UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang1/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Hà nội, ngày tháng năm 2010

BÁO CÁO

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VỚI KỲ HỌP THỨ 21

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KHÓA XIII

(Kèm theo công văn số /UBND-TH, ngày /11 / 2010 của UBND TP)

Kính gửi: Hội đồng nhân dân Thành phố.

Thực hiện công văn số 156/HĐND-VP của Thường trực HĐND Thành phố về trả lời kiến nghị của cử tri với kỳ họp thứ 21 HĐND Thành phố, UBND Thành phố trân trọng báo cáo như sau:

A/ KIẾN NGHỊ CHUNG VỚI UBND THÀNH PHỐ

I- Về kinh tế

* Giao thông

1. Hệ thống giao thông và kênh mương nội đồng hiện nay chưa đảm bảo để phát triển nông nghiệp nông thôn. Đề nghị Thành phố sớm có chính sách hỗ trợ cơ sở; tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí giao thông nông thôn để các địa phương xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã và đường vào các làng nghề.

Trả lời:

1. Theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố thì Hệ thống giao thông và kênh mương nội đồng cử tri kiến nghị thuộc lĩnh vực do huyện, xã quản lý và đầu tư; Các năm qua Nhà nước đã được quan tâm đầu tư hệ thống giao thông nông thôn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiện nay, đường liên xã đã trải nhựa hoặc bê tông đạt 71%; đường liên thôn bê tông đạt 61%; đường ngõ xóm bê tông hoặc xây gạch đạt 56%. Tuy nhiên, đường giao thông nông thôn nhiều nơi xây dựng chưa đạt chuẩn theo quy định, cần tiếp tục được nâng cấp, mở rộng.

Trong những năm gần đây, Thành phố đã quan tâm dành tới 34,42% Ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tỷ lệ đầu tư cho giao thông nông thôn chiếm hơn 24%; thuỷ lợi: 6,7%. Hiện nay, chính sách phát triển giao thông nông thôn của Thành phố được cụ thể hóa theo Đề án xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Theo đó, đến năm 2015 Thành phố cơ bản hoàn thành cứng hóa đường liên xã, trục xã và trục thôn xóm; hoàn thành 40% đường ngõ xóm và trục chính nội đồng. Số còn lại sẽ tiếp tục thực hiện vào các năm tiếp theo.

2. Về việc đề nghị Thành phố sớm có chính sách hỗ trợ cơ sở:



- Thành phố đã ban hành kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 19/3/2010 về cơ chế nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn các huyện; Theo cơ chế này, ngoài những tuyến đường giao thông nông thôn do Thành phố quản lý đầu tư, Ngân sách Thành phố sẽ hỗ trợ các huyện, các xã 40% chi phí xây dựng đường giao thông nông thôn (những tuyến đường do huyện, xã quản lý –đầu tư theo phân cấp: đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm...); phần chi phí còn lại do huyện, xã và dân đóng góp đối ứng.

- Đường tới trung tâm xã: Nhà nước hỗ trợ 100%.

- Các đường liên thôn, nội bộ thôn xóm: Ngân sách thành phố hỗ trợ 40%, Ngân sách huyện hỗ trợ 40%; 20% do Ngân sách xã và Nhân dân đóng góp.

- Ngoài ra, để giúp các huyện, các xã tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về nguồn vốn thực hiện Đề án Xây dựng Nông thôn mới, Thành phố đã giao các Sở ngành chức năng thành phố:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì xây dựng cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực xây dựng nông thôn mới;

+ Sở Nông nghiệp và PTNT: chủ trì xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội;

Các chính sách này đã xây dựng xong, hiện đang hoàn thiện lại lần cuối trước khi Thành phố phê duyệt, ban hành.

II. Về nhà ở; đất đai; môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng; chế độ chính sách cán bộ.

* Về nhà ở:

2. Đề nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong thủ tục, đẩy nhanh tiến độ bán nhà theo Nghị định 61. Nhiều hộ gia đình đang ở nhà đất thuộc diện chính sách nhưng ở đã 30 – 40 năm ổn định không có tranh chấp, khiếu kiện đề nghị sớm được xem xét cấp giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất ở.

Trả lời:

1. Thực trạng kết quả bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố:

-Tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố là khoảng 210.000 hộ, với diện tích sử dụng nhà khoảng 6,3 triệu m2.

-Qua 15 năm thực hiện công tác bán nhà theo Nghị định số 61/CP, Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt và đã đạt được kết quả khả quan (đã bán được khoảng 75% quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước). Để đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận và bán nhà, Sở Xây dựng đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành uỷ, các Đài, Báo đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về các chế độ chính sách trong công tác tiếp nhận, bán nhà theo Nghị định 61/CP; phối hợp với các Sở, Ngành liên quan giải quyết những vướng mắc tồn tại trong công tác tiếp nhận và bán nhà, tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các văn bản, quy định mới về giá bán nhà mặt đường, mặt phố; Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự, giá bán nhà biệt thự, danh mục nhà biệt thự được bán, không được bán; Quyết định số 98/2009/QĐ-UBND ngày 1/9/2009 quy định về tiếp nhận nhà cơ quan tự quản và Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/4/2010 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác tiếp nhận nhà và bán nhà theo Nghị định số 61/CP. Tháng 5, 6/2010, Sở Xây dựng đã tổ chức đợt kiểm tra tại UBND các quận, huyện, thị xã về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/4/2010 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác tiếp nhận nhà và cấp Giấy chứng nhận. Hướng dẫn, phối hợp với UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các đơn vị bán nhà tháo gỡ vướng mắc trong việc việc in, vẽ Giấy chứng nhận theo mẫu mới.

2. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP:

- Thông tin, tuyên truyền: Tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên Giáo Thành Uỷ, các Đài, Báo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách trong công tác tiếp nhận, bán nhà theo Nghị định 61/CP; về thời hạn bán nhà theo Nghị định số 61/CP đến hết 31/12/2010 theo chỉ đạo tại Văn bản số 827/TTg-KTN ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Công khai các thủ tục, hồ sơ, thời gian thụ lý, danh sách nhà được bán, chưa được bán, giá bán, thiết lập đường dây nóng để kịp thời xử lý các khiếu nại, thắc mắc của dân, thường xuyên kiểm tra hồ sơ bán nhà, sổ sách cập nhật theo dõi nhận và giải quyết hồ sơ, xử lý nghiêm các cá nhân cố tình cản trở công tác bán nhà, nhũng nhiễu dân.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Công ty, Xí nghiệp thực hiện đúng thời gian quy định theo Quy trình bán nhà; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bán nhà.

- Ổn định tổ chức, nhân sự, trụ sở của UBND các quận, huyện, Công ty TNHHMTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ.

- Áp dụng công nghệ tin học vào việc in vẽ Giấy chứng nhận; đầu tư mua máy, thiết bị để phục vụ công tác vẽ Giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ bán nhà tại các Công ty nhà.

- Tiếp tục đôn đốc UBND các quận, huyện đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận cho các hộ ở nhà cơ quan tự quản (không còn cơ quan quản lý hoặc ở nhà cấp 4 đã phá dỡ đi xây dựng lại) theo Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/4/2010 UBND Thành phố cơ bản hoàn thành xong trong năm 2010.

Về nguyên tắc, hộ gia đình đang ở nhà, đất thuộc diện chính sách, đã ở ổn định 30-40 năm, không có tranh chấp khiếu kiện, sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận. Đề nghị cử tri liên hệ với UBND các quận, huyện, thị xã (đối với nhà ở cấp 4, không còn cơ quan quản lý) hoặc Công ty TNHHMTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội để được giải quyết.



3. Thành phố đã tổ chức thí điểm quản lý nhà chung cư, đề nghị sớm có văn bản tổ chức thực hiện.

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai thác nhà tái định cư tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội tổ chức Hội nghị Nhà chung cư của các hộ dân khu nhà chung cư tái định cư Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính.

Hội nghị đã bầu ra Ban quản trị nhà chung cư khu tái định cư khu đô thị Trung Hòa Nhân chính để thực hiện Quyết định 2381/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND Thành phố. Ban quản trị nhà chung cư đã tổ chức họp 4 buổi bầu Trưởng ban và Phó ban, thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động, nội quy quản lý và kế hoạch thực hiện của Ban quản trị để triển khai quyết định của UBND Thành phố, hiện Công ty TNHH một thành viên quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và Ban quản trị được bầu đã trình UBND quận Thanh Xuân để ra quyết định công nhận theo đúng quy định.

* Về môi trường

4. Cử tri tiếp tục kiến nghị về ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy, nguồn nước ngầm và môi trường ô nhiễm, đề nghị Thành phố có kế hoạch kiểm tra và xử lý kịp thời. Có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm sông Tô Lịch. Quy hoạch bãi tập kết và xử lý rác thải; tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt về bãi rác tập trung. Cần thể chế hoá Nghị định số 117/2009/NĐ-CP và có quy chế, quy định cụ thể để các phường, xã, thị trấn và nhân dân Thành phố chấp hành tốt công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. Những đối tượng vị phạm về VSMT cần phải được xử lý nghiêm theo quy định.

Trả lời:

Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008, Để triển khai các nội dung của Đề án,Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tập trung vào một số nội dung nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm 2009 và năm 2010 như sau:



1. Công tác điều tra cơ bản và kiểm tra, thanh tra các nguồn gây ô nhiễm nước trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy:

- Quan trắc chất lượng nước mặt sông Nhuệ-sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nội nhằm đánh giá chất lượng nước mặt, các điểm hợp lưu của các sông nhánh, kênh xả vào sông Nhuệ và sông Đáy để bổ sung cơ sở dữ liệu làm cơ sở đề xuất các Dự án, chương trình xử lý nước thải nhằm khắc phục ô nhiễm nguồn nước của sông Nhuệ và sông Đáy. Đã tiến hành quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại 24 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Hà Đông trong năm 2009. Năm 2010, đang tiếp tục tiến hành quan trắc 40 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ - sông Đáy.

- Triển khai một số nhiệm vụ, nội dung trong Đề án "Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ" đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 06/4/2010:

+ Năm 2009 đã cải tạo nạo vét 01 Km đoạn đầu sông Nhuệ, khơi thông 15 tuyến kênh tiêu chảy vào trục chính sông Nhuệ - sông Đáy.

+ Điều tra, thống kê hiện trạng quản lý sử dụng đất đai dọc sông Nhuệ trên địa bàn 07 quận, huyện gồm: Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hoà. Đến hết năm 2010 sẽ tiến hành điều tra, thống kế đến từng xã, phường, thị trấn.

- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề trên lưu vực sông như sau:

+ Năm 2009 đã kiểm tra, thanh tra đối với 46 cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh; 01 khu công nghiệp (Nam Thăng Long); 03 cụm công nghiệp dọc tuyến sông Nhuệ (Từ Liêm, Ngọc Hồi và Vĩnh Tuy) đã xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền: 27/46 cơ sở với tổng số tiền xử phạt: 352,8 triệu đồng.

+ Năm 2010 đang tiếp tục kiểm tra, thanh tra 80 cơ sở và khu, cụm công nghiệp có nguồn nước thải gây ô nhiễm trong lưu vực sông. Hiện đã kiểm tra, thanh tra được 09 cụm công nghiệp; 07 khu công nghiệp và 24 cơ sở sản xuất. (tính đến ngày 08/10/2010).



2. Các chương trình dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

2.1. Các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn.

* Dự án quy mô cấp thành phố.

- Dự án Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké, huyện Chương Mỹ: đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận về mặt chủ trương, hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đề xuất dự án và hồ sơ mời thầu.



* Dự án quy mô cấp huyện.

- UBND thành phố đã có văn bản số 4601/UBND-TN&MT chỉ đạo và chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện triển khai mô hình thí điểm nâng cấp bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt có kiểm soát, hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Thanh Oai và Ứng Hoà. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện tổ chức triển khai mô hình đã khởi công xây dựng tại 04 huyện gồm: Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Thường Tín.

- UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 236/TB-UBND ngày 07/7/2010 về chủ trương đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ về kinh phí chi từ nguồn ngân sách của thành phố để triển khai đồng bộ công tác xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện trong lưu vực sông Nhuệ sông Đáy, như sau:

+ Đầu tư cho các huyện 100% kinh phí xây dựng 1-2 điểm xử lý rác thải tập trung của các huyện;

+ Hỗ trợ mỗi xã xây dựng một số điểm tập kết rác tập trung của xã. Mức hỗ trợ 200 triệu đồng/xã.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí mua sắm phương tiện thu gom, vận chuyển rác của các huyện, các xã.

- Các Dự án duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn các quận, huyện theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng như: Công ty TNHHNN một thành viên môi trường đô thị (URENCO) thực hiện trên địa bàn 04 quận nội thành và các quận,huyện ven đô do địa phương quản lý thực hiện.

- Dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung khác đang thực hiện:

+ Khu xử lý rác thải Xuân Sơn – Sơn Tây (Giai đoạn 2): Diện tích 13 ha, hiện nay đang thi công gói thầu xây dựng tưòng rào xung quanh khu vực và đường nhánh trong khu vực bãi.

+ Khu xử lý rác thải Núi Thoong (Giai đoạn II): Diện tích sử dụng là 8,4 ha, đã giải phóng mặt bằng. Hiện đang đề xuất công nghệ xử lý rác thải phù hợp.

+ Khu xử lý rác thải Đan Phượng: Diện tích sử dụng 5 ha.

- Tiến hành quy hoạch các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn Thành phố:

+ Bãi phế thải xây dựng huyện Hoài Đức: Diện tích 3ha, do Hợp tác xã Thành Công thực hiện, tiếp nhận phế thải xây dựng địa bàn huyện Hoài Đức, các vùng lân cận và phế thải xây dựng của các công trình gần huyện Hoài Đức.

+ Bãi phế thải xây dựng huyện Đan Phượng: 4,6 ha do Hợp tác xã Thành Công thực hiện, tiếp nhận phế thải xây dựng địa bàn huyện Đan Phượng và các vùng lân cận.



2.2. Các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung từ nguồn sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề đang triển khai.

- Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm với tổng kinh phí đầu tư là 40 tỷ đồng, công suất xử lý 3500m3/ngày đêm đã được phê duyệt phương án công nghệ, đã bố trí quỹ đất. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định hồ sơ và tổ chức đấu thầu dự kiến khởi công xây dựng trong quý IV năm 2010.

- Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai hiện đã xây dựng được cơ bản 80% hệ thống gồm bể thu gom, bể điều hoà, bể lắng, bể tiệt trùng, bể phân huỷ bùn và đã xây dựng hoàn thành các công trình phụ trợ (tường rào, hệ thống cống thu gom nước thải về trạm. Dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 12/2010.

- Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Phú Nghĩa hiện đã xây dựng xong bể chứa 1.000m3 và hệ thống cống thu gom. Dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 12/2010.

- Dự án “Thí điểm xử lý nước thải cho làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai với công suất 200 – 300m3/ngày đêm”. Hiện đang triển khai chuẩn bị đầu tư.

- Các dự án xử lý thử nghiệm và đầu tư xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm tại một số làng nghề trong thời gian qua như: Mây tre đan Phú Vinh – Chương mỹ, Chế biến nông sản thực phẩm Dương liễu – Hoài Đức, Xương sừng Thụy Ứng – Thường tín, Cơ kim khí Rùa Hạ - Thanh Oai…

- Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức xử lý nước thải cụm làng nghề của các xã Cát Quế - Minh Khai – Dương Liễu, huyện Hoài Đức; Công suất dự kiến khoảng 12.000 – 13.000 m3/ngày đêm; Mục tiêu giảm ô nhiễm nguồn nước cho sông Nhuệ. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đã giao cho Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư. UBND thành phố Hà Nội chuẩn bị mặt bằng và hạ tầng, dự kiến khởi công xây dựng trong quý IV năm 2010.

- Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề vị trí dự kiến đặt tại Cầu Xa, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; Công suất dự kiến khoảng 10.000 – 12.000 m3/ngày đêm; Mục tiêu giảm ô nhiễm nguồn nước cho sông Nhuệ. Kinh phí vốn ngân sách của UBND thành phố, hiện đang tiến hành công tác khảo sát lập báo cáo đầu tư, dự kiến khởi công quý II năm 2011.

- Các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải của 48 bệnh viện do thành phố quản lý chi từ nguồn kinh phí ngân sách thành phố Hà Nội như sau:

+ 15 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, gồm: Xanh pôn, Phụ sản HN, Thanh Nhàn, Ung bướu, Lao và bệnh phổi, Bắc Thăng Long, Hà Đông, Sơn Tây, Vân Đình, Đa khoa Phú Xuyên, Mỹ Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì.

+ 21 bệnh viện đang cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong năm 2010;

+ 12 bệnh viện đang triển khai thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế theo chương trình đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 18/5/2009 sẽ xây dựng trong năm 2011.

- Hiện nay Sở Y tế thành phố đang tiến hành khảo sát xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế cho 40 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh trên địa bàn thành phố để tiếp tục đầu tư trong các năm tiếp sau.

- 16 Bệnh viện trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố: Hiện nay Bộ Y tế đang tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả như sau: 9/16 Bệnh viện đã có hệ thống xử l‎ý nước thải còn 05 Bệnh viện chưa có hệ thống xử l‎ý nước thải UBND thành phố đang tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và Bộ chủ quản đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo,nâng cấp đầu tư hệ thống xử l‎‎ý chất thải.



2.3. Các dự án đầu tư cải tạo nạo vét, cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi liên quan trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và dự án sau:

- Triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành:

+ Phối hợp với chính quyền các địa phương trong việc giải toả vi phạm theo pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi, đảm bảo thông thoáng dòng chảy trên trục chính sông Nhuệ - sông Đáy.

+ Điều tiết hệ thống cống, đập để bổ cập nước sông Nhuệ - sông Đáy từ sông Hồng vào mùa kiệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước của sông Nhuệ - sông Đáy.

- Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa): hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một số nội dung cơ bản của dự án: Xây dựng mới cụm công trình đầu mối trạm bơm Yên Nghĩa, cải tạo nâng cấp lòng dẫn sông Nhuệ đoạn từ Liên Mạc đến Hà Đông và kênh La Khê. Nghiên cứu vị trí xây dựng hồ điều hòa để giảm hệ số tiêu và tuyến kênh tiêu từ đường Láng Hoà Lạc về kênh La Khê; Sửa chữa nâng câp và xây mới một số công tiêu đầu kênh trên hệ thống; xây dựng hệ thống giám sát mực nước phục vụ quản lý điều hành hệ thống sông Nhuệ.

- Dự án Cụm đầu mối Liên Mạc: hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Một số nội dung cơ bản của dự án như sau: Quy mô và giải pháp kỹ thuật của dự án cụm công trình đầu mối Liên Mạc là: xây dựng mới cống Liên Mạc thay thế cống cũ nhằm đảm bảo các mục tiêu nhiệm vụ của dự án; Xây dựng mới trạm bơm Liêm Mạc I với lưu lượng 70m3/s; xây dựng cống xả qua đê sông Hồng và tuyến kênh dẫn; Xây dựng các công trình trên kênh đảm bảo dẫn nước với lưu lượng 17m3/s; Nghiên cứu xây dựng hồ điều hoà để giảm hệ số tiêu.

- Dự án Trạm bơm Ngoại Độ 2: Hiện đang trong giai đoạn triển khai thi công

- Dự án nạo vét sông Đáy: hiện đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng để triển khai thi công.

- Dự án nạo vét, cải tạo, nâng cấp công trình trên sông Nhuệ sau cống điều tiết Hà Đông đến cống Lương Cổ.



2.4. Dự án đầu tư tiếp nước, cải tạo và khôi phục sông Tích

Dự án " Tiếp nước, cải tạo và khôi phục sông Tích” là công trình trong định hướng Chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009.

Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 06/10/2010 của UBND thành phố và đang trong giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện.

2.5. Các dự án, chương trình xử lý nước sông, hồ trong khu vực nội thành nhằm giảm ô nhiễm nước cho sông Nhuệ.

- Dự án cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch với mục tiêu của dự án: cải thiện khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa, đảm bảo dòng chảy vào mùa khô, chấm dứt tình trạng lấn chiếm hành lang sông; Thu gom nước thải dọc tuyến sông kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông, quản lý rác thải để chấm dứt tình trạng đổ rác thải bừa bãi hai bên bờ sông; Cải tạo môi trường cảnh quan sinh thái của dòng sông và cảnh quan đô thị 2 bên bờ sông.

- Triển khai chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ trên địa bàn Thành phố, trong năm 2009 đã và đang xử lý tại 7 hồ, bao gồm: Hồ Quỳnh, Hồ Ngọc Khánh, Hồ Xã Đàn, Hồ Hai Bà Trưng, Hồ Hữu Tiệp, Hồ Kim Liên, Hồ Ao Đình Ngọc Hà, trên cơ sở các kết quả đạt được của chương trình, năm 2010 đang tiếp tục mở rộng xử lý cho 15 hồ khác đã được kè bờ trên địa bàn Thành phố.

Hiện nay UBND Thành phố đang xem xét phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến 2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của thành phố xây dựng.



3. Nội dung thể chế hoá Nghị định số 117/2009/NĐ-CP và có quy chế, quy định cụ thể để các phường, xã, thị trấn và nhân dân Thành phố chấp hành tốt công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. Những đối tượng vi phạm về VSMT cần phải được xử lý nghiêm theo quy định.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và UBND các quận, huyện Xây dựng Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố trên cơ sở rà soát các quy định BVMT trước đây của UBND Thành Hà Nội cũ và UBND tỉnh Hà Tây phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội, đặc điểm địa bàn thành phố sau khi mở rộng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2005 ban hành trong thời gian qua. Hiện nay dự thảo quy định đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp chỉnh sửa và trình UBND thành phố xem xét ban hành trong quý IV năm 2010 (tại tờ trình số 2709/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 16/8/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường).

Nội dung cụ thể hoá Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 có hiệu thi hành từ ngày 01/3/2010, Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT trong đó có nội dung hướng dẫn một số Điều quy định trong Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Thông tư sẽ ban hành trong quý IV năm 2010.

* Về đền bù, giải phóng mặt bằng:

5. Chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định tại Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND Thành phố Hà Nội ch­ưa phù hợp với khung giá thị trư­ờng dẫn đến thiệt thòi cho ngư­ời dân. Đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương