TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33

VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN


(CULTURE AND DEVELOPMENT)

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 21; TL: 9; TH: 0

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học

2. 1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn hóa bao gồm: khái niệm cơ bản liên quan tới văn hóa và phát triển, quan niệm về phát triển hiện nay, cách nhìn văn hóa từ góc nhìn phát triển, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động hai chiều giữa văn hóa và phát triển, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam và quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam, tác động của văn hóa Việt Nam tới phát triển kinh tế xã hội và ngược lại.



2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Hiện nay, văn hóa là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa và phát triển, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan ngành.

- Trên cơ sở tri thức môn học, người học được hình thành năng lực vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển vào phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong đời sống, vận dụng và liên hệ tri thức của môn học với các môn khoa học liên ngành.

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại làm giàu vốn văn hóa truyền thống. Củng cố và nâng cao vốn văn hóa cho bản thân, hình thành các phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ bản, trang bị cho người học những tri thức cơ bản liên quan tới văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới sự phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Môn học cũng liên hệ tới văn hóa Việt Nam, nhận diện và phân tích những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối cảnh đương đại và sự tác động của kinh tế tới sự phát triển văn hóa.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course mentions basic knowledge concerning culture and development, the characteristics of Vietnamese culture and the development of Vietnamese culture.

This course provides students some critical themes and concepts concerning culture and development in general. The course aims to help students identify culture characteristics and the relationship between culture and development in the context of contemporary Vietnamese society.

5. Tài liệu học tập

[1]. Keesing R. & Strathern A., Cultural Anthropology: A Contemporary Perspective, Harcourt Brace & Company, 1998

[2]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống, loại hình, Nxb KHXH, 2004

6. Tài liệu tham khảo

[3].Nguyễn Văn Dân, Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb KHXH, 2006

[4]. Susanne Schech and Jane Haggis. Culture and Development: A Critical Introduction, Blackwell Publishers, March 2000.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Sinh viên chuẩn bị bài tập, dự án học tập.

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Trình bày trên lớp theo nhóm, nộp các dự án học tập.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung thảo luận theo yêu cầu của giảng viên.

- Yêu cầu cần đạt: Các bài tập phải đạt yêu cầu

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểmTX + Điểm ĐK):3




tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương