Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018
 
61
nhân văn mang màu thép (Ký sự, Đinh Ngọc Lâm, số 167); Giữ gìn lòng tin (Ghi chép, Vũ 
Thành, số 167)… Thậm chí, chúng ta có thể lựa chọn những văn bản do chính các thầy cô 
và các em học sinh sáng tác: Cúc Phương - mùa bướm gọi (truyện ngắn, Thúy Hoàng, giáo 
viên THPT Nho Quan C, số 170); Đom đóm tình bạn (Truyện ngắn, Vũ Đức Văn, học sinh 
THPT Yên Mô A, số 167)… Những sáng tác này có tính liên hệ thực tiễn cao, cập nhật 
những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Gắn với tính liên hệ thực tiễn, 
các tác phẩm VHĐP đã góp phần cung cấp những thông tin hữu ích, thiết thực đáp ứng nhu 
cầu tìm hiểu của người đọc. 
2.2. Dạy học VHĐP theo chủ đề 
Dạy học theo chủ đề được hiểu là quá trình tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, chủ 
đề… dựa trên sự giao thoa, tương đồng của các đơn vị kiến thức (lí luận và thực tiễn) của 
các môn học hoặc các phần của môn học để xây dựng nội dung bài học có nội dung phong 
phú hơn, thực tế hơn. Trên cơ sở đảm bảo nội dung, chương trình dạy học, giáo viên có thể 
chọn những bài học có sự liên quan về kiến thức, định hình chủ đề, sau đó, thiết kế hoạt 
động dạy học theo chủ đề mà không nhất thiết phải theo trình tự bài/ tiết trong sách giáo 
khoa, qua đó, tính tích cực, chủ động của cả giáo viên và học sinh đều được phát huy.
Trên cơ sở hệ thống chủ đề VHĐP ở trên, khi tiến hành bài học VHĐP, người giáo 
viên có thể lựa các tác phẩm để xây dựng chủ đề dạy học. Các chủ đề dạy học VHĐP sẽ 
không nhất thiết phải tuân theo trình tự các bài học theo qui định mà linh hoạt tùy theo nội 
chung chủ đề người giáo viên lựa chọn. Thiết kế bài giảng VHĐP theo chủ đề sẽ giúp học 
sinh phát triển năng lực thẩm mĩ (giúp học sinh bồi đắp tình yêu, tự hào về quê hương bản 
quán; cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm VHĐP); năng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo (học sinh có cái nhìn bao quát về chủ đề, có sự huy động, liên hệ kiến thức, phát triển 
tư duy liền mạch, logic, kết nối các sáng tác thuộc về các giai đoạn khác nhau để làm sáng 
tỏ chủ đề dạy học); năng lực tự chủ và tự học (trên cơ sở cùng chủ đề, học sinh tự mở rộng 
so sánh với một số sáng tác VHĐP khác, vừa làm phong phú kiến thức, vừa nâng cao kĩ 
năng vận dụng tri thức linh hoạt, sáng tạo của học sinh)… Trong quá trình dạy học, tùy vào 
tình hình thực tế, người giáo viên có thể lựa chọn chủ đề, các tác phẩm, cách thức tiến 
hành chủ để dạy học VHĐP giúp học sinh nâng cao hiệu quả tiếp nhận.
Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về dạy học chủ đề VHĐP dựa trên hệ thống 
các sáng tác VHĐP có sự tương đồng về nội dung, đề tài, chủ đề trong chương trình VHĐP 
của tỉnh Thanh Hóa. Khi triển khai chủ đề dạy học “Những nhân vật lịch sử, văn hóa ở địa 
phương” (lớp 6 - 7), giáo viên có thể lựa chọn, triển khai chủ đề trên hệ thống các sáng tác 
sau: Ba truyền thuyết về Lê LợiTruyền thuyết Bà Triệu, Truyện Trạng Quỳnh (Văn học 
dân gian); Đề kiếm (Văn học trung đại) [6]. 


62 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương