TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33

CƠ SỞ NGÔN NGỮ


(Language base)

Mã học phần: GVU221
1. Thông tin chung về môn học

  • Số tín chỉ: 2(Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 BT: 10 TL: 10)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: Không có

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không có

  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

3. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày được các vấn đề về nguồn gốc, bản chất và chức năng của ngôn ngữ để có được sự hình dung rõ nét về ngôn ngữ

- Hiểu rõ và nhận diện được quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập trong ngôn ngữ.

2.2. Kỹ năng

- Vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ để giải thích đúng các hiện tượng ngôn ngữ.

- Quản lí và làm việc theo nhóm hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.



2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Cơ sở ngôn ngữ cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học, biết được về đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và các phân ngành ngôn ngữ học, lịch sử phát triển của ngành khoa học nghiên cứu ngôn ngữ



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Lê A, Đỗ Xuân Thảo (2010), Giáo trình Tiếng Việt 1, NXB ĐHSP



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Tiếng Việt giản yếu, Nxb Giáo dục.

[3] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục

[4] Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

[5] Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học (tái bản lần thứ mười ba), Nxb Giáo dục.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 30%

  • Chuyên cần: 10%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TIẾNG VIỆT 1

(Vietnamese)

Mã học phần: VIE241

1. Thông tin chung về môn học

  • Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 60 Lý thuyết: 40 TL: 20 BT: 20)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: Cơ sở ngôn ngữ, TV thực hành

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

a. Phần Ngữ âm:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về ngữ âm tiếng Việt: các yếu tố tạo nên ngữ âm (nguyên âm, phụ âm, âm tiết, thanh điệu).

- Hiểu rõ và nhận diện được cấu trúc âm tiết, các hệ thống âm vị trong tiếng Việt cũng như những đặc điểm của mỗi loại âm vị.

- Trình bày được và phân biệt được hệ thống âm vị này với hệ thống âm vị khac của tiếng Việt. Biết cách xác định các tiêu chí khu biệt của hệ thống âm vị và sự phân bố và các biến thể của hệ thống âm vị.

- Biết quy chiếu sự tương ứng của hệ thống âm vị và sự thể hiện trên chữ viết của chúng.

b. Phần Từ vựng

- Hiểu rõ và trình bày được các đặc điểm của từ tiếng Việt, vấn đề cấu tạo từ và các thành phần nghĩa của từ.

- Trình bày được hiện tượng từ đa nghĩa cũng như các phương thức chuyển nghĩa của từ.

- Nắm vững hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa và hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa.



2.2. Kỹ năng

a. Phần Ngữ âm

- Vận dụng các kiến thức về miêu tả ngữ âm học để nhận diện, phân tích, các đơn vị ngữ âm trong tiếng Việt và một vài ngôn ngữ cụ thể khi có điều kiện tiếp xúc nghiên cứu.

- Quản lí và làm việc theo nhóm hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

b. Phần Từ vựng



- Có khả năng phân loại từ xét về kiểu cấu tạo.

- Biết cách xác định các thành phần nghĩa của từ.

- Có kỹ năng giải nghĩa thành ngữ.

- Biết sử dụng từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa c.ũng như biết dùng từ theo lối ẩn dụ, hoán dụ.

- Biết giải nghĩa của từ và tìm ra mối quan hệ giữa các từ trong hệ thống.

2.3. Thái độ

- Có tình yêu tiếng Việt và thái độ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phần Ngữ âm tiếng Việt trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về nguồn gốc và đặc điểm tiếng Việt, ngữ âm tiếng Việt; cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống âm vị tiếng Việt cũng như những đặc điểm của chính âm, chính tả và chữ viết tiếng Việt hiện đại; từ đó giúp sinh viên có khả năng nhận diện và xử lí được những yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Phần Từ vựng tiếng Việt trang bị cho sinh viên những mảng tri thức chuyên sâu về từ vựng tiếng Việt; cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề như cấu tạo từ, chức năng tín hiệu học và ý nghĩa của từ, mối quan hệ giữa các từ trong hệ thống, v.v...

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

This course introduces students to the study of Vietnamese phonics and Vietnamese vocabulary and semantics. Vietnamese phonetics section is to equipped students with basic knowledge of the origin and the characteristics of Vietnamese language and phonetics.

Vietnamese Vocabulary equips students with the knowledge-intensive array of Vietnamese vocabulary; provides students with the basic knowledge about issues such as the structure of words, the signal function and the meaning of words, the relationship between the words in the system, etc ..

5. Học liệu

A. Phần Ngữ âm

- Giáo trình chính

[1] Đoàn Thiện Thuật (2007), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐH&THCN.

[2] Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Đề cương bài giảng Ngữ âm tiếng Việt.

[3] Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2004), Tiếng Việt, đại cương - ngữ âm, Nxb Đại học Sư phạm.



- Tài liệu tham khảo

[4] Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Tiếng Việt giản yếu, Nxb Giáo dục.

[5] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục

[6] Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

[7] Trần Trí Dõi, Hữu Đạt, Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt. Nxb VHTT.

[8] Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học (tái bản lần thứ mười ba), Nxb Giáo dục.



B. Phần Từ vựng

- Giáo trình chính:

[1] Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD.HN.

- Tài liệu tham khảo

[2] Lê A (chủ biên) (2013), Giáo trình Tiếng Việt 2, Nxb ĐHSP, HN.

[3] Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXB GD. HN.

[4]. Nguyễn Thiện Giáp (1985)- Từ vựng học tiếng Việt. NXB GD HN.

[5] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng. NXB KHXH.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 7 - 10 trang

- Trình bày trước lớp với sự hỗ trợ của CNTT: trình bày Powerpoint.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương