Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc đã góp phần tô điểm vẻ đẹp cũng như truyền thống 
của người phụ nữ Việt Nam. Từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, hình ảnh những 
người mẹ, người chị in bóng vào những trang văn với tính cách, phầm chất cao quý: tần 
tảo, đảm đang, nghĩa tình, giàu đức hi sinh. Vẻ đẹp đó được khắc họa qua hình ảnh những 
người mẹ, người vợ, người chị trong các sáng tác: Chị MịchChị [9]; Giếng ĐồnThương 
cánh hoa sim [17]; Ngày gặp gỡ [6]; Trở về với mẹ ta thôi [11]… Dù môi trường, hoàn 
cảnh sống khác nhau nhưng những nét tính cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam 
“dịu dàng và cao quý” muôn đời vẫn được gìn giữ, phát huy. Chị Lĩnh trong truyện ngắn 
Bến trăng [5] thời thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung, hăng say trong lao động, kiên quyết yêu và 
lấy anh Muộn - một anh bộ đội, không theo sự sắp đặt của gia đình. Gia đình chị lập 
nghiệp ở vùng than, chị giỏi giang trong lao động, sống tốt để làm tấm gương cho con. Tuy 
nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều cám dỗ đã khiến đứa con đi sai đường. Người mẹ ấy 
đau đớn, tủi nhục khi thấy con sa ngã và phải chịu cảnh tù tội nhưng nhất quyết không 
nhận sự giúp đỡ của các bạn để viết đơn lên tỉnh xin cho con: “Mình có con không biết dạy 
dỗ, để nó phạm pháp phải vào tù, giờ lại chạy chọt, nhục lắm. Âu là… thôi các anh đừng 
quá bận tâm” [5, tr.28]. Tấm lòng bao la của người mẹ mấy ai thấu hiểu: “ta đi trọn kiếp 
con người/ cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy).  
Giữa cuộc sống thường nhật, có rất nhiều tấm gương thầm lặng hi sinh, cống hiến cho 
cuộc đời. Họ là những cá nhân với những nét phẩm chất, tính cách đáng trân trọng, yêu 
mến. VHĐP trong chương trình phổ thông đã kịp thời ngợi ca những con người với những 
cống hiến thầm lặng đó như một tấm gương giữa đời thường để các em học sinh noi 
gương. Có thể kể đến những người chiến sĩ, những người có công góp phần vào sự nghiệp 
bảo vệ, giữ vững chủ quyền của dân tộc; những con người vô danh với những việc làm 
giản dị nhưng đầy ý nghĩa đang ngày đêm làm đẹp cho cuộc đời qua các tác phẩm VHĐP 
như: Bầu trời vuông - Nguyễn Duy [6]; Cửa biển - Nguyên Hồng, Ở giữa cây và nền trời - 
Thi Hoàng [11]; Đêm ấy vùng than ai thức - Lý Biên Cương [1];… 
Ca ngợi vẻ đẹp tình đời, tình người là một chủ đề không thể không nhắc đến trong 
VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong 
mỗi con người. Nó là sợi dây gắn kết tình cảm, là nơi đầu tiên và quan trọng nhất để mỗi 
cá nhân trưởng thành và hình thành những nét tính cách, phẩm chất. Chính vì vậy, văn học 
khi viết về chủ đề gia đình sẽ có sức mạnh đánh thức trong tâm hồn người đọc những tình 
cảm thiêng liêng nhất, xúc động nhất, đưa con người trở về với những truyền thống đạo lý, 
hướng con người đến những tình cảm tốt đẹp. Có thể kể đến các sáng tác văn học của các 
địa phương như: Mẹ tôi (Vũ Hùng), Bãi bồi (Trần Lâm Bình) [13]; Mẹ ra Hà Nội (Lê Đình 
Cánh), Người tình của cha (Từ Nguyên Tĩnh) [6]; Trở về với mẹ ta thôi (Đồng Đức Bốn), 



tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương