TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang7/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG


(Basic Informatics)

Mã học phần: GIF121

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2(1; 1) Số tiết: 30 (LT: 15; TH: 15)

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không.

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học: Máy chiếu dạy lý thuyết; Thực hành trên máy tính có cài HĐH Windows 7 và Office từ phiên bản 2010 trở lên; Thực hành bắt đầu từ tuần thứ 3.

Bộ môn phụ trách: KHMT - Khoa Toán.

2. Mục tiêu của môn học

- Sử dụng tốt máy vi tính; thao tác được trên hệ điều hành Windows và một số chương trình ứng dụng; biết cách quản lý và khai thác các thông tin trên máy vi tính một cách có hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word để soạn thảo và trình bày một văn bản hoàn chỉnh theo mẫu, sử dụng được một số công cụ phụ trợ nhằm xử lý văn bản nhanh hơn,...

- Sử dụng được Microsoft Excel để xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh nhằm giải quyết các bài toán thực tế; Sử dụng các hàm tính toán trong excel từ cơ bản đến tạp để tính toán, thống kê thông tin cần thiết.

- Sử dụng được Microsoft PowerPoint để tạo một bài báo cáo hấp dẫn và có hiệu quả.

- Biết cách khai thác, kết nối các thông tin có sẵn trên Internet nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

- Có kỹ năng sử dụng Internet và các ứng dụng tin học văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint trong công tác soạn thảo và tính toán dữ liệu, xử lý các bài toán thống kê, kế toán, ...

- Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến máy tính và ứng dụng vào quá trình học các môn học khác

- Thấy được vai trò của môn học với thực tế học tập, thực tế cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ IC3 ở nội dung Các ứng dụng chủ chốt tương đương mức B (580-680 điểm).



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác khai thác một số dịch vụ Internet phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ bảng để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn; sử dụng phần mềm trình chiếu để tạo bài trình chiếu hấp dẫn, hiệu quả. Biết ứng dụng kiến thức của môn học vào việc học tập các môn học khác



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Basic conceptions of information processing and of computer; exploiting Internet service for learning research and teaching; skills of using operating systems for manipulating on computer; exploiting some applicable software, typing and saving documents for official work; using excel system for science and technical tasks; using PowerPoint for creating attractive and effective presentations. Student can apply knowledge studied for studying some other subjects.

5. Tài liệu học tập

[1] Bộ giáo trình IC3: Máy tính căn bản; Các ứng dụng chủ chốt; Cuộc sống trực tuyến, Ban CNTT-ĐH Thái Nguyên phát hành, 2013 (nội dung cập nhật theo thời gian thay đổi của phiên bản phần cứng, phần mềm).



6. Tài liệu tham khảo

[2]. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Giáo trình Tin học cơ sở, NXB ĐHSP, 2004.

[3]. Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học văn phòng, NXB Giao thông vận tải, 2010.

[4]. Nhiều tác giả, Tự học Windows 7, Word & Excel 2010, NXB Văn hóa.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Hoàn thành các bài tập thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra thường xuyên: 0,1

  • Chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra định kỳ: 0,3 (thực hành)

  • Thi kết thúc học phần: 0,5; hình thức thi: vấn đáp (trên máy tính).

Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH


(Vietnamese in use)

Mã môn học: VIU 121
1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TH: 18 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên cần nắm vững những kiến thức, kĩ năng và có được những ý thức, thái độ sau:



2.1. Về kiến thức

+ Trình bày được khái niệm chính tả, các quy tặc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

+ Nêu được khái niệm từ tiếng Việt, phân tích được đặc điểm về tính không biến hình và đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tiếng Việt.

+ Trình bày được khái niệm về câu tiếng Việt, các đặc trưng của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp.

+ Trình bày được khái niệm về văn bản, các đặc trưng của văn bản, các loại văn bản thông dụng.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức tiếng Việt thực hành được giảng dạy ở trường PT.



2.2.Về kĩ năng

+ Viết đúng chính tả, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường về chính tả.

+ Biết sử dụng từ phù hợp, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường khi dùng từ.

+ Viết được các kiểu câu, phát hiện và chữa được các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu.

+ Biết tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học và các văn bản hành chính thông dụng.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về tiếng Việt thực hành cho học sinh ở trường PT.



2.3. Về thái độ

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Tiếng Việt thực hành cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, trên cơ sở đó tập trung rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là các kĩ năng về chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, tạo lập văn bản. Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri thức trong tài liệu học tập để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Practical Vietnamese is a subject belonging to specific curricula. This subject provides students with basic knowledge of Vietnamese, based on which it focuses on training students with Vietnamese language skills. The skills include dictation, vocabulary choice, sentence formation, and especially recognition and creation of a document. Thanks to these skills, students can develop their ability to communicate in reading, writing, listening, speaking. Further, students can apply these knowledge in conducting research, and developing professional communication.



5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG, Hà Nội.

[2]. Tổ Ngôn ngữ (2014), Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, Thái Nguyên.

Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

[4]. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, Tiếng Việt thực hành (2005), Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

[5]. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXN, Hà Nội.

[8]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (2003), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, Hà Nội.

[9]. Hà Quang Năng (chủ biên), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

[11]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương.

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài trên lớp vào giờ tiếp theo.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác (nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm TX + Điểm ĐK):3



tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương