BỘ giao thông vận tảI



tải về 101.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích101.79 Kb.
#965

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: /2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014

 

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng

trong xây dựng công trình giao thông




Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 2 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng sản phẩm nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông,

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc quản lý chất lượng sản phẩm nhựa đường (bitum) sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.



Điều 2: Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung ứng và sử dụng sản phẩm nhựa đường trong xây dựng công trình giao thông.



Điều 3: Giải thích từ ngữ

1. Nhựa đường là sản phẩm cuối cùng thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ; bao gồm các hợp chất hydrocacbua cao phân tử như: CnH2n+2, CnH2n, hydrocacbua thơm mạch vòng (CnH2n-6) và một số dị vòng có chứa O, S, N; ở trạng thái tự nhiên, có dạng đặc quánh, màu đen.



Chương II:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Điều 4: Yêu cầu kỹ thuật

1. Nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175oC. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo Điều 3, trong bitum không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.

2. Dựa vào độ kim lún, bitum được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100, 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bitum được quy định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5: Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử

1. Phương pháp lấy mẫu

Mẫu để xác định các chỉ tiêu quy định Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo tiêu chuẩn TCVN 7494:2005 (ASTM D 140) Bitum – Phương pháp lấy mẫu.

2. Phương pháp thử

Các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

Điều 6: Đối với đơn vị cung ứng bitum cho công trình giao thông

1. Về năng lực: phải có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kho bãi, bồn chứa, phương tiện vận chuyển và các quy trình nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản và vận chuyển nhựa đường.

2. Về nhập khẩu:

a. Chỉ được phép nhập khẩu các sản phẩm hàng bitum có chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b. Để phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam, các đơn vị nhập khẩu chỉ được nhập loại nhựa đường có mác theo độ kim lún 40-50 và 60-70 theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các loại nhựa đường có độ kim lún lớn hơn 70 phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận. Giao Vụ Khoa học – Công nghệ chịu trách nhiệm xem xét đề nghị của đơn vị nhập khẩu và tham mưu trình Lãnh đạo Bộ có văn bản chấp thuận.

c. Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan bản sao có chứng thực còn hiệu lực: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu; Giấy kiểm định chất lượng tại nước xuất khẩu (do một đơn vị kiểm định độc lập phát hành) và Chứng chỉ phân tích chất lượng (trong đó có phiếu thí nghiệm 11 chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường đáp ứng yêu cầu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này do phòng thí nghiệm mang mã số LAS-XD tại Việt Nam thực hiện).

3. Về tồn trữ và bảo quản nhựa đường:

a. Đối với nhựa đường bồn: Phải có hệ thống bồn chứa, hệ thống gia nhiệt, hệ thống cân và các quy trình vận hành và kiểm soát chất lượng. Việc trộn lẫn các loại nhựa đường từ các sản phẩm nhập khẩu khác nhau phải được thể hiện trong nhật ký bảo quản nhựa đường và phải được lấy mẫu thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Không tồn trữ các loại nhựa đường của các nhà cung ứng khác nhau chung cùng một bồn chứa.

b. Đối với nhựa đường phuy: Nhựa đường phuy phải được bảo quản trong nhà hoặc khu vực có mái che và có biện pháp bảo quản để các thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường để đảm bảo vệ sinh môi trường, không bị suy giảm về chất lượng nhựa đường.

4. Về vận chuyển:

a. Đối với nhựa đường bồn: Các công ty cung ứng nhựa đường phải tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình vận chuyển nhựa đường: Khuyến khích các xe bồn vận chuyển nhựa đường đặc nóng được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để theo dõi trong và sau hành trình cung ứng. Toàn bộ các họng ra của bồn chứa xe bồn (van mở trên nóc, van xả đáy, vòi bơm và các thiết bị có liên quan khác) cần được niêm phong trong quá trình vận chuyển. Niêm phong phải được thiết kế chuyên dụng, có đánh số và được các đơn vị cung ứng ghi rõ trên phiếu giao hàng và được các đơn vị sử dụng trực tiếp đối chiếu số niêm phong và mở niêm phong.

b. Đối với nhựa đường phuy: Nhựa đường phuy giao cho đơn vị sử dụng phải đảm bảo còn nguyên nhãn mác hàng hóa, các thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường, đảm bảo đủ trọng lượng.

5. Về ghi nhãn sản phẩm:

a. Đối với nhựa đường bồn: Phiếu giao hàng phải ghi rõ đơn vị cung ứng, chủng loại nhựa đường, nhà máy và nước sản xuất nhựa đường, ngày nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu.

b. Đối với nhựa đường phuy nhập khẩu: Phải có nhãn mác hàng hóa ghi đầy đủ các thông tin như chủng loại nhựa đường, nguồn gốc xuất xứ, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.

c. Đối với nhựa đường đặc nóng đóng phuy tại Việt Nam: Cần ghi rõ sản xuất tại Việt Nam, chủng loại nhựa đường, nguồn gốc xuất xứ nhựa đường đặc nóng nhập khẩu để đóng phuy, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.

Điều 7: Đối với Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

Kiểm tra hồ sơ của sản phẩm nhựa đường sẽ sử dụng vào công trình (chứng chỉ xuất xứ hàng hóa, chứng chỉ chất lượng có hiệu lực, nhãn mác), trực tiếp kiểm tra năng lực và quy trình nhập khẩu, quản lý chất lượng (nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản và vận chuyển) của các đơn vị nhập khẩu và cung ứng, kiểm tra chứng chỉ chất lượng nhựa đường đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục I để làm cơ sở chấp thuận sản phẩm nhựa đường đưa vào dự án.

Chịu trách nhiệm cùng tư vấn giám sát và nhà thầu về chất lượng nhựa đường khi đưa vào dự án xây dựng công trình giao thông.

Điều 8: Đối với Tư vấn thiết kế dự án

Phải áp dụng đúng loại và mác nhựa đường đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trong hồ sơ thiết kế của các dự án công trình giao thông.



Điều 9: Đối với tư vấn giám sát, đơn vị thí nghiệm

Kiểm tra hồ sơ của sản phẩm nhựa đường trước khi sử dụng vào công trình:

- Chứng chỉ xuất xứ hàng hóa, chứng chỉ chất lượng có hiệu lực, nhãn mác;

- Trực tiếp kiểm tra năng lực và quy trình nhập khẩu, quản lý chất lượng (nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản và vận chuyển) của các đơn vị nhập khẩu và cung ứng;

- Lấy mẫu nhựa đường để thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục I trước khi thi công hạng mục mặt đường bê tông nhựa.

Trong quá trình sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa phải kiểm tra kiểm tra vật liệu nhựa đường các chỉ tiêu (Độ kim lún, Điểm hóa mềm, Chỉ số độ kim lún, Độ nhớta động lực học theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

Ngoài ra, việc kiểm tra chất lượng nhựa đường trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy định của Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.

Điều 10: Yêu cầu đối với nhà thầu, đơn vị trực tiếp sản xuất bê tông nhựa

Lựa chọn loại nhựa đường đảm bảo chất lượng sử dụng cho công trình;

Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc cung ứng nhựa đường (việc cam kết của nhà cung ứng về chủng loại, nhãn mác, vận chuyển theo đúng quy định phải được thể hiện trong hợp đồng mua bán nhựa đường).

Cử nhân viên đảm bảo việc giám sát và nhận nhựa đường: kiểm tra từng niêm phong của xe bồn (đối với nhựa đường đặc nóng), kiểm tra nhãn mác và sự nguyên vẹn với nhựa đường phuy tại cùng thời điểm thi công, hạn chế sử dụng trên hai nhà cung ứng nhựa đường.

Không sử dụng nhựa đường của nhà cung ứng khi chưa được chủ đầu tư chấp thuận.

Không tồn trữ các loại nhựa đường của các nhà cung ứng khác nhau trong cùng một bồn chứa.

Lấy mẫu lưu tất cả các chuyến hàng giao hàng ngày tại công trường. Việc lấy mẫu phải tuân thủ quy định lấy mẫu trong quá trình bơm nhựa (đối với nhựa bồn), trong quá trình xả nhựa từ phuy (đối với nhựa đường phuy) và phải được lập biên bản xác nhận, ký xác nhận trên mẫu nhựa của các bên liên quan. Mẫu lưu phải được lưu trữ và bảo quản ít nhất 03 tháng kể từ khi lấy mẫu nhựa đường để đối chiếu, phân loại và xác định chất lượng nhựa đường của các nhà cung ứng, tại từng thời điểm cụ thể khi có vấn đề về chất lượng bê tông nhựa.

Ghi chép đầy đủ việc nhận sản phẩm nhựa đường và sản xuất bê tông nhựa đường, lý trình rải bê tông nhựa hàng ngày.



Điều 11: Tổ chức thực hiện.

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định của Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như Khoản 1, Điều 11;

- Văn phòng Chính phủ;


- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);


- Công báo, Công thông tin điện tử Chính phủ;

- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;

- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN (10b).


BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng


PHỤ LỤC I

YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI BITUM DÙNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG



(Ban hành kèm theo Thông tư /2014/TT-BGTVT ngày /6/2014 của Bộ GTVT

Quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông)

Tên chỉ tiêu

Mác bitum theo độ kim lún

Phương pháp thử

20-30

40-50

60-70

85-100

120-150

200-300

1. Độ kim lún ở 25oC, 0,1 mm

Penetration at 25 Deg.C



20 - 30

40 - 50

60 - 70

85 - 100

120 - 150

200 - 300

TCVN7495:2005
(ASTM D5)

2. Chỉ số độ kim lún PI

Penetration Index



-1,5 ÷ 1,0

-

Phụ lục II

3. Điểm hóa mềm (dụng cụ vòng và bi), OC, không nhỏ hơn

Softening Point (Ring and ball method), min



55

49

46

45

40

35

TCVN7497:2005
(ASTM D36)

4. Độ nhớt động lực ở 60oC, Pa.s, không nhỏ hơn

Dynamic viscosity at 60 Deg.C, min



260

200

180

160

60

-

TCVN8818-5:2011
(ASTM D2171)

5. Độ kéo dài ở 25oC, 5cm/ phút, cm, không nhỏ hơn

Ductility at 25 Deg.C, 5cm/min, min



40

100

100

100

100

1001)

TCVN7496:2005
(ASTM D113)

6. Hàm lượng paraphin, %, không lớn hơn

Paraffin Wax Content, max



2,2

TCVN7503:2005
(DIN 52015)

7. Điểm chớp cháy (cốc mở Cleveland), OC, không nhỏ hơn

Flash point (Cleveland Open Cup), min



240

232

232

232

230

220

TCVN7498:2005
(ASTM D92)

8. Độ hòa tan trong Tricloetylen, %, không nhỏ hơn

Solubility in Trichloroethylene , min



99,0

TCVN7500:2005
(ASTM D2042)

9. Khối lượng riêng ở 25oC, g/cm3

Density at 25 Deg.C



1,00  1,05

TCVN7501:2005
(ASTM D70)

10. Các chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi thí nghiệm TFOT (Thin film oven test)




Chế bị mẫu theo ASTM D1754

10.1. Tổn thất khối lượng, %, không lớn hơn

Change of mass, max



0,8

0,8

0,8

1,0

1,3

1,5

ASTM D1754

10.2. Tỷ lệ độ kim lún còn lại so với độ kim lún ban đầu ở 25oC, %, không nhỏ hơn

Retained Penetration, % of original, min



58

58

54

50

46

40

TCVN7495:2005
(ASTM D5)

10.3. Độ kéo dài ở 25oC, 5cm/phút, cm không nhỏ hơn

Ductility at 25 Deg.C, 5cm/min



-

25

50

75

100

1001)

TCVN7496:2005
(ASTM D113)

11. Độ dính bám với đá, không nhỏ hơn

Adhesion with paving stone, min



Cấp 3

TCVN 7504:2005

1) Nếu không tiến hành được phép thử ở nhiệt độ 25oC, cho phép tiến hành phép thử ở nhiệt độ 15oC


PHỤ LỤC II

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐỘ KIM LÚN PI CỦA BITUM



(Ban hành kèm theo Thông tư /2014/TT-BGTVT ngày /6/2014 của Bộ GTVT

Quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông)

1. Chỉ số độ kim lún PI

Chỉ số độ kim lún PI (Penetration Index) của bitum là chỉ số đánh giá độ nhạy cảm của bitum với nhiệt độ.

Chỉ số độ kim lún PI được xác định theo biểu thức sau:

(1)

Trong đó:

PI là chỉ số độ kim lún;

A là hệ số nhạy cảm với nhiệt độ.

Hệ số A được xác định từ phương trình hồi quy tuyến tính:

logP = AxT + K (2)

Trong đó:

T là nhiệt độ thí nghiệm độ kim lún;

P là độ kim lún tại nhiệt độ thí nghiệm T;

K là hằng số.



2. Cách xác định chỉ số PI

a. Thí nghiệm xác định độ kim lún của bitum ở các nhiệt độ khác nhau

Tùy thuộc vào mác bitum để xác định các giá trị nhiệt độ thí nghiệm độ kim lún. Ít nhất phải thí nghiệm độ kim lún ở 3 nhiệt độ khác nhau: nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ ở giữa và nhiệt độ cao nhất trong các nhiệt độ được quy định ở Bảng 1. Nếu có điều kiện thì thí nghiệm độ kim lún ở cả 5 nhiệt độ như quy định ở Bảng 1.



Bảng 1: Nhiệt độ thử nghiệm độ kim lún để xác định chỉ số PI

Mác bitum

Nhiệt độ thí nghiệm (oC)

Phương pháp thử

20 - 30

45, 40, 35, 30, 25

TCVN 7495:2005

40 - 50

40, 35, 30, 25, 20

60 -70

35, 30, 25, 20, 15

85 -100

30, 25, 20, 15, 10

120 - 150

25, 20, 15, 10, 5

200 - 300

25, 20, 15, 10, 5


b. Xác định phương trình hồi quy tuyến tính giữa logP và T

Trên cơ sở kết quả thí nghiệm độ kim lún của bitum ở các nhiệt độ khác nhau, vẽ biểu đồ quan hệ giữa logarit của độ kim lún P với các nhiệt độ thí nghiệm T tương ứng.

Xác định phương trình hồi quy tuyến tính bậc nhất logP = AxT + K.

Yêu cầu hệ số hồi quy của phương trình hồi quy tuyến tính phải lớn hơn hoặc bằng 0,997 (R2≥0,997). Nếu R2<0,997 thì phải làm lại thí nghiệm độ kim lún cho đến khi R2≥0,997.



c. Tính toán chỉ số PI

Trên cơ sở phương trình hồi quy tuyến tính bậc nhất logP = AxT + K đã xác lập, lấy giá trị hệ số A của phương trình đưa vào biểu thức (1) để tính toán chỉ số PI.



d. Ví dụ tính toán chỉ số PI của mẫu bitum 60/70

Theo quy định tại Bảng PL.1, với mác bitum 60/70 thì phải thí nghiệm độ kim lún tại tối thiểu 3 nhiệt độ là 15C, 25C và 35C.

Trình tự thí nghiệm độ kim lún theo quy định tại TCVN 7495:2005. Kết quả thí nghiệm được đưa ra tại Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả thí nghiệm độ kim lún của bitum 60/70


Nhiệt độ thí nghiệm (T)

Kết quả thí nghiệm (P)

15C

25

25C

62

35C

149

Trên cơ sở kết quả thí nghiệm tại Bảng 2, vẽ biểu đồ quan hệ giữa logarit của độ kim lún P với các nhiệt độ thí nghiệm T tương ứng (Hình 1).





Hình 1. Biểu đồ quan hệ giữa logP và T

Từ biểu đồ quan hệ giữa logarit của độ kim lún P với các nhiệt độ thí nghiệm T tương ứng tại Hình PL.1, xác định được phương trình hồi quy tuyến tính là logP = 0,0388xT + 0,8188, hệ số hồi quy là R2 = 0,9999 (thỏa mãn yêu cầu R2≥0,997). Từ đó xác định được hệ số A = 0,0388 (A chính là tang của góc hợp thành bởi đường thẳng logP = AxT + K với trục hoành ở hình PL.1).

Đưa giá trị A = 0,0388 vào biểu thức PL.1 để tính toán chỉ số PI:

Kết quả là PI=0,2.

Kết luận: Mẫu bitum 60/70 thỏa mãn quy định tại Bảng 1.

3. Biểu thức Chỉ số độ kim lún PI theo độ kim lún và nhiệt độ hóa mềm của bitum

a. Các tác giả Pfeiffer và Van Doormaal đã phát hiện thấy: Ở nhiệt độ điểm hóa mềm (xác định theo ASTM D36) hầu hết các loại bitum đều có độ kim lún khoảng 800 (PT mềm = 800), do vậy hệ số nhạy cảm với nhiệt độ A của bitum có thể được xác định theo biểu thức (3) dưới đây:



(3)

Biểu thức (PL.3) xuất phát từ việc xác định hệ số A bằng cách chọn nhiệt độ T1 = 25oC (là nhiệt độ thí nghiệm độ kim lún tiêu chuẩn) và chọn nhiệt độ T2 = Tmềm (là nhiệt độ ở điểm hóa mềm theo thí nghiệm vòng và bi) với việc xem như độ kim lún của bitum ở nhiệt độ điểm hóa mềm đều khoảng 800 (dmm)

Thay (3) vào (1) ta có biểu thức tính ra chỉ số độ kim lún PI thông qua độ kim lún P ở 25oC và điểm hóa mềm Tmềm như ở biểu thức (4) dưới đây:

(4)

b. Xác định chỉ số PI theo cách tính ở biểu thức (4) có thể không chuẩn vì những kinh nghiệm gần đây cho thấy: không phải bất kỳ bitum nào, độ kim lún của nó ở nhiệt độ điểm hóa mềm cũng là 800 mà trị số độ kim lún này còn phụ thuộc vào hàm lượng paraphin thực có trong bitum. Hơn nữa, việc thí nghiệm kiểm chứng và xác định độ kim lún tương ứng với nhiệt độ điểm hóa mềm hiện ở nước ta cũng chưa có kinh nghiệm, do vậy trong quy chuẩn này chưa khuyến nghị việc xác định chỉ số PI theo biểu thức tính toán (4) để thay thế cho việc xác định chỉ số PI thông qua thí nghiệm độ kim lún ở các nhiệt độ khác nhau đã đề cập ở 2.a. Tuy nhiên, có thể áp dụng cách tính theo (4) để sơ bộ đánh giá nhanh chỉ số độ kim lún PI của bitum./.







Каталог: Uploads -> File -> Kim%20Cuc -> Nam%202014
File -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
File -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
File -> BỘ NÔng nghiệP
Nam%202014 -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Nam%202014 -> BỘ giao thông vận tải số: 589 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Nam%202014 -> Đợt 1 (21 tỉnh): Các Đoàn đã kiểm tra tại 21 Sở gtvt và 99/424 đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định, trong đó kiểm tra 44 Hợp tác xã vận tải (bằng 44,4% số đơn vị được kiểm tra); số lượng phương tiện được kiểm tra 2

tải về 101.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương