UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang19/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Chất vấn số 7: Đề nghị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố trả lời: Quyết định đầu tư các dự án giao thông trên địa bàn Thành phố thời gian qua dư luận nhân dân và cử tri cho rằng rất lãng phí, hiệu quả thấp, tiến độ chậm, không đồng bộ (Giao thông, Thông tin liên lạc, Cáp quang, nước sạch, hệ thống thoát nước thải…), nhất là đầu tư bịt các ngã tư, ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự đô thị, giải pháp nào khắc phục tình trạng này? (Đại biểu Ngô Văn Ny, Tổ đại biểu huyện Từ Liêm chất vấn)

Trả lời:

* Vấn đề đầu tư các dự án giao thông trên địa bàn Thành phố:

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội cần ưu tiên đầu tư cho giao thông đô thị phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững.

Trong thời gian qua, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được Bộ Giao thông vận tải và Thành phố đầu tư xây dựng nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông đô thị, bằng nhiều nguồn lực: ngân sách Trung ương đầu tư thông qua Bộ Giao thông vận tải (đường Vành đai III, Cầu Thanh Trì, Quốc lộ 32…); vốn vay ODA (Cầu vượt Ngã tư Sở, Cầu Nhật Tân, cầu vượt cho người đi bộ, hầm Kim Liên…); vốn BT của doanh nghiệp (đường Lê Văn Lương kéo dài, đường trục phát triển phía Bắc Hà Đông, đường trục phát triển phía Nam….); hình thức EPC (đường Lê Trọng Tấn, đường Phúc La – Văn Phú…); vốn ngân sách Thành phố (Cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, đường Lạc Long Quân, bến xe Yên Nghĩa, đường Văn Cao – Hồ Tây, đường Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Láng, đường vành đai I….).

Nhìn chung, các dự án đầu tư trên địa bàn là chậm (đường vành đai I triển khai hơn 10 năm; đường vành đai III do Bộ Giao thông vận tải đầu tư, hơn 9 năm vẫn chưa hoàn thành). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ các dự án, điển hình là các cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư có nhiều khó khăn vướng mắc, giá bồi thường chưa sát với giá thị trường. Thành phố cũng đã và đang nỗ lực chỉ đạo để giải quyết khó khăn, vướng mắc trên nhằm sớm đưa dự án vào sử dụng để đảm bảo phát huy hiệu quả.

Về hiệu quả đầu tư, các dự án nói chung và dự án giao thông nói riêng của Thành phố đều được triển khai trên cơ sở kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt; quá trình thực hiện đều đảm bảo tuân thủ đúng quy định về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản; định kỳ có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước. Các dự án đầu tư đưa vào khai thác đều phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, Thành phố đang tập trung đầu tư đồng bộ để hoàn thành toàn bộ tuyến đường vành đai I, vành đai III, từ đó sẽ phát huy hiệu quả của toàn tuyến tốt hơn như: khi hoàn thiện đường vành đai I từ Trần Khát Chân đến Voi Phục sẽ kết nối toàn tuyến giao thông từ Đông sang Tây của Thành phố trung tâm; hoàn thành đường vành đai III sẽ tổ chức giao thông cho các xe ngoại tỉnh chạy theo đường vành đai, tránh qua trung tâm Thành phố, gây ùn tắc.

- Thành phố cũng đang chỉ đạo các ngành, tư vấn triển khai lập các đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống giao thông đô thị một cách bền vững và hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tốc độ phát triển đô thị ngày càng cao.

* Vấn đề bịt các ngã ba, ngã tư:

Theo quan niệm dân gian là việc “bịt ngã ba, ngã tư”; còn theo quan niệm, thuật ngữ chuyên ngành, đây là việc áp dụng “đảo giao thông hình elip dẹt” trong khi chưa đủ điều kiện áp dụng “đảo giao thông tròn”. Trong giáo trình Đường đô thị và tổ chức giao thông (Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) có phần thiết kế, cấu tạo nút giao thông, bao gồm thiết lập các đảo, nút giao thông hình xuyến. Loại chuẩn của hình xuyến là đảo tròn, ngoài ra người ta còn tận dụng các vườn hoa hình vuông, đảo quanh hồ như ở hồ Hoàn Kiếm... Một dạng nữa là nút giao hình elip giữa đường phụ với đường chính, bắt buộc dòng giao thông ở đường phụ phải ưu tiên dòng chính. Đây là dạng ngành giao thông Hà Nội đã làm.

Do chưa có đủ điều kiện làm đảo giao thông tròn (ví dụ nút Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí) nên ngành giao thông Hà Nội đã áp dụng giải pháp tình thế là sử dụng đảo giao thông hình elip dẹt để thực hiện tổ chức giao thông.

 Đầu năm 2009, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 124 điểm th­ường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, nhận thấy các nút giao thông thuộc tuyến đư­ờng vành đai, đường h­ướng tâm có lưu l­ượng giao thông lớn v­ượt quá khả năng thông hành của nút theo thiết kế ban đầu. Khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông độc lập tại nút, kích thước hình học của nút giao cố định, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông (đặc biệt trong giờ cao điểm).

Trư­ớc tình trạng đó, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố đã chủ động thí điểm tiến hành các bước cải tạo, tổ chức lại giao thông tại một số tuyến, nút có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. Các nội dung công tác thực hiện cải tạo chủ yếu bao gồm:

+ Đóng dải phân cách tại nút giao và mở dải phân cách tại 2 vị trí ngoài nút giao để buộc các dòng giao thông quay đầu tại các vị trí này (như tuyến Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh).

+ Phối hợp phân luồng giao thông và tạo luồng quay đầu phương tiện: giữ nguyên không gian lòng nút, mở dải phân cách ngoài lòng nút giao để tạo điểm quay đầu. Kết hợp điều chỉnh pha đèn tín hiệu giao thông và đảo giao thông dẫn dòng phương tiện (như nút giao thông Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Phố Huế – Bạch Mai).

+ Tách dòng giao thông theo phương tiện: lắp đặt dải phân cách mềm tách nút giao thông thành 2 dòng xe phương tiện riêng biệt (xe 2 bánh và xe 4 bánh) (như nút giao thông Đào Tấn - đường Láng).

+ Tận dụng, tổ chức lại hệ thống đèn tín hiệu giao thông, điều chỉnh pha đèn hợp lý và lắp đặt đèn tín hiệu giao thông mới phục vụ cho người đi bộ và điều tiết lưu lượng giao thông trên tuyến đường.

Trong năm 2009, liên ngành Giao thông vận tải – Công an Thành phố đã tiến hành khảo sát, lên phương án cải tạo, tổ chức lại giao thông và đã giải quyết đ­ược 66 /124 điểm nút có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. Sau một thời gian thí điểm các biện pháp tổ chức giao thông, Thành phố đã yêu cầu liên ngành rà soát, nghiên cứu những ý kiến tham gia về việc này và xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy: Tại một số nút giao thông, hiện t­ượng ùn ứ giao thông ch­ưa đư­ợc giải quyết triệt để do sự gia tăng của mạnh mẽ của các loại phư­ơng tiện cá nhân (10%-15%) nên l­ưu l­ượng ph­ương tiện l­ưu hành v­ượt quá khả năng thông hành của nút; một số điểm quay đầu xe có bán kính quay đầu nhỏ, vào giờ cao điểm lưu lượng giao thông lớn, dẫn đến ùn ứ cục bộ.

Trên cơ sở đó, tháng 6/2010, liên ngành Sở Giao thông vận tải – Công an Thành phố và các cơ quan có liên quan tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tại 03 nút giao thông (nút La Thành – Giảng Võ – Láng Hạ, nút La Thành – Nguyễn Chí Thanh và nút Nguyễn Chí Thanh – Láng – Trần Duy H­ưng). Đây là các nút giao thông áp dụng biện pháp tạo dòng quay đầu hoàn toàn tại nút giao (đóng dải phân cách tại nút giao và mở dải phân cách tại 2 vị trí ngoài nút giao để buộc các dòng giao thông quay đầu tại các vị trí này) với các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức thu hồi dải phân cách giữa tại khu vực trung tâm nút và phục hồi hệ thống đèn tín hiệu giao hông.

- Các phư­ơng tiện ôtô có nhu cầu rẽ trái phải quay đầu tại các điểm mở dải phân cách gần khu vực nút.

Các giải pháp trên được áp dụng dựa trên cơ sở sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu, sơn kẻ đ­ường h­ướng dẫn các phư­ơng tiện tham gia giao thông qua nút. Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi, khảo sát và đánh giá, lưu lượng giao thông tại khu vực nút tiếp tục diễn biến phức tạp, năng lực thông xe của các nút giao thông sau khi khôi phục hệ thống đèn tín hiệu giao thông không đáp ứng đủ nhu cầu thông hành của các phư­ơng tiện giao thông, dẫn đến hiện tượng ùn ứ giao thông xảy ra trên các nút giao thông trên, đặc biệt trong giờ cao điểm. Một số ý kiến của ngư­ời dân yêu cầu cần phải khôi phục lại phương án tổ chức giao thông năm 2009.

Do đó, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Công an Thành phố, các đơn vị có chức năng, cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp của các cá nhân, các tổ chức nghiên cứu khoa học (Viện Kỹ thuật GTVT, Đại học GTVT, Đại học Xây dựng…) cùng tham gia nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức lại hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bên cạnh các giải pháp tình thế nêu trên, để đảm bảo hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố đang phối hợp với các ngành, tư vấn triển khai nghiên cứu các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực an toàn giao thông; Phát triển vận tải hành khách công cộng; Áp dụng phổ biến các giải pháp tổ chức giao thông hiện đại như xây dựng các nút giao khác mức (cầu vượt, đường hầm…) tại những nơi không ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và sử dụng rộng rãi các hệ thống điều khiển giao thông tự động để nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị; Xây dựng hoàn chỉnh và kết nối liên thông mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc với đường sắt đô thị; Xây dựng hệ thống các nhà ga và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt có thị phần đảm nhiệm khá cao trong tương lai; phát triển giao thông vận tải Thủ đô theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường; Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân….



Chất vấn số 10: Đề nghị Giám đốc Sở Công thương Thành phố trả lời: Trước đây, Hiệp hội Làng nghề Thành phố có trụ sở tại quận Hà Đông; nằm trong khu vực trụ sở của Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây cũ. Sau đó toàn bộ khu trụ sở của Sở VHTT và của Hiệp hội Làng nghề trên đất này được thu hồi bàn giao lại cho Doanh nghiệp sử dụng vào mục đích khác. Tại văn bản số 7096/UBND-XD ngày 24/7/2009 của UBND Thành phố đã chấp thuận và giao cho Sở Công thương Thành phố hướng dẫn Hiệp hội Thủ công mỹ nghê Làng nghề Thành phố Hà Nội làm thủ tục bàn giao và tiếp nhận mặt bằng trụ sở tại địa điểm 176 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội. Tại sao Sở Công thương không chấp hành chỉ đạo của UBND Thành phố? (Đại biểu Nguyễn Thị Thu, Tổ đại biểu huyện Chương Mỹ chất vấn)

Trả lời:

- Tại văn bản số 7096/UBND- XD ngày 24/7/2009 do ông Nguyễn Văn Thịnh- Phó Chánh văn phòng UBND Thành phố ký chấp thuận đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 5179/SXD- QLN ngày 24/7/2009 với nội dung:

+ Giao Sở Công Thương quản lý, sử dụng diện tích 150m2 tầng 1, tại 176 Quang Trung- Hà Đông để làm Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

+ Sở Công thương có trách nhiệm bố trí diện tích làm việc phù hợp cho Hiệp hội TCMN Làng nghề Hà Nội tại trụ sở 176 Quang Trung- Hà Đông.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố các Sở, ngành đã bàn giao cho Sở Công Thương diện tích 150m2 tầng 1, tại 176 Quang Trung- Hà Đông để sử dụng làm Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề theo chủ trương của UBND Thành phố tại văn bản số 3300/UBND-CT ngày 21 tháng 4 năm 2009.

Về việc bố trí diện tích làm việc phù hợp cho Hiệp hội TCMN làng nghề Hà Nội tại trụ sở 176 Quang trung- Hà Đông; Sau khi nghiên cứu xem xét tình hình thực tế Sở Công Thương thấy chưa thể thực hiện được việc bố trí diện tích làm việc cho Hiệp hội TCMN làng nghề với lý do sau:

1. Hiện nay Thành phố Hà Nội có 18 Hiệp hội, Hội ngành nghề được UBND Thành phố cho phép thành lập, các đơn vị này đều phải tự bố trí Trụ sở làm việc theo quy định tại Điều 3 và điều 6 Nghị định số 88/2003/NĐ- CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, thì Hiệp hội, hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tự chịu trách nhiệm và phải có trụ sở trước khi thành lập. Như vậy, theo quy định của pháp luật, Hiệp hội TCMN & Làng nghề cũng như các Hiệp hội ngành nghề khác trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội đều phải có trụ sở trước khi đề nghị Thành phố cho phép Thành lập. Vì vậy nếu bố trí trụ sở làm việc cho Hiệp hội TCMN làng nghề thì các Hiệp hội khác cũng sẽ khiếu nại vì các Hiệp hội ngành nghề khác cũng có nhu cầu bố trí trụ sở

2. Đối với Hiệp hội TCMN & Làng nghề được thành lập theo Quyết định số 1520/2005/QĐ- UBND ngày 21/10/2005 của UBND tỉnh Hà Tây cũ. Sau khi hợp nhất Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây, UBND Thành phố có Quyết định sáp nhập Hội các doanh nghiệp SXKD thủ công mỹ nghệ vào Hiệp hội TCMN làng nghề tại Quyết định số 2143/QĐ- UBND ngày 8/5/2009, thì trụ sở của Hiệp hội được đặt tại số 10 phố Nguyễn Thái Học- Hà Đông- Hà Nội.

Trụ sở của Hiệp hội (theo như câu hỏi của đại biểu HĐND) thực chất là Khu nhà triển lãm thuộc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây cũ, tại thời điểm năm 2006 có nhiều diện tích không sử dụng nên đã cho Hiệp hội mượn để làm Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm TCMN, không phải là trụ sở làm việc của Hiệp hội.

3. Theo Thông báo số 06/TB- UBND ngày 11/8/2008 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh, bố trí trụ sở làm việc đối với một số cơ quan đơn vị thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, trong đó: Giao Sở Công Thương tiếp nhận toàn bộ trụ sở của Sở Công nghiệp Hà Tây cũ tại 176 Quang Trung- Hà Đông- Hà Nội để bố trí đơn vị cấp 2 của Sở. Trụ sở 176 Quang Trung- Hà Đông có tổng diện tích đất là 1763m2, bao gồm 01 nhà 3 tầng và 01 nhà 2 tầng với diện tích xây dựng là 1145m2 trong đó diện tích sử dụng chính là 500m2 và diện tích sử dụng phụ (nhà xe, hành lang, cầu thang, khu vệ sinh) là 495m2. Tại đây, hiện bố trí trụ sở làm việc của 02 đơn vị thuộc Sở Công Thương là Trung tâm Khuyến công & Tư vấn PTCN Hà Nội và Ban quản lý Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp Hà Nội với tổng số 70 CBVC; Như vậy, diện tích này nếu theo quy định về định mức trụ sở làm việc cho 70 CBVC của hai đơn vị thì chưa đủ. Hiện nay, hai đơn vị trên đang phải sử dụng chung hội trường. Vì vậy, Sở Công Thương không có điều kiện bố trí diện tích làm việc cho Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Làng nghề Hà Nội tại trụ sở 176 Quang Trung- Hà Đông.



Chất vấn số 11: Đề nghị UBND Thành phố trả lời: Việc Công ty TNHH Hòa Thành – huyện Mê Linh lập dự án xin thuê 4087m2 đất ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, mặt đường QL23B, thời hạn 49 năm để làm trụ sở văn phòng, kho, bãi, nhà ở cho công nhân, trường mầm non; hiện nay trên diện tích đất đó đã được Công ty TNHH Hòa Thành sử dụng vào mục đích xây dựng các Biệt thự để ở. Việc làm trái này, đã được nhiều cơ quan Báo chí như: Kinh tế& Đô thị, Pháp luật Việt Nam, ViệtnamNét, Bảo vệ Pháp luật…phóng sự điều tra làm rõ; công dân địa phương có đơn tố cáo; cơ quan Thanh tra huyện Mê Linh khẳng định rõ sai phạm. Tại sao đến nay UBND Thành phố chưa có biện pháp xử lý? (Ban Pháp chế – HĐND Thành phố chất vấn)

Trả lời:

Trả lời: Từ đơn thư tố cáo của công dân, UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Mê Linh thành lập Đoàn kiểm tra xem xét, giải quyết tố cáo của công dân báo cáo UBND Thành phố. UBND huyện Mê Linh đã có Quyết định số 1580/QĐ-CT ngày 24/5/2010 thành lập Đoàn xác minh đơn tố cáo. Ngày 22/9/2010, Đoàn kiểm tra đã có Kết luận số 217/KL-CT kết luận kết quả kiểm tra xác minh đơn tố cáo của công dân và thanh tra quản lý sử dụng đất của Công ty TNHH Hoà Thành tại thôn Phú Hữu, xã Thanh Lâm.

Trong đó kết luận:

+ Không có cơ sở để kết luận Công ty TNHH xây dựng Hoà Thành lập dự án ma để lừa đảo cướp đất của dân làm đất thổ cư như tố cáo của bà Nguyễn Thị Thuý và 22 hộ dân thôn Phú Hữu vì đất của Công ty TNHH xây dựng Hoà Thành đang sử dụng đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi và cho Công ty thuê theo quy định của pháp luật.

+ Đất của Công ty TNHH xây dựng Hoà Thành đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đến nay sau 6 năm một số hạng mục của Dự án như nhà trẻ, sân thể thao vẫn chưa hoàn chỉnh là chưa đúng theo quy định và là một nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của 22 hộ dân thôn Phú Hữu.

+ Về nghĩa vụ tài chính: Sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép miễn giảm tiền thuê đất, Công ty TNHH xây dựng Hoà Thành không lập hồ sơ miễn giảm theo quy định; Cơ quan thuế thiếu sự đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo chức năng, thẩm quyền.

UBND huyện Mê Linh đã yêu cầu Công ty TNHH xây dựng Hoà Thành sớm làm việc với Chi cục thuế Mê Linh để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục về miễn, giảm tiền thuế 2501m2 đất theo quy định hiện hành; có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, khẩn trương triển khai xây dựng và hoàn thiện các hạng mục như nhà trẻ, sân thể thao để sớm đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của con em trong khu vực.

Chất vấn số 12: Đề nghị Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố trả lời: Kết quả thực hiện Kết luận của HĐND Thành phố sau phiên chất vấn có nội dung liên quan đến quy hoạch khu đất trước trụ sở các cơ quan Tư pháp quận Thanh Xuân?

- Kết quả thực hiện Kết luận của UBND Thành phố về điều chỉnh quy hoạch khu đất hồ Hạ Đình, thuộc quận Thanh Xuân phục vụ cho cấp Giấy chứng nhận QSD Đất cho các hộ dân ở đây? (Ban Pháp chế – HĐND Thành phố chất vấn)

Trả lời:

1. Kết quả thực hiện kết luận của HĐND Thành phố sau phiên chất vấn có nội dung liên quan đến quy hoạch khu đất trước trụ sở các cơ quan Tư pháp quận Thanh Xuân:

Năm 2000 Kiến trúc sư trưởng Thành phố đã chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng để lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở của 3 đơn vị cơ quan là Toà án nhân dân quận, Viện Kiểm sát nhân dân Quận và Kho bạc quận Thanh Xuân (Khu nội chính quận Thanh Xuân giai đoạn 1) trong đó quy hoạch cổng ra vào các công trình mở ra đường 40m phía Tây Bắc (đường Láng Hạ - Thanh Xuân nay là đường Lê Văn Lương). Hiện nay 3 đơn vị đã xây dựng xong trụ sở và đang hoạt động: Toà án và Kho Bạc đã mở cổng ra tuyến đường 11,5m, còn Viện Kiểm sát mở đường tạm nối ra đường Láng Hạ - Thanh Xuân.


  • Khu đất phía trước 3 đơn vị nêu trên là các ô đất có ký hiệu 3.10-NO và 3.7-CC đường Lê Văn Lương đã được UBND Thành phố lựa chọn chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (tại ô 3.10-NO) (nay đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư là Công ty Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội) và Công ty ĐTXD số 2 thuộc Tổng Công ty ĐT&PT nhà Hà Nội (tại ô 3.7-CC) để thực hiện dự án thí điểm xây dựng công trình nhà ở cho thuê kết hợp văn phòng, dịch vụ cao tầng cho thuê tại Quyết định số 3153/QĐ-UB ngày 21/5/2004.

Để giải quyết kiến nghị của 3 đơn vị (không xây dựng công trình nhà ở cao tầng phía trước 3 cơ quan), UBND Thành phố đã chỉ đạo và Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có các văn bản: số 439/QHKT-P1 ngày 26/11/2004, số 715/QHKT-P1 ngày 19/5/2006 báo cáo, đề xuất phương án giải quyết về quy hoạch khu vực nêu trên. Tiếp đó, UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức cuộc họp liên ngành để thống nhất ý kiến báo cáo UBND Thành phố. Trên cơ sở thống nhất tại cuộc họp, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có công văn số 1304/QHKT-P1 ngày 15/8/2006 đề xuất một số phương án về điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng mặt bằng khu vực 3 cơ quan và 2 ô đất 3.10-NO, 3.7-CC nêu trên để báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Về công trình xây dựng tại ô đất 3.10-NO: Thực hiện kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 07/4/2008 của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức nghiên cứu Quy hoạch định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Lê Văn Lương. Trong đó: Tại ô đất 3.10-NO đề xuất dành diện tích phía trước trụ sở Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân bố trí cây xanh sân vườn, không xây dựng công trình. UBND Thành phố đã chấp thuận về nguyên tắc Quy hoạch định hướng nêu trên tại Công văn số 3362/UBND-GT ngày 25/11/2008.

Theo đề nghị của Chủ đầu tư - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Công văn số 2505/QHKT-P2 ngày 05/8/2010 thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc tại khu đất nêu trên, trong đó phần diện tích đất phía trước cơ quan nội chính quận Thanh Xuân được đề xuất bố trí vườn hoa, cây xanh và bãi đỗ xe, tạo được không gian thoáng phía trước các công trình cơ quan nội chính quận Thanh Xuân.



Đối với công trình xây dựng tại ô đất 3.7-CC: Theo đề nghị của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Công văn số 1770/QHKT-P1 ngày 30/8/2004 và số 2084/QHKT-P1 ngày 11/10/2004 chấp thuận về nguyên tắc quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc công trình nhà ở và văn phòng cao tầng cho thuê tại ô đất 3.7-CC nêu trên; Công văn số 268/QHKT-P1 ngày 07/2/2005 thống nhất về vị trí xây dựng trạm biến áp tại khu vực để xe (gần tường rào Kho bạc quận Thanh Xuân) và yêu cầu không xây dựng trạm áp sát khu nhà 4 tầng của Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân đã xây dựng.

UBND Thành phố đã có Công văn số 2070/UB-XDĐT ngày 23/5/2005 chỉ đạo và Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Công văn số 1352/QHKT-P1 ngày 18/8/2005 chấp thuận về nguyên tắc việc điều chỉnh mặt bằng công trình khối nhà A (khối công trình phía trước mặt Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân) để đảm bảo hành lang bảo vệ tuyến điện cao thế 110kv, ngoài ra còn yêu cầu giữ nguyên khoảng cách công trình khối công trình này đến ranh giới phía Đông Nam khu đất (giáp Kho bạc) tối thiểu 7,05m theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được chấp thuận để Công ty ĐTXD số 2 báo cáo UBND Thành phố xem xét chỉ đạo giải quyết.

Căn cứ chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 5011/UB-XDĐT ngày 11/11/2005 và theo đề nghị của Công ty, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Công văn số 1066/QHKT-P1 ngày 11/7/2006 và số 381/QHKT-P1 ngày 22/3/2007 chấp thuận về nguyên tắc nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc dự án nêu trên. Trong đó: Đơn nguyên ĐN1 thuộc khối nhà A có khoảng cách tới ranh giới phía Đông Nam khu đất (giáp Kho bạc) tối thiểu 7,05m như nội dung yêu cầu tại Công văn số 1352/QHKT-P1 ngày 18/8/2005 và yêu cầu xây dựng tuyến đường nội bộ giữa đơn nguyên ĐN1 và Kho bạc cần nối thông với đường quy hoạch phía Tây Nam ô đất, cần thi công mở rộng lòng đường theo quy hoạch để đảm bảo vệ sinh và hoạt động bình thường cho đơn vị phía trong.

Theo Quy hoạch định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Lê Văn Lương đã được UBND Thành phố chấp thuận thì tại ô đất 3.7-CC Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề xuất điều chỉnh: Định vị lại khối công trình 17-21 tầng, mở rộng không gian sân vườn phía đường Lê Văn Lương (phía trước khu đất Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân và góc ngã tư).

Hiện nay hồ sơ điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc công trình xây dựng tại ô đất 3.7-CC nêu trên đang được Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét giải quyết, trong đó phần diện tích đất phía trước cơ quan nội chính quận Thanh Xuân được đề xuất bố trí vườn hoa, cây xanh tạo không gian thoáng phía trước công trình cơ quan nội chính quận.

Như vậy về khu đất phía trước khu Nội chính quận Thanh Xuân, cụ thể là ô đất 3.10-NO và ô đất 3.7-CC đường Lê Văn Lương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề xuất tại Quy hoạch định hướng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường đã được chấp thuận, dành phần diện tích phía trước khu Nội chính Quận để bố trí cây xanh sân vườn, đường nội bộ, không xây dựng công trình. Dự án đầu tư xây dựng công trình tại ô đất 3.10-NO đang được Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét giải quyết, trong đó cũng đã đề cập đến nội dung nêu trên.

2. Về điều chỉnh quy hoạch khu đất hồ Hạ Đình, thuộc quận Thanh Xuân phục vụ cho chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân:

Tại Công văn số 579CV/UB ngày 13/4/1991, UBND Thành phố đã thoả thuận địa điểm đất dãn dân xã Khương Đình, huyện Thanh Trì theo sơ đồ vị trí do Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội lập được Sở Xây dựng Hà Nội xác nhận kèm theo.

Tại Quyết định số 2216/QĐ-UB ngày 07/6/1993, UBND Thành phố đã cho phép UBND xã Khương Đình được sử dụng 2 vị trí với diện tích khoảng 10.000m2 đất để dãn dân cho 145 hộ nhân dân làm nhà ở, trong đó: Có vị trí X4 tại khu Vườn Cam cạnh hồ Hạ Đình có diện tích 5200m2 cấp cho 76 hộ. Theo sơ đồ vị trí kèm theo công văn 579CV/UB ngày 13/4/1991 thì vị trí X4 được Thành phố thỏa thuận không trùng với vị trí các hộ dân đã xây dựng nhà ở xung quanh hồ Hạ Đình hiện nay.

Tại công văn số 153/UBND ngày 16/11/2006, UBND phường Hạ Đình đã xác nhận với nội dung: “... trên thực tế UBND xã Khương Đình đã phân chia sai vị trí đã được Sở Xây dựng và Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội giới thiệu, đó là vật đất từ dưới đầm bờ Vùng (khu vực gần đó) cạp lên 2 bên bờ và phân chia cho các hộ như vậy vị trí X4 vẫn nguyên trạng là ao rau muống và lúa như hiện nay)..., xã Khương Đình đã chia thành 101 thửa đất, mỗi thửa 80m2…”… “Song song với việc chia 2 vị trí, trong các năm từ 1992 đến 1994 xã Khương Đình còn tự chia đất dãn dân cho 109 hộ ở các vị trí xung quanh, bình quân mỗi hộ 80m2 (việc này không được cấp có thẩm quyền phê duyệt)”… “Trong tổng số 210 thửa đất đã được chia cho các chủ sử dụng, có 131 hộ đã xây nhà (không phép)…”.

Theo Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999 thì khu vực xung quanh hồ Hạ Đình hiện nay được xác định là đất công viên cây xanh và hồ điều hoà của Thành phố.



Như vậy, qua ý kiến của UBND phường Hạ Đình và các tài liệu liên quan thì việc xây dựng nhà ở của các hộ dân xung quanh hồ Hạ Đình là do Chính quyền xã Khương Đình trước đây cấp không đúng vị trí do Viện thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội giới thiệu được Sở Xây dựng xác nhận và UBND Thành phố thỏa thuận ngày 03/4/1991. Đến nay, các hộ dân này đã xây dựng không phép nhà ở, xây dựng xung quanh phía Tây và phía Nam hồ Hạ Đình (khoảng 131 hộ theo báo cáo nêu trên của UBND phường Hạ Đình).

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 4459/UBND-XDĐT ngày 02/10/2006, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Công văn số 549/QHKT-P1 ngày 12/12/2006 đề xuất 03 giải pháp: Di chuyển toàn bộ dân ra khỏi công viên về khu tái định cư Thành phố; Tái định cư tại chỗ, tách 76 hộ thuộc Quyết định 2216/QĐ-UB ngày 07/6/1993 của UBND Thành phố đưa về đúng vị trí X4, số còn lại giải phóng xây dựng công viên, đưa về quỹ nhà Thành phố; Nghiên cứu cắt hẳn một ô đất trong công viên xây dựng tái định cư toàn bộ ở phía Đông Nam hồ Hạ Đình hoặc một khu đất ngoài ranh giới công viên xây dựng nhà ở cao tầng tái định cư toàn bộ (Sở Quy hoạch - Kiến trúc: đề nghị UBND Thành phố xem xét chấp thuận theo phương án 2 cụ thể như sau: Phương án tái định cư tại chỗ: trên cơ sở phân loại dân số hiện trạng, xác định danh sách 76 hộ thuộc Quyết định 2216/QĐ-UB ngày 07/6/1993 đưa về vị trí X4 phía Nam hồ Hạ Đình để tái định cư tại chỗ. Số còn lại, sẽ giải phóng mặt bằng đưa về quỹ nhà Thành phố trên địa bàn quận Thanh Xuân. Phương án này đảm bảo công bằng xã hội. Trên cơ sở được UBND Thành phố chấp thuận, Ban QLDA quận Thanh Xuân cần thống nhất ý kiến với địa phương và các tổ dân phố đại diện cộng đồng dân cư, hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ thẩm định trình Thành phố xem xét quyết định.

Tại Công văn số 1369/UBND-XDĐT ngày 16/3/2007, UBND Thành phố chấp thuận về nguyên tắc đề xuất giải pháp 2 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Công văn số 549/QHKT-P1 ngày 12/12/2006; Giao UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo Ban QLDA quận tổ chức điều tra, đo đạc lại toàn bộ hiện trạng trong khu vực ranh giới nghiên cứu dự án công viên hồ điều hoà Hạ Đình để cập nhật, đánh giá chính xác số hộ dân và trình trạng giấy tờ hợp pháp về đất đai; thống nhất ý kiến với chính quyền địa phương và các tổ dân phố đại diện cho cộng đồng dân cư, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết 1/500 khả thi nhất, báo cáo Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét, thẩm định, trình UBND Thành phố. UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm trả lời, giải quyết khiếu nại cho công dân...

Tại Công văn số 9291/UBND-GT ngày 28/9/2009, UBND Thành phố đã chấp thuận đề nghị của UBND quận Thanh Xuân về việc thanh quyết toán toàn bộ những công việc chuẩn bị đầu tư đã thực hiện theo các quyết định phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư của UBND Thành phố và giao UBND quận lập QHCT tỷ lệ 1/500 Công viên hồ điều hoà Hạ Đình, báo cáo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình UBND Thành phố theo quy định.

Cho đến nay hồ sơ điều chỉnh cục bộ khu công viên cây xanh hồ Hạ Đình tỷ lệ 1/500 chưa nộp vào Sở Quy hoạch - Kiến trúc để được thẩm định, trình duyệt theo quy định.

Đề nghị UBND quận Thanh Xuân khẩn trương tiến hành công tác lập quy hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu công viên hồ điều hoà Hạ Đình (theo giải pháp 2 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã được UBND Thành phố chấp thuận). Sau khi hồ sơ Quy hoạch chi tiết đảm bảo quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương