Trung tâm thông tin và thống kê kh&cn    BÁo cáo phân tích xu hưỚng công nghệ


a. Biobased polymer là các polymer có nguồn gốc từ tự nhiên



tải về 1.92 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/23
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2023
Kích1.92 Mb.
#54942
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23
Tongquan Ky 6 Polymer sinh hoc (4)
od 2 (1), document tailieudaihoc
a. Biobased polymer là các polymer có nguồn gốc từ tự nhiên 
Compostable Plastics ASTM định nghĩa nhựa chôn ủ như sau: "Đó là nhựa 
có khả năng xảy ra phân hủy sinh học ở môi trường ủ như một phần của chương 
trình sẵn có, rằng nhựa sau đó không thể phân biệt bằng mắt thường, phân hủy 
thành CO
2
, nước, hợp chất vô cơ và sinh khối với tốc độ phù hợp với vật liệu ủ" 
(ví dụ: xenlulozơ). 
b. Degradable plastics là nhựa có khả năng bị phân rã (giảm cấp) 
Theo lý thuyết thì tất cả các loại nhựa đều có khả năng phân rã với sự trợ 
giúp của các tác nhân lý, hóa và môi trường (ví dụ: có thể làm phân rã nhựa cơ 
học bằng cách nghiền hoặc xay nát). Một số loại nhựa được đưa thêm các chất 
phụ gia (ví dụ: muối kim loại nặng,…) để thúc đẩy tiến trình phân rã dưới những 
điều kiện nhất định: ánh sáng (photodegradable plastic), oxy (oxo-degradable 
plastic). Cũng có những loại nhựa truyền thống như PE, PP,… được độn thêm 
các thành phần dễ bị phân hủy như các loại tinh bột vào để tạo khả năng cắt ngắn 
mạch chuỗi polymer. Các phương pháp này làm nhựa phân rã nhưng thực chất là 
mới đạt đến độ làm giảm cấp polymer. Tuy nhiên cần phải đảm bảo cấp độ giảm 
cấp và thời gian cần thiết cho qúa trình này theo luật định (ở các nước phát triển 
trong vòng 6 tháng phải giảm cấp 90%). Đây chính là bước đầu tiên để giúp 
polymer có khả năng phân hủy Sinh học. 
c. Biodegradable plastics là nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn 
Nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn là khi nó có thể được chuyển hóa bởi các 
vi sinh vật kỵ khí hoặc hiếu khí và giải phóng các nguyên tử carbon trong chuỗi 
polymer thành CO
2
, CH
4
, nước, các hợp chất vô cơ, sinh khối để chúng có thể 
tham gia tái tạo các phân tử hữu cơ khác và trở thành một phần của vật chất hữu 
cơ sống và không để lại bất kỳ chất nào có thể gây hại cho môi trường. Khi 


16 
polymer phân hủy sinh học, chúng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường và 
ngoại cảnh tương ứng. Quá trình phân hủy gồm 3 giai đoạn, phân rã giảm cấp sau 
đó chuyển biến hoàn toàn thành sinh khối, carbon và nước trong đó cơ chế áp đảo 
là tác động của enzyme của vi sinh vật có thể kỵ khí hoặc hiếu khí và trở thành trở 
thành thành phần của chất hữu cơ khác. Sự phân hủy này chỉ thực sự có ý nghĩa 
khi chúng có thể trở thành một phần của chu trình carbon diễn ra trên trái đất.
Nên chú ý rằng có những loại nhựa được chế tạo từ các nguồn nguyên liệu 
tái tạo (tinh bột, cellulose, đường,…) nhưng phương thức sản xuất khiến chúng 
không thể phân hủy sinh học được. Chúng vẫn phân rã, nhưng không thực sự trở 
về với đất và không thể bị chuyển hóa bởi vi sinh vật.
Biobased plastics nhựa đi từ nguồn nguyên liệu tái tạo có thể phân hủy sinh 
học hoặc chôn ủ phân hủy sinh học


17 

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương