Trung tâm thông tin và thống kê kh&cn    BÁo cáo phân tích xu hưỚng công nghệ



tải về 1.92 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/23
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2023
Kích1.92 Mb.
#54942
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23
Tongquan Ky 6 Polymer sinh hoc (4)
od 2 (1), document tailieudaihoc
2.3. Bao bì thực phẩm 
Sự phát triển của các loại nhựa có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch - dầu 
mỏ là một trong những phát minh có ứng dụng đột phá của thế kỷ trước. Với 
những đặc điểm ưu việt trong sản xuất, tính chất cơ học và đặc biệt giá thành rẻ 
đã làm cho chúng trở thành nguyên liệu phổ biến không chỉ trong cuộc sống 
hàng ngày mà còn trong các ứng dụng kỹ thuật cao.
Bao bì nhựa với sự phong phú về chủng loại và đa dạng về tính chất đã có 
mặt khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hiện nay, mỗi năm thế giới sử dụng 350-
400 triệu tấn nhựa trong đó bao bì nhựa được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia 
trên thế giới. Những bao bì dạng hộp nhựa, chai nhựa, túi xách nhựa - ni lông 
được sản xuất từ polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ như PE, PP, PET,… luôn có 
mặt trong đời sống như thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Tại Việt Nam từ các số liệu cho thấy, nhu cầu sử dụng bao bì nhựa ở nước 
ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn 
sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân và 


14 
phổ thông nhất, đến những vật dụng công nghiệp đều có thể được chứa đựng 
trong bao bì nhựa phù hợp.
Tuy nhiên, chính từ sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường và những ưu 
điểm của nhựa khi trở thành chất thải sẽ gây ra nhiều vấn đề nan giải liên quan 
đến môi trường cần phải giải quyết. Rác thải nhựa đang gây sức ép lớn đến môi 
trường. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhựa vẫn rất lớn. 
Trên 300 triệu tấn nhựa/năm trên toàn thế giới được sản xuất, trong đó một 
nửa được dùng để thiết kế những sản phẩm dùng một lần như túi mua sắm, ly và 
ống hút, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Theo một khảo sát 
của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong một năm (2016 - 
2017) sử dụng ít nhất 45 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong đó 40% là 
nhựa cho bao bì (khoảng 16% không thu hồi được còn lại thải ra môi trường). 
Sự ô nhiễm môi trường do các sản phẩm từ bao bì nhựa như các hộp chai lọ 
và đặc biệt là túi nilong đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết do 
chúng thuộc loại khó thu hồi, xử lý khó phân hủy và mang lại các vấn đề nan giải 
trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt 
Nam. Nhiều quốc gia đã bổ sung các điều luật trong luật pháp đối với các sản 
phẩm có nguồn gốc polymer. 
Việt Nam tăng cường các giải pháp để bảo vệ môi trường và biến đổi khí 
hậu trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp 
ngành nhựa. Buộc các doanh nghiệp này phải có các giải pháp công nghệ - kỹ 
thuật thân thiện môi trường trong tái chế tái sử dụng hoặc tạo sản phẩm nhựa 
phân hủy sinh học dùng trong dân dụng khi đưa ra thị trường. Hiện nay, nhựa 
phân hủy sinh học có nguồn gốc từ các nguyên liệu thay thế, có thể tái tạo đang 
trở nên hấp dẫn hơn khi giá thành nhựa từ nguyên liệu hóa thạch tự nhiên tăng 
cao và ý thức người tiêu dùng hướng về thiên nhiên và thân thiện với môi trường. 
Công nghệ nhựa tự hủy sinh học đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử 
dụng thương mại trong hơn nhiều thập kỷ mặc dù cho đến nay chúng chưa thể 
cạnh tranh về giá cả và hiệu suất so với nhóm nguyên liệu nhựa truyền thống. 


15 
Trên thị trường hiện nay, chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm gắn mác 
“sinh học” dưới những cái tên như bao bì phân rã, tự phân hủy, tự hủy, có thể 
chôn lấp…, chính vì những khái niệm chưa rõ ràng và thống nhất này dễ gây 
nhầm lẫn, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng và giới thiệu một số khái niệm cụ thể 
các dạng polymer phân hủy sinh học sau: 

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương