UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Cử tri kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm tại các trường học nhất là trong dịp hè. Cá biệt có trường trong dịp hè này học sinh phải học hết cả tuần



tải về 1.35 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

195. Cử tri kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm tại các trường học nhất là trong dịp hè. Cá biệt có trường trong dịp hè này học sinh phải học hết cả tuần.


  1. Khái quát về phân cấp quản lý dạy thêm, học thêm

Thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm, ngày 13/8/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành quyết định số 1457/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm, ngày 13/11/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 132/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Căn cứ vào nội dung hai văn bản đã ban hành của UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tây và xét tình hình thực tế về việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15 của Quốc Hội; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thống nhất báo cáo với UBND Thành phố: Tiếp tục thực hiện quyết định số 132/2007/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 11 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND, ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà Nội đã quy định cụ thể thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép dạy thêm, học thêm và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân về dạy thêm, học thêm:

1.1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan. Quyết định cấp hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện (thực hiện theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông).

1.2. UBND quận, huyện, thị xã

Chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND Thành phố.

Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn hỗ trợ quản lý an ninh, trật tự; chủ động tham gia cùng ngành giáo dục kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phát hiện và đề xuất xử lý sai phạm theo quy định.

1.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo

Chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện, thị xã về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Quyết định cấp hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường cho các tổ chức, cá nhân mở lớp trên địa bàn quận, huyện, thành phố trực thuộc (thực hiện theo chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở).

1.4. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và người đứng đầu các cơ sở giáo dục (gọi chung là Thủ trưởng đơn vị cơ sở)

a) Sau khi được cấp giấy phép, thủ trưởng đơn vị cơ sở được tổ chức hoạt động và quản lý các lớp dạy thêm, học thêm trong nhà trường cho học sinh, cán bộ, giáo viên của đơn vị; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động và quyền lợi của người học.

Quản lý, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của cán bộ, giáo viên do đơn vị quản lý.

Xét duyệt, chấp thuận cho cán bộ, giáo viên của đơn vị có đủ tiêu chuẩn theo quy định được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; tổng hợp danh sách cán bộ, giáo viên của đơn vị đăng ký tham gia dạy thêm ngoài nhà trường để quản lý và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

b) Quản lý việc dạy và học chính khóa; đảm bảo tuyệt đối không cắt xén nội dung, chương trình dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm, học thêm. Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ việc cho điểm, đánh giá học sinh, nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

c) Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm.

1.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm

a) Trước khi thực hiện dạy thêm, học thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép kế hoạch, nội dung, đối tượng người học, danh sách người dạy.

b) Quản lý và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy và các tổ chức, cá nhân liên quan.

c) Không được có bất cứ hình thức nào ép buộc học sinh lớp mình đang giảng dạy phải tham gia học thêm.

d) Trực tiếp tổ chức quản lý, lưu giữ hồ sơ (về danh sách giáo viên, người học), sổ sách, chứng từ về thu - chi theo các quy định hiện hành.

2. Thực trạng vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

2.1 Mặt tích cực: Hiện tượng dạy thêm học thêm, sinh ra và tồn tại từ nhu cầu thực tế của người học và nó cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Áp lực thi cử lớn, nhu cầu củng cố và bổ sung kiến thức là những nguyên nhân quan trọng khiến học sinh phải học thêm. Quan điểm cho rằng học sinh học thêm là do tâm lý lo lắng của phụ huynh và học sinh, áp lực của giáo viên có phần đúng, song chỉ là nguyên nhân phụ. Hiện nay, học sinh chỉ học thêm khi có nhu cầu thực sự và có quyền lựa chọn giáo viên. Đến các lớp học thêm, học sinh có điều kiện ôn tập, mở mang kiến thức, rèn luyện kĩ năng; các bài tập bổ sung là động lực để học sinh cố gắng vươn lên. Nhìn chung, không khí học tập của các lớp học thêm là nghiêm túc, học sinh hứng khởi, say mê học tập. Các lớp học thêm đã đóng vai trò cầu nối để cho rất nhiều học sinh phổ thông bước vào cánh cửa giảng đường Đại học. Nhiều em học sinh yếu kém cũng đã vươn lên khá giỏi nhờ sự kèm cặp, giúp đỡ của các thầy cô. Điều quan trọng hơn là dạy thêm đã tạo ra một động lực để giáo viên học hỏi, trau dồi về chuyên môn. Giáo viên buộc phải nghiên cứu tài liệu, sách vở, làm bài tập... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của học sinh

2.2 Mặt hạn chế:

+ Một bộ phận giáo viên dạy thêm chất lượng chưa cao;

+ Một bộ phận học sinh học thêm có tình trạng quá tải;

+ Còn hiện tượng ép buộc học sinh đi học thêm (dưới hình thức tự nguyện nhưng bản chất là không tự nguyện);

+ Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý sai phạm còn hạn chế vì không có lực lượng và chế tài.

2.3 Công tác quản lý, chỉ đạo của Sở GD& ĐT:

Sở GD&ĐT Hà Nội nghiêm cấm các trường tổ chức dạy trước chương trình của năm học 2010 - 2011. Tuyệt đối không được tổ chức ôn tập, luyện thi, thi, kiểm tra (có thu tiền) để xếp chọn học sinh vào lớp chọn, lớp phân ban đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp.

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, Hiệu trưởng các trường học, Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên lập kế hoạch ôn tập văn hóa trong dịp hè cho những học sinh có nguyện vọng được phụ đạo hoặc bồi dưỡng, chú ý tới học sinh yếu, kém; chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của đơn vị mình.

Sở GD&ĐT yêu cầu các trường phối hợp với địa phương khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ở câu lạc bộ, thư viện, nhà văn hóa, sân chơi thể thao; tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các trường, cụm trường theo mục đích lành mạnh; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện lao động công ích.

Ngoài ra, các trường tổ chức cho 100% học sinh tham gia ký cam kết trước khi về nghỉ hè, có cam kết của phụ huynh học sinh quản lý con, em trong dịp hè không sử dụng ma tuý, không tham gia tệ nạn ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.

Hoạt động hè năm nay của học sinh Hà Nội sẽ được hướng vào 4 nội dung chính: Hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức pháp luật hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thể chất; Hoạt động ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh và hoạt động xã hội, học nghề, lao động công ích. quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội trong công tác này là hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích học sinh tham gia có sự ủng hộ của cha mẹ, tránh áp đặt.

196. Đề nghị UBND Thành phố sớm có hướng dẫn về việc thực hiện hỗ trợ hỏa táng của Thành phố để các quận, huyện sớm triển khai nhằm khuyến khích việc hỏa táng.

Trả lời:

Ngày 22/6/2010, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 về việc quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính Hà Nội đã ban hành hướng dẫn số 1044/LS: LĐTBXH-TC ngày 9/7/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010, đồng thời triển khai hướng dẫn đến các quận, huyện.

Tiếp đó, trong quá trình triển khai chính sách đã phát sinh một số vướng mắc, Liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và Sở Tài chính Hà Nội đã ban hành hướng dẫn bổ sung số 1690/LS: LĐTBXH-TC ngày 7/10/2010.

UBND Thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và Sở Tài chính Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc các quận, huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng và tăng cường công tác tuyên truyền chính sách này trên địa bàn để nhân dân được biết.

197. Hiện nay vấn đề mặt trái của Internet, nhất là game online đang là vấn đề nóng bỏng được bàn ở nhiều cấp. Nhưng bên cạnh đó chúng ta đang thiếu các khu vui chơi công cộng hoặc các khu vui chơi đó thiếu sự hấp dẫn do vậy các cháu ở độ tuổi học sinh phải chọn game là trò chơi trong những lúc rỗi rãi dẫn tới nghiện Game. Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu có chính sách đầu tư mạnh để hình thành các khu vui chơi công cộng, kết hợp với tăng cường công tác giáo dục của nhà trường và gia đình để tạo cho các cháu ở tuổi học sinh có sân chơi hấp dẫn, lành mạnh.

Trả lời:

* Về đầu tư các khu vui chơi:

Hiện nay các khu vui chơi giải trí hầu hết đều nằm trong các khu vực công viên, khu công cộng. Các khu vui cho giải trí được các tổ chức, tư nhân tổ chức dịch vụ kinh doanh trên cơ sở khai thác mặt bằng, sự đầu tư vào cơ sở vật chất rất hạn chế. Trên thực tế chi phí đầu tư phục vụ vui chơi giải trí bao gồm:



  • Các khu vui chơi giải trí với các trò chơi hấp dẫn thu hút được tầng lớp thanh thiếu niên đòi hỏi nhiều điều kiện như: diện tích, môi trường, mức đầu tư…

  • Các khu vui chơi giải trí cộng đồng nằm trong các khu đô thị, vườn hoa, công viên…

Để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí phục vụ nhân dân trên địa bàn, UBND thành phố sẽ có chủ trương qui hoạch cho các khu vui chơi giải trí, trong đó các khu vui chơi giải trí có tổ chức dịch vụ kinh doanh về các trò chơi được kêu gọi xã hội hóa đầu tư; các khu vui chơi giải trí cộng đồng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố.

* Về tăng cường giáo dục trong nhà trường:

Những tác động tiêu cực từ mặt trái của Internet đặc biệt là game online đối với thế hệ trẻ thanh, thiếu niên việt nam nói chung và đối với HSSV nói riêng đang là vấn đề nóng bỏng được lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương, Thành phố Hà Nội và nhân dân cả nước quan tâm, đã và đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng trong thời gian gần đây.

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức nhiều Hội nghị và nhiều cuộc Hội thảo với các cấp quản lý giáo dục từ Thành phố tới các trường học và các cơ sở giáo dục, phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố và Hội cha mẹ HSSV xem xét đánh giá tình hình, xác định thực trạng và nguyên nhân dẫn đến HSSV sử dụng Internet vào mục đích thiếu lành mạnh, đặc biệt là nghiện game online, đồng thời triển khai các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, quản lý hệ thống In ternet vận hành sử dụng vào nhiệm vụ quản lý giáo dục và áp dụng đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

I- Nguyên nhân của vấn đề thì có rất nhiều song tập trung và những vấn đề cơ bản sau:

1. Các trường học hiện nay phát triển về số lượng quá nhanh, phá vỡ quy hoạch hiện có của nhà trường, thiếu sân chơi, sân tập, trang thiết bị cho các hoạt động vui chơi, giải trí quá thiếu thốn, nghèo nàn. Phần lớn các trường THCS, THPT, TTGDTX, TTGDKT-TH, Trung cấp Chuyên nghiệp phải học 02 ca, quỹ thời gan dành cho các hoạt động giáo dục còn ít;

2. Công tác quản lý các cửa hàng kinh doanh Internet và trò chơi điện tử ở các địa phương thiếu chặt chẽ, nhiều nơi điểm kinh doanh đặt sát trường học và các cơ sở giáo dục là tụ điểm thu hút HSSV đến tham gia;

3. Thời gian HSSV ở trường chỉ có từ 4 – 5 giờ/ ngày, việc quản lý HSSV thời gian ở nhà của cha mẹ HSSV thiếu chặt chẽ, nhiều cha mẹ HSSV nuông chiều con cái cho sử dụng các phương tiện như xe máy đắt tiền, điện thoại di động hiện đại, uỷ thác việc giáo dục quản lý HSSV cho các nhà trường;

4. Cũng còn một số trường học và cơ sở giáo dục chưa làm tốt công tác quản lý HSSV, chưa phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HSSV thực hiện các biện pháp quản lý HSSV.

II- Nhiều năm qua mà cụ thể là từ năm học 2008 – 2009 đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố khắc phục và ngăn chặn HSSV sử dụng Internet không đúng mục đích và nghiện trò chơi gam online.

1. Thống nhất nguyên tắc quản lý hệ thống mạng của ngành. Mỗi trường học và cơ sở giáo dục phân công 01 đồng chí lãnh đạo (quản trị mạng của đơn vị) hàng ngày buổi sáng từ 7h00 sáng đến 11h30, buổi chiều từ 13h00 đến 17h00 mở mạng, quản lý vận hành hoạt động hệ thống mạng theo quy định của ngành. Giữ vững hệ thống tin thông suốt từ Sở tới trường và từ trường tới phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo. Đến nay 100% trường học và các cơ sở giáo dục không tổ chức cho HSSV sử dụng hệ thống mạng của ngành vào những việc không đúng mục đích, không có tổ chức chơi trò chơi điện tử game online trong trường.

2. Thường xuyên kiểm tra giám sát, quản lý HSSV các buổi học, thông tin kịp thời liên lạc giữa nhà trường với cha mẹ HSSV khi có sự việc bất thường xẩy ra qua điện thoại và sổ liên lạc.

3. Phối hợp hợp với chính quyền địa phương và công an khu vực quản lý theo dõi các cửa hang Internet gần khu vực trường đóng quản lý không để HSSV bỏ học vào chơi.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an Thành phố xây dựng 02 văn bản liên ngành: Kế hoạch số: 153/KHLN/CATP – SGD&ĐT, ngày 28/8/2010 về công tác giáo dục an toàn giao thông trong các trường học và các cơ sở giáo dục năm học 2010 – 2011 hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Quy chế số: 167/QCPH/SGD&ĐT-CATP, ngày 15/9/2010 về đảm bảo an ninh trật, an toàn trường học và đã được triển khai tới tất cả các cấp quản lý giáo dục và công an toàn thành phố. Hai ngành thống nhất lịch giao ban như sau:

- Cấp Thành phố: Lãnh đạo 02 Sở và phòng Công tác HSSV, Văn phòng Sở GD&ĐT, phòng Cảnh sát Giao thông, phòng PA83, Văn phòng Công an Thành phố tổ chức giao ban 03 tháng 01 lần;

- Cấp quận, huyện, thị xã: Được chia thành 16 cụm mỗi cụm gồm lãnh đạo phòng GD&ĐT, Lãnh đạo Công an quận, huyện, thị xã, các trường THPT, các TTGDTX, TTKT-TH, trường Trung cấp Chuyên nghiệp, Cao đẳng trong cụm 03 tháng 01 lần;

Nội dung giao ban: Kiẻm điểm đánh giá việc thực hiện công tác an ninh trật tự an toàn trường học, công tác quản lý mạng Internet và trò chơi Game Online, thực hiện chấp hành Luật khi tham gia giao thông của cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV của các đơn vị. Triển khai nhiệm vụ công tác trong thời gian tiếp theo.

5. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn công tác quản lý HSSV cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, Bí thư, Cố vấn đoàn các trừờng học và Tổng phụ trách đội. Mở Hội nghị cho lãnh đạo các trường học và các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường với hội cha mẹ HSSV.

Đến nay công tác an ninh trật tự, an toàn trường học đã có chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm luật khi tham gia giao thông giảm, 100% trường học không tổ chức trò chơi game online trong trường.



Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương