phần đất dành để làm đường trước đó khi thực hiện dự án làng kiến trúc phong cảnh – Võng thị, cử tri tiếp tục có ý kiến đề nghị UBND Thành phố kiểm tra lại việc thực hiện bản án liên quan đến dự án mở rộng ngõ 45 Võng Thị - phường Bưởi để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án mở rộng ngõ 45 Võng Thị.

Trả lời:

Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc mở rộng ngõ 45 Võng Thị – phường Bưởi, UBND quận Tây Hồ đã có các văn bản số 1146/UB-QLDA ngày 12/10/2009, 1159/UB-VP(TD) ngày 14/10/2009, 1343/UB-VP(TD) ngày 27/11/2009, 704/UBND-QLDA ngày 22/6/2010 trả lời các hộ dân có liên quan và báo cáo kết quả trả lời với Văn phòng UBND và Ban Tiếp công dân Thành phố, Ban Thư ký Biên tập - Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Kinh tế& Đô thị. Nội dung cụ thể như sau:



* Về quá trình thực hiện dự án:

Chỉ giới tuyến đường ngõ 45 Võng Thị do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội lập tháng 4/2009, tuân thủ theo quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ Hà Nội tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001; theo đó phạm vi thực hiện dự án có điểm đầu giao cắt với phố Võng Thị – Cống Đõ, điểm cuối giao cắt với đường dạo xung quanh Hồ Tây (chiều dài 250m, mặt cắt ngang là 13,5m, trong đó: lòng đường rộng 7,5m và hè 2 bên đường mỗi bên rộng 3m để bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ tuyến đường).

UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Ban QLDA quận triển khai công tác lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp hồ sơ bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ, tim đường quy hoạch và đã được UBND quận phê duyệt ngày 25/5/2009, UBND quận đã có công văn số 623/UBND-QLDA ngày 24/6/2009 thông báo chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án đường ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi. Quy hoạch và chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi đã được tổ chức công khai tại trụ sở UBND phường Bưởi, địa điểm sinh hoạt Tổ dân phố và thông báo công khai trên hệ thống loa truyền thanh phường. Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương