Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
2.2.2. Cư dân bản địa 
Vùng duyên hải phía Bắc tự hào là mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng nhiều nhân vật 
lịch sử, văn hóa ở địa phương có công dựng nước, giữ nước, xây dựng nền văn hiến. 
Thông qua những tác phẩm VHĐP, người đọc và đặc biệt là các em học sinh có điều kiện 
tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc sinh thành, những công lao to lớn của những nhân vật lịch 
sử, văn hóa không chỉ có đóng góp với địa phương mà còn có tầm ảnh hưởng đến quốc gia, 


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018
 
57
dân tộc. Các nhân vật lịch sử, văn hóa đã trở thành biểu tượng, cảm hứng cho các sáng tác 
văn học dân gian, văn học trung đại và hiện đại. Có thể kể đến các truyền thuyết, giai thoại: 
Con Rái Thần, Mả táng hàm rồng [13]; Ba truyền thuyết về Lê Lợi, Truyền thuyết Bà 
Triệu, Truyện Trạng Quỳnh [6]; tục ngữ, ca dao: “Đại Hữu sinh Vương, Điềm Dương 
(Giang) sinh Thánh” (Đại Hữu (Gia Phương - huyện Gia Viễn, Ninh Bình) là quê hương 
vua Đinh Tiên Hoàng, Điềm Dương (Gia Thắng - Gia Viễn) quê hương Nguyễn Minh 
Không, Quốc sư thời Lý) [13]; “Ai đi Yên Tử cùng anh/ Khói hương nghi ngút còn vương 
hạ Trần” [17]… Quê hương duyên hải phía Bắc đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều nhân tài cho 
đất nước. Chí khí, nhân cách của họ không chỉ làm vẻ vang cho quê hương, đất nước mà 
còn là những tấm gương để người đời sau học tập, tu dưỡng đạo đức. Trong lĩnh vực văn 
hóa nói chung, văn học nói riêng, văn học Hải Phòng tự hào về Nguyễn Bỉnh Khiêm - một 
nhà thơ không chỉ tiêu biểu của văn học Hải Phòng mà còn là tên tuổi lớn của văn học 
trung đại Việt Nam, sự nghiệp thơ văn của ông thể hiện “tầm vóc trí tuệ và tư tưởng của 
một nhân cách lớn” [11]. Ngoài ra còn có nhiều nhân cách văn hóa của các địa phương làm 
vẻ vang nền văn hóa dân tộc khác như Trương Hán Siêu (Ninh Bình), Lê Quý Đôn
(Thái Bình)… 
Không gian cư trú của người dân các tỉnh duyên hải phía Bắc có cả đồng bằng châu 
thổ, vùng ven biển và vùng núi, điều này tạo nên sự đa dạng trong các ngành nghề lao động 
của các địa phương. Để tạo ra sản vật phục vụ cho nhu cầu đời sống, người lao động trong 
bất cứ ngành nghề nào đều có những khó khăn, vất vả riêng. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả 
những khó khăn, thử thách đó, người lao động luôn cần mẫn, chịu khó với ý chí và nghị 
lực vươn lên. Vẻ đẹp của những người con gái, con trai cần cù, chịu thương chịu khó, khéo 
tay trong lao động đã được dân gian lưu truyền trong tục ngữ, ca dao các địa phương: “Gái 
lấy chồng Đồ Sơn, Bát Vạn/ Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong”; “Trai An Hải, gái Thủy 
Nguyên” [11]; “Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả” [17]; “Giai Bồ Trang tay rang, tay sẩy/ Gái 
Ngọc Quế vừa bế vừa vun” [4]. Văn học hiện đại khai thác vẻ đẹp người lao động ở sự tài 
hoa, tinh thần trách nhiệm: Người kiểm tu (Quảng Ninh) [5]; ở tinh thần đấu tranh bất 
khuất của những người lao động dưới sự lãnh đạo của cách mạng: Vùng mỏ (Võ Huy 
Tâm), Kí ức về người cha (Tô Ngọc Hiến) [17]... Những nỗ lực lao động của họ không chỉ 
nuôi sống bản thân, gia đình mà còn làm giàu cho quê hương, đất nước. Đó là bà Nhỡ 
(Giếng Đồn) [17] cùng chồng con lập nghiệp, mưu sinh ở khu Giếng Đồn trải qua bao khó 
nhọc đã có một cơ ngơi khang trang; là người bán than rong (Người bán than rong) “hà tằn 
hà tiện” dành dụm mỗi tháng vài ba trăm với ước mơ về một ngôi nhà “khang trang, nhỏ 
thôi, đủ chỗ chui ra chui vào”… là những người lao động với phẩm chất đáng tôn trọng: 
Một lớp người học vấn có thể không nhiều nhưng sức lực cùng ý chí sống không hề kém 
ai” [5, tr.38].


58 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương