Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018
 
55
một “sinh mệnh vừa có thể bị thao túng bởi môi cảnh và chủ thể văn hóa, vừa có thể tác 
động trở lại những nhân tố đó” [14, tr.40]. Nói một cách khác, nghiên cứu văn học theo 
chuyển hướng văn hóa đòi hỏi “phá vỡ cách nhìn văn học khép kín trong tính tự trị ảo 
tưởng của nó, đòi hỏi phải xem xét văn học trong sự tương tác với ý thức hệ xã hội, với 
văn hóa đại chúng, với truyền thông, với các không gian văn hóa như sinh thái, đô thị, với 
các chủ thể văn hóa và xét trên phương diện lịch sử, giới tính…” [14, tr.9]. 
Hướng nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa, đặc biệt là sự chuyển hướng chú ý 
đến bình diện không gian văn hóa, nơi chốn và địa lý văn hóa trong nghiên cứu văn học đã 
tạo tiền đề lý thuyết cho chúng tôi đi vào tìm hiểu văn học nói chung và bộ phận VHĐP 
nói riêng. Khai thác chủ đề VHĐP theo hướng văn hóa sẽ cho chúng ta thấy một số nét 
riêng về cách thức thể hiện tính chất vùng miền trong VHĐP. 
2.2. Hệ thống chủ đề VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc trong chương trình 
phổ thông 
VHĐP là một bộ phận của văn học dân tộc, góp phần làm nên diện mạo văn học dân 
tộc. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu VHĐP trên diện rộng, chỉ lựa 
chọn phạm vi tư liệu để khảo sát gồm VHĐP của năm tỉnh duyên hải phía Bắc: Hải Phòng, 
Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa để tìm hiểu hệ thống chủ đề. Xuất phát từ 
thực tế giảng dạy của bản thân, chúng tôi tập trung khảo sát các tác phẩm và tác giả có 
trong sách giáo khoa ngữ văn địa phương của các tỉnh kể trên, ngoài ra, có sự tham khảo 
thêm một số tác giả, tác phẩm VHĐP khác nhằm làm rõ chủ đề VHĐP.  
2.2.1. Quê hương bản quán (địa - văn hóa) 
Chủ đề quê hương bản quán được thể hiện qua các tác phẩm VHĐP trước hết ở bề dày 
truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Đó là sự tự hào về nền văn hiến của dân tộc sánh 
ngang với các dân tộc khác (Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục [6]) về truyền thống 
văn hóa, lịch sử vẻ vang của quê hương (Dô tả dô tà [6]; Đất nước tôi [13]; Một vùng quê 
đất nước [4]; Ấm áp Cồn Vành [4]; Miền quê tháng sáu [4]… Quê hương “mỗi người chỉ 
một” nhưng cách để thể hiện tình yêu đối với quê hương thì có muôn hình vạn trạng. 
VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc với những cách thể hiện riêng về đề tài, chủ để, ngôn 
ngữ, giọng điệu, phong cách... đã góp phần tạo nên diện mạo phong phú, đa dạng khi thể 
hiện niềm tự hào, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc trong kho tàng văn học 
cả nước nói chung. Chính vì thế, văn học đã góp một phần làm thành sợi dây gắn kết tình 
yêu quê hương đất nước trong mỗi con người, làm cho quê hương có thể không phải là nơi 
chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn là bến đỗ bình yên của cuộc đời: “Hải Phòng người mẹ hiệp 
sĩ/ Lưu giữ nụ cười tha hương” [10, tr.529]. 


56 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương