Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Những cảnh đẹp, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương cũng được khắc 
họa qua các sáng tác VHĐP. Các tỉnh duyên hải phía Bắc có địa hình đa dạng bao gồm cả 
ba vùng sinh thái; là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, 
nhà Lý (Ninh Bình); nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn (Thanh Hóa); lại có bề dày về 
truyền thống lịch sử, văn hóa trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vì thế có mật độ khá 
dày các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Sinh sống, gắn bó với mảnh đất quê 
hương, các tác giả VHĐP thông qua các sáng tác đã thể hiện niềm tôn kính, tự hào, trân 
trọng, tinh thần giữ gìn và phát huy những giá văn hóa vật chất cũng như tinh thần của địa 
phương nói riêng, di sản của dân tộc nói chung. Có thể kể đến các tác phẩm VHĐP như: 
Vân Đồn - Nguyễn Trãi, Thăm vịnh Hạ Long - Sóng Hồng, Bình Ngọc - Thái Giang, Cành 
phong lan bể - Chế Lan Viên, Chào Hạ Long - Xuân Diệu, Vịnh Hạ Long - Tiêu Tam, Núi 
Bài ThơĐồ Sơn, điểm du lịch bốn mùaKì thú Cát Bà [11]; Núi Dục Thúy - Nguyễn Trãi, 
Bài kí tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy - Trương Hán Siêu [13]… Những di tích lịch sử - văn 
hóa, thắng cảnh đều có sự gắn bó sâu sắc với đời sống của con người làm nên vẻ đẹp, giá 
trị văn hóa của mỗi địa phương. Hiểu biết để trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị 
bản sắc quê hương chính là mục đích mà các tác phẩm VHĐP muốn hướng tới người đọc.
Mỗi địa phương đều có sự đa dạng, phong phú của các sản vật vừa góp phần làm giàu 
đẹp đất nước vừa trở thành thế mạnh, đặc trưng riêng của khu vực, vùng miền. Nhắc đến 
quê hương lúa nước phải kể đến đầu tiên là hạt gạo, là sản phẩm của quá trình kết đọng của 
“nắng và mưa” của “nỗi đau và niềm vui người gieo hạt” [4], là nông sản nổi tiếng của quê 
hương “chị Hai năm tấn”: “Cả Thái Bình ta vẫn là làng Gạo/ Cây lúa quê mình, cây lúa 
đảm đang” [4]. Thanh Hóa nổi tiếng với các sản vật: “Nem xứ Huế, quế xứ Thanh/ Nghệ 
Yên Thành, chanh Nông Cống/ Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý” [6]; Hải Phòng có: “Nước 
mắm Vạn Vân, cá rô Đầm SétBún xổi chợ Hôm, mắm tôm làng Đợn” [11]. VHĐP Quảng 
Ninh gợi nhắc người đọc nghĩ ngay đến những đặc sản của biển Muốn ăn chim, thu, nhụ, 
đé/ Xin mời bạn ghé Hạ LongMắm Đầm Hà, gà Đình Lập, mật Bình Liêu [16]. Và khi nói 
đến Quảng Ninh nói chung và mảnh đất Ôn Châu nói riêng, đặc sản núi rừng không chỉ là 
“quế chi, sa nhân, cánh kiến” mà quý nhất là vỉa than Cánh Bắc “chạy suốt từ Cô San đến 
Cô Lĩnh dài trên hai trăm cây số, và trữ lượng có tới hàng ngàn triệu tấn than vào loại tốt 
nhất thế giới” [1, tr.12]… 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương