UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.35 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.35 Mb.
#1761
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

3. Phương hướng

- Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đồng bộ các giải pháp: tuyên truyền, hành chính và kỹ thuật; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kiên quyết thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đại lý Internet.

- Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, GameOnline, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện các giải pháp hành chính và kỹ thuật nhằm yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội đến 30/12/2010.

- Các đại lý Internet gần trường học dưới 200m vẫn hoạt động hoặc hoạt động từ 23h đến 6h sáng hôm sau, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ bị xử lý mức cao nhất theo quy định của pháp luật.



4. Kiến nghị Hội đồng nhân dân Thành phố và Bộ Thông tin và Truyền thông

- Đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND thành phố nghiên cứu có thể giao Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet trên cơ sở kiểm định chặt chẽ của Phòng Văn hoá và Thông tin quận, huyện, thị xã vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện. Đồng thời tiến hành cấp phép lại đăng ký kinh doanh đại lý Internet trên toàn địa bàn Thành phố (2.244 đại lý Internet).

- Chỉ đạo kiên quyết Chủ tịch UBND các quận, huyện cùng Sở Thông tin và truyền thông tiếp tục tiến hành kiểm tra đình chỉ, rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh những đại lý Internet gần trường học dưới 200m.

- Trước mắt cần chỉ đạo cấm học sinh phổ thông không được chơi Game tại các đại lý Internet trong giờ hành chính. Tạo điều kiện cho Sở Thông tin và Truyền thông cùng các ngành để nghiên cứu dần từng bước đưa đại lý kinh doanh dịch vụ Internet vào các điểm vui chơi, nhà văn hóa, siêu thị... như một số quốc gia trên thế giới đang thực hiện.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, yêu cầu các Tập đoàn Viễn thông, các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội

Chất vấn số 3: Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố trả lời: Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, phụ huynh ở nhiều nơi, nhất là các Khu đô thị, Khu tái định cư rất vất vả và bức xúc tìm chỗ học cho con, cháu. Sự việc này đã được các phương tiện thông tin báo, đài phản ánh như: hiện tượng hàng trăm phụ huynh ở Khu tập thể Thanh Xuân Bắc phải xếp hàng suốt đêm để đăng ký xin cho con, cháu vào cơ sở giáo dục Mầm Non.

Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Chủ trương và giải pháp của ngành GD&ĐT trong việc tuyến sinh Mầm Non, Lớp I, lớp 6, lớp 10 năm nay như thế nào, nhất là đối với học sinh ở các khu Đô thị mới, Khu tái định cư? (Ban VHXH – HĐND Thành phố chất vấn)

Trả lời:

1. Hiện tượng hàng trăm phụ huynh ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc phải xếp hàng suốt đêm để đăng ký xin học cho con, cháu vào cơ sở giáo dục mầm non. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?

Hiện nay. quy mô giáo dục mầm non có 827 trường, trong đó công lập có 667 trường, dân lập có 22 trường, tư thục có 138 trường. So với năm học trước toàn Thành phố tăng thêm 37 trường mầm non, trong đó công lập tăng thêm 14 trường, dân lập, tư thục tăng thêm 23 trường. Tổng số giáo dục mầm non hiện có 10.868 nhóm lớp và 333.572 trẻ huy động (tăng 17.560 trẻ so với năm học trước). Trong đó trẻ 0-2 tuổi đến nhà trẻ 62.837 cháu chiếm tỷ lệ 26% (tăng 1,7% so với năm học trước), trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo 270.735 cháu chiếm tỷ lệ 86,3%, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường lớp có 100.180 cháu chiếm tỷ lệ 99%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường lớp mầm non của Hà Nội cao hơn so với tỷ lệ huy động của toàn quốc.

Theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, trong đó có quy định: Tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm 80%, mẫu giáo 70%. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ đáp ứng 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường lớp. Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 09/02/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường lớp học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn 2020 có quy định: mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1 đến 2 trường mầm non công lập.

Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, năm 2009 Thành phố đã hoàn thành chuyển 507 trường mầm non bán công thành trường mầm non công lập. Các trường mầm non công lập này đã và đang được Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất khang trang, mua sắm trang thiết bị, có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, mức thu học phí thấp,... đã tạo được nhiều niềm tin của nhân dân.

Thực hiện công tác xã hội hóa GD&ĐT, Thành phố ban hành cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường lớp tư thục phát triển, nhiều trường có cơ sở vật chất khang trang đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng chất lượng cao. Tuy nhiên, mức thu học phí của các trường này cũng rất cao do các văn bản chỉ đạo của Chính phủ không quy định mức trần thu học phí đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đây là một trong những nguyên nhân tâm lý mà cha mẹ học sinh mong muốn cho con, cháu vào học các trường công lập.

Ngoài ra còn nhiều trường tư thục, nhiều nhóm lớp tư thục còn thuê mượn cơ sở vật chất, quy mô nhỏ lẻ và manh mún, thiếu sân chơi và các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, do đó chưa tạo được nhiều niềm tin của cha mẹ học sinh.

Về mặt nguyên tắc trong thiết kế các khu đô thị mới, khu tái định cư đều dành quĩ đất để xây dựng trường học. Diện tích đất trường học được tính toán căn cứ qui mô dân cư của khu đô thị đó (chiếm khoảng 10-15 % diện tích đất khu đô thị). Việc xây dựng trường học căn cứ vào quy mô dân số của khu đô thị và của đơn vị hành chính dân cư, cho nên đối với các khu chung cư, khu đô thị nhỏ thường gắn với địa bàn dân cư của xã, phường mà ở đó đã bố trí số trường học công lập của các cấp học theo quy định.

Khu đô thị Nam Trung Yên - Cầu Giấy, khu đô thị Văn Quán - Hà Đông đã được UBND các quận quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo có đủ trường công lập ở các cấp học đáp ứng cho việc di dời các giải phóng mặt bằng của Thành phố. Tuy nhiên, một số khu đô thị, khu tái định cư chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng trường học, hoặc chỉ xây dựng trường tư thục mà chưa quan tâm xây dựng trường công lập ở các cấp học, do đó nhu cầu cho con, cháu vào học trường công lập cao dẫn đến một số khu vực có hiện tượng quá tải.

Tình hình tuyển sinh tại phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân: Trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc có 3 trường mầm non (2 công lập, 1 tư thục), dân số độ tuổi 2-5 tuổi 2.552 cháu, trong đó độ tuổi nhà trẻ: 947 cháu, độ tuổi mẫu giáo 1605 cháu. Tổng số trẻ được huy động đến nhóm lớp tại phường Thanh Xuân Bắc năm học 2010-2011 có 1.889 cháu, trong đó: Nhà trẻ 361/947 trẻ tỷ lệ 38%, độ tuổi mẫu giáo 1528/1605 đạt tỷ lệ 95,2%. Đáp ứng 100% nhu cầu học tập của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trên địa bàn, trong đó:

+ Trường mầm non công lập Thanh Xuân Bắc và Tràng An có số học sinh là 1.115 cháu, trong đó nhà trẻ 120/947 (đạt tỷ lệ 12,7%), mẫu giáo 995/1605 (đạt tỷ lệ 62%).

+ Trường MN tư thục Bông Hồng có 200 cháu, trong đó nhà trẻ 20 cháu, mẫu giáo 180 cháu.

+ Nhóm, lớp tư thục: 12 lớp 574 học sinh, trong đó: nhà trẻ 221 cháu, mẫu giáo 353 cháu.

Năm học 2010-2011 đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, UBND Quận Thanh Xuân đã tiến hành cải tạo và đầu tư xây mới trường MN Tràng An với quy mô 15 lớp học. Để đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ tại phường Thanh Xuân Bắc trong thời gian xây dựng trường mầm non Tràng An, UBND Quận đã xây thêm 1 đơn nguyên 4 lớp học mới cho trường mầm non Thanh Xuân Bắc. Trường MN Tràng An được chuyển địa điểm tạm thời sang trường Tiểu học Thanh Xuân Trung với quy mô 8 lớp học sinh đang học tại trường: 4 lớp MG nhỡ, 4 lớp mẫu giáo lớn (440 học sinh), đã thông báo công khai cho cha mẹ học sinh biết và cùng chia sẻ khó khăn với nhà trường.

Tuy nhiên, tâm lý cha mẹ học sinh có con, cháu trong độ tuổi 3-4 tuổi và độ tuổi nhà trẻ không muốn cho con học tại trường MN Tràng An, trường MN tư thục và các nhóm lớp tư thục trên địa bàn phường, họ chỉ muốn con, cháu được tuyển sinh vào học tại trường MN Thanh Xuân Bắc nên dẫn đến tình trạng có nhiều người đã xếp hàng như câu hỏi của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Giải pháp: Ban chỉ đạo tuyển sinh của quận Thanh Xuân đã chỉ đạo với các Ban giám hiệu trường mầm non, UBND phường, Công an phường đảm bảo an ninh trật tự, rà soát lại phân tuyến tuyển sinh, tổ chức tuyên truyền trong địa bàn dân cư chủ trương tuyển sinh của quận: Ưu tiên tuyển sinh mẫu giáo 5 tuổi vào trường mầm non Thanh Xuân Bắc, còn mẫu giáo 3-4 tuổi theo tuyến tuyển sinh phải về học tại trường mầm non Tràng An.

2. Chủ trương và giải pháp của ngành GD&ĐT trong việc tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm nay như thế nào, nhất là đối với học sinh ở các khu đô thị mới, khu tái định cư?

- Các văn bản chỉ đạo:

+ Công văn số 616/UBND-VHKG ngày 26/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về công tác tuyển sinh vào các trwowngfmaafm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 trung học phổ thông năm học 2010-2011.

+ Công văn số 4555/SGD&ĐT-QLT ngày 20/4/2010 về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2010-2011.

+ Công văn số 4862/SGD&ĐT-QLT ngày 13/5/2010 về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2010-2011.

- Chủ trương và tổ chức thực hiện:

+ Tổ chức tốt việc tuyên truyền chủ trương, công khai công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp ở các địa bàn xã, phường, thị trấn và các khu đô thị, khu dân cư: Ưu tiên tuyển sinh 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường lớp; Tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 là đổi tượng phổ cập giáo dục tiểu học và THCS Thành phố đã đáp ứng đủ 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường; Tuyển sinh lớp 10 đã đáp ứng được 83,6% số học sinh hoàn thành THCS vào học các trường THPT (trong đó công lập chiếm tỷ lệ 67,8%), 10% học sinh vào học các trung tâm GDTX, 6,3% học sinh học tại các trường TCCN và dạy nghề trên địa bàn Thành phố.

+ Tổ chức rà soát tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ năm mới.

+ Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, tổ dân phố và công an rà soát số trẻ em trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn được phân công làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2010-2011.

+ Tích cực đầu tư cơ sở vật chất sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học phòng học bộ môn và thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể: Quy định đối tượng tuyển sinh (uúng tuyến, trái tuyến), phân chia địa bàn tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng trường. Quy định về số học sinh trên một lớp, số lớp của từng trường; Tăng cường đầu tư bổ sung về cơ sở vật chất cho các trường học; tổ chức thực hiện tuyển sinh, lịch tuyển sinh, chế độ thông tin báo cáo.

+ Phòng GD&ĐT: Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

- Kết quả tuyển sinh:

+ Đối với giáo dục tiểu học: Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã đã chủ động làm tốt công tác rà soát, xây dựng kế hoạch, phân tuyến tuyển sinh, tổ chức thực hiện, do đó các trường tiểu học đã làm tôt công tác tuyển sinh lớp 1.

+ Đối với giáo dục mầm non: Chủ trương của Thành phố ưu tiên tuyển sinh trẻ 5 tuổi được nhận vào các trường mầm non để thực hiện phổ cập 1 năm trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội có đủ cơ sở vật chất và đội ngũ đáp ứng được 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi có đủ chỗ ngồi học và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Sau khi các trường mầm non tuyển sinh song số mẫu giáo 5 tuổi, nếu còn điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tiếp tục tuyển sinh đến mẫu giáo 4 tuổi, mẫu giáo 3 tuổi và nhà trẻ.

Các trường mầm non công lập có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đảm bảo, cơ sở vật chất trường lớp tốt, mức đóng góp học phí thấp, đường xá giao thông thuận tiện, đặc biệt một số trường có chất lượng dạy dỗ và chăm sóc tốt đã được nhiều gia đình cha mẹ học sinh tin tưởng.



- Giải pháp:

+ Tham mưu với Thành phố về công tác XHH GD&ĐT ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đặc biệt quan tâm xây dựng trường lớp học công lập ở các khu đô thị mới, khu nhà ở, khu tái định cư.

+ Thành phố có cơ chế chính sách tuyển dụng giáo viên vào biên chế cho các trường mầm non để thực hiện phổ cập 1 năm trẻ mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo chất lượng các trường mầm non ngoài công lập tạo ra sự đồng đều về chất lượng dạy học và niềm tin của cha mẹ học sinh với các loại hình trường lớp.

Chất vấn số 4: Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố trả lời Tại sao trong 6 tháng đầu năm 2010 số trường học đạt chuẩn quốc gia chỉ chiếm 6,7% Kế hoạch năm? Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Trách nhiệm thuộc về đơn vị, cá nhân nào? Có giải pháp gì để hoàn thành 93,3% chỉ tiêu còn lại của năm 2010? (Ban VHXH – HĐND Thành phố chất vấn)

Trả lời:

Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 Thành phố giao có 25% số trường đạt chuẩn quốc gia. Quyết định số 116/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND Thành phố đã giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 cho Sở GD&ĐT xây dựng tăng thêm 80 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non có 22 trường, tiểu học có 26 trường, THCS có 28 trường và THPT có 4 trường. tình hình thực hiện kế hoạch như sau:

Tính đến 30/9/2010, toàn thành phố có 541 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 24%, trong đó mầm non có 85 trường đạt 10,57%, tiểu học có 288 trường đạt 42,54%, THCS có 152 trường đạt 25,81%, THPT có 16 trường đạt 8,6%.

Chín tháng đầu năm 2010 đã kiểm tra và đề nghị Thành phố công nhận 30 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 37,5% kế hoạch năm 2010. Trong đó, mầm non tăng thêm 6 trường, tiểu học tăng thêm 13 trường, THCS tăng thêm 11 trường. Một số quận, huyện đã quan tâm chỉ đạo hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010, cụ thể như sau:

+ Quận, huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giao gồm có: Huyện Thanh Trì đạt 6/3 trường; Quận Hoàng Mai đạt 4/3 trường; Quận Cầu Giấy đạt 3/1 trường; Huyện Sóc Sơn đạt 4/4 trường; Huyện Gia Lâm đạt 4/4 trường; Huyện Từ Liêm đạt 3/3 trường (trong đó có trường tiểu học Trung Văn là trường đầu tiên của Thành phố đạt chuẩn mức độ 2); Quận Hai Bà Trưng đạt 01/1 trường;

+ Quận, huyện đã có trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm có: Quận Đống Đa đạt 01/2 trường; Quận Hoàn Kiếm đạt 01/2 trường; Quận Tây Hồ đạt 01/3 trường; Huyện Quốc Oai đạt 01/2 trường; Huyện Đông Anh đạt 01/2 trường.



- Nguyên nhân tình trạng chậm tiến độ:

Theo Quy chế công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học có 5 tiêu chuẩn: Tiểu chuẩn 1 về Tổ chức nhà trường; Tiêu chuẩn 2 về Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; Tiêu chuẩn 3 về Chất lượng giáo dục; Tiêu chuẩn 4 về Cơ sở vật chất và thiết bị; Tiêu chuẩn 5 về Công tác xã hội hóa giáo dục. Trong đó, hầu hết các trường đăng ký đạt chuẩn năm 2010 đã cơ bản đạt được 4 tiêu chuẩn, còn tiêu chuẩn 4 về cơ sở vật chất và thiết bị chưa đạt chủ yếu thiếu các phòng học bộ môn, phòng chức năng, thiếu trang thiết bị đồ dùng dạy học, thiếu khu giáo dục thể chất, còn nhiều điểm trường lẻ,... cụ thể như sau (Có phụ biểu tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đính kèm):

+ Giáo dục Mầm non:

Thị xã Sơn Tây: Trường MN Trung Sơn Trầm thiếu trang thiết bị dạy học cho các nhóm lớp. Trường MN Sơn Ca đang xây dựng và Trầm thiếu trang thiết bị dạy học cho các nhóm lớp.

Huyện Mê Linh: các trường mầm non còn thiếu giáo viên. Trường MN Liên Mạc đang xây dựng và Trầm thiếu trang thiết bị dạy học cho các nhóm lớp.

Huyện Gia Lâm: Trường MN Đa Tốn cần thu gom điểm lẻ, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học. Trường MN Kim Sơn thiếu phòng học, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học.

Một số huyện như Thạch Thất, Chương Mỹ, Đan Phượng, Mỹ Đức,...các trường mầm non còn thiếu nhiều cơ sở vật chất, cần tăng cường đầu tư xây dựng thêm phòng học, gom điểm lẻ và mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học cho các nhóm lớp.

+ Giáo dục Tiểu học và THCS:

Trường tiểu học Liên Hà - Đông Anh đang triển khai dự án xây mới trường học nên tiến độ không có khả năng hoàn thành trong năm 2010.

Trường tiêu học Trung Hòa - Chương Mỹ xây thêm phòng học và nhà thể chất. Dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2010.

Nhiều trường tiểu học thiếu trang thiết bị dạy học của phòng học bộ môn, Sở GD&ĐT đang tổng hợp đề nghị của các đơn vị để trình Thành phố phân bổ kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị cho trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia năm 2010.

+ Giáo dục Trung học phổ thông:

Trường THPT Tùng Thiện - Sơn tây còn thiếu trang thiết bị phòng học bộ môn; Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân dự án cải tạo vừa bàn giao. Dự kiến hoàn thành kế hoạch trong quý 3 năm 2010.

Trường THPT Phú Xuyên B - Phú Xuyên và trường Thanh Oai B - Thanh Oai đang triển khai dự án cải tạo, sửa chữa. Dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2010.



- Trách nhiệm:

Trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch xây trường đạt chuẩn quốc gia thuộc về Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Thành phố và Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các quận, huyện, thị xã, trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo có vai trò là cơ quan thường trực.



- Giải pháp hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2010:

+ Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Sở GD&ĐT tích cực đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học, của các quận, huyện, thị xã. Tổ chức giao ban với UBND các quận, huyện, thị xã kiểm điểm tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao xây dựng tăng thêm 80 trường đạt chuẩn quốc gia trước ngày 31/12/2010.

+ Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các quận, huyện, thị xã phải có kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các phòng học bộ môn để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao.

+ Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trường lớp. Hàng tháng báo cáo nhanh về Sở GD&ĐT tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Các cơ sở giáo dục chủ động triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ trước 31/12/2010.

+ Ngày 05/10/2010, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 8359/SGD&ĐT-KHTC gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện và báo cáo tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010.



Chất vấn số 5: Đề nghị Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố trả lời: Tại sao Thành phố chậm triển khai Pháp lệnh người có công với cách mạng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế về xét công nhận những người bị nhiễm chất độc màu da cam, đi ô xin? (Đại biểu Ngô Văn Ny, Tổ đại biểu huyện Từ Liêm chất vấn)

Trả lời:

Tiếp thu ý kiến của Đại biểu HĐND tại kỳ họp thứ 21 Hội đồng nhân dân Thành phố, Sở Lao động - TBXH đã tích cực phối hợp với Sở Y tế, Hội đồng giám định Y khoa Hà Nội và tranh thủ xin ý kiến chỉ đạo của Cục Người có công - Bộ Lao động - TBXH để tập trung tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong khi thực hiện.

Tính đến ngày 30/9/2010, Sở Lao động - TBXH đã tiếp nhận 2.357 hồ sơ từ các quận, huyện. Trong đó:

- 1.427 số hồ sơ đủ điều kiện và thủ tục Sở Lao động - TBXH đã chuyển sang Hội đồng giám định Y khoa Thành phố.

- 560 hồ sơ chưa đủ thủ tục, điều kiện được trả về quận huyện.

- 360 hồ sơ Sở đang tiếp tục kiểm tra, xét duyệt.

Đến nay, Hội đồng giám định Y khoa Hà Nội đã tổ chức khám được 168 trường hợp bị mắc bệnh nặng như: ung thư, rối loạn tâm thần, những người tuổi đã cao hoặc bị mắc bệnh trước năm 2008. Hiện nay, Hội đồng giám định Y khoa Hà Nội đang tiếp tục mời đối tượng về Hội đồng Y khoa để khám, giám định bệnh, tật theo quy định.

Tuy nhiên, việc xác nhận người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động – TBXH trên địa bàn Thành phố còn chậm, nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức giám định bệnh, tật theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế gặp một số khó khăn, cụ thể:

- Bộ Y tế mới ban hành danh mục bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/Dioxin mà chưa hướng dẫn được tiêu chuẩn, chuẩn đoán một số bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/Dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT.

- Một số bệnh, tật vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định Y khoa Thành phố nên phải gửi đi khám ở các bệnh viện tuyến trên hoặc Hội đồng giám định Trung ương để xác định bệnh, do vậy kết quả khám, xét nghiệm gửi về còn chậm.

- Ngoài ra, đối tượng chưa cung cấp được các kết quả giải phẫu bệnh đó, hoặc có cung cấp các tư liệu nhưng chưa sát thực với bệnh cảnh lâm sàng, không phù hợp với quá trình mắc bệnh và chuển đoán bệnh, nên Hội đồng Y khoa phải liên hệ với Bệnh viện đã điều trị để xác minh, sao lục kết quả khám chữa bệnh.

Chất vấn số 6: Đề nghị Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố trả lời: Thực trạng công tác dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho con em nông dân ở những nơi bị thu hồi đất? Có bao nhiêu phần trăm số thanh niên sau khi học nghề tìm được việc làm và sống được bằng nghề? Tình trạng vi phạm tệ nạn xã hội trong thanh niên nông thôn nhất là ở những nơi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích khác? (Đại biểu Bùi Thị An, Tổ đại biểu quận Hai Bà Trưng chất vấn)

Trả lời:

Tiếp theo trả lời của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại kỳ họp thứ 21 HĐND Thành phố, từ đó đến nay, Sở đã tích cực triển khai công tác dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất.

- Về công tác dạy nghề, Sở đã tham mưu cho UBND Thành phố triển khai Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, cụ thể:

+ Tham mưu cho UBND TP ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13/7/2010 về triển khai thực hiện Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010, Quyết định số 4658/QĐ-UBND về tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Tham mưu cho UBND TP thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo

+ Tuyên truyền, phổ biến Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg và các văn bản của Thành phố tới cán bộ chủ chốt thành phố và quận, huyện.

+ Tổ chức 3 cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn: điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại hộ gia đình, điều tra năng lực của cơ sở dạy nghề, điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Tham mưu cho UBND TP bố trí kinh phí thực hiện Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg năm 2010 là 43,734 tỷ đồng, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là trên 14 tỷ đồng.

- Về hỗ trợ giải quyết việc làm, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp như tư vấn việc làm và dạy nghề cho người lao động; cho vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; hỗ trợ thông tin thị trường lao động, từ tháng 7 đến nay Thành phố đã tổ chức được 4 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện Thanh Trì, Sơn Tây, Mỹ Đức và quận Long Biên với 219 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút 6.200 người, đã có 4.071 lao động được phỏng vấn, 1.201 lao động được tuyển dụng; tiếp tục đầu tư xây dựng các sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Trì, thị xã Sơn Tây và quận Long Biên.


Каталог: uploads -> file -> tuanphong
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
file -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
tuanphong -> Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV
tuanphong -> HƯỚng dẫn bầu chọN 7 KỲ quan thiên nhiên thế giới trong đÓ CÓ VỊnh hạ long qua mạng internet
tuanphong -> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương