TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO



tải về 2.18 Mb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO


(State administrative management and management education and training)

Mã môn học: SAM 121

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT:14 BT: 05 TH:06 Thảo luận: 03 Kiểm tra: 02

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Giáo dục học Mã số: PEP 141

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Quản lý và Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu chung của môn học

2.1. Mục tiêu nhận thức

Sau khi học xong môn học này, người học phải đạt được các yêu cầu sau:

- Phân tích được những vấn đề đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam

- Trình bày được những nội dung cơ bản của Luật Cán bộ, công chức; Luật viên chức

- Phân tích được các quan điểm chỉ đạo, các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Trình bày được những nội dung cơ bản của Luật giáo dục, quy định về đạo đức nhà giáo và Điều lệ nhà trường.



2..2. Mục tiêu kỹ năng

Sau khi học xong môn học này, người học phải có được các kỹ năng sau:



  • Kỹ năng thuyết trình

  • Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

  • Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ của người học

  • Kỹ năng nhận diện và giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành chính trong nhà trường

  • Kỹ năng quản lý, hướng dẫn, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật của nhà nước và quy định của ngành

2.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp

  • Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho bản thân

  • Tích cực vận dụng những kiến thức của môn học vào thực tiễn cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học Quản lý HCNN và quản lý ngành giáo dục-đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Nghiên cứu môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước (các tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước, nội dung, quy trình, công cụ, hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước; Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức), quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (tính chất, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo) và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo; từ đó, sinh viên nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

Subject State administrative management and management education and training has particularly important implications for training programs bachelor pedagogy. The study subjects were the students basic knowledge of the state administration (the main character of the state administration, content, processes, tools, forms, methods of management state administrative Law officers, civil servants, law officers), state management of education and training (the nature, characteristics, principles, contents management apparatus of state for education and training paths, views of the Party and State on education and training) and the legal documents on education and training; thus, students are aware of their own responsibilities in the implementation of legal documents on education and the obligation of citizens to the country.

5. Tài liệu học tập

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tính (chủ biên). Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục - đào tạo. NXB ĐHTN, 2014.



6. Tài liệu tham khảo

  1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các bậc học

2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).

2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).

2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).


  1. Điều lệ các trường học

3.1 Điều lệ trường mầm non (Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).

3.2 Điều lệ trường tiểu học (Quyết định số 51/2007/QĐ - BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).

3.3. Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo).

3.4. Điều lệ trường Đại học, Cao đẳng năm 2009.



  1. Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

  1. Luật Viên chức được Quốc\ hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.

  1. Luật Giáo dục (Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005).

  2. Luật Giáo dục đại học (Số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012).

  3. Luật Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005 (Số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009).

  4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, ban hành ngày 04/11/2013.

  1. Phạm Viết Vượng (chủ biên) (2009), Quản lí hành chính nhà nước và quản lí

ngành Giáo dục - Đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm theo quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi: vấn đáp

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương