TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 1.48 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1559
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.1. NGUYÊN LIỆU

2.1.1. Mẫu bệnh phẩm


Mẫu máu ngoại vi của 312 bệnh nhân người Việt Nam nghi bị bệnh ty thể (Phụ lục 1) được lấy từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Các mẫu máu được bảo quản ở -80oC. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được nghi ngờ mắc hội chứng MERRF dựa trên sự có mặt của ít nhất hai trong ba đặc điểm sau:

  • Tác động lâm sàng liên quan đến các cơ quan: hệ thần kinh trung ương, cơ xương và cơ tim, tuyến nội tiết, mắt và hệ tiêu hóa.

  • Tăng acid lactic trong máu hoặc dịch não tủy.

  • Hình ảnh chụp cộng hưởng từ não không bình thường.

2.1.2. Các hóa chất, nguyên liệu khác


Plasmid chèn đoạn gen 8155 - 8366 có và không mang đột biến A8344G là sản phẩm của đề tài KC.04.10/11-15

Các kit tách chiết DNA tổng số được mua từ hãng Qiagen; các cặp mồi và mẫu dò được mua từ hãng Integrated DNA Technologies; thang chuẩn DNA, hỗn hợp dNTP; (Enzynomics, Hàn Quốc); enzyme giới hạn được mua từ hãng Thermoscientifics, Kapa probe fast qPCR, Master Mix được mua của hãng Kapabiosystems.

Các hóa chất còn lại đều được mua từ các hãng tin cậy (Sigma, Merk) và đạt độ tinh khiết cần thiết cho nghiên cứu sinh học phân tử.

2.2. MÁY MÓC VÀ TRANG THIẾT BỊ


Các máy móc chính dùng trong nghiên cứu bao gồm: máy NanoDropTM 8000, máy PCR gradient (Eppendorf), máy real-time PCR iQTM 5 cycler (Biorad), máy ly tâm lạnh 5417 R (Eppendorf), thiết bị điện di ngang, điện di đứng (Biorad) và hệ thống chụp ảnh điện di Geldoc (Biorad).

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Tách chiết DNA tổng số


DNA tổng số được tách và tinh sạch từ máu ngoại vi của các bệnh nhân theo QIAamp DNA Mini Kit của Qiagen. Quy trình thực hiện như sau:

Hỗn hợp tách DNA chứa 20 µl protease Qiagen, 200 µl mẫu máu, 200 µl đệm AL và 4 µl RNase 10 mg/ml. Hỗn hợp được trộn đều bằng máy vortex trong 15 giây để thu được một dung dịch đồng nhất và được ủ ở 56oC trong 10 phút. Sau đó hỗn hợp được ly tâm nhẹ 3.000 vòng/phút. Tiếp theo, hỗn hợp được bổ sung 200 µl ethanol 100%, trộn đều và ly tâm nhẹ 3.000 vòng/phút. Dung dịch trong ống được chuyển vào cột Qiagen, ly tâm ở 8000 vòng/phút trong 1 phút và dịch đi qua cột được loại bỏ. Cột được bổ sung 500 µl AW1 và ly tâm ở 8.000 vòng/phút trong 1 phút, sau đó dịch đi qua cột được loại bỏ. Cột tiếp tục được cho thêm 500 µl AW2, ly tâm 14.000 vòng/phút trong 2 phút và dịch đi qua cột được loại bỏ. Cột được chuyển sang một ống 1,5 ml sạch khác và được bổ sung 150 µl nước cất vô trùng và để yên trong 1 phút, sau đó được ly tâm ở 8.000 vòng/phút trong 1 phút. Dịch đi qua cột là DNA tổng số. Mẫu được bảo quản ở -20oC cho đến khi sử dụng.



2.3.2. Kiểm tra và định lượng DNA tách chiết

Sự có mặt của DNA được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1%. 5 µl DNA được trộn với 1 µl đệm tra mẫu chứa ethidium bromide (50 µg/ml), tra lên giếng gel agarose 1% trong đệm TAE 1X. Điện di được thực hiện với hiệu điện thế ổn định 10 volt/cm gel, các băng DNA được phát hiện dưới ánh sáng tử ngoại.

Nồng độ của DNA tách chiết được định lượng bằng cách đo mật độ hấp thụ ánh sáng tử ngoại của các acid nucleic ở bước sóng 260 nm (A260) trên máy Nano-Drop. Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 260 nm (A260) của các phân tử DNA. Từ giá trị mật độ quang ở bước sóng 260 nm của các phân tử DNA, với hệ số A260 = 1 tương đương với hàm lượng DNA sợi đôi là 50 μg/ml, sử dụng công thức C = A260 x 50 x n (trong đó n là số lần pha loãng) để định lượng DNA có trong mẫu tách chiết.

Phương pháp này đơn giản, nhanh, nhưng có hạn chế là giá trị đọc được về độ hấp thụ có thể bị ảnh hưởng khi trong mẫu chứa RNA và protein. Vì vậy, trong thực tế phương pháp này thường được dùng để định lượng các mẫu DNA tinh khiết, tỉ số A260/A280 được sử dụng để đánh giá độ sạch DNA của chế phẩm. DNA được cho là sạch khi giá trị A260/A280 nằm trong khoảng 1,8 - 2,0.



2.3.3. Nhân bản đoạn gen ty thể bằng kỹ thuật PCR

Đoạn gen ty thể mang đột biến MERRF được khuếch đại bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) với các cặp mồi đặc hiệu đã được thiết kế và chế độ nhiệt thích hợp. Khuôn cho PCR là DNA tổng số được tách chiết từ mẫu máu bệnh nhân. Theo tính toán lý thuyết, các đoạn gen chứa đột biến sẽ được nhân lên bằng kĩ thuật PCR với kích thước 212 bp (đột biến A8344G), 220 bp (đột biến T8356C), 241 bp (đột biến G8363A).

Thành phần của phản ứng PCR bao gồm: 2,5 µl đệm Taq DNA polymerase 10X; 1 µl Taq DNA polymerase (5 đơn vị/ µl); 2,5 µl dNTPs 2 mM; 1 µl mồi xuôi 10 pmol; 1 µl mồi ngược 10 pmol; 2 µl DNA khuôn (40 - 45 ng/µl) và 15 µl ddH2O cho tổng thể tích 25 µl. Hỗn hợp phản ứng được trộn đều, đặt vào máy PCR và tiến hành chạy với 3 bước chính: biến tính DNA, gắn mồi và kéo dài chuỗi. Chu trình nhiệt được thiết lập như bảng 2.1.

Bảng 2.1: Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR các đoạn gen mang đột biến MERRF


Chu trình nhiệt

oC

Thời gian

Biến tính khởi động

95

4 phút

35 chu kỳ

Biến tính

94

30 giây

Gắn mồi

*

30 giây

Kéo dài

72

30 giây

Kéo dài hoàn tất

72

5 phút

Bảo quản mẫu

4

+ ∞

(* là nhiệt độ gắn mồi, MRAG là 58oC, MRTC là 60oC, MRGA là 53oC)

Mẫu đối chứng âm tính (không chứa DNA) được đặt cùng thí nghiệm để kiểm tra khả năng nhân bản không đặc hiệu.

Sản phẩm phản ứng sau đó được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 2%. Sau khi PCR kết thúc, 5 µl sản phẩm được trộn đều với 1 µl dung dịch đệm tra mẫu có chứa ethidium bromide ở nồng độ 50 µg/ml, tra lên giếng gel đã chuẩn bị trong đệm TAE 1X. Thang chuẩn DNA 100 bp được điện di song song cùng với mẫu. Điện di được thực hiện với hiệu điện thế ổn định 10 volt/cm gel cho đến khi vạch màu cách mép bản gel khoảng 2 cm. Bản gel chứa các băng DNA được quan sát trên máy soi và chụp ảnh bằng hệ thống Geldoc (Biorad).

2.3.4. Kỹ thuật PCR kết hợp với kỹ thuật đa hình chiều dài các đoạn phân cắt giới hạn (PCR-RFLP)

Đoạn gen chứa đột biến được nhân bản bằng kỹ thuật PCR, sản phẩm PCR sau khi đã kiểm tra trên gel agarose 2% được cắt trực tiếp bằng enzyme giới hạn trong đệm tương ứng (reaction buffer). Phản ứng cắt được thực hiện với thành phần như sau: 1 µl đệm enzyme giới hạn 10X; 0,5 µl enzyme giới hạn (50 đơn vị/µl); 7,5 µl sản phẩm PCR và 6,25 µl ddH2O cho tổng thể tích 15 µl, hỗn hợp phản ứng được giữ ở 37ºC, từ 12-16 giờ. Sau đó, sản phẩm cắt được điện di trên gel polyacrylamide 12% và đột biến được phát hiện dựa vào tính đa hình của các đoạn cắt khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại.



2.2.5. Điện di trên gel agarose

Kỹ thuật điện di hoạt động nhờ vào lực kéo của điện trường tác động vào các phân tử tích điện và kích thước lỗ của thể nền (gel). Gel cấu tạo bởi các chuỗi cao phân tử (polymer) được liên kết chéo với nhau tạo thành một hệ thống mạng lưới với kích thước các mắt lưới tùy thuộc vào nồng độ chất cao phân tử (agarose, polyacrylamide) và phản ứng tạo liên kết chéo. Các phân tử được phân tách khi di chuyển trong gel với vận tốc khác nhau nhờ vào sự khác nhau của lực của điện trường tác động lên chúng, kích thước của phân tử so với kích thước lỗ của gel và hình dạng, độ cồng kềnh của phân tử.



Gel agarose 2% được chuẩn bị trong đệm TAE với nồng độ EDTA 1-2 mM để tránh sự phân cắt DNA bởi nuclease. Sản phẩm PCR DNA được trộn với đệm mẫu có chứa glycerol 20%, chất chỉ thị màu bromophenol xanh, xylene cyanol và tra vào các giếng trên gel. Quá trình điện di được thực hiện với hiệu điện thế ổn định là 10 volt/cm gel đến khi vạch màu bromophenol xanh cách mép gel khoảng 2 cm thì dừng lại (kích thước bản gel agarose 2% chiều dài và chiều rộng là 5x6 cm) Sau khi kết thúc điện di, bản gel được lấy ra ngâm dưới ethidium bromide ở nồng độ 50 μg/µl 5-7 phút và soi dưới ánh sáng tử ngoại. Để phương pháp quan sát DNA trong gel agarose thuận lợi nhất, dùng thuốc nhuộm huỳnh quang EtBr để nhuộm gel. Sau khi nhuộm, EtBr sẽ xen vào giữa các base của acid nucleic và phát huỳnh quang dưới tia UV, cho phép phát hiện dễ dàng chúng ở trong gel. Mặc dù tính linh động điện di của DNA sợi đôi mạch thẳng giảm khi có mặt thuốc nhuộm (khoảng 15%), nhưng khả năng xác định gel trực tiếp dưới ánh sáng UV trong suốt quá trình điện di hoặc ở giai đoạn cuối có ưu thế rõ rệt.

      1. Điện di trên gel polyacrylamide

Trong nghiên cứu này, gel polyacrylamide 12% được sử dụng với các thành phần như trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thành phần bản gel polyacrylamide 12%

STT

Thành phần

Thể tích

1

Dung dịch acrylamide 30%

2 ml

2

TAE 5X

1 ml

3

APS 10%

35 μl

4

TEMED

3,5 µl

5

Nước cất khử trùng

1.965 µl

Tổng thể tích

5 ml

Sản phẩm nhân bản gen bằng PCR sau khi được cắt bằng enzyme giới hạn được trộn với đệm mẫu và tra vào đường chạy điện di trong đệm TAE 0,5X với hiệu điện thế ổn định 10 volt/cm gel cho tới khi vạch chỉ thị màu cách đáy bản gel 3 cm thì dừng lại (kích thước bản gel polyacrylamide chiều dài và chiều rộng là 10x7 cm). Gel được nhuộm bằng EtBr hòa trong nước, sau khoảng 5 phút, bản gel được lấy ra, rửa dưới vòi nước và soi dưới ánh sáng tử ngoại của máy soi chụp gel IQ5 (Biorad), các băng gắn với EtBr xuất hiện dưới dạng các băng màu sáng trên nền gel màu đen.

2.2.7. Kỹ thuật real-time PCR sử dụng mẫu dò huỳnh quang dạng khóa cầu acid nucleic (LNA - locked nucleic acid)

Trong thí nghiệm này, đột biến A8344G được định lượng bằng phương pháp real-time PCR sử dụng mẫu dò huỳnh quang có trình tự bổ sung với trình tự đặc hiệu trên DNA đích, đầu 5’ của mẫu dò có gắn chất phát huỳnh quang (reporter) FAM (495/520 nm) cho mẫu dò đặc hiệu với trình tự không đột biến và HEX (535/556 nm) cho mẫu dò đặc hiệu với trình tự đột biến, còn đầu 3’của mẫu dò có gắn chất hấp phụ tương ứng (quencher) là IBFQ (Iowa black fluorescence quencher).

Ngoài ra, để tăng nhiệt độ tách chuỗi (Tm) và tính đặc hiệu của mẫu dò, trong trình tự của mẫu dò còn có cải biến bằng nucleotide dạng khóa (locked nucleic acid) (Hình 2.1).



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương