Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2. NỘI DUNG
2.1. Nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa trong nghiên cứu văn học 
Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Với vai trò là “gương mặt tiêu 
biểu cho văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc” (Phương Lựu), văn học góp phần quan trọng 
trong việc sáng tạo và phát triển văn hóa. Ngược lại, văn học là một bộ phận của văn hóa 
tinh thần nên muốn mở những cánh cửa vào văn học, người nghiên cứu phải đặt nó trong 
“cái mạch nguyên của toàn bộ văn hóa một thời đại trong nó tồn tại” [12, tr.15] bởi vì 
“Không phải tách rời khỏi con người và xã hội, biệt lập với thế giới văn hóa và hệ thống 
văn hóa mà văn học tìm thấy sự sống của mình. Trái lại chính con đường hòa đồng, thâm 
nhập vào văn hóa sẽ làm cho văn học tìm lại cái công dụng và tác dụng to lớn ngàn năm 
của mình trong tầm cỡ của thế giới và thời đại ngày nay” [12, tr.16]. Từ sự nhận thức tầm 
quan trọng của văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội cũng như văn học, 
trên con đường tìm tòi những hướng đi mới để nghiên cứu văn học, chuyển hướng văn hóa 
(cultural) là vấn đề đang nhận được sự quan tâm đáng kể. Tiếp cận văn học từ hệ thống văn 
hóa theo Đỗ Lai Thúy là “một câu chuyện cũ”, “cũ như trái đất”, nhưng lại thiếu những căn 
cứ, điểm tựa lí thuyết đặc biệt khi “đụng đến mối quan hệ giữa văn học và văn hóa” [16]. 
Trên thế giới, nghiên cứu văn hóa (cultural studie) gắn với tên tuổi của học giả 
Richard Hoggart từ thập niên 1960 và đến năm 1980 thì thực sự phát triển với nhiều 
khuynh hướng, nhiều cách tiếp cận tạo nên bức tranh phong phú và sôi động trong tư duy 
lý thuyết đương đại. Các học giả có nhiều đóng góp quan trọng cho hướng nghiên cứu này 
là Louis Althusser, Roland Barthes, Pierre Bourdieu, Michel de Certeau, Mikhail Bakhtin, 
Richard Hoggart… Nghiên cứu văn hóa chất vấn nhiều vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu 
phải xem xét chúng theo hướng liên ngành. Có thể kể đến một số vấn đề như: vấn đề bản 
sắc, văn hóa và quyền lực, phân định văn hóa… Nghiên cứu văn hóa cho chúng ta thấy 
“những cái ngoài lề, khuất mặt, phát hiện những lịch sử nhỏ” để đi đến “chất vấn những 
thứ đã được mặc định, được xem là “tự nhiên” [14, tr.35]. Nghiên cứu văn hóa vì thế đã 
mở ra nhiều hướng đi mới cho các ngành nghiên cứu nhân văn trong đó có văn học. Từ 
đây, nghiên cứu văn học cũng chuyển dần theo hướng nghiên cứu văn hóa.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu văn học - văn hóa đã được đặt ra từ lâu. Tiếp cận văn 
học từ văn hóa sẽ khắc phục được sự “gián cách văn học với đời sống”, đặt người nghiên 
cứu “can dự vào những hoạt động văn hóa của đời sống” [14, tr.42]. Nghiên cứu phê bình 
văn học có xu hướng “hòa vào” lĩnh vực nghiên cứu văn hóa. Việc tiếp cận tác phẩm 
không dừng lại ở “những cách tiếp cận nội tại, xem tác phẩm văn học như một cấu trúc tự 
đủ và nghĩa của nó được nảy sinh trong cấu trúc ấy” mà nhà nghiên cứu xem tác phẩm như 



tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương