Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018
 
59
Một cõi bình yên (Nguyễn Quang Thân) [11]… Mỗi sáng tác tuy hình thức khác nhau 
nhưng đều thể hiện tình cảm chân thành, xúc động về tình mẫu tử, phụ tử, sự gắn bó giữa 
các thành viên trong gia đình. Từ những kỉ niệm tuổi thơ “Lấm láp tuổi thơ/ Theo mẹ, theo 
cha bắt cua, trồng sú” [13] đến nỗi đau mất mát không gì bù đắp nổi khi cha mẹ không 
còn: “Bây giờ đầy đủ vinh hoa/ Chỉ vắng bóng mẹ dáng cha bên mình” [4] đều đánh thức 
trong mỗi con người trân trọng nguồn cội của mình: “Tôi còn nhớ hay đã quên/ Áo nâu mẹ 
vẫn bạc bên nắng chờ./…/ Trở về với mẹ ta thôi/ Lỡ mai chết lại mồ côi giữa mồ” [11]. Đối 
với lứa tuổi học sinh, các em rất cần sự yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của các thành viên 
trong gia đình. Vì vậy, các sáng tác này sẽ hun đúc những tình cảm thiêng liêng hướng tâm 
hồn các em đến những tình cảm tốt đẹp. 
Trong đời sống xã hội, những nghĩa cử cao đẹp luôn được trân trọng. Tác giả Kao Sơn 
(Ninh Bình) qua bài thơ Bà tôi đã ca ngợi lòng thương người, cách đối nhân xử thế “thảo 
thơm” của người bà với “bà hành khất”: “Lưng còng đỡ lấy lưng còng/ Thầm hai tiếng gậy 
tụng trong nắng chiều/ Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu/ Gạo còn hai ống chia đều, thảo 
thơm/ Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm/ Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa” [13]. Đời 
sống của những con người ở vùng quê nghèo còn nhiều vất vả, nhọc nhằn, lam lũ nhưng 
tình người thì chân tình, sâu sắc. Biểu hiện của tình người thể hiện ở sự san sẻ, giúp đỡ lẫn 
nhau trong hoàn cảnh nghèo khó (Tháng ba thương mến, Thái Bình); là phiên chợ quê 
nghèo trong thơ Bình Nguyên, tuy không có “sơn hào hải vị” nhưng lại đậm vị “ngọt” của 
lời nói, tình người: “Sơn hào hải vị gì đâu/ Mà sao kẻ trước người sau ngọt lời” [13]. 
Tấm lòng của chính những nhân vật cùng trang lứa với các em học sinh có sức lan tỏa, 
truyền cảm hứng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Truyện 
ngắn Xa quê của Hoàng Phương Nhâm (Ninh Bình), kể về một cậu bé lên thành phố kiếm 
việc làm, phải trải qua những ngày “rã rời đôi chân và đói vàng mắt”, đi đến một khu chợ, 
với cái bụng “cồn cào, sôi eo éo và nước bọt tứa đầy miệng”, cuối cùng cậu tìm được công 
việc rửa bát thuê cho một bà chủ tốt tính. Đến ngày hôm sau, khi cậu bé đến chợ thật sớm 
thì đã nhìn thấy ở cửa hàng phở một con bé đang “thở khò khè”, “ho rũ rượi”. Cậu bé đứng 
trước dòng suy nghĩ miên man: nhớ đến những ngày tháng lang thang, cái đói cồn cào, đói 
đến sểu rớt rãi, phải uống nước lã cầm chừng, đôi chân nhũn ra mà vẫn phải lê bước; nghĩ 
đến việc chỉ cần nán lại một lúc thì bà chủ sẽ cho con bé ốm yếu kia nghỉ việc. Nhưng rồi 
nhìn con bé ho đến mức “co rút cả người lại”, thằng bé bần thần đi ra khỏi chợ. “Nó phẩy 
tay, cắm cúi đi về phía trước mặt. Nó nghĩ, thành phố rộng lớn thế này, thiếu gì chợ. Chắc 
chắn còn có những chợ to hơn này nhiều” [13]. Tình người từ tâm hồn còn non nớt của cậu 
bé trong truyện ngắn đã cho chúng ta thêm niềm tin vào tình đời, tình người ngay trong 
những hoàn cảnh trớ trêu, lầm lũi của những kiếp người bất hạnh.


60 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương