TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang10/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33

TIẾNG VIỆT 2


(Vietnamese 2)

Mã học phần: VIE232

1. Thông tin chung về môn học

  • Số tín chỉ: 3 (Tổng số: 45 Lý thuyết: 30 TL: 14 BT: 16)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: Cơ sở ngôn ngữ, Tiếng Việt thực hành, Tiếng Việt 1.

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức

Nắm được những kiến thức cơ bản về ngữ pháp và ngữ pháp học, nhận diện được các tiêu chuẩn phân định và các từ loại có trong tiếng Việt; nhận diện được các đơn vị ngữ pháp; phân loại được các câu theo các tiêu chí khác nhau.



2.2. Kĩ năng:

- Xác định được từ loại trong các văn bản cụ thể.

- Xác định được các kiểu câu theo các tiêu chí khác nhau, nhất là theo cấu tạo ngữ pháp; thành thạo phân tích câu theo ngữ pháp truyền thống.

2.3. Thái độ:

- Tiếp thu kiến thức một cách chủ động bằng việc tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề.

- Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Tiếng Việt 2 trang bị cho học viên những tri thức lý thuyết cơ bản hiện đại về ngữ pháp học. Phần lý thuyết yêu cầu sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về từ loại, cụm từ, câu. Từ đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức này để lý giải những vấn đề có liên quan đến các phân môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Vietnamese grammar section is to provide students with basic modern grammatical theory. This requires students to grasp the basic theories of word class, sentence and textual grammar so as to be able to explain the matters relating to Vietnamese courses in primary education. Students can discuss the matters relating to these courses and practice with exercises in the primary education Vietnamese textbook.



5. Học liệu

5.1. Giáo trình chính

[1] Lê A (chủ biên) (2014), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.



5.2. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3] Bùi Minh Toán (chủ biên) (2010), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục.

[5] Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

[6] Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt tập I, II. Hà Nội

[7] Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (tái bản 2005), Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. Hà Nội.

[8] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9] Sách giáo khoa Tiếng Việt Từ lớp 1- lớp 5. NXBGD sau năm 2000.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 7 - 10 trang

- Trình bày trước lớp với sự hỗ trợ của CNTT: trình bày Powerpoint.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

VĂN HỌC 1


Mã học phần: LIT241

1. Thông tin chung về môn học

  • Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 60 Lý thuyết: 40 TH, TL, BT: 40)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: Không có

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần: Không có

  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Nắm vững và trình bày rõ ràng (bằng lời và bằng bài viết) các khái niệm cơ bản về văn học; đặc điểm diễn tiến của các thời kỳ, các giai đoạn văn học chính cũng như đặc điểm thể loại, ngôn ngữ, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn học tiêu biểu.

- Hiểu rõ và trình bày được các quy luật cơ bản trong quá trình phát triển của văn học dân tộc như: quy luật giao lưu và tiếp nhận văn học nước ngoài, quy luật ảnh hưởng và tác động giữa văn học dân gian và văn học viết, quy luật phát triển của thể loại và ngôn ngữ văn học qua các thời kỳ, mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và sự phát triển của lịch sử văn học.

- Nắm vững và trình bày được hệ thống tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu qua các thời kỳ; sự tiếp nối và khác biệt về phương pháp khác và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn học của từng thời kỳ, từng giai đọan cụ thể.



2.2. Kỹ năng

- Hình thành năng lực trình bày một vấn đề văn học dưới dạng tiểu luận.

- Có phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học, phương pháp phân tích tác phẩm văn học để vận dụng vào việc giảng dạy ở tiểu học một cách có hiệu quả.

- Có kỹ năng giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, tình yêu văn học dân tộc, tình yêu cái đẹp cho học sinh tiểu học.



2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học thái độ học tập nghiêm túc và tác phong sư phạm.

- Biết trân trọng giá trị văn học quá khứ.

- Có ý thức bồi dưỡng và hoàn thiện chuyên môn, nhân cách của bản thân.

- Có thói quen liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế giáo dục sau khi ra trường.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần Văn học 1 cung cấp cho người học kiến thức về quá trình phát triển của nền văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến nay qua các thời kỳ: Văn học Trung đại, Văn học Cận đại và Văn học Hiện đại; Các giai đoạn chính trong các thời kỳ đó về: đặc điểm thể loại, ngôn ngữ, thành tựu nội dung và nghệ thuật, hệ thống tác giả, tác phẩm tiêu biểu; giúp người học nắm được các quy luật cơ bản trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Từ đó, có phương pháp tìm hiểu, phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn thơ trong chương trình tiểu học một cách hiệu quả.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

This subject provides students to knowledge of the development of Vietnam written literature from the tenth century to the present through the ages: medieval literature, prep- modern literature and modern literature; the main stages in period about: characteristic, genre, language, content and artistic achievements, the author system, representative works; helps students to understand the basic rules in the development process of the national literature. Since then, students have methods to learn, analyze and teach the works of literature effectively in elementary program.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H.1999.

[2]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Cận đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H.2002.

[3]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H.2005.

[4]. Ngô Gia Võ, Đề cương bài giảng môn Văn học 1, Đại học Thái Nguyên, 2000.

5.2. Tài liệu tham khảo

[5]. Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam thời Trung đại, NXB Giáo dục, H.1995.

[6]. Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam thời Cận đại, NXB Giáo dục, H.1997.

[7]. Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam thời Hiện đại, NXB Giáo dục, H.1999.

[8]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, NXB Giáo dục, H. 1991

[9]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, H. 1992

[10]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, H. 1990

[11]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục, H. 1997.

[12]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975, NXB Giáo dục, H. 2004.

[13]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học Việt Nam từ 1975 đến 2000, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

[14]. Nhiều tác giả, Nguyễn Trãi, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[15]. Nhiều tác giả, Nguyễn Du, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[16]. Nhiều tác giả, Nguyễn Khuyến, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[17]. Nhiều tác giả, Hồ Chí Minh, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[18]. Nhiều tác giả, Tố Hữu, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[19]. Nhiều tác giả, Nam Cao, về tác gia tác phẩm,, NXB Giáo dục, H.1999.

[20]. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học Trung đại,, NXB Giáo dục, H.2003.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Tích cực suy nghĩ, phát biểu, tranh luận trong giờ học.

- Chuẩn bị đầy đủ tư liệu cho các buổi thảo luận theo yêu cầu giảng viên.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

+ Khái quát thành tựu nội dung tư tưởng và nghệ thuật của văn học Trung đại.

+ Đặc điểm phát triển của văn học lãng mạn Việt Nam.

+ Sự nghiệp thi ca Hồ Chí Minh

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang/1 bài.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương